0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c4e07f3077b-Nhóm-giải-pháp-hoàn-thiện-quy-định-về-công-tác-quản-lý-Nhà-nước-và-chế-độ-tự-quản-của-tổ-chức-xã-hội-nghề-nghiệp-của-luật-sư-.jpg.webp

Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về công tác quản lý Nhà nước và chế độ tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư

4.1.6. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về công tác quản lý Nhà nước và chế độ tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, nhằm đảm bảo cho các TCHNLS thực hiện đúng pháp luật và hoạt động hiệu quả

- Thứ nhất, kiến nghị hoàn thiện quy định về vấn đề quản lý Nhà nước đối với hành nghề luật sư

Để tránh sự chồng chéo và góp phần bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước và thực thi hiệu quả vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, trước hết cần xác định Nhà nước chỉ quản lý hành nghề luật sư, nghĩa là chỉ quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư và của các TCHNLS cho cộng đồng và cho xã hội, với mục tiêu để dịch vụ pháp lý của luật sư đúng pháp luật, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước theo định hướng các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Còn nhiệm vụ quản lý luật sư, TCHNLS hoạt động đảm bảo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, thì hiện nay đã có Liên Đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư địa phương quản lý và chỉ đạo.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư trong thời gian qua đã chỉ ra rằng: Trước khi Liên Đoàn luật sư Việt Nam được thành lập (năm 2009) và đặc biệt là trước thời điểm ban hành Luật Luật sư năm 2006, công tác quản lý thống nhất trong cả nước về tổ chức và hoạt động luật sư, hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp thực hiện. Điều này dẫn đến một số bất hợp lý như sau:

Một là, Bộ Tư pháp là cơ quan Nhà nước cấp bộ lại trực tiếp quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn từ tổ chức đến hoạt động của một tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Điều này không phù hợp với nguyên tắc quản lý phổ biến của một cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tư pháp nói chung và quản lý hành nghề luật sư nói riêng, đặc biệt trong điều kiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, mở rộng dân chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, tiến tới xây dựng xã hội dân sự;

Hai là, Bộ Tư pháp với vị trí là một cơ quan của Chính phủ cấp Trung ương, có chức năng, nhiệm vụ ở tầm vĩ mô, lại phải sa vào những công việc rất vi mô, có khi là vụn vặt. Điều này cũng trái với nguyên tắc quản lý thông thường và đặc biệt không phù hợp với định hướng, mục tiêu và nội dung của cải cách hành chính.

Từ thực trạng nêu trên, cùng với các nội dung đã phân tích tại mục 3.1.6 của Luận án, tác giả kiến nghị: Cần điều chỉnh, bổ sung một số quy định tại Chương 7 của Luật Luật sư hiện hành theo hướng: Bộ Tư pháp (cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương) và Sở Tư pháp (cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương) chỉ quản lý luật sư, hành nghề luật sư với những nội dung đề xuất (quản lý ở tầm vĩ mô) như là:

(i) Xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật, xây dựng các chính sách tạo hành lang pháp lý cho việc hành nghề của luật sư, quản lý tổ chức và hoạt động của các TCHNLS;

(ii) Cấp giấy phép hành nghề cho luật sư nước ngoài tại Việt Nam; cấp Giấy phép thành lập TCHNLS nước ngoài;

(iii) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động hành nghề của luật sư; của các TCHNLS nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật và phát hiện để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hành nghề của luật sư;

(iv) Kịp thời có các biện pháp hỗ trợ đối với Liên Đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư địa phương, các TCHNLS và luật sư trong hành nghề khi Chính phủ xét thấy cần thiết.

Còn những nhiệm vụ khác ở tầm vi mô, cần có sự tin tưởng chuyển giao cho Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư các tỉnh đảm trách.

Thứ hai, kiến nghị hoàn thiện quy định liên quan vấn đề tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư

Có thể nói, khi tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư địa phương) thực hiện đầy đủ vai trò tự quản của mình sẽ tác động tích cực đến hoạt động nghề nghiệp của luật sư thành viên, nhiệm vụ này hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên nhằm nhắc nhở luật sư thành viên phải tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề. Tuy nhiên, hiện nay ngoại trừ một số luật sư đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, phần nhiều các luật sư hoạt động hành nghề tại TCHNLS của họ. Do đó, Liên Đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư khó có thể tham gia trực tiếp để tác động đến hoạt động tự quản của chủ thể này, đặc biệt là đối với các TCHNLS khi mà pháp luật chưa quy định điều chỉnh các mối quan hệ này.

