0888889366
timeline_post_file633018abe84a3-ddd.jpg.webp

CHẶN MUA BÁN TRÁI PHIẾU CHUI, NÓNG ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ

NHNN chính thức tăng một loạt lãi suất điều hành, lãi suất thị trường bật tăng, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/N Đ-CP về trái phiếu riêng lẻ... là những tâm điểm hệ thống ngân hàng tuần qua.

Ngân hàng Nhà nước chính thức tăng trần lãi suất huy động thêm 1%

Ngày 22/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 2 Quyết định về điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành.

Theo đó, Quyết định số 1607/QĐ-NHNN nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm (tăng 0,3%/năm so với hiện hành).

Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm (tăng 1%/năm so với hiện hành).

Quyết định thứ hai là Quyết định số 1606/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, các lãi suất này cũng tăng thêm 1%/năm so với hiện hành. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm.

 Cả hai quyết định có hiệu lực từ 23/9/2022.

Không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỷ giá

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng rất cao, áp lực với Việt Nam về nhập khẩu lạm phát là rất lớn vì nền kinh tế có độ mở cao, doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập siêu.

Do đó, việc để đồng VN mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, tác động đến mặt bằng giá trong nước, do đó, ưu tiên lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ phải cố gắng giữ tỷ giá ổn định, từ đó hạ nhiệt lạm phát.

Nhưng về nguyên lý, theo ông, không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỷ giá. Chính vì thế khi Fed tăng nhanh, mạnh lãi suất với tốc độ tăng cao nhất trong vòng 40 năm đã dẫn đến mặt bằng chung tỷ giá toàn cầu xáo trộn, buộc một loạt ngân hàng trung ương thế giới tăng lãi suất để đảm bảo tỷ giá đồng tiền của họ không mất giá quá lớn.

“Đối với Việt Nam, thời gian qua, chúng ta điều hành khá thành công, giữ được đồng tiền VN không quá mất giá. Nếu chúng ta giữ mặt bằng lãi suất quá thấp, ổn định quá lâu trong bối cảnh thế giới biến động lớn như thế sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó gây nên những bất ổn kinh tế vĩ mô khác. Chúng ta định hướng giữ ổn định nhưng không có nghĩa là cố định đồng tiền.

Do đó, NHNN thấy rằng cần phải điều chỉnh lãi suất để làm sao một mặt hóa giải những cú sốc kinh tế vĩ mô, cũng như neo giữ được tâm lý kỳ vọng lạm phát của dân chúng và đạt được những mục tiêu về lạm phát mà NHNN, Chính phủ đặt ra từ đầu năm, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô” – ông Phạm Chí Quang lý giải.

Một trong những "đề bài" mà Thủ tướng đặt ra cho NHNN là bên cạnh tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động cần nỗ lực giảm lãi suất cho vay.  Để đạt mục tiêu này, ông Quang cho biết, NHNN đã phối hợp nhiều công cụ chính sách tiền tệ, như hỗ trợ thanh khoản, chia sẻ áp lực đối với lãi suất, tỷ giá.

Bên cạnh đó, NHNN cũng kêu gọi các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

TS. Nguyễn Hữu Huân: Tăng lãi suất điều hành khó phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô

NHNN vừa tăng một loạt lãi suất điều hành ngay sau khi Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ ba liên tiếp. TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trao đổi với báo Đầu tư xung quanh điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn hiện nay.

Theo TS. Huân, năm 2021-2022, hàng loạt ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên rất cao, nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn ổn định lãi suất điều hành.

Tuy nhiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất đang gây áp lực mạnh lên tỷ giá và chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, tôi cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành thời điểm này là hợp lý và cần thiết.

 Fed tuyên bố sẽ còn tiếp tục tăng mạnh lãi suất thời gian tới, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng, chúng ta cần hành động sớm để hạn chế các tác động bất lợi. Tuy vậy, việc tăng lãi suất điều hành thời gian tới (nếu có) của Ngân hàng Nhà nước cần diễn ra từ từ và có lộ trình cụ thể để phát tín hiệu rõ ràng để thị trường nắm được, tránh gây tâm lý hoang mang.

Cũng theo TS. Nguyễn Hữu Huân, do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, tôi cho rằng, lãi suất cho vay khó tăng mạnh thời gian tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất huy động tăng, lãi suất điều hành có thể sắp tăng, tôi cho rằng, lãi suất cho vay danh nghĩa của ngân hàng thương mại tới đây có thể không tăng, song các ngân hàng sẽ tìm cách thu thêm phí để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận, từ đó đẩy lãi suất cho vay thực lên.

Hiện nay, một số ngân hàng có tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cao trong khi từ tháng 10/2022 tới đây, tỷ lệ này sẽ được Ngân hàng Nhà nước giảm từ 37% xuống 34%. Hơn nữa, nguồn vốn dư thừa trong dân hiện nay cũng không còn nhiều. Chính vì vậy, thanh khoản nhiều ngân hàng không còn dư giả như trước. Nhiều ngân hàng thậm chí phải huy động vốn để bù đắp thanh khoản, buộc phải tìm cách “lách” trần lãi suất huy động, thậm chí phải chi lãi ngoài để thu hút vốn. Tăng lãi suất điều hành sẽ chấm dứt tình trạng lách luật này, giúp cải thiện thanh khoản ngân hàng.

Đương nhiên, chi phí vốn cao, trong khi room tín dụng ít ỏi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp thời gian tới, từ đó ảnh hưởng phần nào tới khả năng phục hồi của nền kinh tế.   

Mặc dù vậy, tôi cho rằng, với chính sách tiền tệ coi trọng ổn định vĩ mô, mặt bằng lãi suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay - thời gian tới sẽ nhích từ từ chứ không tăng mạnh. 

Tôi nghĩ rằng, từ nay đến cuối năm nam, tỷ giá sẽ biến động không quá 1% nữa và biên độ biến động tỷ giá cả năm sẽ không quá 5%. Đầu tháng 9/2022, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh tỷ giá, hấp thụ phần nào áp lực của thị trường. Với cách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước hiện nay, tỷ giá bán ra của Ngân hàng Nhà nước sẽ đi ngang một thời gian nữa mới tiếp tục tăng (nếu có).

Tất nhiên, tỷ giá trong nước chỉ biến động xoay quanh 5%, nếu tình hình vẫn tiếp tục như hiện tại, còn nếu tình hình thế giới có biến động (ví dụ như xung đột leo thang), Fed tăng mạnh lãi suất cao hơn mức dự báo..., thì Ngân hàng Nhà nước có thể phải điều chỉnh tỷ giá mạnh tay hơn.

Diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ, song nền tảng nội tại của nước ta vẫn rất tốt và Chính phủ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia ổn định vĩ mô tốt nhất và tăng trưởng tốt nhất khu vực.

Tôi cho rằng, tăng trưởng kinh tế quý III, quý IV năm nay của Việt Nam vẫn rất tích cực, lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Tuy vậy, do lãi suất tăng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp khó khăn nên khả năng tăng trưởng GDP năm sau sẽ chậm lại. Bởi nếu tình hình vẫn như hiện nay, sang năm 2023, mặt bằng lãi suất có thể cao hơn năm nay và cung tín dụng vẫn sẽ được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

Phó thống đốc: Kiên định định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%

Họp báo ngay sau khi quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước khẳng định mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm giá trị tiền đồng.

Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, trong bối tình hình thế giới biến động mạn, chính sách tiền tệ trong nước bị tác động mạnh.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đặt ra các nhiệm vụ mục tiêu quan trọng thời gian tới. Theo đó, mục tiêu quan trọng ưu tiên số 1 trong điều hành là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm giá trị tiền đồng.

Mục tiêu thứ hai là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện nhanh chóng để khôi phục nền kinh tế sau dịch, đảm bảo tăng trưởng kin tế trên 6,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Đồng thời, tiếp tục đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng bằng các công cụ kiểm soát, các chỉ số đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ cũng phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp các bộ ngành liên quan làm tốt công tác tín dụng đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình tín dụng, chính sách xã hội, đặc biệt là chương trình Nghị quyết 43 của Quốc hội.

Việc điều chỉnh lãi suất điều hành thời gian qua, theo Phó thống đốc, là theo hướng phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. 

Mặc dù vậy, để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, Phó thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ kêu gọi các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí, ứng dụng công nghệ hiện đại để giảm bớt chi phí, từ đó hạ lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Về tỷ giá, trong quý III/2022, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng (áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng; USD quốc tế tăng giá mạnh; Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh hơn; xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới; căng thẳng Nga - Ukraine,…).

 Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá, phù hợp, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

“Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành đảm bảo ổn định tỷ giá, duy trì trạng thái ngoại tệ hợp lý theo nhu cầu thị trường”, ông Tú khẳng định.

Về điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước kiên định định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phẩn kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Theo đó, tín dụng được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

“Chúng tôi đã lường trước năm 2023 cũng sẽ là một năm khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ, từ đó có những giải pháp mang tính dài hơi”, ông Tú nói.

Định hướng của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới là tiếp tục theo dõi sát, thích ứng với các diễn biến thị trường trong và ngoài nước, điều hành linh hoạt, thận trọng và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay.

Đồng thời, điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát nhập khẩu.

 Để đẩy mạnh triển khai hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước thành lập các đoàn khảo sát liên ngành để đánh giá và đôn đốc triển khai tại các ngân hàng thương mại và các địa phương…   

Lãi suất tăng, thanh khoản căng, ngân hàng vẫn triển vọng lạc quan trong dài hạn

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, các chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng, ít có khả năng các ngân hàng thương mại được nhận thêm hạn mức tín dụng từ giờ cho đến hết năm 2022. Bên cạnh đó, chi phí vốn tăng (lãi suất tăng) cũng gây áp lực cho các ngân hàng.

Mặc dù vậy, năm nay, dự kiến các ngân hàng vẫn có khả năng giảm thiểu rủi ro và duy trì biên lãi thuần (NIM), từ đó ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ tăng 31%.

Vừa qua, NHNN đã nới room tín dụng cho khoảng 18 ngân hàng, tuy nhiên mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn duy trì 14%.  

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để duy trì NIM, cho vay bán lẻ là sự lựa chọn tối ưu cho các ngân hàng.

Kể từ tháng 4/2022, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo thắt chặt giám sát việc phát hành TPDN... Dù Nghị định 65/2022/NĐ-CP) về trái phiếu riêng lẻ đã được ban hành song việc thay đổi sẽ không thể hoàn thiện “một sớm một chiều” mà sẽ cần thời gian. Do đó, các chuyên gia VNDirect cho rằng, thị trường TPDN sẽ còn tăng trưởng chậm cho đến ít nhất là sang năm sau. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và NIM nửa cuối năm nay của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có tỷ trọng TPDN trong danh mục tín dụng lớn.

Để vượt qua khó khăn nói trên, hầu hết các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ kể từ Q2/22 để cân bằng rủi ro chất lượng tín dụng/tài sản và tối ưu NIM; điển hình như TCB, MBB, HDB, TPB, VIB...

Vì cho vay bán lẻ mang lại lợi suất hơn so với các phân khúc khác, hầu hết các ngân hàng đã phần nào bù đắp được những ảnh hưởng tiêu cực từ TPDN và duy trì lợi suất tài sản không giảm mạnh trong 6T22 (ngoại trừ VPB do FE Credit phục hồi yếu hơn dự kiến).

Cùng với chi phí vốn thấp, nhìn chung NIM của các ngân hàng vẫn được duy trì trong 6 thán đầu năm. Trước bối cảnh tín dụng hạn chế và rủi ro NIM thu hẹp khi chi phí vốn của các ngân hàng sẽ không còn duy trì ở mức thấp trong thời gian tới (do hệ quả của việc lãi suất tiền gửi tăng), chúng tôi tin rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực cho vay phù hợp để tối ưu lợi suất tài sản.

Thời gian qua, NHNN đã có sự ưu ái hơn đối với các NHTM có tỷ trọng cho vay bán lẻ cao trong danh mục tín dụng để cấp thêm hạn mức tín dụng trong đợt vừa qua. Vì vậy, cho vay bán lẻ sẽ được ưu tiên và đây sẽ là lợi thế lớn đối với các ngân hàng tập trung vào phân khúc này để vượt qua rủi ro NIM thu hẹp nói trên. Bên cạnh đó, các ngân hàng với tỷ lệ CASA cao và thanh khoản dồi dào với hệ số LDR thấp sẽ tối ưu hóa được chi phí vốn và NIM của mình.

Chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng, về dài hạn, lợi nhuận ngân hàng năm 2023 vẫn lạc quan nhờ chất lượng tài sản ổn định, thu nhập từ phí tăng và tỷ lệ chi phí tín dụng giảm mạnh.

Định giá ngành ngân hàng đã giảm xuống mức hấp dẫn là 1,3 lần P/B 2022 (thấp hơn 35% so vớivới bình quân 3 năm là 2,0 lần).  Đợt điều chỉnh gần đây của thị trường đã đưa định giá ngành ngân hàng xuống mức hấp dẫn với 1,3 lần P/B 2022, thấp hơn 35% so với mức trung bình 3 năm là 2,0 lần. Những lo ngại của thị trường về lạm phát và nợ xấu gia tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư đối với triển vọng ngành ngân hàng kể từ đầu năm.

 Hơn nữa, tâm lý thị trường đối với nhóm ngân hàng còn bị ảnh hưởng hơn khi thị trường vốn bắt đầu chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, bất chấp mục đích để cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường vốn trong dài hạn.

“Chúng tôi tin rằng các ngân hàng sẽ có đủ khả năng để vượt qua khó khăn này nhờ chất lượng tài sản vững chắc và khả năng kiểm soát tốt đối với các mảng cho vay rủi ro cao”, báo cáo nhấn mạnh.

Câu chuyện tỷ giá và lạm phát: Ổn định không có nghĩa là bất động

Theo ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh), gần đây, bắt đầu có những tranh luận về chính sách tỷ giá. Một luồng quan điểm cho rằng, nhiều đồng tiền của đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu đều đang mất giá từ vừa (vài phần trăm), đến mạnh (10-22%) so với USD. Điều đó dẫn đến một sức ép phải phá giá.

Ngược lại, có quan điểm như ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là, “giữ tỷ giá ổn định là ‘phòng tuyến sông Cầu’ cho lạm phát. Nếu vỡ phòng tuyến tỷ giá này thì lạm phát sẽ tràn vào, vô cùng khó khăn".

Những quan điểm trái chiều trên tạo ra nhiều tranh luận. Nhưng có một vấn đề là, các tranh luận đó có xu hướng mang tính lựa chọn một trong hai, chỉ có 2 thái cực, hoặc là phá giá hoặc là giữ cố định tỷ giá vào USD như hiện tại, dùng phòng tuyến cuối cùng là dự trữ ngoại hối can thiệp.

Thực tế thì đây là những cách hiểu sai.

Giữa 2 thái cực phá giá và cố giữ tỷ giá không đổi, có rất nhiều cách khác nhau để mô tả về trạng thái tỷ giá. Một ví dụ là xếp hạng các chính sách tỷ giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) với hơn 10 loại khác nhau. Nó giống như một trò chơi, có một thanh trượt điều khiển mức độ nguồn lực phân bổ tập trung cho quân đội, hay cho cải thiện đời sống người dân, không phải cứ 100% vào quân đội hoặc 100% vào kinh tế. Ngoài ra, trong các trò chơi đó, mỗi nước còn có đặc tính và quân bài tối thượng và đặc biệt riêng, chứ không phải có mỗi công cụ can thiệp bằng dự trữ ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang giữ vai trò cân chỉnh thanh trượt cũng như cân đo đong đếm khi nào nên thả những quân bài tối thượng lên bàn. Nên trượt 10-20% như nhiều đồng tiền châu Âu, hay cố thủ toàn lực một mức USD/CNY 7,0 như Trung Quốc để rồi giờ vỡ thì lui về phòng thủ những mức khác (một số đang đề cập mức 7,5)? Hoặc trượt một lần vài phần trăm rồi cố thủ toàn diện với nhiều công cụ khác như Thái Lan từng làm (và thất bại)?

Có rất nhiều thử nghiệm đã có trong lịch sử và không có yếu tố khoa học trong này, mỗi thời mỗi khác. Phá giá hay bảo vệ mốc tỷ giá hiện tại (to devalue or to defend) là tên một bài viết hay tôi đọc được trên một tạp chí nghiên cứu chính trị mấy năm trước. Nó trước tiên là một vấn đề chính trị. Tùy vào định hướng chiến lược phát triển chính trị - xã hội cũng như ngoại giao mà nhiều nước sẽ có lựa chọn về xu hướng phá giá hay giữ tỷ giá.

Và sau đó, có định hướng rồi, nó vẫn phụ thuộc vào thực tế năng lực nền kinh tế có làm được không. Muốn giữ tỷ giá, phải cân nhắc 4 nhân tố cán cân thanh toán: cán cân thương mại, kiều hối và những khoản chuyển giao một lần khác (ví dụ rút lợi nhuận về nước của công ty nước ngoài), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn gián tiếp (FII).

Trong điều kiện Việt Nam, nếu chỉ tập trung nhìn vào dự trữ ngoại hối là một cái nhìn phiến diện vì phải cân chỉnh theo kết quả các cân bằng vĩ mô ở trên. Nếu dòng vốn FDI, FII tổng thể, kiều hối cân bằng được sức ép về cán cân thương mại, thì sức ép tỷ giá trên thị trường có thể tự thân cân bằng được. Can thiệp chỉ là điều chỉnh cho thời điểm và kỳ hạn của các dòng tiền vào và ra khớp nhau.

Ngoài ra, kinh nghiệm chống trả gần đây của các nước cho thấy, rất nhiều công cụ của các ngân hàng trung ương đã được sử dụng với các tên gọi khác nhau để hỗ trợ tỷ giá mà không dùng đến can thiệp bằng dự trữ ngoại hối. Đó là những loại lãi suất hoặc công cụ mà ngân hàng trung ương giao dịch với ngân hàng thương mại để cân bằng nhu cầu trên thị trường ngoại hối.

Ví dụ gần nhất là Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ ngoại tệ ở ngân hàng thương mại từ 8% xuống 6% để hỗ trợ tỷ giá CNY. Và trong trường hợp can thiệp ngoại hối, NHNN còn cả công cụ kỳ hạn để đẩy cung cầu về tương lai một cách tạm thời. Các công cụ này không có hiệu quả dài hạn, nhưng chống đỡ ngắn hạn 3 tháng từ nay đến cuối năm thì vẫn có thể.

Vì sao đến cuối năm?

Đó là vì đỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đạt đâu đó tháng 3 đến tháng 6/2023 (xem hình), trong khi đỉnh lãi suất các nước khác đang cố gắng đuổi theo.

