0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c4d93b5eee1-Các-quyền-và-nghĩa-vụ-của-Tổ-chức-hành-nghề-luật-sư-.jpg.webp

Các quyền và nghĩa vụ của Tổ chức hành nghề luật sư

3.1.4.  Các quyền và nghĩa vụ của Tổ chức hành nghề luật sư

Khi pháp luật đã tạo ra những đòi hỏi và các điều kiện thành lập/đăng ký hoạt động cho chủ thể là các hình thức TCHNLS, cũng như quy định về trình tự, thủ tục để chủ thể này đủ điều kiện tham gia thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, thì đương nhiên cũng cần có những quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của chủ thể này để xác định “ họ” được phép làm gì và có nghĩa vụ phải làm gì? Theo tác giả thì những quy định của Luật Luật sư hiện nay về các quyền và nghĩa vụ của TCHNLS là rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với các TCHNLS.

Các quyền của TCHNLS được Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012), quy định tại Điều 39, với tám (08) nội dung gồm: (i) Thực hiện dịch vụ pháp lý;(ii) Nhận thù lao từ khách hàng;(iii) Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư; (iv) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu; (v) Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; (vi) Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước;(vii) Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài; (viii) Các quyền khác theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cùng với các quy định về quyền của TCHNLS, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012), quy định các nghĩa vụ của TCHNLS tại Điều 40, với mười hai (12) nội dung bao gồm: (i) Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động; (ii) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng; (iii) Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; (iv) Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư; (v) Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng; (vi) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;(vii) Chấp hành quy định của luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; (viii) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra; (ix) Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư; (x) Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; (xi) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật; (xii) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trong số mười hai (12) nội dung quy định về nghĩa vụ của TCHNLS, đáng lưu ý nhất là nội dung thứ năm (v), đó là TCHNLS phải có nghĩa vụ: “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng”. Tuy nhiên, về phương thức bồi thường như thế nào? TCHNLS bồi thường trước hay luật sư gây ra thiệt hại cho khách hàng bồi thường trước? Điều khoản nói trên của Luật này và các văn bản dưới luật (các nghị định hay thông tư hướng dẫn…) chưa có quy chế pháp lý điều chỉnh vấn đề này. Từ đó, có thể nói hiện nay pháp luật về TCHNLS vẫn còn “bỏ ngỏ” về chế định bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi luật sư của TCHNLS có lỗi và gây ra. Tác giả Luận án nhận thấy, đây là vấn đề hết sức quan trọng mà hiện nay pháp luật về TCHNLS đang thiếu và cần được bổ khuyết những quy định chuẩn mực để điều chỉnh lĩnh vực này trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) có quy định nghĩa vụ “bắt buộc” đối với TCHNLS phải thực hiện “Nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư” (khoản 6 Điều 40). Bởi lẽ, thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế bớt những rủi ro trong hành nghề luật sư và lành mạnh hóa sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh/cung cấp dịch vụ pháp lý. Chính vì vậy, ở hầu hết các quốc gia đều quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư và đều có quy chế bảo hiểm bắt buộc đối với lĩnh vực hoạt động đặc thù của luật sư. Ở Việt Nam hiện nay, để tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, thì luật sư và các TCHNLS phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình. Có thể kiến giải vấn đề tại sao cần phải có loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư bằng các lý do sau đây:

Thứ nhất, là để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, chế định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như trên là nhằm đảm bảo chắc chắn rằng nếu luật sư phạm lỗi khi thực hiện công việc của khách hàng, thì khoản bồi thường thiệt hại được chi trả một cách nhanh chóng và đầy đủ, bởi không phải trong mọi trường hợp luật sư có lỗi đều có khả năng chi trả thiệt hại, đặc biệt trên thực tế thì những luật sư chưa có bề dầy kinh nghiệm thường hay mắc lỗi và chính những luật sư chưa có bề dầy kinh nghiệm thì lại chưa có đủ thời gian nghề nghiệp để tích lũy được các khoản tiền hoặc quỹ dự phòng rủi ro nhằm sẵn sàng chi trả việc bồi thường thiệt hại cho khách hàng, nghĩa là khả năng tài chính của họ còn ở mức rất thấp;

Thứ hai, là để bảo vệ chính bản thân luật sư khi hành nghề. Trong quá trình hành nghề thì luật sư không ai có thể tin chắc rằng trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh đều có thể tỉnh táo để tránh rủi ro, nhiều khi thiệt hại xảy ra không phải lúc nào cũng lường trước được, khi có thiệt hại xảy ra thì luật sư hoặc TCHNLS không phải mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc bồi thường. Một lý do khác cũng được không kém phần quan trọng đó là, khi có sự thiệt hại xảy ra, thì luật sư hoặc TCHNLS nhờ có tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, nên việc chi trả khoản bồi thường cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng là điều kiện để giữ được uy tín cho luật sư và TCHNLS của mình trong hành nghề, điều này đối với nghề luật sư là đặc biệt quan trọng, nếu luật sư hoặc TCHNLS vì lý do nào đó mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để khách hàng than phiền hoặc dẫn đến khiếu nại, tranh chấp làm giảm uy tín hay ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của nghề nghiệp luật sư.