Mặt khác, để đảm bảo việc kết hợp giữa công tác quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư thì khi kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư của các TCHNLS nên có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp phối hợp với Liên Đoàn luật sư Việt Nam/Đoàn Luật sư địa phương). Thông qua đó, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư mới có thể kiểm tra; giám sát hoạt động của luật sư, của các TCHNLS; cũng thông qua sự kết hợp này, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư nắm bắt được mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của luật sư và TCHNLS trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động của luật sư thành viên và các TCHNLS là hết sức cần thiết nhằm phát huy vai trò tự quản của các TCHNLS trong công tác tổ chức cũng như hoạt động của chủ thể này.

Từ thực trạng đã trình bày trên đây, tác giả kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều 84, Luật Luật sư với nội dung như sau:

Điều 84, Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung được viết lại là

“ Điều 84: Trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư

Liên Đoàn luật sư Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp; Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Tư pháp địa phương kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư ".

- Thứ ba, kiến nghị hoàn thiện quy định về nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6, Luật Luật sư hiện hành về nguyên tắc quản lý luật sư, hành nghề luật sư. Qua tiếp cận nội dung của khoản 1, Điều luật này cho thấy, vấn đề quản lý gồm hai (02) nội dung, đó là “quản lý luật sư” “quản lý hành nghề luật sư”; thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Nội dung mô tả về nguyên tắc quản lý theo quy định này có những điểm chưa thật rõ ràng và chưa phù hợp với yêu cầu nâng cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư và vai trò tự quản của TCHNLS trong giai đoạn hiện nay, với các lý do sau:

Một là, theo nguyên tắc được mô tả tại khoản 1 Điều này, thì có thể hiểu quản lý luật sư và hành nghề luật sư là công việc của Nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư nhằm phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp và của các TCHNLS; chế độ tự quản trong tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư và của các TCHNLS chỉ giữ vai trò thụ động. Điều này cho thấy quan điểm bao biện của Nhà nước, coi nhẹ vai trò của tổ chức xã hội-nghề nghiệp và vai trò tự quản của TCHNLS.

Mặt khác, vào thời điểm ban hành Luật Luật sư năm 2006, Liên Đoàn luật sư Việt Nam chưa được thành lập, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư khi đó chỉ gồm các Đoàn Luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năng lực tự quản còn hạn chế, do vậy chưa có cơ chế thực hiện chế độ tự quản thống nhất trong phạm vi cả nước. Khi đó, vì chưa có Liên Đoàn luật sư Việt Nam nên một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư được giao cho cơ quan Nhà nước là Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp địa phương.

Trong bối cảnh như vậy thì tất nhiên vai trò của Nhà nước trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư là rất quan trọng. Đến nay, sau mười ba (13) năm thi hành Luật Luật sư năm 2006 và đã được sửa đổi, bổ sung một lần vào năm 2012, thế nhưng, các hạn chế này vẫn chưa được cải thiện và khắc phục triệt để. Và do vậy, quan niệm về vị trí, vai trò của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, vai trò của TCHNLS và của Nhà nước trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư cần thiết phải có sự thay đổi của quy định này để phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, với nguyên tắc tự quản theo cách tiếp cận của khoản 1 Điều 6, Luật Luật sư năm 2006, thì “hành nghề luật sư” chưa được xác định rõ nội hàm hay nói cách khác là chưa xác định rõ về nội dung. Theo cách tiếp cận này có thể hiểu: “Hành nghề luật sư”chỉ là những vấn đề gắn với hoạt động hành nghề của luật sư như: Đăng ký hoạt động của TCHNLS, quyền và nghĩa vụ của TCHNLS trong hoạt động hành nghề; và cũng có thể hiểu là: Hành nghề luật sư bao gồm cả những vấn đề khác như quản lý đội ngũ luật sư, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư,v.v…Chính vì không xác định rõ nội dung như vậy, nên đã có sự không nhất quán trong việc triển khai cụ thể nguyên tắc “kết hợp quản lý” với “chế độ tự quản

Theo: Trần Văn Công

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
540 ngày trước
Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về công tác quản lý Nhà nước và chế độ tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư
4.1.6. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định về công tác quản lý Nhà nước và chế độ tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, nhằm đảm bảo cho các TCHNLS thực hiện đúng pháp luật và hoạt động hiệu quả- Thứ nhất, kiến nghị hoàn thiện quy định về vấn đề quản lý Nhà nước đối với hành nghề luật sưĐể tránh sự chồng chéo và góp phần bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước và thực thi hiệu quả vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, trước hết cần xác định Nhà nước chỉ quản lý hành nghề luật sư, nghĩa là chỉ quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư và của các TCHNLS cho cộng đồng và cho xã hội, với mục tiêu để dịch vụ pháp lý của luật sư đúng pháp luật, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước theo định hướng các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Còn nhiệm vụ quản lý luật sư, TCHNLS hoạt động đảm bảo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, thì hiện nay đã có Liên Đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư địa phương quản lý và chỉ đạo.Thực tiễn thực hiện pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư trong thời gian qua đã chỉ ra rằng: Trước khi Liên Đoàn luật sư Việt Nam được thành lập (năm 2009) và đặc biệt là trước thời điểm ban hành Luật Luật sư năm 2006, công tác quản lý thống nhất trong cả nước về tổ chức và hoạt động luật sư, hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp thực hiện. Điều này dẫn đến một số bất hợp lý như sau:Một là, Bộ Tư pháp là cơ quan Nhà nước cấp bộ lại trực tiếp quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn từ tổ chức đến hoạt động của một tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Điều này không phù hợp với nguyên tắc quản lý phổ biến của một cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực tư pháp nói chung và quản lý hành nghề luật sư nói riêng, đặc biệt trong điều kiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, mở rộng dân chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, tiến tới xây dựng xã hội dân sự;Hai là, Bộ Tư pháp với vị trí là một cơ quan của Chính phủ cấp Trung ương, có chức năng, nhiệm vụ ở tầm vĩ mô, lại phải sa vào những công việc rất vi mô, có khi là vụn vặt. Điều này cũng trái với nguyên tắc quản lý thông thường và đặc biệt không phù hợp với định hướng, mục tiêu và nội dung của cải cách hành chính.Từ thực trạng nêu trên, cùng với các nội dung đã phân tích tại mục 3.1.6 của Luận án, tác giả kiến nghị: Cần điều chỉnh, bổ sung một số quy định tại Chương 7 của Luật Luật sư hiện hành theo hướng: Bộ Tư pháp (cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương) và Sở Tư pháp (cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương) chỉ quản lý luật sư, hành nghề luật sư với những nội dung đề xuất (quản lý ở tầm vĩ mô) như là:(i) Xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật, xây dựng các chính sách tạo hành lang pháp lý cho việc hành nghề của luật sư, quản lý tổ chức và hoạt động của các TCHNLS;(ii) Cấp giấy phép hành nghề cho luật sư nước ngoài tại Việt Nam; cấp Giấy phép thành lập TCHNLS nước ngoài;(iii) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động hành nghề của luật sư; của các TCHNLS nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật và phát hiện để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hành nghề của luật sư;(iv) Kịp thời có các biện pháp hỗ trợ đối với Liên Đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn Luật sư địa phương, các TCHNLS và luật sư trong hành nghề khi Chính phủ xét thấy cần thiết.Còn những nhiệm vụ khác ở tầm vi mô, cần có sự tin tưởng chuyển giao cho Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư các tỉnh đảm trách.