0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c3433e8abba-_Lý-thuyết-quyền-sở-hữu--người-đại-diện--.jpg.webp

Lý thuyết quyền sở hữu (người đại diện)

2.2.3. Lý thuyết quyền sở hữu (người đại diện)

 Theo Demsetz, (1967) về quyền tài sản được hiểu là tập hợp của rất nhiều quyền và lợi ích, trong đó có các quyền cơ bản như quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản, quyền thụ hưởng lợi nhuận thu được từ việc sử dụng tài sản, các quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản. Theo lý thuyết này, một quyền tài sản đương nhiên có thể bị kiểm soát và chia sẻ lợi ích bởi nhiều chủ thể. Ở Trung Quốc, vấn đề quyền tài sản được nghiên cứu và đề cập một cách rõ ràng, họ cho rằng: “Quyền tài sản là tập hợp một nhóm quyền lợi với tài sản bao gồm quyền sở hữu, quyền kinh doanh, quyền sử dụng, xử lý và quyền thu lợi ích từ tài sản. Quyền sở hữu là cơ sở của quyền tài sản. Quyền kinh doanh bao gồm các quyền sử dụng, quyết định xử lý... Quyền thu lợi ích là sự thực hiện về kinh tế của quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Quan hệ quyền tài sản là quan hệ hành vi chế ước thừa nhận lẫn nhau tạo nên khi chiếm hữu và sử dụng, thể hiện mối quan hệ giữa người với người quyết định mọi hành vi và quan hệ kinh tế” (Nguyễn Kim Bảo, 2002).

Hướng dẫn OECD về Quản trị doanh nghiệp cho các DNNN (2015) có đề cập đến việc xung đột lợi ích có thể xảy ra nếu một cơ quan chính phủ có cả chức năng quản lý và chức năng sở hữu phần vốn nhà nước. Vì việc phân tách 2 chức năng trên là “điều kiện cần thiết cơ bản” để đảm bảo tính công bằng cho sân chơi của doanh nghiệp tư nhân và DNNN và tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực nhà nước. Việc thực hiện quyền sử hữu nên được xác định rõ trong quản lý của Nhà nước. Việc này có thể được thực hiện thông qua thiết lập nên một cơ quan điều phối, hay chính xác hơn là sự tập trung hóa của chức năng sở hữu. Sự tập trung hóa của chức năng sở hữu cũng có thể cho phép tăng cường và kết hợp các năng lực có liên quan bằng việc tổ chức một đơn vị các chuyên gia về các vấn đề then chốt trong quản lý Vốn Nhà nước như báo cáo tài chính hay đề cử hội đồng thành viên. Tập trung các chức năng quyền sở hữu trong một tổ chức duy nhất có lẽ là phù hợp cho các DNNN trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, mà không phù áp dụng với các DNNN theo đuổi mục tiêu công. Tách bạch quyền sở hữu của nhà nước với các chức năng quản lý là một đóng góp đáng kể nhất từ việc cải tiến vận hành của SCIC.

Trong khoa học chính trị và kinh tế, vấn đề chủ sở hữu và người đại diện hay nghịch lý đại diện đề cập những khó khăn nảy sinh trong điều kiện thông tin không hoàn hảo và không cân xứng khi chủ sở hữu thuê người đại diện để thực hiện lợi ích của mình, nhưng người đại diện có thể không hành động vì lợi ích của chủ sở hữu mà vì bản thân họ (tư lợi). Vậy ai là chủ sở hữu, chủ sở hữu (principals) là chủ của các nguồn lực. Còn thế nào là người đại diện (Agent) hay quản lý. Người đại diện là người được ủy quyền (được thuê) của chủ sở hữu nguồn lực và được chủ sở hữu nguồn lực trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của người chủ sở hữu nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu. Vì thế, nội dung lý thuyết về quyền sở hữu của Demsetz còn có thể được xem là lý thuyết người đại diện (Agency theory).

Lý thuyết người đại diện dựa trên giả định cơ bản là tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa người chủ và người đại diện. Các giải pháp để xử lý các xung đột này là tạo ra các cơ chế về tiền lương và thưởng căn cứ vào hiệu quả làm việc có các chế độ chia sẻ lợi nhuận làm ra, các kế hoạch cổ phiếu cho các giám đốc, tư vấn và đào tạo để phát triển năng lực của người đại diện. Các yếu tố này giúp giảm mâu thuẫn về lợi ích giữa người chủ và đại diện. Tóm lại, theo lý thuyết người đại diện, cơ chế kiểm soát là cần thiết vì tồn tại mâu thuẫn về lợi ích, cả hai bên là người chủ và người đại diện luôn muốn có được lợi ích cho riêng mình.