Ngoài các lý do nói trên, có thể tiếp cận tham khảo thêm kinh nghiệm của một số quốc gia không có quy định bắt buộc luật sư và các TCHNLS phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp dẫn đến tình trạng hầu hết luật sư và các TCHNLS đều muốn tiết kiệm tiền, không tham gia bảo hiểm tự nguyện và cũng không có “quỹ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp” nên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp không lành mạnh, khách hàng bị thiệt hại do lỗi của luật sư mà không được bồi thường thỏa đáng gây ra tâm lý lo ngại khi phải sử dụng đến dịch vụ tư vấn của luật sư,v.v…điều này gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự nghề nghiệp và uy tín của các luật sư và TCHNLS. Chính vì vậy, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định các TCHNLS mua bảo hiểm nghề nghiệp đối với luật sư và ngay cả luật sư hoạt động với dưới hình thức văn phòng luật sư cá nhân.

Thực trạng ở Việt Nam trong thời gian qua, có một số TCHNLS và luật sư khi hành nghề “có hiện tượng né tránh” không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chỉ thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mang tính tượng trưng và đối phó trong công tác kiểm tra vi phạm hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước. Pháp luật về luật sư cũng chưa quy định rõ ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi của luật sư (như nội dung đã trình bày ở trên). Vì vậy, trên thực tế xảy ra những trường hợp khách hàng bị thiệt hại không biết kiện ai. Một trong những nguyên nhân không làm rõ được trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư và TCHNLS là do luật pháp của ta chưa quy định chi tiết, không dẫn chiếu cụ thể và chưa thể chế hóa các quy định đối với lĩnh vực bảo hiểm “bắt buộc” cho luật sư,v.v…

