0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c3708f5dff0-_Quản-lý-nhà-nước-tại-thôn,-làng-và-vai-trò-của-hương-ước-đối-với-quản-lý-nhà-nước-tại-thôn,-làng-vùng-đồng-bằng-Bắc-Bộ-Việt-Nam-.jpg.webp

Quản lý nhà nước tại thôn, làng và vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

2.2.   Quản lý nhà nước tại thôn, làng và vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

2.2.1.  Khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

2.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

Theo Từ điển Tiếng Việt, “quản lý nhà nước là tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật”. Trong giáo trình Luật Hành chính của trường Đại học Luật Hà Nội, theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước được hiểu là “hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước” ; theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được hiểu đồng nhất với khái niệm quản lý hành chính nhà nước, “là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế - văn hóa, xã hội và hành chính - chính trị” . Với ý nghĩa đó, theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước tại thôn, làng được hiểu là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp tác động đến mọi đối tượng quản lý trên địa bàn thôn, làng, nhằm đảm bảo trật tự thôn, làng, đảm bảo sự ổn định, phát triển của thôn, làng nói riêng, bảo đảm ổn định và phát triển của toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái niệm “quản lý nhà nước tại thôn, làng” chủ yếu được tiếp cận theo nghĩa hẹp, đó chính là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, các thành phần xã hội trong làng, bảo đảm sự chấp hành pháp luật của nhà nước, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của thôn, làng trong thế ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Cần phân biệt rõ các khái niệm “quản lý nhà nước ở thôn, làng” với “quản lý nhà nước ở nông thôn” và “quản lý nhà nước ở tổ dân phố”. Khái niệm nông thôn được nhìn nhận là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông” . Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn vị cơ bản là xã - đơn vị tổ chức quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam. Do đó, có thể nói, quản lý nhà nước ở nông thôn nói chung là sự quản lý của nhà nước ở phạm vi rộng hơn, bao trùm hơn, và chủ yếu tập trung vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển đời sống của người nông dân. Còn quản lý nhà nước ở thôn, làng là sự quản lý đi sâu hơn vào những mối quan hệ xã hội cụ thể, giữa các cá nhân, tổ chức, các giai tầng trong không gian đơn vị tụ cư hẹp của những người dân thôn, làng. Hay nói cách khác, về cấp độ và quy mô, quản lý nhà nước ở thôn, làng là sự quản lý ở cấp cơ sở nhỏ nhất trong các hoạt động quản lý nhà nước ở nông thôn. Cùng cấp độ và quy mô với “quản lý nhà nước tại thôn, làng”, có thể thấy, nhà nước có thể tiến hành hoạt động quản lý ở tổ dân phố, bởi thôn và tổ dân phố là những khái niệm tương đồng. Tuy nhiên, cơ sở xã hội của tổ dân phố cũng có những điểm khác so với thôn, làng. Theo Từ điển Tiếng Việt, tổ dân phố được nhận diện là “đơn vị dân cư ở thành phố, dưới phường, gồm một số hộ cư trú gần nhau”. Hình thành nên tổ dân phố là do sự gắn kết về địa vực, không hề bị chi phối bởi yếu tố huyết thống hay văn hóa truyền thống. Do đó, sự quản lý của nhà nước với tổ dân phố không gặp sự tác động, ảnh hưởng quá nhiều bởi yếu tố tự quản và những đặc tính riêng biệt của mỗi khu vực như đối với thôn, làng.

2.1.1.2. Chủ thể quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam

Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước đối với thôn, làng là bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng của mình đều tham gia vào cơ chế quản lý nhà nước đối với thôn, làng, trong đó: Quốc hội thể hiện vai trò là cơ quan tạo lập thể chế cho quản lý; Chính phủ là cơ quan tổ chức thi hành thể chế; Tòa án là cơ quan xử lý vi phạm trong quá trình thi hành thể chế; Chính quyền địa phương các cấp có nhiệm vụ cụ thể hóa các qui định của cấp trên, tổ chức thi hành các qui định đó vào đời sống thôn, làng.

Trong bộ máy nhà nước, chính quyền cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng, là cấp chính quyền trực tiếp và chủ yếu thực hiện việc quản lý đối với thôn, làng tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, cũng như các qui định của cấp trên đến với thôn, làng. Đồng thời, chính quyền cấp xã cũng là nơi trực tiếp ban hành nhiều chính sách về quản lý nhà nước đối với thôn, làng, trực tiếp kiểm tra giám sát việc thực hiện các qui định của chính quyền các cấp tại các thôn, làng. Hơn bất cứ cơ quan nhà nước nào khác, cơ quan chính quyền cấp xã gần gũi với thôn, làng nhất, họ hàng ngày sống trong môi trường thôn, làng, hoạt động của họ hàng ngày gắn bó với địa bàn thôn, làng. Cho đến hiện nay, nhìn chung, mỗi thành viên trong bộ máy chính quyền cấp xã đều chủ yếu là thành viên của cộng đồng thôn, làng.

