0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c3309c18163-Bất-cập-trong-quy-định-pháp-luật-Việt-Nam-về-mức-dư-lượng-tối-đa-thuốc-bảo-vệ-thực-vật-và-kiến-nghị-hoàn-thiện-.jpg.webp

Bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và kiến nghị hoàn thiện

3.2 . Bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và kiến nghị hoàn thiện

Mặc dù Việt Nam đã nội luật hóa nhiều cam kết quốc tế liên quan đến các biện pháp vệ sinh dịch tễ nói chung, quy định về MRL thuốc BVTV nói riêng, nhưng quy định pháp luật hiện hành còn bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp thể hiện ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, chưa có văn bản pháp quy để quy định nguyên tắc thiết lập các MRL thuốc BVTV. Nguyên tắc để thiết lập MRL thuốc BVTV sẽ giúp xây dựng những căn cứ về mặt lý luận – pháp lý để định hướng và làm tiêu chuẩn cho cả quá trình quản lý và thực thi quy định về MRL. Do thiếu những nguyên tắc này nên việc ban hành các quy định về cấp phép sử dụng thuốc BVTV không xác định được mục tiêu cụ thể để hướng đến trong việc ban hành quy định về MRL là để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hài hòa với tiêu chuẩn chung trên thế giới, hay được ban hành để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng ở mức độ cao như trường hợp của EU và Australia. Từ đó, thiếu định hướng rõ ràng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hay các văn bản quy phạm pháp luật làm cho việc tổ chức bộ máy quản lý thiếu đồng bộ và chồng chéo.

Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này còn chồng chéo và tính khả thi thấp, việc phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về MRL thuốc BVTV còn thấp, bị động và hiệu quả chưa cao. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cơ quan có trách nhiệm xem xét cấp phép sử dụng thuốc BVTV cũng chính là cơ quan có thẩm quyền thiết lập MRL cho loại thuốc mà họ đã cấp phép, cách làm này bảo đảm sự thông suốt và thống nhất trong quá trình quản lý, tạo đầu mối thống nhất và tăng tính trách nhiệm trong việc quản lý và cung cấp thông tin đến các bên có liên quan, đồng thời tạo sự thuận lợi cho cả người sản xuất và sử dụng thuốc BVTV. Ngược lại với cách quản lý trên, Việt Nam không có quy định về điều kiện và quy trình để thiết lập MRL cho thuốc BVTV. Điều đó có nghĩa là một loại thuốc sau khi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép sử dụng ở Việt Nam, sẽ được phép đưa vào lưu thông, sử dụng, nhưng không bị kiểm soát về MRL. Quy định về thiết lập MRL để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản hiện nay chỉ được quy định ngắn gọn tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm “xây dựng và gửi Bộ Y tế ban hành quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP”. Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dự thảo mức MRL và gửi Bộ Y tế để ban hành cụ thể, tuy nhiên, quy trình xây dựng MRL của thuốc BVTV và việc phối hợp giữa hai Bộ này trong việc ban hành MRL như thế nào thì pháp luật hiện hành lại không quy định. Điều này làm cho công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu nông sản gặp nhiều lúng túng trong việc sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là ở giai đoạn xin kiểm tra an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật trước khi thông quan hàng hoá và rủi ro rất lớn từ thị trường nhập khẩu.

Sự tách biệt về cơ quan quản lý và thiếu sót về quy trình thiết lập MRL đã dẫn đến một bất cập là hiện nay có khoảng 5,260229 loại thuốc BVTV và hoạt chất được cấp phép sử dụng ở Việt Nam nhưng chỉ có khoảng 270230 loại thuốc BVTV và 400 loại phụ gia thực phẩm được quy định MRL, nghĩa là hiện nay có khoảng 4900 loại thuốc BVTV và hoạt chất đang được sử dụng ở Việt Nam nhưng không được kiểm soát MRL. Sự không thống nhất trong quy trình đăng ký sử dụng thuốc BVTV và thiết lập MRL thuốc BVTV còn dẫn đến việc khó thực thi quy định của Bộ luật Hình sự về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Theo đó, điểm b và c khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đều dựa vào một căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là hành vi sử dụng thuốc BVTV thuộc danh mục cấm sử dụng, không thuộc danh mục thuốc được sử dụng hoặc thuộc danh mục thuốc được sử dụng nhưng dẫn đến hậu quả là có “tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm” hay không để định khung hình phạt. Tuy nhiên, như đã phân tích, hiện nay có khoảng 4900 loại thuốc thuộc Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam đang được sử dụng nhưng không có quy định về MRL, những loại thuốc không thuộc Danh mục thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam và thuộc Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam sẽ không được quy định mức dư lượng tối đa. Như vậy, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng một loại thuốc BVTV nhưng loại thuốc này chưa được quy định MRL thì cơ quan chức năng khó có thể xác định được hành vi phạm tội theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), vì không có căn cứ để xác định là việc sử dụng loại thuốc BVTV cụ thể nào đó là có “tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm” hay không.