Theo: Trần Văn Công

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
536 ngày trước
Các quyền và nghĩa vụ của Tổ chức hành nghề luật sư
3.1.4.  Các quyền và nghĩa vụ của Tổ chức hành nghề luật sưKhi pháp luật đã tạo ra những đòi hỏi và các điều kiện thành lập/đăng ký hoạt động cho chủ thể là các hình thức TCHNLS, cũng như quy định về trình tự, thủ tục để chủ thể này đủ điều kiện tham gia thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, thì đương nhiên cũng cần có những quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của chủ thể này để xác định “ họ” được phép làm gì và có nghĩa vụ phải làm gì? Theo tác giả thì những quy định của Luật Luật sư hiện nay về các quyền và nghĩa vụ của TCHNLS là rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với các TCHNLS.Các quyền của TCHNLS được Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012), quy định tại Điều 39, với tám (08) nội dung gồm: (i) Thực hiện dịch vụ pháp lý;(ii) Nhận thù lao từ khách hàng;(iii) Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư; (iv) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu; (v) Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; (vi) Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước;(vii) Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài; (viii) Các quyền khác theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.Cùng với các quy định về quyền của TCHNLS, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012), quy định các nghĩa vụ của TCHNLS tại Điều 40, với mười hai (12) nội dung bao gồm: (i) Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động; (ii) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng; (iii) Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; (iv) Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư; (v) Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng; (vi) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;(vii) Chấp hành quy định của luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; (viii) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra; (ix) Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư; (x) Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; (xi) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật; (xii) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.Trong số mười hai (12) nội dung quy định về nghĩa vụ của TCHNLS, đáng lưu ý nhất là nội dung thứ năm (v), đó là TCHNLS phải có nghĩa vụ: “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng”. Tuy nhiên, về phương thức bồi thường như thế nào? TCHNLS bồi thường trước hay luật sư gây ra thiệt hại cho khách hàng bồi thường trước? Điều khoản nói trên của Luật này và các văn bản dưới luật (các nghị định hay thông tư hướng dẫn…) chưa có quy chế pháp lý điều chỉnh vấn đề này. Từ đó, có thể nói hiện nay pháp luật về TCHNLS vẫn còn “bỏ ngỏ” về chế định bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi luật sư của TCHNLS có lỗi và gây ra. Tác giả Luận án nhận thấy, đây là vấn đề hết sức quan trọng mà hiện nay pháp luật về TCHNLS đang thiếu và cần được bổ khuyết những quy định chuẩn mực để điều chỉnh lĩnh vực này trong thời gian tới.Bên cạnh đó, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) có quy định nghĩa vụ “bắt buộc” đối với TCHNLS phải thực hiện “Nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư” (khoản 6 Điều 40). Bởi lẽ, thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế bớt những rủi ro trong hành nghề luật sư và lành mạnh hóa sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh/cung cấp dịch vụ pháp lý. Chính vì vậy, ở hầu hết các quốc gia đều quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư và đều có quy chế bảo hiểm bắt buộc đối với lĩnh vực hoạt động đặc thù của luật sư. Ở Việt Nam hiện nay, để tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, thì luật sư và các TCHNLS phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình. Có thể kiến giải vấn đề tại sao cần phải có loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư bằng các lý do sau đây:Thứ nhất, là để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, chế định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như trên là nhằm đảm bảo chắc chắn rằng nếu luật sư phạm lỗi khi thực hiện công việc của khách hàng, thì khoản bồi thường thiệt hại được chi trả một cách nhanh chóng và đầy đủ, bởi không phải trong mọi trường hợp luật sư có lỗi đều có khả năng chi trả thiệt hại, đặc biệt trên thực tế thì những luật sư chưa có bề dầy kinh nghiệm thường hay mắc lỗi và chính những luật sư chưa có bề dầy kinh nghiệm thì lại chưa có đủ thời gian nghề nghiệp để tích lũy được các khoản tiền hoặc quỹ dự phòng rủi ro nhằm sẵn sàng chi trả việc bồi thường thiệt hại cho khách hàng, nghĩa là khả năng tài chính của họ còn ở mức rất thấp;Thứ hai, là để bảo vệ chính bản thân luật sư khi hành nghề. Trong quá trình hành nghề thì luật sư không ai có thể tin chắc rằng trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh đều có thể tỉnh táo để tránh rủi ro, nhiều khi thiệt hại xảy ra không phải lúc nào cũng lường trước được, khi có thiệt hại xảy ra thì luật sư hoặc TCHNLS không phải mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc bồi thường. Một lý do khác cũng được không kém phần quan trọng đó là, khi có sự thiệt hại xảy ra, thì luật sư hoặc TCHNLS nhờ có tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, nên việc chi trả khoản bồi thường cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng là điều kiện để giữ được uy tín cho luật sư và TCHNLS của mình trong hành nghề, điều này đối với nghề luật sư là đặc biệt quan trọng, nếu luật sư hoặc TCHNLS vì lý do nào đó mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại để khách hàng than phiền hoặc dẫn đến khiếu nại, tranh chấp làm giảm uy tín hay ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của nghề nghiệp luật sư.Ngoài các lý do nói trên, có thể tiếp cận tham khảo thêm kinh nghiệm của một số quốc gia không có quy định bắt buộc luật sư và các TCHNLS phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp dẫn đến tình trạng hầu hết luật sư và các TCHNLS đều muốn tiết kiệm tiền, không tham gia bảo hiểm tự nguyện và cũng không có “quỹ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp” nên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp không lành mạnh, khách hàng bị thiệt hại do lỗi của luật sư mà không được bồi thường thỏa đáng gây ra tâm lý lo ngại khi phải sử dụng đến dịch vụ tư vấn của luật sư,v.v…điều này gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự nghề nghiệp và uy tín của các luật sư và TCHNLS. Chính vì vậy, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định các TCHNLS mua bảo hiểm nghề nghiệp đối với luật sư và ngay cả luật sư hoạt động với dưới hình thức văn phòng luật sư cá nhân.Thực trạng ở Việt Nam trong thời gian qua, có một số TCHNLS và luật sư khi hành nghề “có hiện tượng né tránh” không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chỉ thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mang tính tượng trưng và đối phó trong công tác kiểm tra vi phạm hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước. Pháp luật về luật sư cũng chưa quy định rõ ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng do lỗi của luật sư (như nội dung đã trình bày ở trên). Vì vậy, trên thực tế xảy ra những trường hợp khách hàng bị thiệt hại không biết kiện ai. Một trong những nguyên nhân không làm rõ được trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư và TCHNLS là do luật pháp của ta chưa quy định chi tiết, không dẫn chiếu cụ thể và chưa thể chế hóa các quy định đối với lĩnh vực bảo hiểm “bắt buộc” cho luật sư,v.v…Theo: Trần Văn CôngLink luận án: Tại đây