0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c514d0f2371-Quan-điểm-cải-cách-tiền-lương-và-hoàn-thiện-pháp-luật-về-tiền-lương-trong-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-.jpg.webp

Quan điểm cải cách tiền lương và hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam

4.1. Quan điểm cải cách tiền lương và hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Về phương diện lý luận, việc xây dựng hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về tiền lương nói riêng luôn mang tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển và các biến động của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội. Qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng, việc hoàn thiện pháp luật về tiền lương ở Việt Nam được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những lộ trình và giải pháp thích hợp, gắn với quan điểm chỉ đạo của Đảng trong mỗi giai đoạn xây dựng, phát triển nhà nước pháp quyền, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

4.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Chính sách phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là nền tảng cho sự phát triển và mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; là cơ sở tư tưởng và nhận thức luận cho việc xây dựng, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật. Trong quá trình hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về tiền lương, cần phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể là:

Thứ nhất, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển thị trường lao động lành mạnh, tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ X (năm 2006) và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đều nêu rõ những chủ trương, phương hướng lớn về phát triển thị trường lao động lành mạnh, trong đó có nêu rõ trách nhiệm của các bên trong đàm phán, thỏa thuận các nội dung có liên quan đến quan hệ lao động, tiền lương, thiết lập cơ chế ba bên hiệu quả, minh bạch.

Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp tại Mục 5 với nội dung “Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tạo lập môi trường để đại diện người sử dụng lao động, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi pháp luật và chính sách về lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên ở cấp ngành và địa phương về quan hệ lao động, thúc đẩy và ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp khu vực”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp nêu rõ quan điểm chỉ đạo ở Mục 1 Quan điểm chỉ đạo của Phần II Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nội dung cải cách, theo đó: “ Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững”. ; “Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước”. “Trong lĩnh vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thỏa thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”. 

Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ ngày 26/12/2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 96-KL/TW ngày 7/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, tại Mục 2 Phần I có nêu rõ: “...hoàn thiện các thiết chế về quan hệ lao động; củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”.

Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó quy định nhiệm vụ của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... trong việc nghiên cứu, tập hợp ý kiến, thống nhất triển khai một số hoạt động có liên quan đến đẩy mạnh vai trò, trách nhiệm của các bên, trong đó có tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định trong doanh nghiệp.

Theo: Phạm Thị Ngọc Liên 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
483 ngày trước
Quan điểm cải cách tiền lương và hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt Nam
4.1. Quan điểm cải cách tiền lương và hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp ở Việt NamVề phương diện lý luận, việc xây dựng hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về tiền lương nói riêng luôn mang tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển và các biến động của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội. Qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng, việc hoàn thiện pháp luật về tiền lương ở Việt Nam được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những lộ trình và giải pháp thích hợp, gắn với quan điểm chỉ đạo của Đảng trong mỗi giai đoạn xây dựng, phát triển nhà nước pháp quyền, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.4.1.1. Quan điểm chỉ đạoChính sách phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là nền tảng cho sự phát triển và mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; là cơ sở tư tưởng và nhận thức luận cho việc xây dựng, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật. Trong quá trình hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về tiền lương, cần phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể là:Thứ nhất, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển thị trường lao động lành mạnh, tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ X (năm 2006) và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) đều nêu rõ những chủ trương, phương hướng lớn về phát triển thị trường lao động lành mạnh, trong đó có nêu rõ trách nhiệm của các bên trong đàm phán, thỏa thuận các nội dung có liên quan đến quan hệ lao động, tiền lương, thiết lập cơ chế ba bên hiệu quả, minh bạch.Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp tại Mục 5 với nội dung “Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tạo lập môi trường để đại diện người sử dụng lao động, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hoạt động có hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thực thi pháp luật và chính sách về lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên ở cấp ngành và địa phương về quan hệ lao động, thúc đẩy và ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp khu vực”.Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp nêu rõ quan điểm chỉ đạo ở Mục 1 Quan điểm chỉ đạo của Phần II Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nội dung cải cách, theo đó: “ Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững”. ; “Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước”. “Trong lĩnh vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thỏa thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”. Nghị quyết số 97/NQ-CP của Chính phủ ngày 26/12/2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 96-KL/TW ngày 7/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, tại Mục 2 Phần I có nêu rõ: “...hoàn thiện các thiết chế về quan hệ lao động; củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”.Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó quy định nhiệm vụ của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... trong việc nghiên cứu, tập hợp ý kiến, thống nhất triển khai một số hoạt động có liên quan đến đẩy mạnh vai trò, trách nhiệm của các bên, trong đó có tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định trong doanh nghiệp.Theo: Phạm Thị Ngọc Liên Link luận án:  Tại đây