0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6116417dc106a-z2679458892547_347543e14b016793816945f1db5e07e7.jpg.webp

Quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai là chủ đề thường được các bên tranh chấp quan tâm vì phần lớn các bên đều mong muốn tranh chấp được giải quyết nhanh, gọn để họ có thể bắt đầu thực thi các quyền của mình (ví dụ, bán, tặng cho đất đai). Sau đây, hãy cùng Legalzone tìm hiểu các quy định của pháp luật về thời hạn này.

Pháp luật hiện hành quy định thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau tùy theo tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai

Khoản 2,khoản 3 điều 202 Luật đất đai 2013 quy định thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp xã:

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy, trước hết để giải quyết tranh chấp đất đai các bên trong tranh chấp phải tự hòa giải với nhau. Nếu các bên trong tranh chấp không thể tự hòa giải được thì có thể gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu hòa giải.

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân được quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

“b) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;

c) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;

d) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày”.

Thời gian quy định như trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.

Thời hạn Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai

Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013; hoặc
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Đối với trường hợp tranh chấp do Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết thì trình tự và thủ tục sẽ được tiến hành theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đối với tranh chấp thuộc lĩnh vực đất đai thì kể từ thời điểm tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng; nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không được vượt quá 02 tháng.

Như vậy, thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai sẽ căn cứ theo các quy định trong các văn bản pháp luật như nêu trên.

Bạn vẫn còn thắc mắc về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai, hãy liên hệ ngay với Legalzone để được các luật sư chuyên nghiệp, tận tình của chúng tôi tư vấn cho bạn một cách tốt nhất.

avatar
Bùi Lan
986 ngày trước
Quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai
Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai là chủ đề thường được các bên tranh chấp quan tâm vì phần lớn các bên đều mong muốn tranh chấp được giải quyết nhanh, gọn để họ có thể bắt đầu thực thi các quyền của mình (ví dụ, bán, tặng cho đất đai). Sau đây, hãy cùng Legalzone tìm hiểu các quy định của pháp luật về thời hạn này.Pháp luật hiện hành quy định thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau tùy theo tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền.Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đaiKhoản 2,khoản 3 điều 202 Luật đất đai 2013 quy định thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp xã:2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.Như vậy, trước hết để giải quyết tranh chấp đất đai các bên trong tranh chấp phải tự hòa giải với nhau. Nếu các bên trong tranh chấp không thể tự hòa giải được thì có thể gửi đơn đến UBND cấp xã để yêu cầu hòa giải.Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân được quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:“b) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;c) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;d) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày”.Thời gian quy định như trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.Thời hạn Tòa án giải quyết tranh chấp đất đaiTòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp sau:Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013; hoặcTranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.Đối với trường hợp tranh chấp do Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết thì trình tự và thủ tục sẽ được tiến hành theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.Khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đối với tranh chấp thuộc lĩnh vực đất đai thì kể từ thời điểm tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng; nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không được vượt quá 02 tháng.Như vậy, thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai sẽ căn cứ theo các quy định trong các văn bản pháp luật như nêu trên.Bạn vẫn còn thắc mắc về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai, hãy liên hệ ngay với Legalzone để được các luật sư chuyên nghiệp, tận tình của chúng tôi tư vấn cho bạn một cách tốt nhất.