0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c4dd13ccd43-Thực-trạng-vấn-đề-về-chấm-dứt-hoạt-động--rút-lui-khỏi-thị-trường-cung-cấp-dịch-vụ-pháp-lý--của-TCHNLS-tại-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-.jpg.webp

Thực trạng vấn đề về chấm dứt hoạt động (rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý) của TCHNLS tại thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1.Thực trạng vấn đề về chấm dứt hoạt động (rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý) của TCHNLS tại thành phố Hồ Chí Minh

Những trường hợp chấm dứt hoạt động của TCHNLS, tác giả đã trình bày tại mục 3.1.5 của Luận án. Do vậy, trong phần này tác giả của Luận án chỉ trình bày thực tiễn/thực trạng tự rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý tại TP.HCM. Theo đó, trước khi đăng ký chấm dứt hoạt động tại Sở Tư pháp TP.HCM, TCHNLS (VPLS/công ty luật giải thể) phải hoàn tất các thủ tục chấm dứt hoạt động (giải thể) các chi nhánh và Văn phòng giao dịch của chủ thể này.

Trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động (tức giải thể VPLS hoặc công ty luật), chậm nhất là ba mươi (30) ngày, VPLS hoặc công ty luật phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp TP.HCM và Đoàn Luật sư TP.HCM về việc chấm dứt hoạt động TCHNLS.

Kèm theo thông báo chấm dứt hoạt động VPLS hoặc công ty luật phải có các giấy tờ sau đây:

(1) Quyết định chấm dứt hoạt động/giải thể của chủ sở hữu VPLS hoặc chủ sở hữu công ty luật TNHH- MTV.

Đối với công ty luật hợp danh hoặc công ty luật TNHH hai thành viên trở lên thì ngoài Quyết định chấm dứt hoạt động của chủ thể này phải có thêm Biên bản họp hội đồng thành viên về việc chấm dứt hoạt động của “Doanh nghiệp” này.

(2) Giấy xác nhận không còn nợ thuế của Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp;

(3) Văn bản cam kết của chủ thể này không còn các khoản nợ khác;

(4) Biên bản thanh lý hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên (nếu có);

(5) Văn bản xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội;

(6) Văn bản cam kết đã thực hiện xong các Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì, TCHNLS phải có văn bản thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ pháp lý đó;

(7) Văn bản báo cáo về việc thanh lý tài sản của TCHNLS giải thể;

(8) Giấy tờ chứng minh TCHNLS/doanh nghiệp đã đăng báo trong ba số liên tiếp của báo trung ương hoặc địa phương (tại TP.HCM) hoặc báo chuyên ngành luật (theo khoản 1 Điều 38, Luật Luật sư hiện hành) về việc chấm dứt hoạt động TCHNLS.

(9) Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu của cơ quan công an đã cấp;

(10)   Bản chính Giấy đăng ký hoạt động của TCHNLS giải thể.

Cuối cùng, Sở Tư pháp TP.HCM ra Quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của TCHNLS và giao cho người đại diện chủ thể đăng ký chấm dứt hoạt động. Có thể nói, đến thời điểm này được xem như TCHNLS đã chính thức hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý.

3.2.2. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TCHNLS tại thành phố Hồ Chí Minh

i/ Về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động nghề nghiệp của luật sư và hành nghề luật sư tại TP.HCM

Có thể dễ dàng nhận thấy theo quy định tại Điều 83 và Điều 61, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) thì: (1) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư (khoản 4 Điều 83), nghĩa là UBND TP.HCM là cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn TP.HCM, và Sở Tư pháp TP.HCM là cơ quan giúp UBND TP.HCM quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư tại TP.HCM; (2) Đoàn Luật sư TP.HCM là tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư tại TP.HCM có chức năng, nhiệm vụ giám sát luật sư thành viên và các TCHNLS trên địa bàn TP.HCM trong việc tuân thủ pháp luật, Điều lệ liên đoàn, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư; giám sát hoạt động của TCHNLS, v.v…

