0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c512891aece-Nguyên-tắc-xây-dựng-thang-lương,-bảng-lương-và-định-mức-lao-động-.jpg.webp

Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

2.2. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

*  Thang lương

Thang lương là tương quan tỉ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những người lao động làm việc trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Thang lương thường được xây dựng để áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật tương đối phức tạp như luyện kim, hóa chất, địa chất, dầu khí, cơ khí, điện tử, điện, vận hành máy… Cơ sở để xây dựng thang lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đó là bảng quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người lao động ở mỗi bậc nào đó biết, hiểu và làm được. Trên thực tế có hai tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là cấp nhà nước và cấp ngành, việc lựa chọn áp dụng sẽ do các bên lựa chọn và có thể người lao động phải thi để đạt được tiêu chuẩn đó.

*  Bảng lương

Bảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Đối với các doanh nghiệp, bảng lương thường được xây dựng và áp dụng cho lao động mang tính chất quản lý (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…), lao động chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, kế toán viên, kỹ sư, kỹ thuật viên,…), lao động thừa hành phục vụ (nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ…), lao động trực tiếp ở những công việc, ngành nghề không xác định, quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Cơ cấu của bảng lương tương đối giống thang lương, bao gồm một số ngạch lương theo chức danh lao động, thể hiện mức độ phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Trong mỗi ngạch lương có một số bậc lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc. Ứng với mỗi bậc là một hệ số lương và chúng tỉ lệ thuận với nhau, bậc cao thì hệ số lương cao. Để đạt được bậc cao và hưởng hệ số lương cao, người lao động hoặc phải thi nâng bậc, hoặc được xét đặc cách nâng bậc.

*  Định mức lao động

Định mức lao động là những quy định do doanh nghiệp xây dựng về số lượng, chất lượng sản phẩm tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho từng nhóm lao động, nhóm công việc nhất định trong phạm vi cụ thể.

Định mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Vì thế, định mức lao động còn là cơ sở để phân phối theo lao động.

Định mức lao động được biểu hiện dưới các hình thức: định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ. Định mức lao động thường được xây dựng theo các phương pháp truyền thống như phương pháp thống kê – kinh nghiệm, phương pháp phân tích, phương pháp Taylor,...

Định mức lao động có căn cứ khoa học là phải tính đến các yếu tố giới hạn tâm sinh lý, sức khỏe của người lao động. Khi trả lương, đơn giá tiền lương được xây dựng dựa vào các mức lao động, các mức này càng chính xác thì đơn giá tiền lương càng hợp lý, tiền lương càng gắn với giá trị lao động. Khi người lao động cảm thấy tiền lương trả cho họ là công bằng, tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra thì tiền lương sẽ có vai trò tạo động lực mạnh mẽ.

Nhìn chung, định mức lao động là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức quản lý lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động. Đây không chỉ là vấn đề mà các đơn vị sử dụng lao động quan tâm chú trọng mà cả Nhà nước cũng quan tâm đặc biệt.

Phụ cấp lương và các khoản bổ sung có tính chất lương

Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung vào tiền lương cho người lao động nhằm bù đắp những yếu tố không ổn định của điều kiện lao động mà khi xác định tiền lương các bên chưa tính toán được. Phụ cấp lương là một bộ phận cấu thành tiền lương, có tác dụng bổ sung, giúp hoàn thiện và hợp lý hơn tiền lương của người lao động. Như vậy phụ cấp lương ngoài đảm bảo công bằng, bình đẳng trong trả lương còn có tác dụng động viên, khuyến khích, thu hút người lao động làm việc ở những ngành nghề, địa bàn, điều kiện lao động khó khăn, hay trả cho những lao động có trách nhiệm cao trong sản xuất, điều hành sản xuất. Chế độ phụ cấp lương có thể do hai bên thỏa thuận hoặc do người sử dụng lao động ấn định sẵn, được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân hoặc trong thỏa ước lao động tập thể. Trên thực tế có một số loại phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm (chức vụ), phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp khu vực.

Phụ cấp là một nội dung quan trọng của chính sách pháp luật về tiền lương, đảm bảo những yếu tố như thể hiện sự phân loại lao động hay những ưu đãi, bồi hoàn nhất định đối với người lao động.

*  Các hình thức trả lương

Các hình thức trả lương tại các doanh nghiệp rất đa dạng, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở của pháp luật, việc vận dụng do doanh nghiệp hoàn toàn chủ động lựa chọn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, các doanh nghiệp, người sử dụng phải đăng ký hình thức họ sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định của pháp luật lao động, nhiều quốc gia trên thế giới có những hình thức trả lương sau đây:

-   Hình thức trả lương theo thời gian. Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc của người lao động, trong đó thời gian làm việc của người lao động bao gồm thời gian thực tế làm việc và thời gian được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên trong quan hệ lao động. Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm năm loại là: lương năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ. Hình thức trả lương theo thời gian dễ tính, dễ thực hiện, người lao động không bị áp lực về số lượng sản phẩm, thường không tương xứng với chất lượng lao động, do đó người sử dụng lao động thường áp dụng quy định thưởng kèm theo để khuyến khích và tạo động lực về năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động.

-   Hình thức trả lương theo sản phẩm. Đây là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà người lao động làm ra. Người sử dụng lao động xây dựng định mức khoán sản phẩm cho người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định và xác định đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa. Vì thế, tiền lương của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm, hàng hóa mà họ đã làm ra, được người sử dụng lao động chấp nhận và áp dụng đơn giá tiền lương đã xây dựng để tính lương cho người lao động. Hình thức trả lương theo sản phẩm thường được trả định kỳ theo thời gian, phổ biến là theo tháng làm việc thực tế của người lao động. Hình thức trả lương theo thời gian cũng có những biến thể như trả lương theo sản phẩm trực tiếp của cá nhân người lao động; lương theo sản phẩm tập thể; lương theo sản phẩm gián tiếp; lương theo sản phẩm đợt cao điểm, thấp điểm. Hình thức trả lương theo sản phẩm được coi là hình thức khoa học, tiến bộ, có tác dụng gắn kết người lao động với kết quả công việc. Tính chính xác và công bằng ở hình thức trả lương này đảm bảo khai thác được sức lao động một cách hiệu quả, người lao động hài lòng và có tinh thần trách nhiệm trong lao động.

Theo: Phạm Thị Ngọc Liên 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
538 ngày trước
Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
2.2. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động*  Thang lươngThang lương là tương quan tỉ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những người lao động làm việc trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật rõ ràng. Thang lương thường được xây dựng để áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghề có tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật tương đối phức tạp như luyện kim, hóa chất, địa chất, dầu khí, cơ khí, điện tử, điện, vận hành máy… Cơ sở để xây dựng thang lương là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, đó là bảng quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người lao động ở mỗi bậc nào đó biết, hiểu và làm được. Trên thực tế có hai tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là cấp nhà nước và cấp ngành, việc lựa chọn áp dụng sẽ do các bên lựa chọn và có thể người lao động phải thi để đạt được tiêu chuẩn đó.*  Bảng lươngBảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Đối với các doanh nghiệp, bảng lương thường được xây dựng và áp dụng cho lao động mang tính chất quản lý (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…), lao động chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, kế toán viên, kỹ sư, kỹ thuật viên,…), lao động thừa hành phục vụ (nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ…), lao động trực tiếp ở những công việc, ngành nghề không xác định, quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Cơ cấu của bảng lương tương đối giống thang lương, bao gồm một số ngạch lương theo chức danh lao động, thể hiện mức độ phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Trong mỗi ngạch lương có một số bậc lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc. Ứng với mỗi bậc là một hệ số lương và chúng tỉ lệ thuận với nhau, bậc cao thì hệ số lương cao. Để đạt được bậc cao và hưởng hệ số lương cao, người lao động hoặc phải thi nâng bậc, hoặc được xét đặc cách nâng bậc.*  Định mức lao độngĐịnh mức lao động là những quy định do doanh nghiệp xây dựng về số lượng, chất lượng sản phẩm tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho từng nhóm lao động, nhóm công việc nhất định trong phạm vi cụ thể.Định mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Vì thế, định mức lao động còn là cơ sở để phân phối theo lao động.Định mức lao động được biểu hiện dưới các hình thức: định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ. Định mức lao động thường được xây dựng theo các phương pháp truyền thống như phương pháp thống kê – kinh nghiệm, phương pháp phân tích, phương pháp Taylor,...Định mức lao động có căn cứ khoa học là phải tính đến các yếu tố giới hạn tâm sinh lý, sức khỏe của người lao động. Khi trả lương, đơn giá tiền lương được xây dựng dựa vào các mức lao động, các mức này càng chính xác thì đơn giá tiền lương càng hợp lý, tiền lương càng gắn với giá trị lao động. Khi người lao động cảm thấy tiền lương trả cho họ là công bằng, tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra thì tiền lương sẽ có vai trò tạo động lực mạnh mẽ.Nhìn chung, định mức lao động là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức quản lý lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động. Đây không chỉ là vấn đề mà các đơn vị sử dụng lao động quan tâm chú trọng mà cả Nhà nước cũng quan tâm đặc biệt.Phụ cấp lương và các khoản bổ sung có tính chất lươngPhụ cấp lương là khoản tiền bổ sung vào tiền lương cho người lao động nhằm bù đắp những yếu tố không ổn định của điều kiện lao động mà khi xác định tiền lương các bên chưa tính toán được. Phụ cấp lương là một bộ phận cấu thành tiền lương, có tác dụng bổ sung, giúp hoàn thiện và hợp lý hơn tiền lương của người lao động. Như vậy phụ cấp lương ngoài đảm bảo công bằng, bình đẳng trong trả lương còn có tác dụng động viên, khuyến khích, thu hút người lao động làm việc ở những ngành nghề, địa bàn, điều kiện lao động khó khăn, hay trả cho những lao động có trách nhiệm cao trong sản xuất, điều hành sản xuất. Chế độ phụ cấp lương có thể do hai bên thỏa thuận hoặc do người sử dụng lao động ấn định sẵn, được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân hoặc trong thỏa ước lao động tập thể. Trên thực tế có một số loại phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm (chức vụ), phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp khu vực.Phụ cấp là một nội dung quan trọng của chính sách pháp luật về tiền lương, đảm bảo những yếu tố như thể hiện sự phân loại lao động hay những ưu đãi, bồi hoàn nhất định đối với người lao động.*  Các hình thức trả lươngCác hình thức trả lương tại các doanh nghiệp rất đa dạng, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở của pháp luật, việc vận dụng do doanh nghiệp hoàn toàn chủ động lựa chọn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, các doanh nghiệp, người sử dụng phải đăng ký hình thức họ sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Theo quy định của pháp luật lao động, nhiều quốc gia trên thế giới có những hình thức trả lương sau đây:-   Hình thức trả lương theo thời gian. Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc của người lao động, trong đó thời gian làm việc của người lao động bao gồm thời gian thực tế làm việc và thời gian được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên trong quan hệ lao động. Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm năm loại là: lương năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ. Hình thức trả lương theo thời gian dễ tính, dễ thực hiện, người lao động không bị áp lực về số lượng sản phẩm, thường không tương xứng với chất lượng lao động, do đó người sử dụng lao động thường áp dụng quy định thưởng kèm theo để khuyến khích và tạo động lực về năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động.-   Hình thức trả lương theo sản phẩm. Đây là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà người lao động làm ra. Người sử dụng lao động xây dựng định mức khoán sản phẩm cho người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định và xác định đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa. Vì thế, tiền lương của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm, hàng hóa mà họ đã làm ra, được người sử dụng lao động chấp nhận và áp dụng đơn giá tiền lương đã xây dựng để tính lương cho người lao động. Hình thức trả lương theo sản phẩm thường được trả định kỳ theo thời gian, phổ biến là theo tháng làm việc thực tế của người lao động. Hình thức trả lương theo thời gian cũng có những biến thể như trả lương theo sản phẩm trực tiếp của cá nhân người lao động; lương theo sản phẩm tập thể; lương theo sản phẩm gián tiếp; lương theo sản phẩm đợt cao điểm, thấp điểm. Hình thức trả lương theo sản phẩm được coi là hình thức khoa học, tiến bộ, có tác dụng gắn kết người lao động với kết quả công việc. Tính chính xác và công bằng ở hình thức trả lương này đảm bảo khai thác được sức lao động một cách hiệu quả, người lao động hài lòng và có tinh thần trách nhiệm trong lao động.Theo: Phạm Thị Ngọc Liên Link luận án:  Tại đây