USD không thể mạnh mãi được và đặc biệt vị thế đầu tư nhiều tỷ USD đang đổ ngược từ EU và châu Á vào Mỹ năm nay có thể đảo chiều, là giữa năm sau hay cuối năm sau thì không ai biết, nhưng có thể đảo chiều. Tại sao? Vì lãi suất cao thì nền kinh tế Mỹ cũng không chịu nổi. Sức ép lên Fed sẽ ngày một gia tăng khi kinh tế Mỹ tăng trưởng không mạnh như dự kiến. Đây chỉ là một kịch bản, nhưng không thể hoàn toàn bị loại trừ. Đó là trong trường hợp tốt.

Trong trường hợp xấu, kinh tế Mỹ mạnh, lạm phát cao “lỳ lợm”, Fed phải tăng lãi suất có khi đến 5% để chống lạm phát, thay vì kỳ vọng 4-4,5% như hiện tại. Khi đó, sức ép lên giá USD càng mạnh trên toàn cầu. Như GS. Ken Rogoff của Đại học Harvard nói, vẫn có khả năng EUR rớt tiếp 15% nữa so với USD. Vậy thì sao?

Ta đã thấy trong trường hợp kẻ địch mạnh như vậy, cố thủ thành trì đánh tới cuối cùng thì sẽ thiệt hại toàn quân. Vậy bỏ thành này rút về thành khác, như Trung Quốc nếu giữ không nổi mức 7 thì có thể rút về thủ những mốc sau của CNY.

Việt Nam hoàn toàn có thể tùy cơ ứng biến, điều chỉnh tỷ giá trượt theo sức ép (sau khi quan sát kiều hối, FDI, FII và cán cân thương mại - những yếu tố cực kỳ khó đoán).

Thực tế mấy hôm nay đã có tin đồn Ngân hàng Trung ương Anh đã ra can thiệp để độ biến động của bảng Anh so với USD không quá cao - một cách tạo tấm đệm cho nền kinh tế Anh dù vẫn để tỷ giá GBP/USD trượt về thấp nhất trong 37 năm.

Vì vậy, làm chính sách không thể chỉ nhìn vào dự trữ ngoại hối đầy hay vơi để đánh giá cục diện. Cần phải có một tầm nhìn toàn diện về dòng vốn, cân bằng thị trường ngoại hối và áp lực tỷ giá.

Năm ngoái, tôi đã đăng một bài nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế International Review of Financial Analysis là một tạp chí rank A của ngành tài chính, cho thấy chính sách tỷ giá và biến động của nó nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích được trả lương triệu đô trên thị trường rất xa.

Vì vậy, không ai dám đảm bảo tỷ giá sẽ ra sao, áp lực thế nào vào ngày mai, tuần sau. Và không ai có thể khẳng định giữ tỷ giá mốc nào là tốt và cách tiếp cận chọn “ổn định” là cố gắng hạn chế độ biến động (volatility) cũng như mức lệch chuẩn (skewness) ở mức phù hợp. Đó là duy trì ổn định, không phải là cố định tỷ giá (peg).

Nói cách khác, chọn ổn định không có nghĩa là cố thủ mức tỷ giá hiện tại, thậm chí lạm phát hiện tại 4%, một cách mù quáng, mà cần phải điều chỉnh mức thay đổi phù hợp. Và công cụ song song để hỗ trợ đồng nội tệ chính là tăng lãi suất.

Gần đây, GS. Ken Rogoff viết rằng, USD mạnh có nguy cơ gây ra tác động đặc biệt đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, bởi các công ty tư nhân và ngân hàng ở các quốc gia này vay vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bằng USD. Lãi suất cao của Mỹ có xu hướng đẩy lãi suất của những người đi vay yếu hơn một cách không tương xứng. Trên thực tế, chỉ số USD sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu nhiều ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi không chủ động tăng lãi suất để giảm áp lực lên tiền tệ quốc gia. Nhưng sự thắt chặt như vậy tất nhiên sẽ đè nặng lên nền kinh tế trong nước của họ.

Theo GS. Ken Rogoff, thực tế các thị trường mới nổi cho đến nay phần lớn vẫn chịu được lãi suất cao hơn và USD mạnh hơn. Đây là một điều gây ngạc nhiên, nhưng liệu họ sẽ tiếp tục chịu đựng trong bao lâu, nếu Fed theo đuổi con đường thắt chặt? Đặc biệt, nếu Mỹ cùng châu Âu rơi vào suy thoái cũng như suy giảm ở Trung Quốc, thì điều tồi tệ sẽ đến.

Các nền kinh tế mới nổi đang đứng trước một cú sốc rất lớn do USD mạnh và lãi suất Mỹ tăng tạo ra. Nhưng như vậy không có nghĩa là kêu gọi phá giá ngay, hay hoảng loạn chỉ vào con số dự trữ ngoại hối sụt giảm mà lo ngại.

Trung Quốc có 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối thì sao? Có mấy chục quỹ đầu tư nước ngoài đang tập trung đánh CNY xuống.

Cần lưu ý rằng, một khi điều chỉnh tỷ giá mạnh, bạn sẽ thu hút sự chú ý của những cá mập quỹ đầu cơ đang đặt cược rằng bạn sẽ điều chỉnh mạnh nữa. Đơn giản như khi bắt đầu có máu thì sẽ thu hút cá mập đến vậy.

Đến nay, Việt Nam rất ổn định vĩ mô, không có báo cáo phân tích nào “chê”, mà có nhiều báo cáo khen, nên họ không động đến, không đặt cược VND giảm giá mạnh. Chúng ta may mắn như vậy thì không nên tự dọa mình, hay cắt tay cho chảy máu lênh láng dụ cá mập. Chúng ta điều chỉnh theo điều kiện của bản thân sau khi đã ráng hết khả năng, với tôn chỉ lấy ổn định là định hướng.

Ổn định không có nghĩa là bất động. Nhưng chắc chắn là không nên manh động.

Tán thành cơ chế cấp room tín dụng song các ngân hàng đề nghị tránh phân bổ cào bằng. Các kiến nghị về tiêu chí phân bổ chỉ tiêu tín dụng đang được NHNN nghiên cứu để hoàn thiện công cụ hạn mức tín dụng năm 2023.

Hiện nay, việc điều hành tín dụng của NHNN đang được sự quan tâm lớn của dư luận, doanh nghiệp, các TCTD, chuyên gia, báo chí... Vấn đề đặt ra đối với NHNN là phải giải bài toán tổng thể, bởi chính sách điều hành hôm nay không chỉ ngắn hạn mà cần phải căn cơ, dài hạn, bài bản, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ tăng trưởng, ổn định tỷ giá, lãi suất…

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, trước năm 2021, do đặc thù kinh tế Việt Nam, các nhu cầu vốn phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, kênh tín dụng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế, có tốc độ tăng rất nhanh.

Giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng tăng bình quân trên 36%, tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng rất nhanh, kéo theo các cuộc đua lãi suất, dẫn đến lãi suất cho vay tăng nhanh, nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng cao. Nhiều TCTD mất khả năng thanh toán, hệ thống đứng trước bờ vực khủng hoảng, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát lên mức 2 con số, đỉnh điểm là vào năm 2008. Các tổ chức quốc tế IMF, WB, Moody’s… cảnh báo nới lỏng tín dụng giai đoạn này đã gia tăng nguy cơ rủi ro trọng yếu đối với nền kinh tế, đe dọa an toàn hệ thống, mất khả năng kiểm soát, nợ xấu...

Ngoài ra, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nên tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.

Cơ chế room tín dụng được NHNN áp dụng từ năm 2011 căn cứ năng lực tài chính, quản trị, điều hành của từng TCTD.  Các tiêu chí chính sách phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01 của Thống đốc và đều được kiểm toán NHNN, kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán, đánh giá thể hiện rõ nguyên tắc công khai, minh bạch. Tổng kết quá trình triển khai biện pháp phân bổ tăng trưởng tín dụng  từ 2011 đến nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm mạnh từ 30%/năm (cá biệt có năm lên tới 53,8%) xuống chỉ còn 12 – 14% những năm gần đây.

Sự ổn định của thị trường tiền tệ đã góp phần kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy các TCTD nâng cao năng lực quản trị điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động và giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Từ năm 2020 đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục trải qua nhiều biến động lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động ngân hàng, áp lực lạm phát tăng cao, khiến hầu hết NHTW trên thế giới đẩy nhanh tiến trình thắt chặt CSTT, tăng mạnh lãi suất, gây thách thức rất lớn cho công tác điều hành CSTT và tín dụng của NHNN. Trong bối cảnh đó, tín dụng ngân hàng chỉ là một trong các giải pháp điều hành mà NHNN phải điều hành đồng bộ, linh hoạt hài hòa với các công cụ khác để đảm bảo mục tiêu lớn nhất là ổn định hệ thống kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.

Tại hội nghị đa số các TCTD đánh giá việc điều hành tín dụng của NHNN trong thời gian qua là phù hợp. Các ý kiến đều cho rằng chúng ta chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng. Tỷ lệ TTTD 14% năm 2022 là phù hợp trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau dịch và đã tăng cao hơn so với năm trước.

Các ý kiến cũng cho rằng, nếu tỷ lệ TTTD cao sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các TCTD và an toàn hệ thống. Cũng tại Hội nghị, đa số lãnh đạo các TCTD như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank, SHB, MB,… đều đồng tình với đánh giá, nhận định của NHNN về tình hình kinh tế vĩ mô và các giải pháp chỉ đạo, điều hành của NHNN thời gian qua.

Nền kinh tế trong nước đang chịu nhiều áp lực do tác động lan tỏa của biến động kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải đảm bảo kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn một cách hợp lý nhất để vừa kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo phục hồi và tăng trưởng.

Ủng hộ cơ chế cấp room tín dụng song lãnh đạo nhiều ngân hàng đề nghị, cần có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) tránh việc phân bổ cào bằng; và việc thông tin riêng đến từng TCTD là cần thiết vì phân bổ theo xếp loại không thể công khai ra công chúng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các TCTD.

Các chuyên gia cũng đánh giá việc xếp hạng theo Thông tư 52 là minh bạch, công bằng, khách quan, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD và an toàn hệ thống cũng như kiểm soát lạm phát, bảo vệ được tăng trưởng, đồng thời đảm bảo được hài hòa giữa các mục tiêu mà đôi khi các mục tiêu đan xen lẫn nhau, chúng ta phải sử dụng các biện pháp mà đôi khi không phải là biện pháp hành chính nhưng đang phát huy hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là một tham số kinh tế vĩ mô rất quan trọng, các NHTW trên thế giới đều kiểm soát chỉ tiêu này trực tiếp hoặc gián tiếp. Tại Việt Nam, chỉ tiêu này hàng năm đã được tính toán và xác định dựa trên các mô hình kinh tế lượng, căn cứ mục tiêu lạm phát, diễn biến kinh tế vĩ mô, tổng quy mô tăng trưởng tín dụng được xử lý khoa học. Tiêu chí phân bổ cho các ngân hàng càng ngày càng được làm chặt chẽ hơn theo Thông tư 52.

Trong năm 2022, để kịp thời thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD, NHNN đã căn cứ các kết quả xếp hạng năm 2020 của từng TCTD theo Thông tư 52. Đây là kết quả xếp hạng mới nhất tại thời điểm phân bổ đầu năm. Đồng thời NHNN đã áp dụng một số chỉ tiêu để cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của chính phủ và điều hành của NHNN làm cơ sở điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu TTTD đối với từng TCTD trong quá trình phân bổ như tiêu chí các TCTD tham gia xử lý các TCTD yếu kém, …

Do đó, ngay sau khi có kết quả xếp hạng mới nhất của các TCTD theo thông tư 52, NHNN đã cập nhật chỉ tiêu TTTD năm 2022 của các TCTD theo kết quả xếp hạng chính thức năm 2021. Đồng thời nắm bắt nhu cầu TTTD căn cứ diễn biến thị trường.

Theo bà Ngô Thu Hà, Quyền Tổng giám đốc NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), trong bối cảnh vĩ mô của năm 2021 – 2022, việc điều hành CSTT, chính sách tín dụng của NHNN đã góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế, tạo thuận lợi cho các ngân hàng triển khai hoạt động kinh doanh. Liên quan đến chỉ tiêu TTTD, NHNN đã có điều chỉnh kịp thời, phù hợp với hoạt động của các ngân hàng cũng như diễn biến của thị trường. Cơ bản ngân hàng đồng thuận với định hướng và các chỉ tiêu phân bổ.

Cùng chung quan điểm, ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc NHTMCP Quân đội (MB) cho rằng, thực tế nhiều năm qua đã chứng minh phương pháp điều hành tín dụng của NHNN và phân bổ chỉ tiêu TTTD hàng năm cho từng TCTD đã phát huy hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc thông báo chỉ tiêu TTTD ngay từ đầu năm cũng giúp các TCTD chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo ông Thái, nhu cầu vốn của nền kinh tế hiện nay là rất lớn, tuy nhiên cũng không thể dồn hết vào hệ thống ngân hàng mà cần phải phát triển qua nhiều kênh khác.

Tổng giám đốc MB Bank cũng đánh giá các tiêu chí phân bổ chỉ tiêu TTTD cũng được NHNN thực hiện công khai, minh bạch căn cứ kết quả đánh giá xếp hạng theo Thông tư 52 cùng với các tiêu chí khác. Các tiêu chí của Thông tư 52 đã phản ánh các tiêu chuẩn chung của thế giới đồng thời có các tiêu chuẩn đánh giá của NHNN. Cách tiếp cận theo xếp hạng như vậy là phù hợp với thực tế.

Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc NHTMCP Quốc tế (VIB) đồng tình với các định hướng điều hành CSTT, tín dụng được Thống đốc NHNN đề ra tại Chỉ thị 01 ngay từ đầu năm. Trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay, mức TTTD quanh 14% cho năm 2021 là phù hợp, đã góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế, và phù hợp với các định hướng tín dụng của NHNN. Cũng theo ông Vũ, việc áp dụng chỉ tiêu hạn mức tín dụng cho tiêu chí tham gia xử lý các TCTD yếu kém là hợp lý, tạo điều kiện hỗ trợ cho các ngân hàng có thêm nguồn lực.

Hầu hết đại diện các ngân hàng cũng cho rằng việc duy trì xếp hạng theo Thông tư 52 để làm căn cứ phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng TCTD là cần thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng đề xuất NHNN xem xét các tiêu chí như TCTD lành mạnh, đáp ứng tiêu chí về an toàn, khuyến khích ở mức độ nhất định với các TCTD tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới như Basel III, mức độ chuyển đổi số,…

Đối với các kiến nghị về tiêu chí xem xét phân bổ chỉ tiêu tín dụng, cách thức phân bổ,… Thống đốc yêu cầu các đơn vị chức năng của NHNN tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi,… để hoàn thiện công cụ hạn mức tín dụng và điều hành TTTD năm 2023. 

Chặn cửa mua gian, bán lận trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Không chỉ nâng cao chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các quy định mới cũng bịt lỗ hổng bán chui trái phiếu cho nhà đầu tư không chuyên qua hình thức hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh. 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho hay, dù Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã quy định chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, song thời gian qua, rất nhiều đơn vị đã lách luật. “Đây là khoảng trống pháp lý lớn của Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được ban hành đã bịt được lỗ hổng này”, ông Hà nhận xét.

Cụ thể, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ quy định: nhà đầu tư không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức.

Nghị định nêu rõ, trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Nghị định cũng quy định, các tổ chức cung cấp dịch vụ (nhất là tổ chức phân phối trái phiếu) nếu vi phạm trong mời chào nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Như vậy, Nghị định 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã chặn cửa mua bán chui trái phiếu doanh nghiệp diễn ra rầm rộ thời gian qua, nhiều lần được Báo Đầu tư phản ánh. Thậm chí, sau sự cố Tân Hoàng Minh, tình trạng lách luật bán chui TPDN vẫn diễn ra tràn lan  thông qua hình thức ủy thác đầu tư, góp vốn đầu tư…

Tình trạng lách luật bán TPDN cho nhà đầu tư cá nhân không chuyên khiến Bộ Tài chính lo lắng. Trong báo cáo gửi Chính phủ trước đó, Bộ này cho hay, các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư để mua TPDN trong trường hợp vụ việc Tân Hoàng Minh đặt ra vấn đề về việc cần quy định cụ thể hình thức hợp đồng dân sự này để có biện pháp quản lý phù hợp với bản chất của hoạt động đầu tư vào những sản phẩm trên thị trường chứng khoán. 

Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành giúp các doanh nghiệp thở phào vì điều kiện phát hành trái phiếu không khắt khe như dự thảo trước đó.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) khẳng định, Nghị định 65/2022/NĐ-CP không phải nhằm thắt chặt thị trường trái phiếu, không bổ sung điều kiện phát hành trái phiếu, chỉ bổ sung các quy định tăng tính minh bạch và tăng khả năng giám sát thị trường.

Nghị định cũng bổ sung nhóm quy định nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải có danh mục chứng khoán niêm yết giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng, thời gian tối thiểu 180 ngày. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày được xác nhận.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư mua trái phiếu trong từng giao dịch phải ký cam kết hiểu rõ rủi ro phát sinh trong đầu tư, giao dịch trái phiếu; tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu…

Việc nâng chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng như tăng mức độ công khai, minh bạch thông tin của doanh nghiệp phát hành được giới chuyên gia đánh giá tích cực. Tuy nhiên, các quy định chặt chẽ hơn sẽ khiến thị trường TPDN chưa thể sớm sôi động trở lại.

Bà Trần Thị Thu Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SHS cho rằng, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ làm “cầu” trên thị trường TPDN sút giảm đáng kể. Trên thực tế, số lượng nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có danh mục tài sản trên 2 tỷ đồng tối thiểu 180 ngày không nhiều và thường nhà đầu tư chứng khoán cũng không có “khẩu vị” chuyển sang TPDN.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup đánh giá, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ hạn chế các doanh nghiệp có dự án kém minh bạch phát hành TPDN riêng lẻ, giúp các doanh nghiệp uy tín, đặc biệt là các công ty đại chúng có cơ hội phát hành thuận lợi hơn. “Nghị định cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để trả nợ, giải tỏa lo lắng cho nhiều doanh nghiệp”, ông Thuân nhận xét.

Mặc dù vậy, ông Thuân cho rằng, việc nâng cao tiêu chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và nâng cao mệnh giá trái phiếu gấp 1.000 lần so với quy định cũ sẽ khiến thị trường có ít nhà đầu tư tham gia hơn, có sự chọn lọc hơn so với trước. Bên cạnh đó, cầu trái phiếu còn kém sôi động do ngân hàng đã cạn room tín dụng. Điểm tích cực là nhờ thông tin minh bạch, nhà đầu tư sẽ yên tâm trở lại.

 

 

Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.

Công ty Luật Legalzone 

Hotline tư vấn: 088.888.9366 

Email: Support@legalzone.vn 

Website: https://legalzone.vn/  

Hệ thống: Thủ tục pháp luật 

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

Nguyễn Phương Thảo
549 ngày trước
CHẶN MUA BÁN TRÁI PHIẾU CHUI, NÓNG ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ
NHNN chính thức tăng một loạt lãi suất điều hành, lãi suất thị trường bật tăng, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/N Đ-CP về trái phiếu riêng lẻ... là những tâm điểm hệ thống ngân hàng tuần qua.Ngân hàng Nhà nước chính thức tăng trần lãi suất huy động thêm 1%Ngày 22/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành 2 Quyết định về điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành.Theo đó, Quyết định số 1607/QĐ-NHNN nâng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau: Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm (tăng 0,3%/năm so với hiện hành).Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm (tăng 1%/năm so với hiện hành).Quyết định thứ hai là Quyết định số 1606/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Theo đó, các lãi suất này cũng tăng thêm 1%/năm so với hiện hành. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn: 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm. Cả hai quyết định có hiệu lực từ 23/9/2022.Không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỷ giáÔng Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách điều hành Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng rất cao, áp lực với Việt Nam về nhập khẩu lạm phát là rất lớn vì nền kinh tế có độ mở cao, doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập siêu.Do đó, việc để đồng VN mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, tác động đến mặt bằng giá trong nước, do đó, ưu tiên lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ phải cố gắng giữ tỷ giá ổn định, từ đó hạ nhiệt lạm phát.Nhưng về nguyên lý, theo ông, không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỷ giá. Chính vì thế khi Fed tăng nhanh, mạnh lãi suất với tốc độ tăng cao nhất trong vòng 40 năm đã dẫn đến mặt bằng chung tỷ giá toàn cầu xáo trộn, buộc một loạt ngân hàng trung ương thế giới tăng lãi suất để đảm bảo tỷ giá đồng tiền của họ không mất giá quá lớn.“Đối với Việt Nam, thời gian qua, chúng ta điều hành khá thành công, giữ được đồng tiền VN không quá mất giá. Nếu chúng ta giữ mặt bằng lãi suất quá thấp, ổn định quá lâu trong bối cảnh thế giới biến động lớn như thế sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó gây nên những bất ổn kinh tế vĩ mô khác. Chúng ta định hướng giữ ổn định nhưng không có nghĩa là cố định đồng tiền.Do đó, NHNN thấy rằng cần phải điều chỉnh lãi suất để làm sao một mặt hóa giải những cú sốc kinh tế vĩ mô, cũng như neo giữ được tâm lý kỳ vọng lạm phát của dân chúng và đạt được những mục tiêu về lạm phát mà NHNN, Chính phủ đặt ra từ đầu năm, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô” – ông Phạm Chí Quang lý giải.Một trong những "đề bài" mà Thủ tướng đặt ra cho NHNN là bên cạnh tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động cần nỗ lực giảm lãi suất cho vay.  Để đạt mục tiêu này, ông Quang cho biết, NHNN đã phối hợp nhiều công cụ chính sách tiền tệ, như hỗ trợ thanh khoản, chia sẻ áp lực đối với lãi suất, tỷ giá.Bên cạnh đó, NHNN cũng kêu gọi các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.TS. Nguyễn Hữu Huân: Tăng lãi suất điều hành khó phá vỡ ổn định kinh tế vĩ môNHNN vừa tăng một loạt lãi suất điều hành ngay sau khi Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ ba liên tiếp. TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trao đổi với báo Đầu tư xung quanh điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn hiện nay.Theo TS. Huân, năm 2021-2022, hàng loạt ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên rất cao, nhưng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn ổn định lãi suất điều hành.Tuy nhiên, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất đang gây áp lực mạnh lên tỷ giá và chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, tôi cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành thời điểm này là hợp lý và cần thiết. Fed tuyên bố sẽ còn tiếp tục tăng mạnh lãi suất thời gian tới, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng, chúng ta cần hành động sớm để hạn chế các tác động bất lợi. Tuy vậy, việc tăng lãi suất điều hành thời gian tới (nếu có) của Ngân hàng Nhà nước cần diễn ra từ từ và có lộ trình cụ thể để phát tín hiệu rõ ràng để thị trường nắm được, tránh gây tâm lý hoang mang.Cũng theo TS. Nguyễn Hữu Huân, do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, tôi cho rằng, lãi suất cho vay khó tăng mạnh thời gian tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất huy động tăng, lãi suất điều hành có thể sắp tăng, tôi cho rằng, lãi suất cho vay danh nghĩa của ngân hàng thương mại tới đây có thể không tăng, song các ngân hàng sẽ tìm cách thu thêm phí để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận, từ đó đẩy lãi suất cho vay thực lên.Hiện nay, một số ngân hàng có tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cao trong khi từ tháng 10/2022 tới đây, tỷ lệ này sẽ được Ngân hàng Nhà nước giảm từ 37% xuống 34%. Hơn nữa, nguồn vốn dư thừa trong dân hiện nay cũng không còn nhiều. Chính vì vậy, thanh khoản nhiều ngân hàng không còn dư giả như trước. Nhiều ngân hàng thậm chí phải huy động vốn để bù đắp thanh khoản, buộc phải tìm cách “lách” trần lãi suất huy động, thậm chí phải chi lãi ngoài để thu hút vốn. Tăng lãi suất điều hành sẽ chấm dứt tình trạng lách luật này, giúp cải thiện thanh khoản ngân hàng.Đương nhiên, chi phí vốn cao, trong khi room tín dụng ít ỏi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp thời gian tới, từ đó ảnh hưởng phần nào tới khả năng phục hồi của nền kinh tế.   Mặc dù vậy, tôi cho rằng, với chính sách tiền tệ coi trọng ổn định vĩ mô, mặt bằng lãi suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay - thời gian tới sẽ nhích từ từ chứ không tăng mạnh. Tôi nghĩ rằng, từ nay đến cuối năm nam, tỷ giá sẽ biến động không quá 1% nữa và biên độ biến động tỷ giá cả năm sẽ không quá 5%. Đầu tháng 9/2022, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh tỷ giá, hấp thụ phần nào áp lực của thị trường. Với cách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước hiện nay, tỷ giá bán ra của Ngân hàng Nhà nước sẽ đi ngang một thời gian nữa mới tiếp tục tăng (nếu có).Tất nhiên, tỷ giá trong nước chỉ biến động xoay quanh 5%, nếu tình hình vẫn tiếp tục như hiện tại, còn nếu tình hình thế giới có biến động (ví dụ như xung đột leo thang), Fed tăng mạnh lãi suất cao hơn mức dự báo..., thì Ngân hàng Nhà nước có thể phải điều chỉnh tỷ giá mạnh tay hơn.Diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ, song nền tảng nội tại của nước ta vẫn rất tốt và Chính phủ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia ổn định vĩ mô tốt nhất và tăng trưởng tốt nhất khu vực.Tôi cho rằng, tăng trưởng kinh tế quý III, quý IV năm nay của Việt Nam vẫn rất tích cực, lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Tuy vậy, do lãi suất tăng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp khó khăn nên khả năng tăng trưởng GDP năm sau sẽ chậm lại. Bởi nếu tình hình vẫn như hiện nay, sang năm 2023, mặt bằng lãi suất có thể cao hơn năm nay và cung tín dụng vẫn sẽ được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.Phó thống đốc: Kiên định định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%Họp báo ngay sau khi quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước khẳng định mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm giá trị tiền đồng.Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, trong bối tình hình thế giới biến động mạn, chính sách tiền tệ trong nước bị tác động mạnh.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đặt ra các nhiệm vụ mục tiêu quan trọng thời gian tới. Theo đó, mục tiêu quan trọng ưu tiên số 1 trong điều hành là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm giá trị tiền đồng.Mục tiêu thứ hai là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện nhanh chóng để khôi phục nền kinh tế sau dịch, đảm bảo tăng trưởng kin tế trên 6,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra.Đồng thời, tiếp tục đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế; đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng bằng các công cụ kiểm soát, các chỉ số đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ cũng phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu đảm bảo an toàn.Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp các bộ ngành liên quan làm tốt công tác tín dụng đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình tín dụng, chính sách xã hội, đặc biệt là chương trình Nghị quyết 43 của Quốc hội.Việc điều chỉnh lãi suất điều hành thời gian qua, theo Phó thống đốc, là theo hướng phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, Phó thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ kêu gọi các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí, ứng dụng công nghệ hiện đại để giảm bớt chi phí, từ đó hạ lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.Về tỷ giá, trong quý III/2022, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng (áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng; USD quốc tế tăng giá mạnh; Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh hơn; xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới; căng thẳng Nga - Ukraine,…). Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá, phù hợp, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.“Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành đảm bảo ổn định tỷ giá, duy trì trạng thái ngoại tệ hợp lý theo nhu cầu thị trường”, ông Tú khẳng định.Về điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước kiên định định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phẩn kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.Theo đó, tín dụng được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.Đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.“Chúng tôi đã lường trước năm 2023 cũng sẽ là một năm khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ, từ đó có những giải pháp mang tính dài hơi”, ông Tú nói.Định hướng của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới là tiếp tục theo dõi sát, thích ứng với các diễn biến thị trường trong và ngoài nước, điều hành linh hoạt, thận trọng và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất cho vay.Đồng thời, điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào sản xuất, kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát nhập khẩu. Để đẩy mạnh triển khai hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhà nước thành lập các đoàn khảo sát liên ngành để đánh giá và đôn đốc triển khai tại các ngân hàng thương mại và các địa phương…   Lãi suất tăng, thanh khoản căng, ngân hàng vẫn triển vọng lạc quan trong dài hạnTrong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay, các chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng, ít có khả năng các ngân hàng thương mại được nhận thêm hạn mức tín dụng từ giờ cho đến hết năm 2022. Bên cạnh đó, chi phí vốn tăng (lãi suất tăng) cũng gây áp lực cho các ngân hàng.Mặc dù vậy, năm nay, dự kiến các ngân hàng vẫn có khả năng giảm thiểu rủi ro và duy trì biên lãi thuần (NIM), từ đó ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ tăng 31%.Vừa qua, NHNN đã nới room tín dụng cho khoảng 18 ngân hàng, tuy nhiên mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn duy trì 14%.  Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để duy trì NIM, cho vay bán lẻ là sự lựa chọn tối ưu cho các ngân hàng.Kể từ tháng 4/2022, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo thắt chặt giám sát việc phát hành TPDN... Dù Nghị định 65/2022/NĐ-CP) về trái phiếu riêng lẻ đã được ban hành song việc thay đổi sẽ không thể hoàn thiện “một sớm một chiều” mà sẽ cần thời gian. Do đó, các chuyên gia VNDirect cho rằng, thị trường TPDN sẽ còn tăng trưởng chậm cho đến ít nhất là sang năm sau. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và NIM nửa cuối năm nay của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có tỷ trọng TPDN trong danh mục tín dụng lớn.Để vượt qua khó khăn nói trên, hầu hết các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ kể từ Q2/22 để cân bằng rủi ro chất lượng tín dụng/tài sản và tối ưu NIM; điển hình như TCB, MBB, HDB, TPB, VIB...Vì cho vay bán lẻ mang lại lợi suất hơn so với các phân khúc khác, hầu hết các ngân hàng đã phần nào bù đắp được những ảnh hưởng tiêu cực từ TPDN và duy trì lợi suất tài sản không giảm mạnh trong 6T22 (ngoại trừ VPB do FE Credit phục hồi yếu hơn dự kiến).Cùng với chi phí vốn thấp, nhìn chung NIM của các ngân hàng vẫn được duy trì trong 6 thán đầu năm. Trước bối cảnh tín dụng hạn chế và rủi ro NIM thu hẹp khi chi phí vốn của các ngân hàng sẽ không còn duy trì ở mức thấp trong thời gian tới (do hệ quả của việc lãi suất tiền gửi tăng), chúng tôi tin rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực cho vay phù hợp để tối ưu lợi suất tài sản.Thời gian qua, NHNN đã có sự ưu ái hơn đối với các NHTM có tỷ trọng cho vay bán lẻ cao trong danh mục tín dụng để cấp thêm hạn mức tín dụng trong đợt vừa qua. Vì vậy, cho vay bán lẻ sẽ được ưu tiên và đây sẽ là lợi thế lớn đối với các ngân hàng tập trung vào phân khúc này để vượt qua rủi ro NIM thu hẹp nói trên. Bên cạnh đó, các ngân hàng với tỷ lệ CASA cao và thanh khoản dồi dào với hệ số LDR thấp sẽ tối ưu hóa được chi phí vốn và NIM của mình.Chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng, về dài hạn, lợi nhuận ngân hàng năm 2023 vẫn lạc quan nhờ chất lượng tài sản ổn định, thu nhập từ phí tăng và tỷ lệ chi phí tín dụng giảm mạnh.Định giá ngành ngân hàng đã giảm xuống mức hấp dẫn là 1,3 lần P/B 2022 (thấp hơn 35% so vớivới bình quân 3 năm là 2,0 lần).  Đợt điều chỉnh gần đây của thị trường đã đưa định giá ngành ngân hàng xuống mức hấp dẫn với 1,3 lần P/B 2022, thấp hơn 35% so với mức trung bình 3 năm là 2,0 lần. Những lo ngại của thị trường về lạm phát và nợ xấu gia tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư đối với triển vọng ngành ngân hàng kể từ đầu năm. Hơn nữa, tâm lý thị trường đối với nhóm ngân hàng còn bị ảnh hưởng hơn khi thị trường vốn bắt đầu chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, bất chấp mục đích để cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường vốn trong dài hạn.“Chúng tôi tin rằng các ngân hàng sẽ có đủ khả năng để vượt qua khó khăn này nhờ chất lượng tài sản vững chắc và khả năng kiểm soát tốt đối với các mảng cho vay rủi ro cao”, báo cáo nhấn mạnh.Câu chuyện tỷ giá và lạm phát: Ổn định không có nghĩa là bất độngTheo ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh), gần đây, bắt đầu có những tranh luận về chính sách tỷ giá. Một luồng quan điểm cho rằng, nhiều đồng tiền của đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu đều đang mất giá từ vừa (vài phần trăm), đến mạnh (10-22%) so với USD. Điều đó dẫn đến một sức ép phải phá giá.Ngược lại, có quan điểm như ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là, “giữ tỷ giá ổn định là ‘phòng tuyến sông Cầu’ cho lạm phát. Nếu vỡ phòng tuyến tỷ giá này thì lạm phát sẽ tràn vào, vô cùng khó khăn".Những quan điểm trái chiều trên tạo ra nhiều tranh luận. Nhưng có một vấn đề là, các tranh luận đó có xu hướng mang tính lựa chọn một trong hai, chỉ có 2 thái cực, hoặc là phá giá hoặc là giữ cố định tỷ giá vào USD như hiện tại, dùng phòng tuyến cuối cùng là dự trữ ngoại hối can thiệp.Thực tế thì đây là những cách hiểu sai.Giữa 2 thái cực phá giá và cố giữ tỷ giá không đổi, có rất nhiều cách khác nhau để mô tả về trạng thái tỷ giá. Một ví dụ là xếp hạng các chính sách tỷ giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) với hơn 10 loại khác nhau. Nó giống như một trò chơi, có một thanh trượt điều khiển mức độ nguồn lực phân bổ tập trung cho quân đội, hay cho cải thiện đời sống người dân, không phải cứ 100% vào quân đội hoặc 100% vào kinh tế. Ngoài ra, trong các trò chơi đó, mỗi nước còn có đặc tính và quân bài tối thượng và đặc biệt riêng, chứ không phải có mỗi công cụ can thiệp bằng dự trữ ngoại hối.Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang giữ vai trò cân chỉnh thanh trượt cũng như cân đo đong đếm khi nào nên thả những quân bài tối thượng lên bàn. Nên trượt 10-20% như nhiều đồng tiền châu Âu, hay cố thủ toàn lực một mức USD/CNY 7,0 như Trung Quốc để rồi giờ vỡ thì lui về phòng thủ những mức khác (một số đang đề cập mức 7,5)? Hoặc trượt một lần vài phần trăm rồi cố thủ toàn diện với nhiều công cụ khác như Thái Lan từng làm (và thất bại)?Có rất nhiều thử nghiệm đã có trong lịch sử và không có yếu tố khoa học trong này, mỗi thời mỗi khác. Phá giá hay bảo vệ mốc tỷ giá hiện tại (to devalue or to defend) là tên một bài viết hay tôi đọc được trên một tạp chí nghiên cứu chính trị mấy năm trước. Nó trước tiên là một vấn đề chính trị. Tùy vào định hướng chiến lược phát triển chính trị - xã hội cũng như ngoại giao mà nhiều nước sẽ có lựa chọn về xu hướng phá giá hay giữ tỷ giá.Và sau đó, có định hướng rồi, nó vẫn phụ thuộc vào thực tế năng lực nền kinh tế có làm được không. Muốn giữ tỷ giá, phải cân nhắc 4 nhân tố cán cân thanh toán: cán cân thương mại, kiều hối và những khoản chuyển giao một lần khác (ví dụ rút lợi nhuận về nước của công ty nước ngoài), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn gián tiếp (FII).Trong điều kiện Việt Nam, nếu chỉ tập trung nhìn vào dự trữ ngoại hối là một cái nhìn phiến diện vì phải cân chỉnh theo kết quả các cân bằng vĩ mô ở trên. Nếu dòng vốn FDI, FII tổng thể, kiều hối cân bằng được sức ép về cán cân thương mại, thì sức ép tỷ giá trên thị trường có thể tự thân cân bằng được. Can thiệp chỉ là điều chỉnh cho thời điểm và kỳ hạn của các dòng tiền vào và ra khớp nhau.Ngoài ra, kinh nghiệm chống trả gần đây của các nước cho thấy, rất nhiều công cụ của các ngân hàng trung ương đã được sử dụng với các tên gọi khác nhau để hỗ trợ tỷ giá mà không dùng đến can thiệp bằng dự trữ ngoại hối. Đó là những loại lãi suất hoặc công cụ mà ngân hàng trung ương giao dịch với ngân hàng thương mại để cân bằng nhu cầu trên thị trường ngoại hối.Ví dụ gần nhất là Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ ngoại tệ ở ngân hàng thương mại từ 8% xuống 6% để hỗ trợ tỷ giá CNY. Và trong trường hợp can thiệp ngoại hối, NHNN còn cả công cụ kỳ hạn để đẩy cung cầu về tương lai một cách tạm thời. Các công cụ này không có hiệu quả dài hạn, nhưng chống đỡ ngắn hạn 3 tháng từ nay đến cuối năm thì vẫn có thể.Vì sao đến cuối năm?