Một ví dụ điển hình cho sự chồng chéo và lúng túng trong quản lý về việc sử dụng thuốc BVTV và MRL thuốc BVTV trong quy định hiện nay là vụ việc vào tháng 8/2021 Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland và Hệ thống Cảnh báo nhanh của Châu Âu về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) đã thông báo về việc một số lô mì ăn liền của Công ty Acecook Việt Nam và mì khô vị bò gà của Công ty Thiên Hương, chứa dư lượng thuốc Ethylene Oxide vượt quá mức cho phép của EU. Cụ thể, sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty Acecook Việt Nam chứa chất Ethylene Oxide trên hệ thống cảnh báo RASFF số 2021.4233 là 0,066 mg/kg và mì khô vị bò gà của Công ty Cổ phần thực phẩm Thiên Hương là 0,052 mg/kg. Trong khi đó, theo Chỉ thị số 91/414/EEC của EU và Quy định (EC) 396/2005, thì hàm lượng Ethylene Oxide trong các loại thực phẩm này phải dưới 0,05 mg/kg. Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công thương giải thích rằng Việt Nam hiện chưa quy định cho phép hay cấm sử dụng chất Ethylene Oxide trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng trong thực phẩm. Bên cạnh đó, theo thông tin được công bố vào tháng 9/2021, thì trong sản phẩm mì Hảo Hảo sản xuất cho thị trường Việt Nam không chứa chất Ethylene Oxide, nhưng lại chứa chất 2-Chloroethano, với MRL là 1,17 mg/kg. Một vấn đề quan trọng ở đây là cả chất Ethylene Oxide và 2-Chloroethano đều không nằm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, tức là không được phép sử dụng ở Việt Nam với mục đích phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại công trình xây dựng và đê điều; trừ cỏ trên đất không trồng trọt; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng .Từ đó, có thể kết luận rằng, việc sử dụng thuốc Ethylene Oxide và 2-Chloroethano là không đúng quy định pháp luật. Để xử lý vụ việc này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp với nhau để xem xét cấp phép sử dụng và quy định MRL cho hai loại thuốc BVTV nêu trên. Bên cạnh đó, như đã phân tích, vì hai loại thuốc trên không thuộc danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam, nên sẽ không được cơ quan có thẩm quyền thiết lập MRL, vì vậy, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ khó có thể xử lý trách nhiệm hình sự, mà nhiều nhất chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam” với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người vi phạm là cá nhân, đối với tổ chức vi phạm mức phạt là gấp đôi. Ngoài ra, tác giả cũng không tìm thấy thông tin Công ty Acecook Việt Nam và Công ty Thiên Hương bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật theo Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với hành vi sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam như đã phân tích.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
407 ngày trước
Bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và kiến nghị hoàn thiện
3.2 . Bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và kiến nghị hoàn thiệnMặc dù Việt Nam đã nội luật hóa nhiều cam kết quốc tế liên quan đến các biện pháp vệ sinh dịch tễ nói chung, quy định về MRL thuốc BVTV nói riêng, nhưng quy định pháp luật hiện hành còn bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp thể hiện ở những vấn đề sau:Thứ nhất, chưa có văn bản pháp quy để quy định nguyên tắc thiết lập các MRL thuốc BVTV. Nguyên tắc để thiết lập MRL thuốc BVTV sẽ giúp xây dựng những căn cứ về mặt lý luận – pháp lý để định hướng và làm tiêu chuẩn cho cả quá trình quản lý và thực thi quy định về MRL. Do thiếu những nguyên tắc này nên việc ban hành các quy định về cấp phép sử dụng thuốc BVTV không xác định được mục tiêu cụ thể để hướng đến trong việc ban hành quy định về MRL là để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hài hòa với tiêu chuẩn chung trên thế giới, hay được ban hành để bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng ở mức độ cao như trường hợp của EU và Australia. Từ đó, thiếu định hướng rõ ràng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hay các văn bản quy phạm pháp luật làm cho việc tổ chức bộ máy quản lý thiếu đồng bộ và chồng chéo.Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này còn chồng chéo và tính khả thi thấp, việc phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về MRL thuốc BVTV còn thấp, bị động và hiệu quả chưa cao. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cơ quan có trách nhiệm xem xét cấp phép sử dụng thuốc BVTV cũng chính là cơ quan có thẩm quyền thiết lập MRL cho loại thuốc mà họ đã cấp phép, cách làm này bảo đảm sự thông suốt và thống nhất trong quá trình quản lý, tạo đầu mối thống nhất và tăng tính trách nhiệm trong việc quản lý và cung cấp thông tin đến các bên có liên quan, đồng thời tạo sự thuận lợi cho cả người sản xuất và sử dụng thuốc BVTV. Ngược lại với cách quản lý trên, Việt Nam không có quy định về điều kiện và quy trình để thiết lập MRL cho thuốc BVTV. Điều đó có nghĩa là một loại thuốc sau khi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép sử dụng ở Việt Nam, sẽ được phép đưa vào lưu thông, sử dụng, nhưng không bị kiểm soát về MRL. Quy định về thiết lập MRL để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản hiện nay chỉ được quy định ngắn gọn tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm “xây dựng và gửi Bộ Y tế ban hành quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP”. Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dự thảo mức MRL và gửi Bộ Y tế để ban hành cụ thể, tuy nhiên, quy trình xây dựng MRL của thuốc BVTV và việc phối hợp giữa hai Bộ này trong việc ban hành MRL như thế nào thì pháp luật hiện hành lại không quy định. Điều này làm cho công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu nông sản gặp nhiều lúng túng trong việc sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là ở giai đoạn xin kiểm tra an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật trước khi thông quan hàng hoá và rủi ro rất lớn từ thị trường nhập khẩu.Sự tách biệt về cơ quan quản lý và thiếu sót về quy trình thiết lập MRL đã dẫn đến một bất cập là hiện nay có khoảng 5,260229 loại thuốc BVTV và hoạt chất được cấp phép sử dụng ở Việt Nam nhưng chỉ có khoảng 270230 loại thuốc BVTV và 400 loại phụ gia thực phẩm được quy định MRL, nghĩa là hiện nay có khoảng 4900 loại thuốc BVTV và hoạt chất đang được sử dụng ở Việt Nam nhưng không được kiểm soát MRL. Sự không thống nhất trong quy trình đăng ký sử dụng thuốc BVTV và thiết lập MRL thuốc BVTV còn dẫn đến việc khó thực thi quy định của Bộ luật Hình sự về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Theo đó, điểm b và c khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đều dựa vào một căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là hành vi sử dụng thuốc BVTV thuộc danh mục cấm sử dụng, không thuộc danh mục thuốc được sử dụng hoặc thuộc danh mục thuốc được sử dụng nhưng dẫn đến hậu quả là có “tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm” hay không để định khung hình phạt. Tuy nhiên, như đã phân tích, hiện nay có khoảng 4900 loại thuốc thuộc Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam đang được sử dụng nhưng không có quy định về MRL, những loại thuốc không thuộc Danh mục thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam và thuộc Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam sẽ không được quy định mức dư lượng tối đa. Như vậy, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng một loại thuốc BVTV nhưng loại thuốc này chưa được quy định MRL thì cơ quan chức năng khó có thể xác định được hành vi phạm tội theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), vì không có căn cứ để xác định là việc sử dụng loại thuốc BVTV cụ thể nào đó là có “tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm” hay không.Một ví dụ điển hình cho sự chồng chéo và lúng túng trong quản lý về việc sử dụng thuốc BVTV và MRL thuốc BVTV trong quy định hiện nay là vụ việc vào tháng 8/2021 Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland và Hệ thống Cảnh báo nhanh của Châu Âu về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) đã thông báo về việc một số lô mì ăn liền của Công ty Acecook Việt Nam và mì khô vị bò gà của Công ty Thiên Hương, chứa dư lượng thuốc Ethylene Oxide vượt quá mức cho phép của EU. Cụ thể, sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty Acecook Việt Nam chứa chất Ethylene Oxide trên hệ thống cảnh báo RASFF số 2021.4233 là 0,066 mg/kg và mì khô vị bò gà của Công ty Cổ phần thực phẩm Thiên Hương là 0,052 mg/kg. Trong khi đó, theo Chỉ thị số 91/414/EEC của EU và Quy định (EC) 396/2005, thì hàm lượng Ethylene Oxide trong các loại thực phẩm này phải dưới 0,05 mg/kg. Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công thương giải thích rằng Việt Nam hiện chưa quy định cho phép hay cấm sử dụng chất Ethylene Oxide trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng trong thực phẩm. Bên cạnh đó, theo thông tin được công bố vào tháng 9/2021, thì trong sản phẩm mì Hảo Hảo sản xuất cho thị trường Việt Nam không chứa chất Ethylene Oxide, nhưng lại chứa chất 2-Chloroethano, với MRL là 1,17 mg/kg. Một vấn đề quan trọng ở đây là cả chất Ethylene Oxide và 2-Chloroethano đều không nằm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, tức là không được phép sử dụng ở Việt Nam với mục đích phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại công trình xây dựng và đê điều; trừ cỏ trên đất không trồng trọt; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng .Từ đó, có thể kết luận rằng, việc sử dụng thuốc Ethylene Oxide và 2-Chloroethano là không đúng quy định pháp luật. Để xử lý vụ việc này, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp với nhau để xem xét cấp phép sử dụng và quy định MRL cho hai loại thuốc BVTV nêu trên. Bên cạnh đó, như đã phân tích, vì hai loại thuốc trên không thuộc danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam, nên sẽ không được cơ quan có thẩm quyền thiết lập MRL, vì vậy, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ khó có thể xử lý trách nhiệm hình sự, mà nhiều nhất chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam” với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người vi phạm là cá nhân, đối với tổ chức vi phạm mức phạt là gấp đôi. Ngoài ra, tác giả cũng không tìm thấy thông tin Công ty Acecook Việt Nam và Công ty Thiên Hương bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật theo Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với hành vi sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam như đã phân tích.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây