0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c4d82e5a118-Thực-trạng-tổ-chức-và-hoạt-động-của-tổ-chức-hành-nghề-luật-sư-tại-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-theo-pháp-luật-.jpg.webp

Thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật

3.1.2.  Thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật

3.1.2.1.   Về cơ cấu tổ chức nội bộ của các hình thức TCHNLS

- Đối với Văn phòng luật sư

Văn phòng luật sư có Trưởng văn phòng là luật sư thành lập, đồng thời là chủ sở hữu Văn phòng luật sư. Luật sư Trưởng văn phòng là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của VPLS và là người đại diện theo pháp luật của VPLS. Ngoài ra, trong VPLS có thể có luật sư làm việc theo hợp đồng; người tập sự hành nghề luật sư; nhân viên văn phòng, tất cả hợp thành bộ máy tổ chức của VPLS.

+ Luật sư làm việc theo hợp đồng: là luật sư cộng tác với VPLS bằng hợp đồng hợp tác cụ thể giữa hai bên (Luật sư hợp đồng với VPLS) có thỏa thuận về phạm vi hợp tác, phương thức hợp tác, thời gian hợp tác, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Hình thức hợp đồng giữa luật sư hợp đồng và VPLS có tính đa dạng, có thể là hợp đồng cộng sự/cộng tác (hợp đồng dân sự) hoặc hợp đồng lao động.

+ Người tập sự hành nghề luật sư: Là người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư đăng ký tập sự hành nghề luật sư tại VPLS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. VPLS phân công luật sư hướng dẫn Người tập sự hành nghề luật sư. Đoàn Luật sư có trách nhiệm giám sát việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

+ Nhân viên văn phòng: là người phụ trách việc hành chính như: Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ của VPLS. Bên cạnh đó, đối với một số VPLS có quy mô lớn và có nhiều chi nhánh, nhân viên văn phòng còn bao gồm: Người phụ trách tư liệu, người phiên dịch, trợ lý Trưởng văn phòng luật sư, v.v…

- VPLS theo quy định của Luật chuyên ngành: được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư hiện hành, thì: “Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…”. Theo tác giả nhận thấy quy định này vẫn còn nhiều bất hợp lý bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:“Trong trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó”.

Qua nghiên cứu các quy định của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) về việc thành lập/đăng ký hoạt động TCHNLS (Điều 35); thay đổi nội dung đăng ký hoạt động TCHNLS (Điều 36); công bố nội dung đăng ký hoạt động của TCHNLS (Điều 38); thành lập chi nhánh (Điều 41); thành lập văn phòng giao dịch (Điều 42); hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức TCHNLS (Điều 45); chấm dứt hoạt động của TCHNLS (Điều 47)v.v…được luật này quy định rất cụ thể, chi tiết. Như vậy đối chiếu với các quy định tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nêu trên, thì vấn đề tổ chức và hoạt động của TCHNLS nói chung và văn phòng luật sư nói riêng cần áp dụng các quy định “đặc thù” của luật chuyên ngành là Luật Luật sư. Và do vậy, văn phòng luật sư không thể xem như là doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai, khi tiếp cận các quy định về loại hình Doanh nghiệp tư nhân (viết tắt là DNTN) theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 (từ Điều 183 đến Điều 187) để so sánh với loại hình VPLS cho thấy hai loại hình “doanh nghiệp” này có nhiều điểm khác biệt nhau rất cơ bản đó là:

(i)  Trong khi chủ DNTN chỉ là công dân bình thường hoặc là một doanh nhân, thì chủ sở hữu VPLS phải là luật sư;

(ii) Xét về ngành nghề đăng ký kinh doanh của DNTN so với phạm vi hành nghề luật sư đối với VPLS cũng có sự khác biệt nhau khá rõ rệt đó là: Đối với DNTN thì Luật Doanh nghiệp quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh khá rộng và có thể có ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc không điều kiện. Trong khi đó, lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của VPLS là rất hạn chế và mang tính “đặc thù” mà các chủ thể khác không phải là luật sư thì không thể đăng ký đăng ký hoạt động được;

(iii) Đối với DNTN thì việc đăng ký kinh doanh thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, VPLS thì buộc phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp;

(iv)   Bên cạnh đó, quá trình tổ chức và hoạt động của VPLS phải tuân thủ quy tắc đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp của luật sư; ngoài ra còn phải chấp hành Quy chế của Đoàn Luật sư địa phương và Điều lệ của Liên Đoàn luật sư Việt Nam. Trong khi đó, DNTN thì không bị ràng buộc bởi các chế định này.