Đó là vì đỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đạt đâu đó tháng 3 đến tháng 6/2023 (xem hình), trong khi đỉnh lãi suất các nước khác đang cố gắng đuổi theo.USD không thể mạnh mãi được và đặc biệt vị thế đầu tư nhiều tỷ USD đang đổ ngược từ EU và châu Á vào Mỹ năm nay có thể đảo chiều, là giữa năm sau hay cuối năm sau thì không ai biết, nhưng có thể đảo chiều. Tại sao? Vì lãi suất cao thì nền kinh tế Mỹ cũng không chịu nổi. Sức ép lên Fed sẽ ngày một gia tăng khi kinh tế Mỹ tăng trưởng không mạnh như dự kiến. Đây chỉ là một kịch bản, nhưng không thể hoàn toàn bị loại trừ. Đó là trong trường hợp tốt.Trong trường hợp xấu, kinh tế Mỹ mạnh, lạm phát cao “lỳ lợm”, Fed phải tăng lãi suất có khi đến 5% để chống lạm phát, thay vì kỳ vọng 4-4,5% như hiện tại. Khi đó, sức ép lên giá USD càng mạnh trên toàn cầu. Như GS. Ken Rogoff của Đại học Harvard nói, vẫn có khả năng EUR rớt tiếp 15% nữa so với USD. Vậy thì sao?Ta đã thấy trong trường hợp kẻ địch mạnh như vậy, cố thủ thành trì đánh tới cuối cùng thì sẽ thiệt hại toàn quân. Vậy bỏ thành này rút về thành khác, như Trung Quốc nếu giữ không nổi mức 7 thì có thể rút về thủ những mốc sau của CNY.Việt Nam hoàn toàn có thể tùy cơ ứng biến, điều chỉnh tỷ giá trượt theo sức ép (sau khi quan sát kiều hối, FDI, FII và cán cân thương mại - những yếu tố cực kỳ khó đoán).Thực tế mấy hôm nay đã có tin đồn Ngân hàng Trung ương Anh đã ra can thiệp để độ biến động của bảng Anh so với USD không quá cao - một cách tạo tấm đệm cho nền kinh tế Anh dù vẫn để tỷ giá GBP/USD trượt về thấp nhất trong 37 năm.Vì vậy, làm chính sách không thể chỉ nhìn vào dự trữ ngoại hối đầy hay vơi để đánh giá cục diện. Cần phải có một tầm nhìn toàn diện về dòng vốn, cân bằng thị trường ngoại hối và áp lực tỷ giá.Năm ngoái, tôi đã đăng một bài nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế International Review of Financial Analysis là một tạp chí rank A của ngành tài chính, cho thấy chính sách tỷ giá và biến động của nó nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích được trả lương triệu đô trên thị trường rất xa.Vì vậy, không ai dám đảm bảo tỷ giá sẽ ra sao, áp lực thế nào vào ngày mai, tuần sau. Và không ai có thể khẳng định giữ tỷ giá mốc nào là tốt và cách tiếp cận chọn “ổn định” là cố gắng hạn chế độ biến động (volatility) cũng như mức lệch chuẩn (skewness) ở mức phù hợp. Đó là duy trì ổn định, không phải là cố định tỷ giá (peg).Nói cách khác, chọn ổn định không có nghĩa là cố thủ mức tỷ giá hiện tại, thậm chí lạm phát hiện tại 4%, một cách mù quáng, mà cần phải điều chỉnh mức thay đổi phù hợp. Và công cụ song song để hỗ trợ đồng nội tệ chính là tăng lãi suất.Gần đây, GS. Ken Rogoff viết rằng, USD mạnh có nguy cơ gây ra tác động đặc biệt đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, bởi các công ty tư nhân và ngân hàng ở các quốc gia này vay vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bằng USD. Lãi suất cao của Mỹ có xu hướng đẩy lãi suất của những người đi vay yếu hơn một cách không tương xứng. Trên thực tế, chỉ số USD sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu nhiều ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi không chủ động tăng lãi suất để giảm áp lực lên tiền tệ quốc gia. Nhưng sự thắt chặt như vậy tất nhiên sẽ đè nặng lên nền kinh tế trong nước của họ.Theo GS. Ken Rogoff, thực tế các thị trường mới nổi cho đến nay phần lớn vẫn chịu được lãi suất cao hơn và USD mạnh hơn. Đây là một điều gây ngạc nhiên, nhưng liệu họ sẽ tiếp tục chịu đựng trong bao lâu, nếu Fed theo đuổi con đường thắt chặt? Đặc biệt, nếu Mỹ cùng châu Âu rơi vào suy thoái cũng như suy giảm ở Trung Quốc, thì điều tồi tệ sẽ đến.Các nền kinh tế mới nổi đang đứng trước một cú sốc rất lớn do USD mạnh và lãi suất Mỹ tăng tạo ra. Nhưng như vậy không có nghĩa là kêu gọi phá giá ngay, hay hoảng loạn chỉ vào con số dự trữ ngoại hối sụt giảm mà lo ngại.Trung Quốc có 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối thì sao? Có mấy chục quỹ đầu tư nước ngoài đang tập trung đánh CNY xuống.Cần lưu ý rằng, một khi điều chỉnh tỷ giá mạnh, bạn sẽ thu hút sự chú ý của những cá mập quỹ đầu cơ đang đặt cược rằng bạn sẽ điều chỉnh mạnh nữa. Đơn giản như khi bắt đầu có máu thì sẽ thu hút cá mập đến vậy.Đến nay, Việt Nam rất ổn định vĩ mô, không có báo cáo phân tích nào “chê”, mà có nhiều báo cáo khen, nên họ không động đến, không đặt cược VND giảm giá mạnh. Chúng ta may mắn như vậy thì không nên tự dọa mình, hay cắt tay cho chảy máu lênh láng dụ cá mập. Chúng ta điều chỉnh theo điều kiện của bản thân sau khi đã ráng hết khả năng, với tôn chỉ lấy ổn định là định hướng.Ổn định không có nghĩa là bất động. Nhưng chắc chắn là không nên manh động.Tán thành cơ chế cấp room tín dụng song các ngân hàng đề nghị tránh phân bổ cào bằng. Các kiến nghị về tiêu chí phân bổ chỉ tiêu tín dụng đang được NHNN nghiên cứu để hoàn thiện công cụ hạn mức tín dụng năm 2023.Hiện nay, việc điều hành tín dụng của NHNN đang được sự quan tâm lớn của dư luận, doanh nghiệp, các TCTD, chuyên gia, báo chí... Vấn đề đặt ra đối với NHNN là phải giải bài toán tổng thể, bởi chính sách điều hành hôm nay không chỉ ngắn hạn mà cần phải căn cơ, dài hạn, bài bản, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vừa đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ tăng trưởng, ổn định tỷ giá, lãi suất…Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, trước năm 2021, do đặc thù kinh tế Việt Nam, các nhu cầu vốn phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, kênh tín dụng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế, có tốc độ tăng rất nhanh.Giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng tăng bình quân trên 36%, tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng rất nhanh, kéo theo các cuộc đua lãi suất, dẫn đến lãi suất cho vay tăng nhanh, nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng cao. Nhiều TCTD mất khả năng thanh toán, hệ thống đứng trước bờ vực khủng hoảng, gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát lên mức 2 con số, đỉnh điểm là vào năm 2008. Các tổ chức quốc tế IMF, WB, Moody’s… cảnh báo nới lỏng tín dụng giai đoạn này đã gia tăng nguy cơ rủi ro trọng yếu đối với nền kinh tế, đe dọa an toàn hệ thống, mất khả năng kiểm soát, nợ xấu...Ngoài ra, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nên tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngân hàng.Cơ chế room tín dụng được NHNN áp dụng từ năm 2011 căn cứ năng lực tài chính, quản trị, điều hành của từng TCTD.  Các tiêu chí chính sách phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01 của Thống đốc và đều được kiểm toán NHNN, kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán, đánh giá thể hiện rõ nguyên tắc công khai, minh bạch. Tổng kết quá trình triển khai biện pháp phân bổ tăng trưởng tín dụng  từ 2011 đến nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống giảm mạnh từ 30%/năm (cá biệt có năm lên tới 53,8%) xuống chỉ còn 12 – 14% những năm gần đây.Sự ổn định của thị trường tiền tệ đã góp phần kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy các TCTD nâng cao năng lực quản trị điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động và giảm mặt bằng lãi suất thị trường.Từ năm 2020 đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục trải qua nhiều biến động lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động ngân hàng, áp lực lạm phát tăng cao, khiến hầu hết NHTW trên thế giới đẩy nhanh tiến trình thắt chặt CSTT, tăng mạnh lãi suất, gây thách thức rất lớn cho công tác điều hành CSTT và tín dụng của NHNN. Trong bối cảnh đó, tín dụng ngân hàng chỉ là một trong các giải pháp điều hành mà NHNN phải điều hành đồng bộ, linh hoạt hài hòa với các công cụ khác để đảm bảo mục tiêu lớn nhất là ổn định hệ thống kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.Tại hội nghị đa số các TCTD đánh giá việc điều hành tín dụng của NHNN trong thời gian qua là phù hợp. Các ý kiến đều cho rằng chúng ta chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng. Tỷ lệ TTTD 14% năm 2022 là phù hợp trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau dịch và đã tăng cao hơn so với năm trước.Các ý kiến cũng cho rằng, nếu tỷ lệ TTTD cao sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua lãi suất giữa các TCTD và an toàn hệ thống. Cũng tại Hội nghị, đa số lãnh đạo các TCTD như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank, SHB, MB,… đều đồng tình với đánh giá, nhận định của NHNN về tình hình kinh tế vĩ mô và các giải pháp chỉ đạo, điều hành của NHNN thời gian qua.Nền kinh tế trong nước đang chịu nhiều áp lực do tác động lan tỏa của biến động kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải đảm bảo kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn một cách hợp lý nhất để vừa kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo phục hồi và tăng trưởng.