0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c33bb1eefac-Hạn-chế-trong-quy-định-pháp-luật-Việt-Nam-về-kiểm-tra-an-toàn-thực-phẩm-hàng-hoá-xuất-khẩu.jpg.webp

Hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hoá xuất khẩu

4.3.  Hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch thực vật xuất khẩu và kiến nghị hoàn thiện

Qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và trên cơ sở so sánh với quy định tương ứng của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, tác giả cho rằng quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật và kiểm dịch thực vật xuất khẩu của Việt Nam tồn tại một số hạn chế sau:

Một là, quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật và kiểm dịch thực vật xuất khẩu có nhiều nội dung bị trùng lặp. Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra cả ba mối nguy có thể xảy ra đối với hàng hoá xuất khẩu là mối nguy về vật lý (chứa mảnh vỡ thuỷ tinh, kim loại…), mối nguy về sinh học (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, côn trùng…) và mối nguy về hoá học (thuốc trừ sâu, chất kháng sinh…), do đó, đã bao trùm luôn cả việc kiểm dịch côn trùng có khả năng gây hại trên các lô hàng nông sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù phương pháp lấy mẫu kiểm tra giữa Việt Nam, Hoa Kỳ và EU là đều dựa theo Tiêu chuẩn quốc tế đối với các biện pháp dịch tễ (International Standards for Phytosanitary Measures – ISPM – No.31)317 nhưng hiệu quả thực thi việc kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với hàng nông sản xuất khẩu còn thấp, tình trạng hàng nông sản của Việt Nam bị trả về hoặc tiêu hủy do vi phạm quy định về vệ sinh dịch tễ của quốc gia nhập khẩu còn cao. Do đó, nên thống nhất lại thành một thủ tục là kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, vẫn giữ nguyên như quy định hiện nay là giao cho cơ quan bảo vệ thực vật nơi gần nhất của doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính này. Nếu hợp nhất cả hai quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch lại thì không chỉ giúp cải cách thủ tục hành chính, thống nhất được quy trình kiểm tra và lưu trữ hồ sơ về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản mà còn tạo được nhiều thuận lợi cho phía doanh nghiệp xuất khẩu cả về chi phí và thời gian để thông quan hàng hoá.

Hai là, hiện nay Bộ Tài chính chỉ mới ban hành Biểu phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dựa trên số lượng hoặc trọng lượng lô hàng, mà không quy định về “chi phí đi lại, ăn, ở, công tác phí cho cán bộ trực tiếp thực hiện lấy mẫu, kiểm tra vật thể”319; thù lao cụ thể sẽ do thoả thuận giữa doanh nghiệp và chuyên viên kiểm dịch, điều này có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quá trình lấy mẫu vật và kiểm dịch. Chính vì vậy, cần bổ sung khung định mức chi phí kiểm dịch liên quan đến “chi phí đi lại, ăn, ở, công tác phí cho cán bộ trực tiếp thực hiện lấy mẫu, kiểm tra vật thể”. Ngoài ra, theo quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đều không quy định rõ trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật trong trường hợp cơ quan này không tuân thủ đúng quy trình thu và kiểm tra mẫu lô hàng xuất khẩu, dẫn đến hậu quả lô hàng xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhưng bị quốc gia nhập khẩu phát hiện là không bảo đảm vấn đề phòng chống dịch bệnh gây hại nên áp dụng biện pháp tiêu huỷ, trả lại hoặc xử lý bằng biện pháp khác gây thiệt  hại và làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 đã quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà có hành vi không thực hiện đúng quy định pháp luật gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên, những nội dung của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 vẫn còn khá chung chung, thiếu văn bản hướng dẫn thi hành và trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính không có quy định về trường hợp gây thiệt hại trong hoạt động kiểm dịch thực vật. Bên cạnh đó, việc xác định thiệt hại để được bồi thường từ Điều 22 đến Điều 28 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 cũng không có quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực thi công vụ không thực hiện đúng trách nhiệm của mình và để xảy ra thiệt hại cho người được thực thi công vụ. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung quy định về thù lao cho công tác kiểm dịch thực vật cần phải đồng thời bổ sung quy định về xử lý trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật trong trường hợp lô hàng xuất khẩu bị tiêu huỷ, trả lại hoặc xử lý bằng biện pháp khác do nguyên nhân từ việc kiểm dịch thực vật chưa đúng quy định gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Ba là, quy định hàng hoá phải vừa tuân thủ pháp luật trong nước vừa tuân thủ theo hợp đồng xuất khẩu hoặc quy định của quốc gia nhập khẩu bộc lộ bất cập và chưa có hướng xử lý. Điển hình như trường hợp sử dụng thuốc Glyphosate để xử lý hoa Cúc và hoa Cẩm Chướng xuất khẩu sang Australia như đã phân tích, hoặc sự khác biệt trong danh mục thuốc BVTV và MRL của thuốc BVTV giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, EU và các nước khác trên thế giới sẽ gây trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi làm thủ tục xin kiểm tra công nhận an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Do đó, bên cạnh việc duy trì quy định này, cần tham khảo kinh nghiệm của EU để bổ sung vào Điều 41 Luật An toàn thực phẩm của Việt Nam năm 2010 quy định: “trường hợp hàng hoá không đáp ứng quy định của Việt Nam nhưng đáp ứng theo hợp đồng xuất khẩu và quy định của quốc gia nhập khẩu thì vẫn cho phép xuất khẩu”.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
512 ngày trước
Hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hoá xuất khẩu
4.3.  Hạn chế trong quy định pháp luật Việt Nam về kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch thực vật xuất khẩu và kiến nghị hoàn thiệnQua việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và trên cơ sở so sánh với quy định tương ứng của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, tác giả cho rằng quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật và kiểm dịch thực vật xuất khẩu của Việt Nam tồn tại một số hạn chế sau:Một là, quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hoá xuất khẩu có nguồn gốc thực vật và kiểm dịch thực vật xuất khẩu có nhiều nội dung bị trùng lặp. Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra cả ba mối nguy có thể xảy ra đối với hàng hoá xuất khẩu là mối nguy về vật lý (chứa mảnh vỡ thuỷ tinh, kim loại…), mối nguy về sinh học (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, côn trùng…) và mối nguy về hoá học (thuốc trừ sâu, chất kháng sinh…), do đó, đã bao trùm luôn cả việc kiểm dịch côn trùng có khả năng gây hại trên các lô hàng nông sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù phương pháp lấy mẫu kiểm tra giữa Việt Nam, Hoa Kỳ và EU là đều dựa theo Tiêu chuẩn quốc tế đối với các biện pháp dịch tễ (International Standards for Phytosanitary Measures – ISPM – No.31)317 nhưng hiệu quả thực thi việc kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với hàng nông sản xuất khẩu còn thấp, tình trạng hàng nông sản của Việt Nam bị trả về hoặc tiêu hủy do vi phạm quy định về vệ sinh dịch tễ của quốc gia nhập khẩu còn cao. Do đó, nên thống nhất lại thành một thủ tục là kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, vẫn giữ nguyên như quy định hiện nay là giao cho cơ quan bảo vệ thực vật nơi gần nhất của doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính này. Nếu hợp nhất cả hai quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch lại thì không chỉ giúp cải cách thủ tục hành chính, thống nhất được quy trình kiểm tra và lưu trữ hồ sơ về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản mà còn tạo được nhiều thuận lợi cho phía doanh nghiệp xuất khẩu cả về chi phí và thời gian để thông quan hàng hoá.Hai là, hiện nay Bộ Tài chính chỉ mới ban hành Biểu phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dựa trên số lượng hoặc trọng lượng lô hàng, mà không quy định về “chi phí đi lại, ăn, ở, công tác phí cho cán bộ trực tiếp thực hiện lấy mẫu, kiểm tra vật thể”319; thù lao cụ thể sẽ do thoả thuận giữa doanh nghiệp và chuyên viên kiểm dịch, điều này có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quá trình lấy mẫu vật và kiểm dịch. Chính vì vậy, cần bổ sung khung định mức chi phí kiểm dịch liên quan đến “chi phí đi lại, ăn, ở, công tác phí cho cán bộ trực tiếp thực hiện lấy mẫu, kiểm tra vật thể”. Ngoài ra, theo quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đều không quy định rõ trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật trong trường hợp cơ quan này không tuân thủ đúng quy trình thu và kiểm tra mẫu lô hàng xuất khẩu, dẫn đến hậu quả lô hàng xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhưng bị quốc gia nhập khẩu phát hiện là không bảo đảm vấn đề phòng chống dịch bệnh gây hại nên áp dụng biện pháp tiêu huỷ, trả lại hoặc xử lý bằng biện pháp khác gây thiệt  hại và làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 đã quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà có hành vi không thực hiện đúng quy định pháp luật gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên, những nội dung của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 vẫn còn khá chung chung, thiếu văn bản hướng dẫn thi hành và trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính không có quy định về trường hợp gây thiệt hại trong hoạt động kiểm dịch thực vật. Bên cạnh đó, việc xác định thiệt hại để được bồi thường từ Điều 22 đến Điều 28 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 cũng không có quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực thi công vụ không thực hiện đúng trách nhiệm của mình và để xảy ra thiệt hại cho người được thực thi công vụ. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung quy định về thù lao cho công tác kiểm dịch thực vật cần phải đồng thời bổ sung quy định về xử lý trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật trong trường hợp lô hàng xuất khẩu bị tiêu huỷ, trả lại hoặc xử lý bằng biện pháp khác do nguyên nhân từ việc kiểm dịch thực vật chưa đúng quy định gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu.Ba là, quy định hàng hoá phải vừa tuân thủ pháp luật trong nước vừa tuân thủ theo hợp đồng xuất khẩu hoặc quy định của quốc gia nhập khẩu bộc lộ bất cập và chưa có hướng xử lý. Điển hình như trường hợp sử dụng thuốc Glyphosate để xử lý hoa Cúc và hoa Cẩm Chướng xuất khẩu sang Australia như đã phân tích, hoặc sự khác biệt trong danh mục thuốc BVTV và MRL của thuốc BVTV giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, EU và các nước khác trên thế giới sẽ gây trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi làm thủ tục xin kiểm tra công nhận an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Do đó, bên cạnh việc duy trì quy định này, cần tham khảo kinh nghiệm của EU để bổ sung vào Điều 41 Luật An toàn thực phẩm của Việt Nam năm 2010 quy định: “trường hợp hàng hoá không đáp ứng quy định của Việt Nam nhưng đáp ứng theo hợp đồng xuất khẩu và quy định của quốc gia nhập khẩu thì vẫn cho phép xuất khẩu”.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây