0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c331a6530fa-Quy-định-về-kiểm-tra-an-toàn-thực-phẩm-đối-với-hàng-hoá-xuất-khẩu-có-nguồn-gốc-thực-vật-.jpg.webp

Quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật

4.1.  Quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật

4.1.1.  Quy định chung về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật

Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định về việc bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu như sau:

(i)  Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

(ii)  Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

Song song đó, Điều 41 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu bao gồm: (i) Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam; (ii) Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan. Một nội dung cần lưu ý thêm là theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6.5 của Chương SPS thuộc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu ÂU (EVFTA) thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam sẽ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận đảm bảo đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của EU. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ kiểm tra được hàng hoá có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không và với điều kiện hiện tại khó có thể kiểm tra xem hàng hoá đó có phù hợp với quy định của quốc gia nhập khẩu để cấp phép xuất khẩu hay không (như trường hợp chất Ethylene Oxide trên mì Hảo Hảo của công ty Acecook không phát hiện ở giai đoạn kiểm tra trước thông quan, nhưng bị phát hiện ở quốc gia nhập khẩu).

Bên cạnh đó, thực tế đã xảy ra trường hợp hàng hoá phù hợp với quy định của quốc gia nhập khẩu, nhưng không phù hợp với quy định của Việt Nam nên không được cấp phép xuất khẩu. Điển hình như trường hợp Công ty hoa Dalat Hasfarm tại Đà Lạt và 40 hộ nông dân trồng hoa tại vùng hoa Đà Lạt (gồm Đà Lạt và các huyện lân cận) phải tiêu hủy 700.000 cành hoa Cúc là hoa xuất khẩu do Tổ kiểm dịch của Cục Bảo vệ thực vật đóng tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng không đồng ý cấp giấy phép Kiểm dịch thực vật255. Nguyên nhân do khoản 2 Điều 2 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam quy định: “Các thuốc BVTV chứa hoạt chất Glyphosate không được sản xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 30/6/2021”. Như vậy, theo quy định trên thì các đơn vị sản xuất hoa không được sử dụng hoạt chất Glyphosate để triệt mầm hoa trước khi xuất bán kể từ ngày 30/6/2021. Mức độ độc hại của hợp chất Glyphosate là nguyên nhân khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ hợp chất này ra khỏi danh mục các hợp chất được sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy trình xuất hoa sang thị trường Australia, hoa Cúc và hoa Cẩm Chướng cần phải sử dụng hoạt chất Glyphosate để triệt mầm hoa (ngâm 35cm cành hoa trong dung dịch 0,5% hoạt chất trên trong vòng 20 phút), đơn vị nhập khẩu hoa của Australia không chấp nhận sử dụng hợp chất thay thế ngoài Glyphosate. Do đó, nếu người sản xuất hoa cho thị trường Australia làm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì sẽ không được phía Australia tiếp nhận. Nếu làm theo quy định của đối tác phía Australia thì vi phạm quy định của Việt Nam và không được cấp phép xuất khẩu.

Một ví dụ khác về sự khác nhau giữa quy định của Việt Nam và quốc gia nhập khẩu là đối với thuốc Ractopamine. Theo đó, Codex khuyến nghị MRL của Ractopamine là từ 0 đến 0,01mg/kg trên trọng lượng cơ thể và tuỳ loại thực phẩm sẽ dao động từ 0,1mg/kg đến 0,9 mg/kg; Hoa Kỳ quy định lượng hàng ngày chấp nhận được cho tổng dư lượng Ractopamine là 0,012 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, MRL cho thịt bò là 0,03 mg/kg; trong khi đó Việt Nam quy định mức dư lượng bằng không (0) và không cho phép sử dụng thuốc này. Như vậy, giả sử thịt bò hoặc thịt heo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nếu chứa dư lượng của thuốc Ractopamin thì sẽ không được phép xuất khẩu, nhưng nếu MRL từ 0,03 mg/kg trở xuống thì sẽ được Hoa Kỳ chấp thuận; ngược lại nếu thịt bò của Hoa Kỳ chứa dư lượng Ractopamin thì sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, trong Báo cáo năm 2017 của Văn phòng các vấn đề nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra quan ngại về quy định này của Việt Nam.