Tuy nhiên, khâu tổ chức thực hiện trên thực tế tại TP.HCM hiện nay tồn tại một số hạn chế sau đây:

Một là, Đối với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại TP.HCM thì: Hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hành nghề luật sư trên địa bàn trong một thời gian dài còn tình trạng chưa quan tâm đúng mức; còn buông lỏng, chưa được làm thường xuyên, kịp thời; chưa xây dựng được chiến lược phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, dẫn đến việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư không hiệu quả, v.v…đơn cử như: Theo quy định tại khoản 11 Điều 40, Luật Luật sư hiện hành, thì TCHNLS phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, ngày 24/09/2013 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trọng lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp… thì: Đối với hành vi “Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình tổ chức hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền” thì TCHNLS vi phạm quy định này sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ.

Tình trạng không thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo hoặc nộp chưa đầy đủ như trên đã kéo dài trong nhiều năm liên tục của các TCHNLS tại địa phương này. Thế nhưng, UBND TP.HCM, và cơ quan giúp việc cho UBND TP.HCM là Sở Tư pháp TP.HCM đã không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử lý vi phạm đối với các TCHNLS không nộp báo cáo, v.v…

Hai là, đối với Đoàn Luật sư TP.HCM, thì vai trò tự quản với những nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước và pháp luật giao cho Đoàn trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước giám sát và quản lý TCHNLS và hành nghề luật sư là quá mới mẻ, trong khi chưa có cơ chế rõ ràng cũng như việc hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM chưa chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, quản lý các TCHNLS trên địa bàn. Thực tế thời gian qua cho thấy, Đoàn Luật sư TP.HCM còn lúng túng, chưa xây dựng được phương thức giám sát, quản lý các TCHNLS có hiệu quả, từ đó có tư tưởng bàng quang, buông lỏng trong công tác giám sát, quản lý hoạt động hành nghề luật sư tại TP.HCM. Chính vì lý do trên dẫn đến tình trạng là: Mặc dù, Đoàn Luật sư TP.HCM có lực lượng luật sư thành viên “hùng hậu” và đông nhất nước, số lượng TCHNLS nhiều nhất cả nước, thế nhưng thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng luật sư từ chối bảo vệ cho người dân, cho khách hàng khi có yêu cầu, và tỷ lệ luật sư nhận bào chữa/bảo vệ trước tòa cho bị can, bị cáo hay người dân (hoặc khách hàng) chưa hẳn đã bằng luật sư của các địa phương lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai hay Long An, v.v…

ii/ Sự phát triển không đồng đều, mất cân đối về trình độ chuyên môn, số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư

Tính đến 31/10/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh có 1.631 TCHNLS và có 5.504 Luật sư thành viên (theo báo cáo của Sở Tư Pháp thành phố Hồ Chí Minh)[phụ lục số 04].

Tuy nhiên, trong tổng số TCHNLS và luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thì chỉ có khoảng mười (10) TCHNLS chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại có khách hàng nước ngoài. Có thể kể tên một số Công ty luật, ví dụ như: Công ty luật hợp danh YKVN (Chi nhánh TP.HCM); Công ty luật TNHH Quốc Tế Việt Nam (Vilaf-Hồng Đức); Công ty luật hợp danh Luật Việt; Công ty luật TNHH Tư Vấn Quốc Tế (Indochine Counsel); Công ty luật TNHH Kinh Doanh Việt (VB LAW); Công ty luật TNHH Phước và các cộng sự (Phuoc & Partners); Công ty luật TNHH Nguyễn Lê; Công ty luật TNHH Lê Nết (LNT & Partner),v.v… Về trụ sở của các TCHNLS chủ yếu được đặt tại nhà riêng của luật sư hoặc thuê của người dân, số TCHNLS có trụ sở tại các tòa nhà văn phòng (chiếm tỷ lệ khoảng 30%); thiết kế văn phòng nơi làm việc chủ yếu theo mô hình văn phòng làm việc của tổ chức hành nghề theo kiểu Việt Nam, chỉ có một số các tổ chức được thiết kế theo chuẩn quốc tế hoặc theo mô hình của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (khoảng 10%).

