0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c512f80dfad-Thực-trạng-pháp-luật-về-tiền-lương-trong-doanh-nghiệp-.jpg.webp

Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

3.1.  Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 đã quy định cụ thể tại Chương 4, gồm 14 điều về các vấn đề tiền lương; mức lương tối thiểu; Hội đồng tiền lương quốc gia; xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; hình thức trả lương; kỳ hạn trả lương; nguyên tắc trả lương; tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; tiền lương ngừng việc; trả lương thông qua người cai thầu; tạm ứng tiền lương; khấu trừ tiền lương; chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương; tiền thưởng. Đây được coi là những chuẩn mực chung nhất để khi xây dựng chính sách tiền lương, áp dụng chế độ tiền lương trả cho người lao động, các loại hình doanh nghiệp phải nghiêm túc tuân thủ.

Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật lao động, góp phần xây dựng và củng cố quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động phát huy hết khả năng lao động, tinh thần sáng tạo, tăng năng suất lao động, đồng thời pháp luật về tiền lương cũng giúp người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển dụng, bố trí lao động, điều hành sản xuất một cách khoa học, tiến hành hạch toán kinh doanh một cách hợp lý, giảm thiểu những xung đột, mâu thuẫn không đáng có trong quan hệ lao động. Pháp luật về tiền lương còn giúp cho Nhà nước thể hiện tốt vai trò là người tạo lập và giữ gìn trật tự xã hội, công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, thông qua đó có những chính sách pháp luật phù hợp về kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo phù hợp, khách quan, tiến bộ.

Nhìn chung, pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp có một số điểm mạnh sau đây:

Một là, hệ thống các quy phạm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp có lịch sử hình thành phù hợp với tình hình, điều kiện của đất nước qua từng giai đoạn, ngày càng theo kịp và phản ánh tương đối tốt hiện thực khách quan và bản chất của tiền lương - giá cả sức lao động của người lao động. Mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, hệ thống quy phạm pháp luật này càng cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, đồng thời đáp ứng tương đối tốt yêu cầu đòi hỏi của cả hai bên trong quan hệ lao động. Hệ thống các quy định của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp bám sát các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản trong từng thời kỳ, phản ánh sự khách quan, khoa học, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến việc xây dựng hệ thống các quy định pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp.

Hai là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp tương đối đa dạng, đồ sộ và phong phú, phản ánh quá trình lập pháp kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Các cơ quan lập pháp, lập quy làm việc tích cực, chủ động trong việc rà soát, kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tiền lương trong doanh nghiệp đa dạng, phong phú do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành là một ưu điểm, song cũng là một hạn chế sẽ được nghiên cứu sinh trình bày sau.

Ba là, hệ thống cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật lao động về tiền lương ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về lao động và tiền lương trong doanh nghiệp, góp phần bảo vệ lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên về tiền lương và các nội dung liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp.

Bốn là, nội dung các quy phạm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp ngày càng đầy đủ, khoa học, gắn kết được giữa pháp luật về tiền lương với các yếu tố sản xuất, quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh những quy định bắt buộc, pháp luật cũng tạo ra những cơ chế dân chủ để các bên trong quan hệ lao động tham gia thương lượng, quyết định hoặc khuyến nghị Nhà nước, các cơ quan nhà nước chấp thuận, thông qua những vấn đề về tiền lương và các vấn đề liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp.

Theo: Phạm Thị Ngọc Liên 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
513 ngày trước
Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp
3.1.  Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệpBộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 đã quy định cụ thể tại Chương 4, gồm 14 điều về các vấn đề tiền lương; mức lương tối thiểu; Hội đồng tiền lương quốc gia; xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; hình thức trả lương; kỳ hạn trả lương; nguyên tắc trả lương; tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; tiền lương ngừng việc; trả lương thông qua người cai thầu; tạm ứng tiền lương; khấu trừ tiền lương; chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương; tiền thưởng. Đây được coi là những chuẩn mực chung nhất để khi xây dựng chính sách tiền lương, áp dụng chế độ tiền lương trả cho người lao động, các loại hình doanh nghiệp phải nghiêm túc tuân thủ.Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật lao động, góp phần xây dựng và củng cố quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động phát huy hết khả năng lao động, tinh thần sáng tạo, tăng năng suất lao động, đồng thời pháp luật về tiền lương cũng giúp người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển dụng, bố trí lao động, điều hành sản xuất một cách khoa học, tiến hành hạch toán kinh doanh một cách hợp lý, giảm thiểu những xung đột, mâu thuẫn không đáng có trong quan hệ lao động. Pháp luật về tiền lương còn giúp cho Nhà nước thể hiện tốt vai trò là người tạo lập và giữ gìn trật tự xã hội, công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, thông qua đó có những chính sách pháp luật phù hợp về kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo phù hợp, khách quan, tiến bộ.Nhìn chung, pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp có một số điểm mạnh sau đây:Một là, hệ thống các quy phạm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp có lịch sử hình thành phù hợp với tình hình, điều kiện của đất nước qua từng giai đoạn, ngày càng theo kịp và phản ánh tương đối tốt hiện thực khách quan và bản chất của tiền lương - giá cả sức lao động của người lao động. Mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, hệ thống quy phạm pháp luật này càng cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, đồng thời đáp ứng tương đối tốt yêu cầu đòi hỏi của cả hai bên trong quan hệ lao động. Hệ thống các quy định của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp bám sát các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản trong từng thời kỳ, phản ánh sự khách quan, khoa học, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến việc xây dựng hệ thống các quy định pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp.Hai là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp tương đối đa dạng, đồ sộ và phong phú, phản ánh quá trình lập pháp kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Các cơ quan lập pháp, lập quy làm việc tích cực, chủ động trong việc rà soát, kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tiền lương trong doanh nghiệp đa dạng, phong phú do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành là một ưu điểm, song cũng là một hạn chế sẽ được nghiên cứu sinh trình bày sau.Ba là, hệ thống cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật lao động về tiền lương ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về lao động và tiền lương trong doanh nghiệp, góp phần bảo vệ lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên về tiền lương và các nội dung liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp.Bốn là, nội dung các quy phạm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp ngày càng đầy đủ, khoa học, gắn kết được giữa pháp luật về tiền lương với các yếu tố sản xuất, quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh những quy định bắt buộc, pháp luật cũng tạo ra những cơ chế dân chủ để các bên trong quan hệ lao động tham gia thương lượng, quyết định hoặc khuyến nghị Nhà nước, các cơ quan nhà nước chấp thuận, thông qua những vấn đề về tiền lương và các vấn đề liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp.Theo: Phạm Thị Ngọc Liên Link luận án:  Tại đây