0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c33ae48f30b-Quy-định-về-kiểm-dịch-thực-vật-xuất-khẩu-.jpg.webp

Quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu

4.1. Quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu

4.1.1.  Quy định chung về kiểm dịch thực vật xuất khẩu

Các tiêu chuẩn quốc tế hiện nay về kiểm dịch thực vật được thực hiện theo các bộ tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (International Plant Protection Convention - IPPC). Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật là một tổ chức Hiệp ước quốc tế nhằm mục đích để bảo đảm phối hợp, hành động hiệu quả để ngăn chặn và kiểm soát sự du nhập và lan rộng của dịch hại thực vật và các sản phẩm thực vật. Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật hướng đến hài hoà hoá các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật để bảo đảm sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc bảo vệ tài nguyên thực vật toàn cầu từ sự lây lan và du nhập các dịch hại của các loài thực vật, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, đa dạng sinh học và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Các quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam hiện nay chủ yếu được soạn theo hướng hài hoà hoá với Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật và các Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM): cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, quy trình kiểm dịch và lấy mẫu kiểm dịch… 

Để bảo vệ thực vật trong nước, minh bạch trong quy định về kiểm dịch thực vật đối với hàng hoá xuất – nhập khẩu và tuân thủ các cam kết quốc tế, tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành: Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng nông sản để được phép làm thủ tục thông quan xuất khẩu thì bên cạnh việc phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm, nếu thuộc vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu thì phải thực hiện thủ tục kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, đối với hàng hoá không thuộc danh mục vật thể phải kiểm dịch theo quy định pháp luật Việt Nam, sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013. Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu.

4.1.2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Trình tự đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 và Điều 10 Thông tư số số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, như sau: 

Thứ nhất, đăng ký kiểm dịch thực vật.

Tổ chức, cá nhân (chủ vật thể) trước khi xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đăng ký và nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch (thông thường là trước từ 1-2 ngày xuất hàng). Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, có thể nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật nơi gần nhất hoặc thông qua phần mềm PQS (Plants Quarantine System) để khai báo thủ tục Kiểm dịch thực vật .

Thứ hai, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra vật thể.

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ. Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

i) Kiểm tra sơ bộ. Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

ii) Kiểm tra chi tiết. Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

Thứ ba, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết. Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

Như vậy, hàng xuất khẩu có nguồn gốc thực vật nói chung, hàng nông sản nói riêng, trước khi xuất khẩu phải thực hiện 02 thủ tục:

Một là, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm. Điều kiện để hàng xuất khẩu được cấp giấy Thông báo đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm là hàng hoá đó phải được sản xuất: (i) đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam; (ii) phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.

Hai là, thực hiện kiểm dịch thực vật. Yêu cầu được nhấn mạnh trong quy định về kiểm dịch thực vật là lô hàng xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản phải thực hiện cả hai thủ tục trên thì mới đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan. Một vấn đề cần xem xét ở đây là cả thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá có nguồn gốc thực vật và thủ tục kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Bảo vệ thực vật nơi gần nhất của doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời thành phần hồ sơ của kiểm tra an toàn thực phẩm gần như bao quát luôn cả việc kiểm dịch thực vật (kiểm tra cả rủi ro về vật lý, sinh học và hoá học). Do đó, tác giả cho rằng việc duy trì song song cả hai thủ tục này là không cần thiết và nên thống nhất lại thành một thủ tục là kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu (chủ vật thể) sẽ chỉ nộp một bộ hồ sơ “Đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm và Kiểm dịch thực vật” đến Chi cục Bảo vệ thực vật nơi gần nhất, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật phải cấp giấy xác nhận an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Hồ sơ và quy trình giải quyết sẽ trên cơ sở bổ sung hồ sơ và bước kiểm dịch mẫu vật thể vào quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm. Một điểm cần lưu ý thêm ở đây là mặc dù hợp nhất quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm với kiểm dịch thực vật, nhưng cơ quan chức năng vẫn cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Nếu hợp nhất cả hai quy trình kiểm tra và kiểm dịch trên lại thì không chỉ giúp cải cách thủ tục hành chính, thống nhất được quy trình kiểm tra và lưu trữ hồ sơ về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản mà còn tạo được nhiều thuận lợi cho phía doanh nghiệp xuất khẩu cả về chi phí và thời gian để thông quan hàng hoá.

Hàng nông sản xuất khẩu sau khi đã được cơ quan chức năng của Việt Nam kiểm tra về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, thì khi đến cảng của quốc gia nhập khẩu, trong hầu hết các trường hợp, vẫn phải được lấy mẫu hàng để kiểm tra lại. Chính vì vậy, nội dung tiếp theo tác giả sẽ phân tích các quy định về kiểm dịch thực vật của Hoa Kỳ và EU để từ đó chỉ ra những điểm cần lưu ý đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu vào hai thị trường này.

Hiện nay Hoa Kỳ có hai luật đang áp dụng để thực hiện mục tiêu bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật nhập khẩu là Luật Bảo vệ thực vật Hoa Kỳ (7 U.S.C 7756) và quy định tại phần 319 của Bộ luật số 7 về nông nghiệp (7 U.S.C, sau đây viết tắt là 7 U.S.C 319). Theo quy định tại Điều 7 U.S.C 319.56(3)(d) tất cả trái cây hoặc rau quả nhập khẩu đều phải kiểm tra trước khi làm thủ tục thông quan, đồng thời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có quyền cấm hoặc hạn chế nhập khẩu bất kỳ thực vật hoặc sản phẩm thực vật nào nếu xác định rằng việc cấm hoặc hạn chế là cần thiết để ngăn chặn sự du nhập vào Hoa Kỳ của một loại sâu bệnh gây hại cây trồng hoặc cỏ dại độc hại. Theo đó, Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (Animal and Plant Health Inspection Service - APHIS) sẽ kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi cho phép thực hiện thủ tục khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy. Một nội dung cần lưu ý là, nếu hàng hoá nông sản  được sản xuất từ các vùng trồng đã đăng ký, cơ sở đóng gói đã đăng ký, được kiểm tra xuất xứ và giám sát quá trình sản xuất bởi cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật của quốc gia xuất khẩu thì những lô hàng này có thể được APHIS giảm bớt các thủ tục kiểm dịch.

Theo hướng dẫn mới nhất của APHIS, để được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đối với trái cây, rau, thực vật hoặc sản phẩm thực vật chưa phải là hàng hóa được phê duyệt, thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép nhập khẩu hàng hóa. Quy trình để xin phép nhập khẩu hàng nông sản phải trải qua bốn bước sau:

Một là, xác định xem hàng hóa đang làm thủ tục có phải là hàng hóa đã được phê duyệt nhập khẩu hay thuộc danh mục đang được phân tích nguy cơ dịch hại.

Hai là, nếu hàng hoá đó không thuộc danh mục hàng hoá được phê duyệt nhập khẩu hoặc không thuộc danh mục hàng hoá đang được phân tích nguy cơ dịch hại, thì cơ quan bảo vệ cây trồng của quốc gia xuất khẩu có thể gửi hồ sơ cho APHIS để yêu cầu nhập khẩu hàng hóa đó. Cơ quan bảo vệ cây trồng của quốc gia xuất khẩu phải gửi năm nhóm thông tin được quy định tại Điều 7 U.S.C 319.5(d) cho APHIS. Sau khi nhận được hồ sơ hoàn chỉnh, APHIS sẽ bắt đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
448 ngày trước
Quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu
4.1. Quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu4.1.1.  Quy định chung về kiểm dịch thực vật xuất khẩuCác tiêu chuẩn quốc tế hiện nay về kiểm dịch thực vật được thực hiện theo các bộ tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (International Plant Protection Convention - IPPC). Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật là một tổ chức Hiệp ước quốc tế nhằm mục đích để bảo đảm phối hợp, hành động hiệu quả để ngăn chặn và kiểm soát sự du nhập và lan rộng của dịch hại thực vật và các sản phẩm thực vật. Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật hướng đến hài hoà hoá các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật để bảo đảm sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc bảo vệ tài nguyên thực vật toàn cầu từ sự lây lan và du nhập các dịch hại của các loài thực vật, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, đa dạng sinh học và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Các quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam hiện nay chủ yếu được soạn theo hướng hài hoà hoá với Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật và các Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM): cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, quy trình kiểm dịch và lấy mẫu kiểm dịch… Để bảo vệ thực vật trong nước, minh bạch trong quy định về kiểm dịch thực vật đối với hàng hoá xuất – nhập khẩu và tuân thủ các cam kết quốc tế, tuỳ vào từng giai đoạn cụ thể Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành: Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng nông sản để được phép làm thủ tục thông quan xuất khẩu thì bên cạnh việc phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm, nếu thuộc vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu thì phải thực hiện thủ tục kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, đối với hàng hoá không thuộc danh mục vật thể phải kiểm dịch theo quy định pháp luật Việt Nam, sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013. Trường hợp đã kiểm dịch tại cơ sở sản xuất hoặc nơi xuất phát hoặc nơi bảo quản ở sâu trong nội địa thì chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi đến cửa khẩu cuối cùng để xuất khẩu.4.1.2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vậtTrình tự đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 và Điều 10 Thông tư số số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, như sau: Thứ nhất, đăng ký kiểm dịch thực vật.Tổ chức, cá nhân (chủ vật thể) trước khi xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải đăng ký và nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch (thông thường là trước từ 1-2 ngày xuất hàng). Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, có thể nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật nơi gần nhất hoặc thông qua phần mềm PQS (Plants Quarantine System) để khai báo thủ tục Kiểm dịch thực vật .Thứ hai, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và kiểm tra vật thể.Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ. Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:i) Kiểm tra sơ bộ. Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.ii) Kiểm tra chi tiết. Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.Thứ ba, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết. Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.Như vậy, hàng xuất khẩu có nguồn gốc thực vật nói chung, hàng nông sản nói riêng, trước khi xuất khẩu phải thực hiện 02 thủ tục:Một là, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm. Điều kiện để hàng xuất khẩu được cấp giấy Thông báo đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm là hàng hoá đó phải được sản xuất: (i) đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam; (ii) phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.Hai là, thực hiện kiểm dịch thực vật. Yêu cầu được nhấn mạnh trong quy định về kiểm dịch thực vật là lô hàng xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.Doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản phải thực hiện cả hai thủ tục trên thì mới đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan. Một vấn đề cần xem xét ở đây là cả thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá có nguồn gốc thực vật và thủ tục kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Bảo vệ thực vật nơi gần nhất của doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời thành phần hồ sơ của kiểm tra an toàn thực phẩm gần như bao quát luôn cả việc kiểm dịch thực vật (kiểm tra cả rủi ro về vật lý, sinh học và hoá học). Do đó, tác giả cho rằng việc duy trì song song cả hai thủ tục này là không cần thiết và nên thống nhất lại thành một thủ tục là kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu (chủ vật thể) sẽ chỉ nộp một bộ hồ sơ “Đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm và Kiểm dịch thực vật” đến Chi cục Bảo vệ thực vật nơi gần nhất, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật phải cấp giấy xác nhận an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Hồ sơ và quy trình giải quyết sẽ trên cơ sở bổ sung hồ sơ và bước kiểm dịch mẫu vật thể vào quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm. Một điểm cần lưu ý thêm ở đây là mặc dù hợp nhất quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm với kiểm dịch thực vật, nhưng cơ quan chức năng vẫn cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Nếu hợp nhất cả hai quy trình kiểm tra và kiểm dịch trên lại thì không chỉ giúp cải cách thủ tục hành chính, thống nhất được quy trình kiểm tra và lưu trữ hồ sơ về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản mà còn tạo được nhiều thuận lợi cho phía doanh nghiệp xuất khẩu cả về chi phí và thời gian để thông quan hàng hoá.Hàng nông sản xuất khẩu sau khi đã được cơ quan chức năng của Việt Nam kiểm tra về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, thì khi đến cảng của quốc gia nhập khẩu, trong hầu hết các trường hợp, vẫn phải được lấy mẫu hàng để kiểm tra lại. Chính vì vậy, nội dung tiếp theo tác giả sẽ phân tích các quy định về kiểm dịch thực vật của Hoa Kỳ và EU để từ đó chỉ ra những điểm cần lưu ý đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu vào hai thị trường này.Hiện nay Hoa Kỳ có hai luật đang áp dụng để thực hiện mục tiêu bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật nhập khẩu là Luật Bảo vệ thực vật Hoa Kỳ (7 U.S.C 7756) và quy định tại phần 319 của Bộ luật số 7 về nông nghiệp (7 U.S.C, sau đây viết tắt là 7 U.S.C 319). Theo quy định tại Điều 7 U.S.C 319.56(3)(d) tất cả trái cây hoặc rau quả nhập khẩu đều phải kiểm tra trước khi làm thủ tục thông quan, đồng thời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có quyền cấm hoặc hạn chế nhập khẩu bất kỳ thực vật hoặc sản phẩm thực vật nào nếu xác định rằng việc cấm hoặc hạn chế là cần thiết để ngăn chặn sự du nhập vào Hoa Kỳ của một loại sâu bệnh gây hại cây trồng hoặc cỏ dại độc hại. Theo đó, Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (Animal and Plant Health Inspection Service - APHIS) sẽ kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi cho phép thực hiện thủ tục khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy. Một nội dung cần lưu ý là, nếu hàng hoá nông sản  được sản xuất từ các vùng trồng đã đăng ký, cơ sở đóng gói đã đăng ký, được kiểm tra xuất xứ và giám sát quá trình sản xuất bởi cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật của quốc gia xuất khẩu thì những lô hàng này có thể được APHIS giảm bớt các thủ tục kiểm dịch.Theo hướng dẫn mới nhất của APHIS, để được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đối với trái cây, rau, thực vật hoặc sản phẩm thực vật chưa phải là hàng hóa được phê duyệt, thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép nhập khẩu hàng hóa. Quy trình để xin phép nhập khẩu hàng nông sản phải trải qua bốn bước sau:Một là, xác định xem hàng hóa đang làm thủ tục có phải là hàng hóa đã được phê duyệt nhập khẩu hay thuộc danh mục đang được phân tích nguy cơ dịch hại.Hai là, nếu hàng hoá đó không thuộc danh mục hàng hoá được phê duyệt nhập khẩu hoặc không thuộc danh mục hàng hoá đang được phân tích nguy cơ dịch hại, thì cơ quan bảo vệ cây trồng của quốc gia xuất khẩu có thể gửi hồ sơ cho APHIS để yêu cầu nhập khẩu hàng hóa đó. Cơ quan bảo vệ cây trồng của quốc gia xuất khẩu phải gửi năm nhóm thông tin được quy định tại Điều 7 U.S.C 319.5(d) cho APHIS. Sau khi nhận được hồ sơ hoàn chỉnh, APHIS sẽ bắt đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây