0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c5b66b02644-Đặc-điểm-của-hành-vi-lạm-dụng-vị-trí-thống-lĩnh-thị-trường-.jpg.webp

Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

1.1.1.3.  Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Dù có những khác biệt nhất định trong các quy định về hành vi lạm dụng, song pháp luật của các nước đều thống nhất rằng nhóm hành vi này có ba đặc trưng sau đây:

a. Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan

Đặc điểm này thể hiện tính đặc thù về chủ thể của hành vi lạm dụng VTTLTT. Cơ sở để một doanh nghiệp có thể thực hiện được hành vi lạm dụng chính là dựa vào VTTLTT mà nó có, do đó, nếu hành vi không được thực hiện bởi doanh nghiệp có VTTLTT thì sẽ không bị coi là hành vi lạm dụng VTTLTT, cho dù hành vi đó được mô tả trong luật. Vì vậy, dấu hiệu đầu tiên cần phải chứng minh khi xác định có tồn tại một hành vi lạm dụng VTTLTT trên thực tế là chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp có VTTLTT.

Đương nhiên một doanh nghiệp (hay nhóm doanh nghiệp) nắm giữ VTTLTT không có nghĩa là doanh nghiệp (hay nhóm doanh nghiệp) đó vi phạm luật cạnh tranh, nếu việc có được VTTLTT là hợp pháp. Vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh, từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như: yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự biến dị của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực Nhà nước…. . Vị trí thống lĩnh đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường, đặc biệt là thể hiện ở khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (giá cả, chất lượng, sản lượng, nguồn nguyên liệu…) đối với loại hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua. Thực tế là cùng một hành vi nhưng được thực hiện bởi doanh nghiệp có VTTLTT sẽ có thể gây ra những tác động mang tính chi phối đến thị trường nhưng nếu được thực hiện bởi những doanh nghiệp thông thường lại không có khả năng đó. Bởi vậy, chỉ khi doanh nghiệp thống lĩnh thị trường tận dụng khả năng chi phối thị trường mà nó có (nhờ vào việc nắm giữ sức mạnh thị trường hay VTTLTT) để thực hiện những hành vi gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh, cản trở cạnh tranh hiệu quả, công bằng thì Luật cạnh tranh mới cần can thiệp. Lúc này, sự can thiệp của luật cạnh tranh không có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại hợp pháp của các doanh nghiệp có VTTLTT mà chỉ là chống lại những hành vi lạm dụng bất hợp pháp của chúng bởi những hậu quả tiêu cực mà hành vi gây ra cho sự cạnh tranh.

b. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã hoặc đang thực hiện hành vi lạm dụng gây tác động tiêu cực cho sự cạnh tranh trên thị trường

Hành vi lạm dụng, về bản chất là việc doanh nghiệp khai thác lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại để hạn chế, bóp méo cạnh tranh nhằm trục lợi hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Như đã phân tích ở trên, những hành vi này chỉ có thể thực hiện và gây tác động cho thị trường khi chủ thể tiến hành là doanh nghiệp có VTTLTT. Tương ứng với lợi thế của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chính là sự yếu thế của đối thủ, của khách hàng. Do đó, trong mối quan hệ với doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, các chủ thể này hoàn toàn ở thế bị động, không có quyền tự do lựa chọn mà buộc phải chấp nhận sự chi phối hay những điều kiện do doanh nghiệp có VTTLTT đưa ra. Do đó, các quy định về hành vi lạm dụng thực chất chính là vạch ra giới hạn cho các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường khi cạnh tranh trên thị trường. Dưới góc độ pháp lý, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có nghĩa vụ đặc thù là “không được làm giảm mức độ cạnh tranh hiện có trên thị trường” thông qua việc tận dụng những lợi thế mà nó có do sức mạnh thị trường đem lại.

Quan điểm về nghĩa vụ đặc thù của doanh nghiệp có VTTLTT được ECJ thể hiện rõ ràng vụ Michelin khi cho rằng:

Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bản thân nó không phải là một sự vi phạm mà chỉ có nghĩa là, với bất kể lý do nào mà nó có được vị trí đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đặc biệt không cho phép hành vi của mình làm giảm hay suy yếu sự cạnh tranh trên thị trường chung.

Khi doanh nghiệp thống lĩnh thực hiện những hành vi lạm dụng, tức là vi phạm nghĩa vụ đặc thù của nó thì môi trường cạnh tranh sẽ không vận hành theo đúng quy luật hoặc bị cản trở, bị triệt tiêu nên pháp luật cần can thiệp để tái thiết lập các điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh hoạt động trở lại. Bằng những phương thức khác nhau, Luật cạnh tranh các nước đều cố gắng chỉ ra một ranh giới rõ ràng cho việc xác định đâu là hành vi lạm dụng. Chỉ khi nào các doanh nghiệp có VTTLTT vượt qua giới hạn đó, thực hiện những hành vi bị coi là lạm dụng và bị cấm thì mới bị xử lý.

Một số nước (trong đó có Việt Nam) liệt kê những hành vi nhất định bị coi là lạm dụng trong Luật cạnh tranh và doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chỉ bị coi là thực hiện hành vi lạm dụng VTTLTT khi thực hiện những hành vi đã được liệt kê đó. Nhiều nước có cách tiếp cận rộng hơn khi vừa liệt kê những hành vi cụ thể bị coi là lạm dụng vừa trao quyền cho CQCT trong việc xác định những hành vi không được liệt kê nhưng vẫn có thể bị coi là lạm dụng thông qua việc đánh giá bản chất và tác động phản cạnh tranh của hành vi. Các hành vi được pháp luật các nước coi là lạm dụng được xác định dựa trên tác động hạn chế, bóp méo cạnh tranh, khả năng giúp doanh nghiệp thống lĩnh duy trì, củng cố quyền lực thị trường, loại bỏ đối thủ và trục lợi từ khách hàng, người tiêu dùng. Do đó, pháp luật các nước thường phân chia hành vi lạm dụng thành hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ và hành vi lạm dụng mang tính trục lợi hoặc phân chia thành hành vi lạm dụng liên quan đến giá và hành vi lạm dụng không liên quan đến giá.

Cùng nằm trong nhóm hành vi HCCT, là hành vi gây ra tác động tiêu cực cho cạnh tranh, làm cản trở, triệt tiêu, bóp méo cạnh tranh nhưng hành vi lạm dụng VTTLTT phân biệt với các hành vi HCCT khác ở phương thức thực hiện. Nếu như hành vi thỏa thuận HCCT được thực hiện bằng phương thức phối hợp hành động của các doanh nghiệp thì lạm dụng vị trí thống lĩnh hay quyền lực thị trường lại là hành vi HCCT mang tính đơn phương của doanh nghiệp thống lĩnh.

c. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi mang tính đơn phương của doanh nghiệp.

Hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có VTTLTT là hành vi luôn mang tính đơn phương, không có sự thỏa thuận hay thống nhất hành động với bất cứ doanh nghiệp nào khác. Kể cả trường hợp nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi lạm dụng quyền lực thị trường thì giữa họ cũng không có sự thỏa thuận hay thống nhất hành động nào, mà bản chất vẫn là hành vi riêng rẽ, đơn phương của từng doanh nghiệp nhưng tổng hợp sức mạnh của các doanh nghiệp này sẽ gây ra khả năng tác động hạn chế cạnh tranh mà cần có sự kiểm soát. Trong trường hợp các doanh nghiệp này thực hiện hành vi trên cơ sở sự thỏa thuận, thống nhất thì hành vi được thực hiện bởi nhóm doanh nghiệp như vậy phải được xác định là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bị điều chỉnh bởi quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chứ không phải là quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT.

Đặc điểm này giúp phân biệt hành vi lạm dụng VTTLTT với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế (luôn được thực hiện bởi từ 2 doanh nghiệp trở lên).

d. Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm biến dạng cấu trúc thị trường, cản trở hay thủ tiêu sự cạnh tranh trên một thị trường xác định.

Lạm dụng quyền lực thị trường luôn gắn với một thị trường cụ thể, có ranh giới xác định. Doanh nghiệp chỉ có thể có quyền lực trên một vùng thị trường nhất định và nó chỉ có thể lạm dụng quyền lực trong phạm vi của vùng thị trường đó. Khi đó, tác động của hành vi HCCT nói chung và hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng là đến toàn thể thị trường với ranh giới được xác định chứ không phải chỉ riêng đối thủ cạnh tranh nào trong vùng thị trường đó.

Theo: Trần Thùy Linh

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
538 ngày trước
Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
1.1.1.3.  Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngDù có những khác biệt nhất định trong các quy định về hành vi lạm dụng, song pháp luật của các nước đều thống nhất rằng nhóm hành vi này có ba đặc trưng sau đây:a. Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên quanĐặc điểm này thể hiện tính đặc thù về chủ thể của hành vi lạm dụng VTTLTT. Cơ sở để một doanh nghiệp có thể thực hiện được hành vi lạm dụng chính là dựa vào VTTLTT mà nó có, do đó, nếu hành vi không được thực hiện bởi doanh nghiệp có VTTLTT thì sẽ không bị coi là hành vi lạm dụng VTTLTT, cho dù hành vi đó được mô tả trong luật. Vì vậy, dấu hiệu đầu tiên cần phải chứng minh khi xác định có tồn tại một hành vi lạm dụng VTTLTT trên thực tế là chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp có VTTLTT.Đương nhiên một doanh nghiệp (hay nhóm doanh nghiệp) nắm giữ VTTLTT không có nghĩa là doanh nghiệp (hay nhóm doanh nghiệp) đó vi phạm luật cạnh tranh, nếu việc có được VTTLTT là hợp pháp. Vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh, từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như: yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự biến dị của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực Nhà nước…. . Vị trí thống lĩnh đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường, đặc biệt là thể hiện ở khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (giá cả, chất lượng, sản lượng, nguồn nguyên liệu…) đối với loại hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua. Thực tế là cùng một hành vi nhưng được thực hiện bởi doanh nghiệp có VTTLTT sẽ có thể gây ra những tác động mang tính chi phối đến thị trường nhưng nếu được thực hiện bởi những doanh nghiệp thông thường lại không có khả năng đó. Bởi vậy, chỉ khi doanh nghiệp thống lĩnh thị trường tận dụng khả năng chi phối thị trường mà nó có (nhờ vào việc nắm giữ sức mạnh thị trường hay VTTLTT) để thực hiện những hành vi gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh, cản trở cạnh tranh hiệu quả, công bằng thì Luật cạnh tranh mới cần can thiệp. Lúc này, sự can thiệp của luật cạnh tranh không có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại hợp pháp của các doanh nghiệp có VTTLTT mà chỉ là chống lại những hành vi lạm dụng bất hợp pháp của chúng bởi những hậu quả tiêu cực mà hành vi gây ra cho sự cạnh tranh.b. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã hoặc đang thực hiện hành vi lạm dụng gây tác động tiêu cực cho sự cạnh tranh trên thị trườngHành vi lạm dụng, về bản chất là việc doanh nghiệp khai thác lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại để hạn chế, bóp méo cạnh tranh nhằm trục lợi hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Như đã phân tích ở trên, những hành vi này chỉ có thể thực hiện và gây tác động cho thị trường khi chủ thể tiến hành là doanh nghiệp có VTTLTT. Tương ứng với lợi thế của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chính là sự yếu thế của đối thủ, của khách hàng. Do đó, trong mối quan hệ với doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, các chủ thể này hoàn toàn ở thế bị động, không có quyền tự do lựa chọn mà buộc phải chấp nhận sự chi phối hay những điều kiện do doanh nghiệp có VTTLTT đưa ra. Do đó, các quy định về hành vi lạm dụng thực chất chính là vạch ra giới hạn cho các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường khi cạnh tranh trên thị trường. Dưới góc độ pháp lý, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có nghĩa vụ đặc thù là “không được làm giảm mức độ cạnh tranh hiện có trên thị trường” thông qua việc tận dụng những lợi thế mà nó có do sức mạnh thị trường đem lại.Quan điểm về nghĩa vụ đặc thù của doanh nghiệp có VTTLTT được ECJ thể hiện rõ ràng vụ Michelin khi cho rằng:Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bản thân nó không phải là một sự vi phạm mà chỉ có nghĩa là, với bất kể lý do nào mà nó có được vị trí đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đặc biệt không cho phép hành vi của mình làm giảm hay suy yếu sự cạnh tranh trên thị trường chung.Khi doanh nghiệp thống lĩnh thực hiện những hành vi lạm dụng, tức là vi phạm nghĩa vụ đặc thù của nó thì môi trường cạnh tranh sẽ không vận hành theo đúng quy luật hoặc bị cản trở, bị triệt tiêu nên pháp luật cần can thiệp để tái thiết lập các điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh hoạt động trở lại. Bằng những phương thức khác nhau, Luật cạnh tranh các nước đều cố gắng chỉ ra một ranh giới rõ ràng cho việc xác định đâu là hành vi lạm dụng. Chỉ khi nào các doanh nghiệp có VTTLTT vượt qua giới hạn đó, thực hiện những hành vi bị coi là lạm dụng và bị cấm thì mới bị xử lý.Một số nước (trong đó có Việt Nam) liệt kê những hành vi nhất định bị coi là lạm dụng trong Luật cạnh tranh và doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chỉ bị coi là thực hiện hành vi lạm dụng VTTLTT khi thực hiện những hành vi đã được liệt kê đó. Nhiều nước có cách tiếp cận rộng hơn khi vừa liệt kê những hành vi cụ thể bị coi là lạm dụng vừa trao quyền cho CQCT trong việc xác định những hành vi không được liệt kê nhưng vẫn có thể bị coi là lạm dụng thông qua việc đánh giá bản chất và tác động phản cạnh tranh của hành vi. Các hành vi được pháp luật các nước coi là lạm dụng được xác định dựa trên tác động hạn chế, bóp méo cạnh tranh, khả năng giúp doanh nghiệp thống lĩnh duy trì, củng cố quyền lực thị trường, loại bỏ đối thủ và trục lợi từ khách hàng, người tiêu dùng. Do đó, pháp luật các nước thường phân chia hành vi lạm dụng thành hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ và hành vi lạm dụng mang tính trục lợi hoặc phân chia thành hành vi lạm dụng liên quan đến giá và hành vi lạm dụng không liên quan đến giá.Cùng nằm trong nhóm hành vi HCCT, là hành vi gây ra tác động tiêu cực cho cạnh tranh, làm cản trở, triệt tiêu, bóp méo cạnh tranh nhưng hành vi lạm dụng VTTLTT phân biệt với các hành vi HCCT khác ở phương thức thực hiện. Nếu như hành vi thỏa thuận HCCT được thực hiện bằng phương thức phối hợp hành động của các doanh nghiệp thì lạm dụng vị trí thống lĩnh hay quyền lực thị trường lại là hành vi HCCT mang tính đơn phương của doanh nghiệp thống lĩnh.c. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi mang tính đơn phương của doanh nghiệp.Hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có VTTLTT là hành vi luôn mang tính đơn phương, không có sự thỏa thuận hay thống nhất hành động với bất cứ doanh nghiệp nào khác. Kể cả trường hợp nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi lạm dụng quyền lực thị trường thì giữa họ cũng không có sự thỏa thuận hay thống nhất hành động nào, mà bản chất vẫn là hành vi riêng rẽ, đơn phương của từng doanh nghiệp nhưng tổng hợp sức mạnh của các doanh nghiệp này sẽ gây ra khả năng tác động hạn chế cạnh tranh mà cần có sự kiểm soát. Trong trường hợp các doanh nghiệp này thực hiện hành vi trên cơ sở sự thỏa thuận, thống nhất thì hành vi được thực hiện bởi nhóm doanh nghiệp như vậy phải được xác định là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bị điều chỉnh bởi quy định về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chứ không phải là quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng VTTLTT.Đặc điểm này giúp phân biệt hành vi lạm dụng VTTLTT với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế (luôn được thực hiện bởi từ 2 doanh nghiệp trở lên).d. Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm biến dạng cấu trúc thị trường, cản trở hay thủ tiêu sự cạnh tranh trên một thị trường xác định.Lạm dụng quyền lực thị trường luôn gắn với một thị trường cụ thể, có ranh giới xác định. Doanh nghiệp chỉ có thể có quyền lực trên một vùng thị trường nhất định và nó chỉ có thể lạm dụng quyền lực trong phạm vi của vùng thị trường đó. Khi đó, tác động của hành vi HCCT nói chung và hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng là đến toàn thể thị trường với ranh giới được xác định chứ không phải chỉ riêng đối thủ cạnh tranh nào trong vùng thị trường đó.Theo: Trần Thùy LinhLink luận án:  Tại đây