0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file617117178782f-istockphoto-1252438686-170667a.jpg.webp

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng

Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hiện nay có thể kể đến như: nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con; giữa anh, chị, em; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;…

Nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi có yêu cầu của các đối tượng sau:

– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

Các nghĩa vụ cấp dưỡng cụ thể

Theo như quy định trên thì có rất nhiều nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra với nhiều đối tượng khác nhau. Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể từng quan hệ cấp dưỡng như sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

– Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng.

– Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.

– Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về ”Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

avatar
Đỗ Duyên
917 ngày trước
Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng
Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡngNghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hiện nay có thể kể đến như: nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con; giữa anh, chị, em; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu;…Nghĩa vụ cấp dưỡngNghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi có yêu cầu của các đối tượng sau:– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;– Người thân thích;– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;– Hội liên hiệp phụ nữ.Các nghĩa vụ cấp dưỡng cụ thểTheo như quy định trên thì có rất nhiều nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra với nhiều đối tượng khác nhau. Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể từng quan hệ cấp dưỡng như sau:Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với conCha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹCon đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, emTrong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu– Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng.– Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng.Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.– Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hônKhi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về ”Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.