Theo: Lại Thị Phương Thảo

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
541 ngày trước
Quản lý nhà nước tại thôn, làng và vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
2.2.   Quản lý nhà nước tại thôn, làng và vai trò của hương ước đối với quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam2.2.1.  Khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam2.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt NamTheo Từ điển Tiếng Việt, “quản lý nhà nước là tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật”. Trong giáo trình Luật Hành chính của trường Đại học Luật Hà Nội, theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước được hiểu là “hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước” ; theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được hiểu đồng nhất với khái niệm quản lý hành chính nhà nước, “là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế - văn hóa, xã hội và hành chính - chính trị” . Với ý nghĩa đó, theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước tại thôn, làng được hiểu là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp tác động đến mọi đối tượng quản lý trên địa bàn thôn, làng, nhằm đảm bảo trật tự thôn, làng, đảm bảo sự ổn định, phát triển của thôn, làng nói riêng, bảo đảm ổn định và phát triển của toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, khái niệm “quản lý nhà nước tại thôn, làng” chủ yếu được tiếp cận theo nghĩa hẹp, đó chính là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, các thành phần xã hội trong làng, bảo đảm sự chấp hành pháp luật của nhà nước, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của thôn, làng trong thế ổn định và phát triển của toàn xã hội.Cần phân biệt rõ các khái niệm “quản lý nhà nước ở thôn, làng” với “quản lý nhà nước ở nông thôn” và “quản lý nhà nước ở tổ dân phố”. Khái niệm nông thôn được nhìn nhận là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông” . Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn vị cơ bản là xã - đơn vị tổ chức quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam. Do đó, có thể nói, quản lý nhà nước ở nông thôn nói chung là sự quản lý của nhà nước ở phạm vi rộng hơn, bao trùm hơn, và chủ yếu tập trung vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển đời sống của người nông dân. Còn quản lý nhà nước ở thôn, làng là sự quản lý đi sâu hơn vào những mối quan hệ xã hội cụ thể, giữa các cá nhân, tổ chức, các giai tầng trong không gian đơn vị tụ cư hẹp của những người dân thôn, làng. Hay nói cách khác, về cấp độ và quy mô, quản lý nhà nước ở thôn, làng là sự quản lý ở cấp cơ sở nhỏ nhất trong các hoạt động quản lý nhà nước ở nông thôn. Cùng cấp độ và quy mô với “quản lý nhà nước tại thôn, làng”, có thể thấy, nhà nước có thể tiến hành hoạt động quản lý ở tổ dân phố, bởi thôn và tổ dân phố là những khái niệm tương đồng. Tuy nhiên, cơ sở xã hội của tổ dân phố cũng có những điểm khác so với thôn, làng. Theo Từ điển Tiếng Việt, tổ dân phố được nhận diện là “đơn vị dân cư ở thành phố, dưới phường, gồm một số hộ cư trú gần nhau”. Hình thành nên tổ dân phố là do sự gắn kết về địa vực, không hề bị chi phối bởi yếu tố huyết thống hay văn hóa truyền thống. Do đó, sự quản lý của nhà nước với tổ dân phố không gặp sự tác động, ảnh hưởng quá nhiều bởi yếu tố tự quản và những đặc tính riêng biệt của mỗi khu vực như đối với thôn, làng.2.1.1.2. Chủ thể quản lý nhà nước tại thôn, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt NamTrước hết, chủ thể quản lý nhà nước đối với thôn, làng là bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng của mình đều tham gia vào cơ chế quản lý nhà nước đối với thôn, làng, trong đó: Quốc hội thể hiện vai trò là cơ quan tạo lập thể chế cho quản lý; Chính phủ là cơ quan tổ chức thi hành thể chế; Tòa án là cơ quan xử lý vi phạm trong quá trình thi hành thể chế; Chính quyền địa phương các cấp có nhiệm vụ cụ thể hóa các qui định của cấp trên, tổ chức thi hành các qui định đó vào đời sống thôn, làng.Trong bộ máy nhà nước, chính quyền cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng, là cấp chính quyền trực tiếp và chủ yếu thực hiện việc quản lý đối với thôn, làng tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, cũng như các qui định của cấp trên đến với thôn, làng. Đồng thời, chính quyền cấp xã cũng là nơi trực tiếp ban hành nhiều chính sách về quản lý nhà nước đối với thôn, làng, trực tiếp kiểm tra giám sát việc thực hiện các qui định của chính quyền các cấp tại các thôn, làng. Hơn bất cứ cơ quan nhà nước nào khác, cơ quan chính quyền cấp xã gần gũi với thôn, làng nhất, họ hàng ngày sống trong môi trường thôn, làng, hoạt động của họ hàng ngày gắn bó với địa bàn thôn, làng. Cho đến hiện nay, nhìn chung, mỗi thành viên trong bộ máy chính quyền cấp xã đều chủ yếu là thành viên của cộng đồng thôn, làng.Theo: Lại Thị Phương ThảoLink luận án: Tại đây