Thứ ba, trở lại với quy định trước đây tại khoản 1, Điều 18 Pháp Lệnh luật sư năm 2001, tác giả nhận thấy, với quy định “VPLS có thể do một hoặc một số luật sư thành lập…” được tổ chức và hoạt động theo loại hình hợp danh do một số luật sư thành lập là phù hợp hơn và thực tế đã minh chứng cho thấy loại hình này đã phát huy hiệu quả đáng ghi nhận mà dường như Luật Luật sư năm 2006 đã “bỏ quên” mô hình tổ chức và hoạt động này.

Thứ tư, tham khảo thêm mô hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng được quy định tại Khoản 1 Điều 22, Luật Công chứng năm 2014:“Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn”. Qua tiếp cận các nội dung theo quy định trên, có thể thấy: Tại sao cùng là Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý, thế nhưng với Văn phòng công chứng thì pháp luật cho phép tổ chức theo hình thức hợp danh, còn loại hình VPLS thì Luật Luật sư lại quy định tổ chức theo loại hình DNTN? Quy định như vậy là thiếu công bằng và pháp luật chưa xem xét đến yếu tố bình đẳng giữa các Doanh nghiệp. Do vậy, theo tác giả cần rà soát và hoàn thiện chế định về VPLS là yêu cầu cấp bách và cần thiết.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 33, Luật Luật sư hiện hành thì: “Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật”,quy định này theo tác giả là cần thiết, hợp lý và phù hợp với pháp luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Theo nội dung của hai thông tư nói trên quy định chỉ cung cấp tài khoản phục vụ thanh toán cho tổ chức là pháp nhân. Trong khi đó, VPLS là tổ chức không có tư cách pháp nhân, bởi không đủ các điều kiện quy định về pháp nhân tại theo Điều 74 Bộ Luật dân sư năm 2015. Do vậy, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4, Thông tư số 32/2016/TT- NHNN thì phía Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng không mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức không có tư cách pháp nhân, trong đó có VPLS. Đồng thời, ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán (tức đóng tài khoản) sau mười hai (12) tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực pháp luật (01/03/2017).

Từ những vướng mắc nói trên cho thấy, quan niệm của pháp luật về luật sư của ta coi VPLS như là doanh nghiệp tư nhân là bất hợp lý, vì vậy thực tế đã gây ra không ít khó khăn, phiền toái trong quá trình tổ chức và thực hiện.

Theo: Trần Văn Công

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
541 ngày trước
Thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật
3.1.2.  Thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật3.1.2.1.   Về cơ cấu tổ chức nội bộ của các hình thức TCHNLS- Đối với Văn phòng luật sưVăn phòng luật sư có Trưởng văn phòng là luật sư thành lập, đồng thời là chủ sở hữu Văn phòng luật sư. Luật sư Trưởng văn phòng là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của VPLS và là người đại diện theo pháp luật của VPLS. Ngoài ra, trong VPLS có thể có luật sư làm việc theo hợp đồng; người tập sự hành nghề luật sư; nhân viên văn phòng, tất cả hợp thành bộ máy tổ chức của VPLS.+ Luật sư làm việc theo hợp đồng: là luật sư cộng tác với VPLS bằng hợp đồng hợp tác cụ thể giữa hai bên (Luật sư hợp đồng với VPLS) có thỏa thuận về phạm vi hợp tác, phương thức hợp tác, thời gian hợp tác, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Hình thức hợp đồng giữa luật sư hợp đồng và VPLS có tính đa dạng, có thể là hợp đồng cộng sự/cộng tác (hợp đồng dân sự) hoặc hợp đồng lao động.+ Người tập sự hành nghề luật sư: Là người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư đăng ký tập sự hành nghề luật sư tại VPLS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. VPLS phân công luật sư hướng dẫn Người tập sự hành nghề luật sư. Đoàn Luật sư có trách nhiệm giám sát việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.+ Nhân viên văn phòng: là người phụ trách việc hành chính như: Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ của VPLS. Bên cạnh đó, đối với một số VPLS có quy mô lớn và có nhiều chi nhánh, nhân viên văn phòng còn bao gồm: Người phụ trách tư liệu, người phiên dịch, trợ lý Trưởng văn phòng luật sư, v.v…- VPLS theo quy định của Luật chuyên ngành: được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư hiện hành, thì: “Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…”. Theo tác giả nhận thấy quy định này vẫn còn nhiều bất hợp lý bởi các lý do sau đây:Thứ nhất, theo quy định tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:“Trong trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó”.Qua nghiên cứu các quy định của Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) về việc thành lập/đăng ký hoạt động TCHNLS (Điều 35); thay đổi nội dung đăng ký hoạt động TCHNLS (Điều 36); công bố nội dung đăng ký hoạt động của TCHNLS (Điều 38); thành lập chi nhánh (Điều 41); thành lập văn phòng giao dịch (Điều 42); hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức TCHNLS (Điều 45); chấm dứt hoạt động của TCHNLS (Điều 47)v.v…được luật này quy định rất cụ thể, chi tiết. Như vậy đối chiếu với các quy định tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nêu trên, thì vấn đề tổ chức và hoạt động của TCHNLS nói chung và văn phòng luật sư nói riêng cần áp dụng các quy định “đặc thù” của luật chuyên ngành là Luật Luật sư. Và do vậy, văn phòng luật sư không thể xem như là doanh nghiệp tư nhân.Thứ hai, khi tiếp cận các quy định về loại hình Doanh nghiệp tư nhân (viết tắt là DNTN) theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 (từ Điều 183 đến Điều 187) để so sánh với loại hình VPLS cho thấy hai loại hình “doanh nghiệp” này có nhiều điểm khác biệt nhau rất cơ bản đó là:(i)  Trong khi chủ DNTN chỉ là công dân bình thường hoặc là một doanh nhân, thì chủ sở hữu VPLS phải là luật sư;(ii) Xét về ngành nghề đăng ký kinh doanh của DNTN so với phạm vi hành nghề luật sư đối với VPLS cũng có sự khác biệt nhau khá rõ rệt đó là: Đối với DNTN thì Luật Doanh nghiệp quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh khá rộng và có thể có ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc không điều kiện. Trong khi đó, lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của VPLS là rất hạn chế và mang tính “đặc thù” mà các chủ thể khác không phải là luật sư thì không thể đăng ký đăng ký hoạt động được;(iii) Đối với DNTN thì việc đăng ký kinh doanh thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, VPLS thì buộc phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp;(iv)   Bên cạnh đó, quá trình tổ chức và hoạt động của VPLS phải tuân thủ quy tắc đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp của luật sư; ngoài ra còn phải chấp hành Quy chế của Đoàn Luật sư địa phương và Điều lệ của Liên Đoàn luật sư Việt Nam. Trong khi đó, DNTN thì không bị ràng buộc bởi các chế định này.Thứ ba, trở lại với quy định trước đây tại khoản 1, Điều 18 Pháp Lệnh luật sư năm 2001, tác giả nhận thấy, với quy định “VPLS có thể do một hoặc một số luật sư thành lập…” được tổ chức và hoạt động theo loại hình hợp danh do một số luật sư thành lập là phù hợp hơn và thực tế đã minh chứng cho thấy loại hình này đã phát huy hiệu quả đáng ghi nhận mà dường như Luật Luật sư năm 2006 đã “bỏ quên” mô hình tổ chức và hoạt động này.Thứ tư, tham khảo thêm mô hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng được quy định tại Khoản 1 Điều 22, Luật Công chứng năm 2014:“Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn”. Qua tiếp cận các nội dung theo quy định trên, có thể thấy: Tại sao cùng là Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý, thế nhưng với Văn phòng công chứng thì pháp luật cho phép tổ chức theo hình thức hợp danh, còn loại hình VPLS thì Luật Luật sư lại quy định tổ chức theo loại hình DNTN? Quy định như vậy là thiếu công bằng và pháp luật chưa xem xét đến yếu tố bình đẳng giữa các Doanh nghiệp. Do vậy, theo tác giả cần rà soát và hoàn thiện chế định về VPLS là yêu cầu cấp bách và cần thiết.Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 33, Luật Luật sư hiện hành thì: “Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật”,quy định này theo tác giả là cần thiết, hợp lý và phù hợp với pháp luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Theo nội dung của hai thông tư nói trên quy định chỉ cung cấp tài khoản phục vụ thanh toán cho tổ chức là pháp nhân. Trong khi đó, VPLS là tổ chức không có tư cách pháp nhân, bởi không đủ các điều kiện quy định về pháp nhân tại theo Điều 74 Bộ Luật dân sư năm 2015. Do vậy, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4, Thông tư số 32/2016/TT- NHNN thì phía Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng không mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức không có tư cách pháp nhân, trong đó có VPLS. Đồng thời, ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán (tức đóng tài khoản) sau mười hai (12) tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực pháp luật (01/03/2017).Từ những vướng mắc nói trên cho thấy, quan niệm của pháp luật về luật sư của ta coi VPLS như là doanh nghiệp tư nhân là bất hợp lý, vì vậy thực tế đã gây ra không ít khó khăn, phiền toái trong quá trình tổ chức và thực hiện.Theo: Trần Văn CôngLink luận án: Tại đây