0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60af115f7cb78-Noi-dung-mau-bao-cao.jpg.webp

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc đề xuất chủ trương đầu tư dự án. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin đề xuất chủ trương…Legalzone giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin liên quan đến mẫu báo cáo này trong bài viết dưới đây:

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì?

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Qui định về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Nội dung báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công

Nội dung chủ yếu của là chương trình đầu tư công bao gồm:

Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và qui hoạch có liên quan theo qui định của pháp luật về qui hoạch;

Mục tiêu, phạm vi và qui mô chương trình;

Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;

Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lí, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;

Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;

Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;

Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo qui định của pháp luật;

Giải pháp tổ chức thực hiện.

 Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C

Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lí

Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:

Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo , thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

Chỉ đạo đơn vị hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.

Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lí

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo 

Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo ; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lí;

Chỉ đạo cơ quan hoàn chỉnh báo cáo đề xuất theo ý kiến thẩm định. (Theo Luật Đầu tư công năm 2019)

Một số hạn chế trong quy định 

Chưa có cơ sở rõ ràng

Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Tuy nhiên, nhiều đơn vị trực thuộc các cơ quan này không có đầy đủ về bộ máy, nhân lực và chuyên môn để thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư như UBND các xã, các đơn vị sự nghiệp công lập không có chuyên môn quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nên phải thuê các đơn vị tư vấn đủ điều kiện, năng lực thực hiện việc này nhưng lại vướng do chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư dự án đầu tư công.

Có ý kiến cho rằng, có thể thực hiện theo Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020. Tuy nhiên, tại Khoản 20, Điều 1 và Khoản 21, Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng như:

Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu…

Còn ở bước lập báo cáo chủ trương đầu tư, chưa có cơ sở rõ ràng để tổ chức thực hiện các công tác như: Lập và phê duyệt đề cương, khảo sát sơ bộ, lên phương án thiết kế sơ bộ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư…

Chi phí cho quá trình lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Luật Đầu tư công cũng chưa điều chỉnh nội dung liên quan đến chi phí cho quá trình lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Hiện tại có quy định về chi phí này tại Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2019 và Điều 4, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, tuy nhiên tất cả đều được dẫn chiếu về Khoản 2, Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2019 với nội dung như sau:

“Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.”.

Do vậy, cơ sở của định mức chi phí hoặc cơ sở để lập dự toán chi phí như vậy là chưa rõ ràng nên hầu hết các dự án được phê duyệt đều không ghi vốn cho các khoản, mục chi phí bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Đơn vị trực thuộc nêu trên không có kinh phí chi trả nên phụ thuộc các đơn vị tư vấn.

Một vướng mắc nữa là các đơn vị trực thuộc nêu trên không có kinh phí chi trả nên phụ thuộc các đơn vị tư vấn.

Ngược lại thì các đơn vị tư vấn này cũng không chắc chắn rằng mình có được trả phí cho việc lập hồ sơ báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư hay không, nên các ý tưởng chủ chốt của dự án hoặc là rất nghèo nàn hoặc là đã bị hướng theo các chủ ý khác.

Dù vô tình hay hữu ý thì đến bước lập dự án, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, các đơn vị tư vấn này đều muốn được tiếp tục giao thực hiện để có chi phí bù vào bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đã không được chi trả.

Điều này dẫn đến sự không bình đẳng, phụ thuộc, ảnh hưởng tới chất lượng dự án do việc chủ đầu tư đều phải lựa chọn đơn vị tư vấn đã thực hiện ở bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trường học lập các bước tiếp theo của dự án.

Một số đơn vị đã nhận ra các vướng mắc này nhưng do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng nên chưa mạnh dạn đưa chi phí này vào tổng mức đầu tư.

Có một số bộ, ngành Trung ương đưa chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư vào tổng mức đầu tư của dự án.

Do đó kiến nghị phải có hướng dẫn, quy định về các nội dung còn thiếu này, đảm bảo phủ kín các bước chuẩn bị, thực hiện, hậu đầu tư.

Cần quy định cụ thể về thời gian

Hiện tại đã có quy định rất rõ ràng về thời hạn thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhưng không có quy định về khoảng thời gian trình báo cáo tối thiểu trước kỳ hạn cuối cùng để các đơn vị có liên quan tham gia thẩm định nên việc lập các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư luôn bị động, dồn nén vào cuối kỳ, nguyên nhân chính do:

Các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư vướng mắc trong quá trình thuê tư vấn hoặc các cơ quan này không có chuyên môn về đầu tư xây dựng nên lúng túng, chậm trễ, thường gửi các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư về đơn vị đầu mối

Và các đơn vị tham gia ý kiến rất muộn kéo theo việc các cơ quan tham gia thẩm định không có đủ thời gian xem xét, không thể tham mưu hết tất cả các mặt dẫn đến chất lượng một số Báo cáo không tốt.

Cơ chế, quy định về thời gian để các cơ quan

Để tránh bị động khi thẩm định Báo cáo , cần phải có cơ chế, quy định về thời gian để các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án phải trình trước kỳ hạn cuối trên đây một khoảng thời gian nhất định đủ để các sở, ngành, địa phương tham gia ý kiến.

Từ đó nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm tra hiện trường đầy đủ, tăng tính khả thi của chương trình, dự án.

Thời gian thẩm định chương trình, dự án

Thời gian thẩm định chương trình, dự án của Luật Đầu tư công cũng chưa rõ ràng, Điều 52 Luật Đầu tư công năm 2019 chỉ nêu:

“Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm là chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án”.

Điều này có thể dẫn tới một số hệ lụy như: Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư không cần thiết phải trình sớm để chương trình, dự án được thẩm định đủ thời gian theo quy định; thời gian trình thẩm định thường được dồn đến cuối kỳ hạn; các đơn vị tham gia thẩm định không có đủ thời gian tối thiểu để đề xuất, chỉnh sửa các nội dung dự án, làm giảm chất lượng dự án, phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có dự án bị kết luận chưa khả thi vào thời điểm thẩm định;

UBND các cấp bị động trong quá trình phê duyệt. Các sở, ngành, địa phương bị động trong quá trình thẩm định, tham gia ý kiến…

Do đó, cần có quy định về thời gian tối thiểu dành cho công tác thẩm định, thúc đẩy các đơn vị được giao chủ đầu tư lập chương trình, dự án trình thẩm định đủ thời gian để các đơn vị có liên quan xem xét, đảm bảo dự án khả thi.

 Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án

TÊN CƠ QUAN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………..………., ngày ….. tháng ….. năm …..

BÁO CÁO
Đề xuất chủ trương đầu tư dự án …………………..

Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án)

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan),

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án) với các nội dung chính sau:

THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

  1. Tên dự án:
  2. Dự án nhóm:
  3. Cấp quyết định đầu tư dự án:
  4. Tên chủ đầu tư (nếu có):
  5. Địa điểm thực hiện dự án:
  6. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án:

(trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể):

  1. Thời gian thực hiện:
  2. Các thông tin khác (nếu có):

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

  1. Nội dung chủ yếu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C: báo cáo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công.
  2. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B, nhóm C báo cáo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công và các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định này.

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án)./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Cơ quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án;
– Các cơ quan liên quan khác;
– Lưu: ………..
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Tên người đại diện

Trên đây là một số thông tin liên quan đến báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ

avatar
Lê Tún Anh
1059 ngày trước
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc đề xuất chủ trương đầu tư dự án. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin đề xuất chủ trương…Legalzone giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin liên quan đến mẫu báo cáo này trong bài viết dưới đây:Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là gì?Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tưBáo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.Qui định về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tưNội dung báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư chương trình đầu tư côngNội dung chủ yếu của là chương trình đầu tư công bao gồm:Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và qui hoạch có liên quan theo qui định của pháp luật về qui hoạch;Mục tiêu, phạm vi và qui mô chương trình;Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lí, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo qui định của pháp luật;Giải pháp tổ chức thực hiện. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm CTrình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm CĐối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản líNgười đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có trách nhiệm:Giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo , thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;Chỉ đạo đơn vị hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản líChủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo ; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lí;Chỉ đạo cơ quan hoàn chỉnh báo cáo đề xuất theo ý kiến thẩm định. (Theo Luật Đầu tư công năm 2019)Một số hạn chế trong quy định Chưa có cơ sở rõ ràngTheo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tưTuy nhiên, nhiều đơn vị trực thuộc các cơ quan này không có đầy đủ về bộ máy, nhân lực và chuyên môn để thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư như UBND các xã, các đơn vị sự nghiệp công lập không có chuyên môn quản lý dự án đầu tư xây dựngNên phải thuê các đơn vị tư vấn đủ điều kiện, năng lực thực hiện việc này nhưng lại vướng do chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư dự án đầu tư công.Có ý kiến cho rằng, có thể thực hiện theo Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020. Tuy nhiên, tại Khoản 20, Điều 1 và Khoản 21, Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng như:Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu…Còn ở bước lập báo cáo chủ trương đầu tư, chưa có cơ sở rõ ràng để tổ chức thực hiện các công tác như: Lập và phê duyệt đề cương, khảo sát sơ bộ, lên phương án thiết kế sơ bộ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư…Chi phí cho quá trình lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tưLuật Đầu tư công cũng chưa điều chỉnh nội dung liên quan đến chi phí cho quá trình lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.Hiện tại có quy định về chi phí này tại Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2019 và Điều 4, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, tuy nhiên tất cả đều được dẫn chiếu về Khoản 2, Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2019 với nội dung như sau:“Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.”.Do vậy, cơ sở của định mức chi phí hoặc cơ sở để lập dự toán chi phí như vậy là chưa rõ ràng nên hầu hết các dự án được phê duyệt đều không ghi vốn cho các khoản, mục chi phí bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tưĐơn vị trực thuộc nêu trên không có kinh phí chi trả nên phụ thuộc các đơn vị tư vấn.Một vướng mắc nữa là các đơn vị trực thuộc nêu trên không có kinh phí chi trả nên phụ thuộc các đơn vị tư vấn.Ngược lại thì các đơn vị tư vấn này cũng không chắc chắn rằng mình có được trả phí cho việc lập hồ sơ báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư hay không, nên các ý tưởng chủ chốt của dự án hoặc là rất nghèo nàn hoặc là đã bị hướng theo các chủ ý khác.Dù vô tình hay hữu ý thì đến bước lập dự án, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, các đơn vị tư vấn này đều muốn được tiếp tục giao thực hiện để có chi phí bù vào bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đã không được chi trả.Điều này dẫn đến sự không bình đẳng, phụ thuộc, ảnh hưởng tới chất lượng dự án do việc chủ đầu tư đều phải lựa chọn đơn vị tư vấn đã thực hiện ở bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trường học lập các bước tiếp theo của dự án.Một số đơn vị đã nhận ra các vướng mắc này nhưng do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng nên chưa mạnh dạn đưa chi phí này vào tổng mức đầu tư.Có một số bộ, ngành Trung ương đưa chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư vào tổng mức đầu tư của dự án.Do đó kiến nghị phải có hướng dẫn, quy định về các nội dung còn thiếu này, đảm bảo phủ kín các bước chuẩn bị, thực hiện, hậu đầu tư.Cần quy định cụ thể về thời gianHiện tại đã có quy định rất rõ ràng về thời hạn thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhưng không có quy định về khoảng thời gian trình báo cáo tối thiểu trước kỳ hạn cuối cùng để các đơn vị có liên quan tham gia thẩm định nên việc lập các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư luôn bị động, dồn nén vào cuối kỳ, nguyên nhân chính do:Các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư vướng mắc trong quá trình thuê tư vấn hoặc các cơ quan này không có chuyên môn về đầu tư xây dựng nên lúng túng, chậm trễ, thường gửi các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư về đơn vị đầu mốiVà các đơn vị tham gia ý kiến rất muộn kéo theo việc các cơ quan tham gia thẩm định không có đủ thời gian xem xét, không thể tham mưu hết tất cả các mặt dẫn đến chất lượng một số Báo cáo không tốt.Cơ chế, quy định về thời gian để các cơ quanĐể tránh bị động khi thẩm định Báo cáo , cần phải có cơ chế, quy định về thời gian để các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án phải trình trước kỳ hạn cuối trên đây một khoảng thời gian nhất định đủ để các sở, ngành, địa phương tham gia ý kiến.Từ đó nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm tra hiện trường đầy đủ, tăng tính khả thi của chương trình, dự án.Thời gian thẩm định chương trình, dự ánThời gian thẩm định chương trình, dự án của Luật Đầu tư công cũng chưa rõ ràng, Điều 52 Luật Đầu tư công năm 2019 chỉ nêu:“Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm là chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án”.Điều này có thể dẫn tới một số hệ lụy như: Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư không cần thiết phải trình sớm để chương trình, dự án được thẩm định đủ thời gian theo quy định; thời gian trình thẩm định thường được dồn đến cuối kỳ hạn; các đơn vị tham gia thẩm định không có đủ thời gian tối thiểu để đề xuất, chỉnh sửa các nội dung dự án, làm giảm chất lượng dự án, phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có dự án bị kết luận chưa khả thi vào thời điểm thẩm định;UBND các cấp bị động trong quá trình phê duyệt. Các sở, ngành, địa phương bị động trong quá trình thẩm định, tham gia ý kiến…Do đó, cần có quy định về thời gian tối thiểu dành cho công tác thẩm định, thúc đẩy các đơn vị được giao chủ đầu tư lập chương trình, dự án trình thẩm định đủ thời gian để các đơn vị có liên quan xem xét, đảm bảo dự án khả thi. Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự ánTÊN CƠ QUAN——-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc—————Số: ……………..………., ngày ….. tháng ….. năm …..BÁO CÁOĐề xuất chủ trương đầu tư dự án …………………..Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án)Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan),(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án) với các nội dung chính sau:THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁNTên dự án:Dự án nhóm:Cấp quyết định đầu tư dự án:Tên chủ đầu tư (nếu có):Địa điểm thực hiện dự án:Dự kiến tổng mức đầu tư dự án:(trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể):Thời gian thực hiện:Các thông tin khác (nếu có):NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁNNội dung chủ yếu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C: báo cáo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công.Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B, nhóm C báo cáo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công và các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định này.(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án)./.Nơi nhận:– Như trên;– Cơ quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án;– Các cơ quan liên quan khác;– Lưu: ………..ĐẠI DIỆN CƠ QUAN(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)Tên người đại diệnTrên đây là một số thông tin liên quan đến báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