Liên quan đến các SWF, lý thuyết người đại diện có thể được sử dụng để làm rõ ba mối quan hệ người chủ - đại diện. Trước hết, vì tài sản là nguồn của nhà nước, nên chủ sở hữu thực sự của tài sản của SWF là công dân của quốc gia tài trợ cho SWF. Vì thế công dân là chủ thực tế, trong khi người đại diện quản lý tài sản là các viên chức chính phủ, chịu trách nhiệm để SWF có lợi nhuận cao nhất có thể, giữ được vốn nhà nước giao phó và giúp ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, do các viên chức chính phủ này có thể không có chuyên môn quản lý và vận hành quỹ đầu tư, nên họ thường thuê các nhân viên hoặc nhà quản lý chuyên nghiệp bên ngoài để thuê nhằm điều hành SWF. Điều này dẫn đến mâu thuẫn thứ hai giữa người chủ và người đại diện: giữa ban lãnh đạo SWF và người được ban lãnh đạo thuê để vận hành SWF. Cuối cùng, mâu thuẫn xảy ra giữa SWF và doanh nghiệp mục tiêu nhận đầu tư của SWF. Trong mâu thuẫn thứ ba này, công ty nhận đầu tư có thể có những ý định đầu tư kém hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ là vốn của SWF. Vận dụng lý thuyết người đại diện, có thể thấy trong ba mối quan hệ này đều xuất hiện mâu thuẫn giữa hai bên người chủ và người đại diện và cơ chế kiểm soát là cần thiết để giảm thiểu các xung đột đó.

Chính từ các loại mâu thuẫn phức tạp liên quan đến sự vận hành của SWF, lý thuyết chi phí người đại diện ủng hộ cho cơ chế quản trị cho SWF. SWF cần tăng tính hợp pháp và tính minh bạch, đảm bảo vốn được sử dụng cho các mục tiêu đầu tư sinh lời tốt, giải quyết các vấn đề nội địa.

Theo: Nguyễn Thanh Đoàn

Link luận án: Tại đây

 

avatar
Nguyenmaihuong
648 ngày trước
Lý thuyết quyền sở hữu (người đại diện)
2.2.3. Lý thuyết quyền sở hữu (người đại diện) Theo Demsetz, (1967) về quyền tài sản được hiểu là tập hợp của rất nhiều quyền và lợi ích, trong đó có các quyền cơ bản như quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản, quyền thụ hưởng lợi nhuận thu được từ việc sử dụng tài sản, các quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản. Theo lý thuyết này, một quyền tài sản đương nhiên có thể bị kiểm soát và chia sẻ lợi ích bởi nhiều chủ thể. Ở Trung Quốc, vấn đề quyền tài sản được nghiên cứu và đề cập một cách rõ ràng, họ cho rằng: “Quyền tài sản là tập hợp một nhóm quyền lợi với tài sản bao gồm quyền sở hữu, quyền kinh doanh, quyền sử dụng, xử lý và quyền thu lợi ích từ tài sản. Quyền sở hữu là cơ sở của quyền tài sản. Quyền kinh doanh bao gồm các quyền sử dụng, quyết định xử lý... Quyền thu lợi ích là sự thực hiện về kinh tế của quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Quan hệ quyền tài sản là quan hệ hành vi chế ước thừa nhận lẫn nhau tạo nên khi chiếm hữu và sử dụng, thể hiện mối quan hệ giữa người với người quyết định mọi hành vi và quan hệ kinh tế” (Nguyễn Kim Bảo, 2002).Hướng dẫn OECD về Quản trị doanh nghiệp cho các DNNN (2015) có đề cập đến việc xung đột lợi ích có thể xảy ra nếu một cơ quan chính phủ có cả chức năng quản lý và chức năng sở hữu phần vốn nhà nước. Vì việc phân tách 2 chức năng trên là “điều kiện cần thiết cơ bản” để đảm bảo tính công bằng cho sân chơi của doanh nghiệp tư nhân và DNNN và tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực nhà nước. Việc thực hiện quyền sử hữu nên được xác định rõ trong quản lý của Nhà nước. Việc này có thể được thực hiện thông qua thiết lập nên một cơ quan điều phối, hay chính xác hơn là sự tập trung hóa của chức năng sở hữu. Sự tập trung hóa của chức năng sở hữu cũng có thể cho phép tăng cường và kết hợp các năng lực có liên quan bằng việc tổ chức một đơn vị các chuyên gia về các vấn đề then chốt trong quản lý Vốn Nhà nước như báo cáo tài chính hay đề cử hội đồng thành viên. Tập trung các chức năng quyền sở hữu trong một tổ chức duy nhất có lẽ là phù hợp cho các DNNN trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, mà không phù áp dụng với các DNNN theo đuổi mục tiêu công. Tách bạch quyền sở hữu của nhà nước với các chức năng quản lý là một đóng góp đáng kể nhất từ việc cải tiến vận hành của SCIC.Trong khoa học chính trị và kinh tế, vấn đề chủ sở hữu và người đại diện hay nghịch lý đại diện đề cập những khó khăn nảy sinh trong điều kiện thông tin không hoàn hảo và không cân xứng khi chủ sở hữu thuê người đại diện để thực hiện lợi ích của mình, nhưng người đại diện có thể không hành động vì lợi ích của chủ sở hữu mà vì bản thân họ (tư lợi). Vậy ai là chủ sở hữu, chủ sở hữu (principals) là chủ của các nguồn lực. Còn thế nào là người đại diện (Agent) hay quản lý. Người đại diện là người được ủy quyền (được thuê) của chủ sở hữu nguồn lực và được chủ sở hữu nguồn lực trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của người chủ sở hữu nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu. Vì thế, nội dung lý thuyết về quyền sở hữu của Demsetz còn có thể được xem là lý thuyết người đại diện (Agency theory).Lý thuyết người đại diện dựa trên giả định cơ bản là tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa người chủ và người đại diện. Các giải pháp để xử lý các xung đột này là tạo ra các cơ chế về tiền lương và thưởng căn cứ vào hiệu quả làm việc có các chế độ chia sẻ lợi nhuận làm ra, các kế hoạch cổ phiếu cho các giám đốc, tư vấn và đào tạo để phát triển năng lực của người đại diện. Các yếu tố này giúp giảm mâu thuẫn về lợi ích giữa người chủ và đại diện. Tóm lại, theo lý thuyết người đại diện, cơ chế kiểm soát là cần thiết vì tồn tại mâu thuẫn về lợi ích, cả hai bên là người chủ và người đại diện luôn muốn có được lợi ích cho riêng mình.Liên quan đến các SWF, lý thuyết người đại diện có thể được sử dụng để làm rõ ba mối quan hệ người chủ - đại diện. Trước hết, vì tài sản là nguồn của nhà nước, nên chủ sở hữu thực sự của tài sản của SWF là công dân của quốc gia tài trợ cho SWF. Vì thế công dân là chủ thực tế, trong khi người đại diện quản lý tài sản là các viên chức chính phủ, chịu trách nhiệm để SWF có lợi nhuận cao nhất có thể, giữ được vốn nhà nước giao phó và giúp ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, do các viên chức chính phủ này có thể không có chuyên môn quản lý và vận hành quỹ đầu tư, nên họ thường thuê các nhân viên hoặc nhà quản lý chuyên nghiệp bên ngoài để thuê nhằm điều hành SWF. Điều này dẫn đến mâu thuẫn thứ hai giữa người chủ và người đại diện: giữa ban lãnh đạo SWF và người được ban lãnh đạo thuê để vận hành SWF. Cuối cùng, mâu thuẫn xảy ra giữa SWF và doanh nghiệp mục tiêu nhận đầu tư của SWF. Trong mâu thuẫn thứ ba này, công ty nhận đầu tư có thể có những ý định đầu tư kém hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ là vốn của SWF. Vận dụng lý thuyết người đại diện, có thể thấy trong ba mối quan hệ này đều xuất hiện mâu thuẫn giữa hai bên người chủ và người đại diện và cơ chế kiểm soát là cần thiết để giảm thiểu các xung đột đó.Chính từ các loại mâu thuẫn phức tạp liên quan đến sự vận hành của SWF, lý thuyết chi phí người đại diện ủng hộ cho cơ chế quản trị cho SWF. SWF cần tăng tính hợp pháp và tính minh bạch, đảm bảo vốn được sử dụng cho các mục tiêu đầu tư sinh lời tốt, giải quyết các vấn đề nội địa.Theo: Nguyễn Thanh ĐoànLink luận án: Tại đây