-  Thứ hai, kiến nghị hoàn thiện quy định liên quan vấn đề tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sưCó thể nói, khi tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư địa phương) thực hiện đầy đủ vai trò tự quản của mình sẽ tác động tích cực đến hoạt động nghề nghiệp của luật sư thành viên, nhiệm vụ này hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên nhằm nhắc nhở luật sư thành viên phải tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề. Tuy nhiên, hiện nay ngoại trừ một số luật sư đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, phần nhiều các luật sư hoạt động hành nghề tại TCHNLS của họ. Do đó, Liên Đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư khó có thể tham gia trực tiếp để tác động đến hoạt động tự quản của chủ thể này, đặc biệt là đối với các TCHNLS khi mà pháp luật chưa quy định điều chỉnh các mối quan hệ này.Mặt khác, để đảm bảo việc kết hợp giữa công tác quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư thì khi kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư của các TCHNLS nên có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp phối hợp với Liên Đoàn luật sư Việt Nam/Đoàn Luật sư địa phương). Thông qua đó, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư mới có thể kiểm tra; giám sát hoạt động của luật sư, của các TCHNLS; cũng thông qua sự kết hợp này, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư nắm bắt được mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của luật sư và TCHNLS trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động của luật sư thành viên và các TCHNLS là hết sức cần thiết nhằm phát huy vai trò tự quản của các TCHNLS trong công tác tổ chức cũng như hoạt động của chủ thể này.Từ thực trạng đã trình bày trên đây, tác giả kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều 84, Luật Luật sư với nội dung như sau:Điều 84, Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung được viết lại là“ Điều 84: Trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sưLiên Đoàn luật sư Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp; Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Tư pháp địa phương kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư ".- Thứ ba, kiến nghị hoàn thiện quy định về nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sưTheo quy định tại khoản 1 Điều 6, Luật Luật sư hiện hành về nguyên tắc quản lý luật sư, hành nghề luật sư. Qua tiếp cận nội dung của khoản 1, Điều luật này cho thấy, vấn đề quản lý gồm hai (02) nội dung, đó là “quản lý luật sư” và “quản lý hành nghề luật sư”; thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Nội dung mô tả về nguyên tắc quản lý theo quy định này có những điểm chưa thật rõ ràng và chưa phù hợp với yêu cầu nâng cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư và vai trò tự quản của TCHNLS trong giai đoạn hiện nay, với các lý do sau:Một là, theo nguyên tắc được mô tả tại khoản 1 Điều này, thì có thể hiểu quản lý luật sư và hành nghề luật sư là công việc của Nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư nhằm phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp và của các TCHNLS; chế độ tự quản trong tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư và của các TCHNLS chỉ giữ vai trò thụ động. Điều này cho thấy quan điểm bao biện của Nhà nước, coi nhẹ vai trò của tổ chức xã hội-nghề nghiệp và vai trò tự quản của TCHNLS.Mặt khác, vào thời điểm ban hành Luật Luật sư năm 2006, Liên Đoàn luật sư Việt Nam chưa được thành lập, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư khi đó chỉ gồm các Đoàn Luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năng lực tự quản còn hạn chế, do vậy chưa có cơ chế thực hiện chế độ tự quản thống nhất trong phạm vi cả nước. Khi đó, vì chưa có Liên Đoàn luật sư Việt Nam nên một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư được giao cho cơ quan Nhà nước là Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp địa phương.Trong bối cảnh như vậy thì tất nhiên vai trò của Nhà nước trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư là rất quan trọng. Đến nay, sau mười ba (13) năm thi hành Luật Luật sư năm 2006 và đã được sửa đổi, bổ sung một lần vào năm 2012, thế nhưng, các hạn chế này vẫn chưa được cải thiện và khắc phục triệt để. Và do vậy, quan niệm về vị trí, vai trò của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư, vai trò của TCHNLS và của Nhà nước trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư cần thiết phải có sự thay đổi của quy định này để phù hợp trong giai đoạn hiện nay.Hai là, với nguyên tắc tự quản theo cách tiếp cận của khoản 1 Điều 6, Luật Luật sư năm 2006, thì “hành nghề luật sư” chưa được xác định rõ nội hàm hay nói cách khác là chưa xác định rõ về nội dung. Theo cách tiếp cận này có thể hiểu: “Hành nghề luật sư”chỉ là những vấn đề gắn với hoạt động hành nghề của luật sư như: Đăng ký hoạt động của TCHNLS, quyền và nghĩa vụ của TCHNLS trong hoạt động hành nghề; và cũng có thể hiểu là: Hành nghề luật sư bao gồm cả những vấn đề khác như quản lý đội ngũ luật sư, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư,v.v…Chính vì không xác định rõ nội dung như vậy, nên đã có sự không nhất quán trong việc triển khai cụ thể nguyên tắc “kết hợp quản lý” với “chế độ tự quảnTheo: Trần Văn CôngLink luận án: Tại đây