Ủng hộ cơ chế cấp room tín dụng song lãnh đạo nhiều ngân hàng đề nghị, cần có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) tránh việc phân bổ cào bằng; và việc thông tin riêng đến từng TCTD là cần thiết vì phân bổ theo xếp loại không thể công khai ra công chúng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa các TCTD.Các chuyên gia cũng đánh giá việc xếp hạng theo Thông tư 52 là minh bạch, công bằng, khách quan, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD và an toàn hệ thống cũng như kiểm soát lạm phát, bảo vệ được tăng trưởng, đồng thời đảm bảo được hài hòa giữa các mục tiêu mà đôi khi các mục tiêu đan xen lẫn nhau, chúng ta phải sử dụng các biện pháp mà đôi khi không phải là biện pháp hành chính nhưng đang phát huy hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD.Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là một tham số kinh tế vĩ mô rất quan trọng, các NHTW trên thế giới đều kiểm soát chỉ tiêu này trực tiếp hoặc gián tiếp. Tại Việt Nam, chỉ tiêu này hàng năm đã được tính toán và xác định dựa trên các mô hình kinh tế lượng, căn cứ mục tiêu lạm phát, diễn biến kinh tế vĩ mô, tổng quy mô tăng trưởng tín dụng được xử lý khoa học. Tiêu chí phân bổ cho các ngân hàng càng ngày càng được làm chặt chẽ hơn theo Thông tư 52.Trong năm 2022, để kịp thời thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD, NHNN đã căn cứ các kết quả xếp hạng năm 2020 của từng TCTD theo Thông tư 52. Đây là kết quả xếp hạng mới nhất tại thời điểm phân bổ đầu năm. Đồng thời NHNN đã áp dụng một số chỉ tiêu để cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của chính phủ và điều hành của NHNN làm cơ sở điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu TTTD đối với từng TCTD trong quá trình phân bổ như tiêu chí các TCTD tham gia xử lý các TCTD yếu kém, …Do đó, ngay sau khi có kết quả xếp hạng mới nhất của các TCTD theo thông tư 52, NHNN đã cập nhật chỉ tiêu TTTD năm 2022 của các TCTD theo kết quả xếp hạng chính thức năm 2021. Đồng thời nắm bắt nhu cầu TTTD căn cứ diễn biến thị trường.Theo bà Ngô Thu Hà, Quyền Tổng giám đốc NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), trong bối cảnh vĩ mô của năm 2021 – 2022, việc điều hành CSTT, chính sách tín dụng của NHNN đã góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế, tạo thuận lợi cho các ngân hàng triển khai hoạt động kinh doanh. Liên quan đến chỉ tiêu TTTD, NHNN đã có điều chỉnh kịp thời, phù hợp với hoạt động của các ngân hàng cũng như diễn biến của thị trường. Cơ bản ngân hàng đồng thuận với định hướng và các chỉ tiêu phân bổ.Cùng chung quan điểm, ông Lưu Trung Thái, Tổng Giám đốc NHTMCP Quân đội (MB) cho rằng, thực tế nhiều năm qua đã chứng minh phương pháp điều hành tín dụng của NHNN và phân bổ chỉ tiêu TTTD hàng năm cho từng TCTD đã phát huy hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc thông báo chỉ tiêu TTTD ngay từ đầu năm cũng giúp các TCTD chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo ông Thái, nhu cầu vốn của nền kinh tế hiện nay là rất lớn, tuy nhiên cũng không thể dồn hết vào hệ thống ngân hàng mà cần phải phát triển qua nhiều kênh khác.Tổng giám đốc MB Bank cũng đánh giá các tiêu chí phân bổ chỉ tiêu TTTD cũng được NHNN thực hiện công khai, minh bạch căn cứ kết quả đánh giá xếp hạng theo Thông tư 52 cùng với các tiêu chí khác. Các tiêu chí của Thông tư 52 đã phản ánh các tiêu chuẩn chung của thế giới đồng thời có các tiêu chuẩn đánh giá của NHNN. Cách tiếp cận theo xếp hạng như vậy là phù hợp với thực tế.Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc NHTMCP Quốc tế (VIB) đồng tình với các định hướng điều hành CSTT, tín dụng được Thống đốc NHNN đề ra tại Chỉ thị 01 ngay từ đầu năm. Trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay, mức TTTD quanh 14% cho năm 2021 là phù hợp, đã góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế, và phù hợp với các định hướng tín dụng của NHNN. Cũng theo ông Vũ, việc áp dụng chỉ tiêu hạn mức tín dụng cho tiêu chí tham gia xử lý các TCTD yếu kém là hợp lý, tạo điều kiện hỗ trợ cho các ngân hàng có thêm nguồn lực.Hầu hết đại diện các ngân hàng cũng cho rằng việc duy trì xếp hạng theo Thông tư 52 để làm căn cứ phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng TCTD là cần thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng đề xuất NHNN xem xét các tiêu chí như TCTD lành mạnh, đáp ứng tiêu chí về an toàn, khuyến khích ở mức độ nhất định với các TCTD tuân thủ các chuẩn mực quốc tế mới như Basel III, mức độ chuyển đổi số,…Đối với các kiến nghị về tiêu chí xem xét phân bổ chỉ tiêu tín dụng, cách thức phân bổ,… Thống đốc yêu cầu các đơn vị chức năng của NHNN tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi,… để hoàn thiện công cụ hạn mức tín dụng và điều hành TTTD năm 2023. Chặn cửa mua gian, bán lận trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻKhông chỉ nâng cao chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các quy định mới cũng bịt lỗ hổng bán chui trái phiếu cho nhà đầu tư không chuyên qua hình thức hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho hay, dù Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã quy định chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, song thời gian qua, rất nhiều đơn vị đã lách luật. “Đây là khoảng trống pháp lý lớn của Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được ban hành đã bịt được lỗ hổng này”, ông Hà nhận xét.Cụ thể, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ quy định: nhà đầu tư không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức.Nghị định nêu rõ, trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Nghị định cũng quy định, các tổ chức cung cấp dịch vụ (nhất là tổ chức phân phối trái phiếu) nếu vi phạm trong mời chào nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.Như vậy, Nghị định 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã chặn cửa mua bán chui trái phiếu doanh nghiệp diễn ra rầm rộ thời gian qua, nhiều lần được Báo Đầu tư phản ánh. Thậm chí, sau sự cố Tân Hoàng Minh, tình trạng lách luật bán chui TPDN vẫn diễn ra tràn lan  thông qua hình thức ủy thác đầu tư, góp vốn đầu tư…Tình trạng lách luật bán TPDN cho nhà đầu tư cá nhân không chuyên khiến Bộ Tài chính lo lắng. Trong báo cáo gửi Chính phủ trước đó, Bộ này cho hay, các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư để mua TPDN trong trường hợp vụ việc Tân Hoàng Minh đặt ra vấn đề về việc cần quy định cụ thể hình thức hợp đồng dân sự này để có biện pháp quản lý phù hợp với bản chất của hoạt động đầu tư vào những sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành giúp các doanh nghiệp thở phào vì điều kiện phát hành trái phiếu không khắt khe như dự thảo trước đó.Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) khẳng định, Nghị định 65/2022/NĐ-CP không phải nhằm thắt chặt thị trường trái phiếu, không bổ sung điều kiện phát hành trái phiếu, chỉ bổ sung các quy định tăng tính minh bạch và tăng khả năng giám sát thị trường.Nghị định cũng bổ sung nhóm quy định nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư. Cụ thể, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải có danh mục chứng khoán niêm yết giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng, thời gian tối thiểu 180 ngày. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày được xác nhận.Bên cạnh đó, nhà đầu tư mua trái phiếu trong từng giao dịch phải ký cam kết hiểu rõ rủi ro phát sinh trong đầu tư, giao dịch trái phiếu; tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu…Việc nâng chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng như tăng mức độ công khai, minh bạch thông tin của doanh nghiệp phát hành được giới chuyên gia đánh giá tích cực. Tuy nhiên, các quy định chặt chẽ hơn sẽ khiến thị trường TPDN chưa thể sớm sôi động trở lại.Bà Trần Thị Thu Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SHS cho rằng, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ làm “cầu” trên thị trường TPDN sút giảm đáng kể. Trên thực tế, số lượng nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có danh mục tài sản trên 2 tỷ đồng tối thiểu 180 ngày không nhiều và thường nhà đầu tư chứng khoán cũng không có “khẩu vị” chuyển sang TPDN.Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup đánh giá, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ hạn chế các doanh nghiệp có dự án kém minh bạch phát hành TPDN riêng lẻ, giúp các doanh nghiệp uy tín, đặc biệt là các công ty đại chúng có cơ hội phát hành thuận lợi hơn. “Nghị định cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để trả nợ, giải tỏa lo lắng cho nhiều doanh nghiệp”, ông Thuân nhận xét.Mặc dù vậy, ông Thuân cho rằng, việc nâng cao tiêu chuẩn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và nâng cao mệnh giá trái phiếu gấp 1.000 lần so với quy định cũ sẽ khiến thị trường có ít nhà đầu tư tham gia hơn, có sự chọn lọc hơn so với trước. Bên cạnh đó, cầu trái phiếu còn kém sôi động do ngân hàng đã cạn room tín dụng. Điểm tích cực là nhờ thông tin minh bạch, nhà đầu tư sẽ yên tâm trở lại.  Trên đây là bài viết của chúng tôi về tin tức pháp luật mới nhất.Công ty Luật Legalzone Hotline tư vấn: 088.888.9366 Email: Support@legalzone.vn Website: https://legalzone.vn/  Hệ thống: Thủ tục pháp luật Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội