0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c5163c6d4fc-Sửa-đổi-một-số-nguyên-tắc-xây-dựng-thang-lương,-bảng-lương.jpg.webp

Sửa đổi một số nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

4.2.3.  Sửa đổi một số nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc do Chính phủ quy định làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động [Điều 93 Bộ luật lao động năm 2012]. Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định về thang, bảng lương trên thực tiễn đã phát sinh một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp bị mất đi một phần quyền tự chủ của mình trong sản xuất kinh doanh khi việc xây dựng thang lương, bảng lương phải tuân theo các nguyên tắc do Nhà nước quy định. Những nguyên tắc này có những điểm không phù hợp với thực tế doanh nghiệp và bản chất thỏa thuận của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Ở nhiều doanh nghiệp, việc ban hành thang lương, bảng lương chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan nhà nước để không bị xử phạt khi có thanh tra, kiểm tra. Trên thực tế, việc trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp hầu như không căn cứ vào thang lương, bảng lương mà chủ yếu dự trên sự thỏa thuận của các bên và các văn bản nội bộ khác về tiền lương như quy chế trả lương,...

Thứ hai, quy định người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương là không phù hợp do việc xây dựng cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp là quyền của người sử dụng lao động. Đồng thời, về nguyên tắc, mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định nên quyền lợi về tiền lương của người lao động đã được đảm bảo. Thực tế, mức lương trong thang lương, bảng lương chỉ là cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động, nhiều trường hợp mức lương thỏa thuận còn cao hơn so với mức lương ấn định trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Vì vậy, kiến nghị nên bỏ yêu cầu về việc tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động khi xây dựng thang lương, bảng lương.

4.2.4.   Nghiên cứu và ban hành hướng dẫn về xây dựng định mức lao động

Định mức lao động là yếu tố để người sử dụng lao động khai thác triệt

để sức lao động của người lao động nhằm tối ưu hóa năng suất lao động, trên

cơ sở đó có được sức lao động với giá rẻ.

Với sự đa dạng, phong phú của các ngành nghề, thì định mức lao động cũng phải bám sát thực tiễn đó để nghiên cứu, có thể tính đến ba tiêu chí chủ yếu sau đây khi nghiên cứu hướng dẫn xây dựng định mức lao động: (i) Tính chất của hàng hóa, dịch vụ cần tạo ra; (ii) Tính chất của máy móc, thiết bị được sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ; (iii) Tính chất các loại hình lao động, từ lao động phổ thông, lao động qua đào tạo ở các cấp độ đến lao động được coi là chuyên gia, định mức lao động cần phải có sự phân biệt.

Định mức lao động góp phần thúc đẩy năng suất lao động của người lao động trong một khoảng đơn vị thời gian, đây cũng là yếu tố văn minh trong lao động, tránh sự lười nhác, chểnh mảng trong lao động. Tuy nhiên, việc xây dựng định mức lao động quá cao có thể khiến người lao động bị vắt kiệt sức lực. Vì thế, bản thân người lao động cũng phải tham gia vào nghiên cứu và đóng góp ý kiến, đề xuất tham gia xây dựng định mức lao động phù hợp trong doanh nghiệp, nơi mình tham gia quan hệ lao động.

Theo: Phạm Thị Ngọc Liên 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
294 ngày trước
Sửa đổi một số nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
4.2.3.  Sửa đổi một số nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lươngTheo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc do Chính phủ quy định làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động [Điều 93 Bộ luật lao động năm 2012]. Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định về thang, bảng lương trên thực tiễn đã phát sinh một số vấn đề như sau:Thứ nhất, doanh nghiệp bị mất đi một phần quyền tự chủ của mình trong sản xuất kinh doanh khi việc xây dựng thang lương, bảng lương phải tuân theo các nguyên tắc do Nhà nước quy định. Những nguyên tắc này có những điểm không phù hợp với thực tế doanh nghiệp và bản chất thỏa thuận của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Ở nhiều doanh nghiệp, việc ban hành thang lương, bảng lương chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan nhà nước để không bị xử phạt khi có thanh tra, kiểm tra. Trên thực tế, việc trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp hầu như không căn cứ vào thang lương, bảng lương mà chủ yếu dự trên sự thỏa thuận của các bên và các văn bản nội bộ khác về tiền lương như quy chế trả lương,...Thứ hai, quy định người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương là không phù hợp do việc xây dựng cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp là quyền của người sử dụng lao động. Đồng thời, về nguyên tắc, mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định nên quyền lợi về tiền lương của người lao động đã được đảm bảo. Thực tế, mức lương trong thang lương, bảng lương chỉ là cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động, nhiều trường hợp mức lương thỏa thuận còn cao hơn so với mức lương ấn định trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Vì vậy, kiến nghị nên bỏ yêu cầu về việc tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động khi xây dựng thang lương, bảng lương.4.2.4.   Nghiên cứu và ban hành hướng dẫn về xây dựng định mức lao độngĐịnh mức lao động là yếu tố để người sử dụng lao động khai thác triệtđể sức lao động của người lao động nhằm tối ưu hóa năng suất lao động, trêncơ sở đó có được sức lao động với giá rẻ.Với sự đa dạng, phong phú của các ngành nghề, thì định mức lao động cũng phải bám sát thực tiễn đó để nghiên cứu, có thể tính đến ba tiêu chí chủ yếu sau đây khi nghiên cứu hướng dẫn xây dựng định mức lao động: (i) Tính chất của hàng hóa, dịch vụ cần tạo ra; (ii) Tính chất của máy móc, thiết bị được sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ; (iii) Tính chất các loại hình lao động, từ lao động phổ thông, lao động qua đào tạo ở các cấp độ đến lao động được coi là chuyên gia, định mức lao động cần phải có sự phân biệt.Định mức lao động góp phần thúc đẩy năng suất lao động của người lao động trong một khoảng đơn vị thời gian, đây cũng là yếu tố văn minh trong lao động, tránh sự lười nhác, chểnh mảng trong lao động. Tuy nhiên, việc xây dựng định mức lao động quá cao có thể khiến người lao động bị vắt kiệt sức lực. Vì thế, bản thân người lao động cũng phải tham gia vào nghiên cứu và đóng góp ý kiến, đề xuất tham gia xây dựng định mức lao động phù hợp trong doanh nghiệp, nơi mình tham gia quan hệ lao động.Theo: Phạm Thị Ngọc Liên Link luận án:  Tại đây