Như vậy, quy định điều kiện chung để xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam chỉ đưa ra những nguyên tắc đơn giản và quy trách nhiệm cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực tế lại phát sinh vướng mắc đối với trường hợp quy định về việc sử dụng thuốc BVTV hoặc mức MRL của thuốc BVTV của Việt Nam khác với quy định của quốc gia nhập khẩu thì không có quy định để giải quyết vấn đề này, điều này dẫn đến rủi ro trên thực tế là nếu doanh nghiệp tuân thủ quy định về điều kiện sử dụng thuốc BVTV hoặc MRL trong nước thì không đáp ứng được quy định của quốc gia nhập khẩu, nhưng nếu sản xuất theo tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu thì không đủ điều kiện để được cấp phép xuất khẩu theo quy định của Việt Nam, như ví dụ về chất Glyphosate nêu trên. Đối với vấn đề này, EU quy định rằng trong trường hợp hàng hoá sản xuất trong nước không tuân thủ quy định về việc sử dụng thuốc BVTV và MRL của EU, nhưng hàng hoá đó được sản xuất để xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba và có bằng chứng rõ ràng rằng hàng hoá đó mặc dù khác với quy định của EU nhưng phù hợp với quy định của quốc gia nhập khẩu thì vẫn được phép sản xuất và xuất khẩu.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
407 ngày trước
Quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật
4.1.  Quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật4.1.1.  Quy định chung về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vậtĐiều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định về việc bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu như sau:(i)  Người xuất khẩu hàng hóa phải bảo đảm hàng hóa xuất khẩu phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ có liên quan.(ii)  Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc tự xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.Song song đó, Điều 41 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu bao gồm: (i) Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam; (ii) Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan. Một nội dung cần lưu ý thêm là theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6.5 của Chương SPS thuộc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu ÂU (EVFTA) thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam sẽ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận đảm bảo đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của EU. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ kiểm tra được hàng hoá có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không và với điều kiện hiện tại khó có thể kiểm tra xem hàng hoá đó có phù hợp với quy định của quốc gia nhập khẩu để cấp phép xuất khẩu hay không (như trường hợp chất Ethylene Oxide trên mì Hảo Hảo của công ty Acecook không phát hiện ở giai đoạn kiểm tra trước thông quan, nhưng bị phát hiện ở quốc gia nhập khẩu).Bên cạnh đó, thực tế đã xảy ra trường hợp hàng hoá phù hợp với quy định của quốc gia nhập khẩu, nhưng không phù hợp với quy định của Việt Nam nên không được cấp phép xuất khẩu. Điển hình như trường hợp Công ty hoa Dalat Hasfarm tại Đà Lạt và 40 hộ nông dân trồng hoa tại vùng hoa Đà Lạt (gồm Đà Lạt và các huyện lân cận) phải tiêu hủy 700.000 cành hoa Cúc là hoa xuất khẩu do Tổ kiểm dịch của Cục Bảo vệ thực vật đóng tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng không đồng ý cấp giấy phép Kiểm dịch thực vật255. Nguyên nhân do khoản 2 Điều 2 Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam quy định: “Các thuốc BVTV chứa hoạt chất Glyphosate không được sản xuất, nhập khẩu; chỉ được buôn bán, sử dụng đến ngày 30/6/2021”. Như vậy, theo quy định trên thì các đơn vị sản xuất hoa không được sử dụng hoạt chất Glyphosate để triệt mầm hoa trước khi xuất bán kể từ ngày 30/6/2021. Mức độ độc hại của hợp chất Glyphosate là nguyên nhân khiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ hợp chất này ra khỏi danh mục các hợp chất được sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy trình xuất hoa sang thị trường Australia, hoa Cúc và hoa Cẩm Chướng cần phải sử dụng hoạt chất Glyphosate để triệt mầm hoa (ngâm 35cm cành hoa trong dung dịch 0,5% hoạt chất trên trong vòng 20 phút), đơn vị nhập khẩu hoa của Australia không chấp nhận sử dụng hợp chất thay thế ngoài Glyphosate. Do đó, nếu người sản xuất hoa cho thị trường Australia làm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì sẽ không được phía Australia tiếp nhận. Nếu làm theo quy định của đối tác phía Australia thì vi phạm quy định của Việt Nam và không được cấp phép xuất khẩu.Một ví dụ khác về sự khác nhau giữa quy định của Việt Nam và quốc gia nhập khẩu là đối với thuốc Ractopamine. Theo đó, Codex khuyến nghị MRL của Ractopamine là từ 0 đến 0,01mg/kg trên trọng lượng cơ thể và tuỳ loại thực phẩm sẽ dao động từ 0,1mg/kg đến 0,9 mg/kg; Hoa Kỳ quy định lượng hàng ngày chấp nhận được cho tổng dư lượng Ractopamine là 0,012 mg/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, MRL cho thịt bò là 0,03 mg/kg; trong khi đó Việt Nam quy định mức dư lượng bằng không (0) và không cho phép sử dụng thuốc này. Như vậy, giả sử thịt bò hoặc thịt heo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nếu chứa dư lượng của thuốc Ractopamin thì sẽ không được phép xuất khẩu, nhưng nếu MRL từ 0,03 mg/kg trở xuống thì sẽ được Hoa Kỳ chấp thuận; ngược lại nếu thịt bò của Hoa Kỳ chứa dư lượng Ractopamin thì sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, trong Báo cáo năm 2017 của Văn phòng các vấn đề nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra quan ngại về quy định này của Việt Nam.Như vậy, quy định điều kiện chung để xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam chỉ đưa ra những nguyên tắc đơn giản và quy trách nhiệm cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thực tế lại phát sinh vướng mắc đối với trường hợp quy định về việc sử dụng thuốc BVTV hoặc mức MRL của thuốc BVTV của Việt Nam khác với quy định của quốc gia nhập khẩu thì không có quy định để giải quyết vấn đề này, điều này dẫn đến rủi ro trên thực tế là nếu doanh nghiệp tuân thủ quy định về điều kiện sử dụng thuốc BVTV hoặc MRL trong nước thì không đáp ứng được quy định của quốc gia nhập khẩu, nhưng nếu sản xuất theo tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu thì không đủ điều kiện để được cấp phép xuất khẩu theo quy định của Việt Nam, như ví dụ về chất Glyphosate nêu trên. Đối với vấn đề này, EU quy định rằng trong trường hợp hàng hoá sản xuất trong nước không tuân thủ quy định về việc sử dụng thuốc BVTV và MRL của EU, nhưng hàng hoá đó được sản xuất để xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba và có bằng chứng rõ ràng rằng hàng hoá đó mặc dù khác với quy định của EU nhưng phù hợp với quy định của quốc gia nhập khẩu thì vẫn được phép sản xuất và xuất khẩu.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây