Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp

Người theo dõi

0 người
Xem tất cả

Đang theo dõi

0 người
Xem tất cả
avatar
Hà Vân
796 ngày trước
Bài viết
Tư vấn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC giữa DN Việt Nam với NĐT nước ngoài
1. Tư vấn đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoàiĐịnh nghĩa:Hợp đồng hợp tác kinh doanh - Business Cooperation Contract, (Hợp đồng BCC): là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.Đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC- Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài- Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.Chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanhChủ thể của Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) gồm nhiều bên mà không trái với quy định của pháp luật. Có thể có nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.Nhà đầu tư (không phân biệt quốc tịch) có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh:- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh.Nội dung hợp đồng BCCHợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.2. Quy trình thực hiện thủ tụcBước 1: Thực hiện ký kết Hợp đồng BCC;Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư theo Hợp đồng BCC;3. Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưSau khi các bên thực hiện Ký kết Hợp đồng Hợp tác kinh doanh, sẽ thực hiện thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư theo Hợp đồng BCC;Hồ sơ và Tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;a. Hồ sơ cần soạn thảo;- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;- Đề xuất dự án đầu tư- Bản thuyết minh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư;- Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài;- Quyết định của Nhà đầu tư (đối với Nhà đầu tư là tổ chức);- Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư;b. Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp;* Tài liệu chung;- Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà);- Bản sao chứng thực Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC);* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài;- Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định, Giấy phép thành lập của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài;- Bản Hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của Nhà đầu tư hoặc Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư nước ngoài để chứng minh năng lực tài chính;- Bản sao chứng thực Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài;* Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài;- Bản sao chứng thực Hộ chiếu của nhà đầu tư;- Bản dịch công chứng Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh năng lực tài chính;** Văn bản pháp luật liên quan(1) Biểu cam kết Thương mại và Dịch vụ WTO;(2) Luật Đầu tư 2020;(3) Luật Doanh nghiệp 2020;(4) Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;(5) Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;(6) Các văn bản pháp lý có liên quan khác.
avatar
Hà Vân
796 ngày trước
Bài viết
Trình Quốc hội xem xét, thông qua quy định áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết trình Quốc hội xem xét, thông qua quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm minh vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật hành chính của Nhà nước với kỷ luật của Đảng.Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm minh vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụNgày 12/10/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Pháp luật.Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông báo kết luận số 1523/TB-TTKQH về nội dung này.Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết trình Quốc hội xem xét, thông qua quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, xử lý nghiêm minh vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật hành chính của Nhà nước với kỷ luật của Đảng.Đưa nội dung quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vào Nghị quyết kỳ họp thứ 4Ủy ban Thường vụ Quốc hội Cơ bản nhất trí nội dung quy định theo đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 387/TTr-CP ngày 09/10/2022.Về hình thức văn bản, tán thành với Phương án 01 được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, theo đó, đưa nội dung quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vào Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV để trình Quốc hội xem xét, quyết định.Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của các cơ quan của Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội.Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Pháp luật tổ chức thẩm tra chính thức nội dung này, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4./.