Có ý kiến cho rằng: Trước đây theo Điều 11, Pháp Lệnh tổ chức luật sư năm 1987, quy định điều kiện gia nhập Đoàn Luật sư không hạn chế đối với người thường trú ở các địa phương khác, nghĩa là cho phép người địa phương khác xin vào Đoàn luật sư, nên xu hướng tồn tại cho đến nay là sự phân bố hết sức bất hợp lý về số lượng, luật sư hành nghề chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, trong khi ở các tỉnh lẻ, miền núi, vùng dân tộc ít người, gần như thiếu vắng luật sư trợ giúp về pháp lý cho người dân [89, tr.84-85]. Tác giả Luận án đồng ý với ý kiến trên, thêm vào đó có thể dễ dàng nhận ra quy định tại Điều 20 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) cũng không hạn chế việc người ở địa phương khác xin gia nhập Đoàn Luật sư TP.HCM, quy định này còn “mở rộng” cho phép người có chứng chỉ hành nghề luật sư tự do lựa chọn gia nhập một Đoàn Luật sư để hành nghề luật sư. Mặt khác, theo khoản 5 Điều 32, Luật Luật sư hiện hành còn ràng buộc rằng, luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập TCHNLS mà không phải là thành viên của Đoàn Luật sư nơi có TCHNLS phải chuyển về gia nhập Đoàn Luật sư nơi có TCHNLS. Vô hình trung, các quy định nêu trên đã tạo ra sự mất cân bằng/mất cân đối trong vấn đề phân bố số lượng luật sư theo vùng miền. Thực trạng này cần được khẩn trương tổng kết thực tiễn, rà soát những hạn chế, bất cập của Luật Luật sư hiện hành để kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho luật sư, TCHNLS phát triển ổn định.

Theo: Trần Văn Công

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
536 ngày trước
Thực trạng vấn đề về chấm dứt hoạt động (rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý) của TCHNLS tại thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1.Thực trạng vấn đề về chấm dứt hoạt động (rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý) của TCHNLS tại thành phố Hồ Chí MinhNhững trường hợp chấm dứt hoạt động của TCHNLS, tác giả đã trình bày tại mục 3.1.5 của Luận án. Do vậy, trong phần này tác giả của Luận án chỉ trình bày thực tiễn/thực trạng tự rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý tại TP.HCM. Theo đó, trước khi đăng ký chấm dứt hoạt động tại Sở Tư pháp TP.HCM, TCHNLS (VPLS/công ty luật giải thể) phải hoàn tất các thủ tục chấm dứt hoạt động (giải thể) các chi nhánh và Văn phòng giao dịch của chủ thể này.Trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động (tức giải thể VPLS hoặc công ty luật), chậm nhất là ba mươi (30) ngày, VPLS hoặc công ty luật phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp TP.HCM và Đoàn Luật sư TP.HCM về việc chấm dứt hoạt động TCHNLS.Kèm theo thông báo chấm dứt hoạt động VPLS hoặc công ty luật phải có các giấy tờ sau đây:(1) Quyết định chấm dứt hoạt động/giải thể của chủ sở hữu VPLS hoặc chủ sở hữu công ty luật TNHH- MTV.Đối với công ty luật hợp danh hoặc công ty luật TNHH hai thành viên trở lên thì ngoài Quyết định chấm dứt hoạt động của chủ thể này phải có thêm Biên bản họp hội đồng thành viên về việc chấm dứt hoạt động của “Doanh nghiệp” này.(2) Giấy xác nhận không còn nợ thuế của Chi cục thuế quản lý doanh nghiệp;(3) Văn bản cam kết của chủ thể này không còn các khoản nợ khác;(4) Biên bản thanh lý hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên (nếu có);(5) Văn bản xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội;(6) Văn bản cam kết đã thực hiện xong các Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì, TCHNLS phải có văn bản thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện dịch vụ pháp lý đó;(7) Văn bản báo cáo về việc thanh lý tài sản của TCHNLS giải thể;(8) Giấy tờ chứng minh TCHNLS/doanh nghiệp đã đăng báo trong ba số liên tiếp của báo trung ương hoặc địa phương (tại TP.HCM) hoặc báo chuyên ngành luật (theo khoản 1 Điều 38, Luật Luật sư hiện hành) về việc chấm dứt hoạt động TCHNLS.(9) Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu của cơ quan công an đã cấp;(10)   Bản chính Giấy đăng ký hoạt động của TCHNLS giải thể.Cuối cùng, Sở Tư pháp TP.HCM ra Quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của TCHNLS và giao cho người đại diện chủ thể đăng ký chấm dứt hoạt động. Có thể nói, đến thời điểm này được xem như TCHNLS đã chính thức hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý.3.2.2. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TCHNLS tại thành phố Hồ Chí Minhi/ Về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động nghề nghiệp của luật sư và hành nghề luật sư tại TP.HCMCó thể dễ dàng nhận thấy theo quy định tại Điều 83 và Điều 61, Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) thì: (1) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư (khoản 4 Điều 83), nghĩa là UBND TP.HCM là cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn TP.HCM, và Sở Tư pháp TP.HCM là cơ quan giúp UBND TP.HCM quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư tại TP.HCM; (2) Đoàn Luật sư TP.HCM là tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư tại TP.HCM có chức năng, nhiệm vụ giám sát luật sư thành viên và các TCHNLS trên địa bàn TP.HCM trong việc tuân thủ pháp luật, Điều lệ liên đoàn, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư; giám sát hoạt động của TCHNLS, v.v…Tuy nhiên, khâu tổ chức thực hiện trên thực tế tại TP.HCM hiện nay tồn tại một số hạn chế sau đây:Một là, Đối với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại TP.HCM thì: Hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hành nghề luật sư trên địa bàn trong một thời gian dài còn tình trạng chưa quan tâm đúng mức; còn buông lỏng, chưa được làm thường xuyên, kịp thời; chưa xây dựng được chiến lược phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, dẫn đến việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư không hiệu quả, v.v…đơn cử như: Theo quy định tại khoản 11 Điều 40, Luật Luật sư hiện hành, thì TCHNLS phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, ngày 24/09/2013 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trọng lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp… thì: Đối với hành vi “Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình tổ chức hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền” thì TCHNLS vi phạm quy định này sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ.Tình trạng không thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo hoặc nộp chưa đầy đủ như trên đã kéo dài trong nhiều năm liên tục của các TCHNLS tại địa phương này. Thế nhưng, UBND TP.HCM, và cơ quan giúp việc cho UBND TP.HCM là Sở Tư pháp TP.HCM đã không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử lý vi phạm đối với các TCHNLS không nộp báo cáo, v.v…Hai là, đối với Đoàn Luật sư TP.HCM, thì vai trò tự quản với những nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước và pháp luật giao cho Đoàn trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước giám sát và quản lý TCHNLS và hành nghề luật sư là quá mới mẻ, trong khi chưa có cơ chế rõ ràng cũng như việc hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM chưa chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, quản lý các TCHNLS trên địa bàn. Thực tế thời gian qua cho thấy, Đoàn Luật sư TP.HCM còn lúng túng, chưa xây dựng được phương thức giám sát, quản lý các TCHNLS có hiệu quả, từ đó có tư tưởng bàng quang, buông lỏng trong công tác giám sát, quản lý hoạt động hành nghề luật sư tại TP.HCM. Chính vì lý do trên dẫn đến tình trạng là: Mặc dù, Đoàn Luật sư TP.HCM có lực lượng luật sư thành viên “hùng hậu” và đông nhất nước, số lượng TCHNLS nhiều nhất cả nước, thế nhưng thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng luật sư từ chối bảo vệ cho người dân, cho khách hàng khi có yêu cầu, và tỷ lệ luật sư nhận bào chữa/bảo vệ trước tòa cho bị can, bị cáo hay người dân (hoặc khách hàng) chưa hẳn đã bằng luật sư của các địa phương lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai hay Long An, v.v…ii/ Sự phát triển không đồng đều, mất cân đối về trình độ chuyên môn, số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sưTính đến 31/10/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh có 1.631 TCHNLS và có 5.504 Luật sư thành viên (theo báo cáo của Sở Tư Pháp thành phố Hồ Chí Minh)[phụ lục số 04].Tuy nhiên, trong tổng số TCHNLS và luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thì chỉ có khoảng mười (10) TCHNLS chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại có khách hàng nước ngoài. Có thể kể tên một số Công ty luật, ví dụ như: Công ty luật hợp danh YKVN (Chi nhánh TP.HCM); Công ty luật TNHH Quốc Tế Việt Nam (Vilaf-Hồng Đức); Công ty luật hợp danh Luật Việt; Công ty luật TNHH Tư Vấn Quốc Tế (Indochine Counsel); Công ty luật TNHH Kinh Doanh Việt (VB LAW); Công ty luật TNHH Phước và các cộng sự (Phuoc & Partners); Công ty luật TNHH Nguyễn Lê; Công ty luật TNHH Lê Nết (LNT & Partner),v.v… Về trụ sở của các TCHNLS chủ yếu được đặt tại nhà riêng của luật sư hoặc thuê của người dân, số TCHNLS có trụ sở tại các tòa nhà văn phòng (chiếm tỷ lệ khoảng 30%); thiết kế văn phòng nơi làm việc chủ yếu theo mô hình văn phòng làm việc của tổ chức hành nghề theo kiểu Việt Nam, chỉ có một số các tổ chức được thiết kế theo chuẩn quốc tế hoặc theo mô hình của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (khoảng 10%).Có ý kiến cho rằng: Trước đây theo Điều 11, Pháp Lệnh tổ chức luật sư năm 1987, quy định điều kiện gia nhập Đoàn Luật sư không hạn chế đối với người thường trú ở các địa phương khác, nghĩa là cho phép người địa phương khác xin vào Đoàn luật sư, nên xu hướng tồn tại cho đến nay là sự phân bố hết sức bất hợp lý về số lượng, luật sư hành nghề chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, trong khi ở các tỉnh lẻ, miền núi, vùng dân tộc ít người, gần như thiếu vắng luật sư trợ giúp về pháp lý cho người dân [89, tr.84-85]. Tác giả Luận án đồng ý với ý kiến trên, thêm vào đó có thể dễ dàng nhận ra quy định tại Điều 20 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) cũng không hạn chế việc người ở địa phương khác xin gia nhập Đoàn Luật sư TP.HCM, quy định này còn “mở rộng” cho phép người có chứng chỉ hành nghề luật sư tự do lựa chọn gia nhập một Đoàn Luật sư để hành nghề luật sư. Mặt khác, theo khoản 5 Điều 32, Luật Luật sư hiện hành còn ràng buộc rằng, luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập TCHNLS mà không phải là thành viên của Đoàn Luật sư nơi có TCHNLS phải chuyển về gia nhập Đoàn Luật sư nơi có TCHNLS. Vô hình trung, các quy định nêu trên đã tạo ra sự mất cân bằng/mất cân đối trong vấn đề phân bố số lượng luật sư theo vùng miền. Thực trạng này cần được khẩn trương tổng kết thực tiễn, rà soát những hạn chế, bất cập của Luật Luật sư hiện hành để kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho luật sư, TCHNLS phát triển ổn định.Theo: Trần Văn CôngLink luận án: Tại đây