0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c33481bf8cf-Quy-định-chi-tiết-về-kiểm-tra-an-toàn-thực-phẩm-đối-với-hàng-hoá-xuất-khẩu-có-nguồn-gốc-thực-vật-.jpg.webp

Quy định chi tiết về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật

4.1.1.  Quy định chi tiết về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật

Đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc thực vật, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì việc kiểm tra được quy định chung như sau:

Một là, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại các Điều 62, 63 và Điều 64 của Luật an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.

Hai là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra đối với lô hàng thực phẩm xuất khẩu gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên. Từ quy định trên, ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.

Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu là cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra)263.

Thứ hai, về hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.

Thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục kiểm tra được quy định như sau:

Một là, về thành phần hồ sơ:

i)  Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT- BNNPTNT.

ii)  Bản sao chứng thực hoặc bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu) và chỉ nộp khi đăng ký kiểm tra lần đầu một trong các giấy tờ sau:

-  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Giấy chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS – International Food Standard), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC - British Retailer Consortium), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ- CP;

iii)   Bản sao Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trong lô hàng gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai bộ trở lên quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Hai là, trình tự thực hiện thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.

i)  Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 4 đến Cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 3 của Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT.

 ii)  Việc nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công.

iii) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xem xét: trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận để giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thành hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra phải kiểm tra hồ sơ lô hàng và ra Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Một vấn đề đặt ra ở đây là, để được cấp các Giấy chứng nhận như GAP, GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC… thì doanh nghiệp cần phải thực hiện và tuân thủ rất nhiều các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế nhưng hệ thống pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam chưa tạo được nền tảng, điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp giá trị cao, chuỗi liên kết sản xuất trong nông nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả. Chẳng hạn như, để đạt được những giấy chứng nhận trên thì trước hết khu vực sản xuất phải đăng ký mã vùng sản xuất, phải kiểm soát chặt chẽ được hoạt động sản xuất cây giống, giám sát được quy trình canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ đúng thời gian cách ly trước thu hoạch, quy trình thu hoạch, vận chuyển, lưu kho, chế biến…

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
407 ngày trước
Quy định chi tiết về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật
4.1.1.  Quy định chi tiết về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vậtĐối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc thực vật, theo quy định tại Điều 23 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì việc kiểm tra được quy định chung như sau:Một là, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại các Điều 62, 63 và Điều 64 của Luật an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.Hai là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra đối với lô hàng thực phẩm xuất khẩu gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên. Từ quy định trên, ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu cụ thể như sau:Thứ nhất, về thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.Chi cục kiểm dịch thực vật vùng, Trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu là cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra)263.Thứ hai, về hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.Thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục kiểm tra được quy định như sau:Một là, về thành phần hồ sơ:i)  Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT- BNNPTNT.ii)  Bản sao chứng thực hoặc bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu) và chỉ nộp khi đăng ký kiểm tra lần đầu một trong các giấy tờ sau:-  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.- Giấy chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS – International Food Standard), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC - British Retailer Consortium), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).Bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với cơ sở quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ- CP;iii)   Bản sao Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trong lô hàng gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai bộ trở lên quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.Hai là, trình tự thực hiện thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.i)  Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 4 đến Cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 3 của Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT. ii)  Việc nộp hồ sơ và nhận kết quả thực hiện trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công.iii) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xem xét: trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận để giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thành hồ sơ theo quy định.Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra phải kiểm tra hồ sơ lô hàng và ra Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.Một vấn đề đặt ra ở đây là, để được cấp các Giấy chứng nhận như GAP, GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC… thì doanh nghiệp cần phải thực hiện và tuân thủ rất nhiều các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế nhưng hệ thống pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam chưa tạo được nền tảng, điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp giá trị cao, chuỗi liên kết sản xuất trong nông nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả. Chẳng hạn như, để đạt được những giấy chứng nhận trên thì trước hết khu vực sản xuất phải đăng ký mã vùng sản xuất, phải kiểm soát chặt chẽ được hoạt động sản xuất cây giống, giám sát được quy trình canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ đúng thời gian cách ly trước thu hoạch, quy trình thu hoạch, vận chuyển, lưu kho, chế biến…Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây