0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c519ee1df20-Đẩy-mạnh-thực-thi-pháp-luật-về-tiền-lương-trong-doanh-nghiệp.jpg.webp

Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

4.3.3.  Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Như đã phân tích ở các kiến nghị, đề xuất, đặc biệt trên cơ sở đánh giá thực tế quá trình thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp thời gian qua, nghiên cứu sinh cho rằng, tại thời điểm hiện nay, cần phải tiếp tục và khẩn trương thực hiện nghiêm túc các quy định về tiền lương trong doanh nghiệp, tạo động lực và sức mạnh cho việc nhất thể hóa nội dung này thành một nhánh pháp luật. Trên cơ sở các quy định hiện hành, có thể triển khai một số giải pháp đã phản ánh đúng, đầy đủ của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, đồng thời về lâu dài, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

*   Các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội... cần xây dựng lộ trình để tiến tới hoàn thiện các dự thảo và thông qua Luật về tiền lương trong doanh nghiệp một cách nhanh nhất, đảm bảo chất lượng, khách quan, tạo cơ sở pháp lý cho các bên trong quan hệ lao động hiện nay có cơ sở pháp lý để tăng cường sự tham gia có hiệu quả vào các quá trình kinh tế, xã hội. Việc triển khai thực hiện giải pháp này trên thực tế đòi hỏi sự quyết tâm chính trị cao, trong đó, trong nhiều Nghị quyết, Kết luận của Đảng, trong Nghị quyết của Quốc hội, vấn đề này nhiều lần được nhắc tới. Trong điều kiện đất nước đang tiến hành thuận lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng dân chủ, đời sống.

*   Các tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động hiện hành cần tập trung nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp với các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm và tăng cường tính độc lập, tự chủ của mình, đẩy mạnh đối thoại tại nơi làm việc, thỏa thuận trong cơ chế ba bên, giảm thiểu sự can thiệp và chi phối của các cơ quan nhà nước vào một số hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề tiền lương, theo đúng tinh thần mà Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã chỉ rõ.

Hoàn thiện cơ chế ba bên trong quan hệ lao động, trong đó đánh giá lại và đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Hiện nay theo quy định của Chính phủ, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động trong quan hệ lao động khi tham gia đàm phán trong cơ chế ba bên là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tuy nhiên theo quan điểm của nhiều chuyên gia, tổ chức này hoạt động chưa hoàn toàn đúng vai trò là tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động, bởi trên thực tế, còn có một số tổ chức như Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hiệp hội ngành nghề khác trên toàn quốc. Bản thân các tổ chức này cũng thực hiện chức năng và vai trò đại diện, song do chỉ định của Chính phủ đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nên các tổ chức khác hầu như không có cơ hội tham gia vào cơ chế ba bên trong quan hệ lao động. Đây cũng là điểm bất hợp lý, cần được điều chỉnh trong thời gian tới.

Tăng cường quản lý nhà nuớc về tiền lương, tiền công, định mức lao động

Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý của Nhà nước về tiền lương cần tập trung vào các vấn đề như: Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu chung, trên cơ sở đó công đoàn và đại diện người sử dụng lao động thỏa thuận hình thành mức tiền lương tối thiểu ngành. Hàng năm, Nhà nước tiến hành khảo sát, điều tra và công bố mức lương của một số ngành nghề thực tế trên thị trường để các doanh nghiệp và người lao động tham khảo khi thỏa thuận tiền lương hợp đồng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, tiền lương trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền lương cũng như trong quan hệ lao động.

Về định mức lao động, phải nghiên cứu tổng kết tình hình định mức lao động từ khi thực thi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay; nghiên cứu đưa ra các định mức mẫu, hướng dẫn việc xây dựng định mức lao động ở cơ sở và thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện. Công đoàn doanh nghiệp phải đàm phán quyết liệt, dân chủ, bình đẳng với chủ sử dụng lao động trong việc quyết định các định mức lao động cụ thể của doanh nghiệp theo tinh thần của Bộ luật Lao động; khi các điều kiện thực hiện định mức lao động đã thay đổi nhiều thì phải kịp thời đưa ra yêu cầu đàm phán, thương lượng để điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới.

Điều chỉnh cơ chế tiền lương theo cơ chế thị trường

Cần phải nghiên cứu tách chính sách lương của ba khu vực với ba cơ chế khác nhau. Đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương được tính từ kết quả sản xuất kinh doanh và theo cơ chế tiền lương thị trường. Việc xây dựng cơ chế tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh phải thống nhất mức lương tối thiểu và cơ chế trả lương thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp, đảm bảo tiền lương trong các doanh nghiệp phải theo định hướng thị trường, do thị trường quyết định và phải bảo đảm sự công bằng, đối xử bình đẳng, không phân biệt loại hình doanh nghiệp theo thành phần kinh tế và theo hình thức sở hữu, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động.

Theo: Phạm Thị Ngọc Liên 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
513 ngày trước
Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp
4.3.3.  Đẩy mạnh thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệpNhư đã phân tích ở các kiến nghị, đề xuất, đặc biệt trên cơ sở đánh giá thực tế quá trình thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp thời gian qua, nghiên cứu sinh cho rằng, tại thời điểm hiện nay, cần phải tiếp tục và khẩn trương thực hiện nghiêm túc các quy định về tiền lương trong doanh nghiệp, tạo động lực và sức mạnh cho việc nhất thể hóa nội dung này thành một nhánh pháp luật. Trên cơ sở các quy định hiện hành, có thể triển khai một số giải pháp đã phản ánh đúng, đầy đủ của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, đồng thời về lâu dài, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:*   Các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội... cần xây dựng lộ trình để tiến tới hoàn thiện các dự thảo và thông qua Luật về tiền lương trong doanh nghiệp một cách nhanh nhất, đảm bảo chất lượng, khách quan, tạo cơ sở pháp lý cho các bên trong quan hệ lao động hiện nay có cơ sở pháp lý để tăng cường sự tham gia có hiệu quả vào các quá trình kinh tế, xã hội. Việc triển khai thực hiện giải pháp này trên thực tế đòi hỏi sự quyết tâm chính trị cao, trong đó, trong nhiều Nghị quyết, Kết luận của Đảng, trong Nghị quyết của Quốc hội, vấn đề này nhiều lần được nhắc tới. Trong điều kiện đất nước đang tiến hành thuận lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng dân chủ, đời sống.*   Các tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động hiện hành cần tập trung nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp với các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm và tăng cường tính độc lập, tự chủ của mình, đẩy mạnh đối thoại tại nơi làm việc, thỏa thuận trong cơ chế ba bên, giảm thiểu sự can thiệp và chi phối của các cơ quan nhà nước vào một số hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề tiền lương, theo đúng tinh thần mà Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã chỉ rõ.*  Hoàn thiện cơ chế ba bên trong quan hệ lao động, trong đó đánh giá lại và đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Hiện nay theo quy định của Chính phủ, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động trong quan hệ lao động khi tham gia đàm phán trong cơ chế ba bên là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tuy nhiên theo quan điểm của nhiều chuyên gia, tổ chức này hoạt động chưa hoàn toàn đúng vai trò là tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động, bởi trên thực tế, còn có một số tổ chức như Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hiệp hội ngành nghề khác trên toàn quốc. Bản thân các tổ chức này cũng thực hiện chức năng và vai trò đại diện, song do chỉ định của Chính phủ đối với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nên các tổ chức khác hầu như không có cơ hội tham gia vào cơ chế ba bên trong quan hệ lao động. Đây cũng là điểm bất hợp lý, cần được điều chỉnh trong thời gian tới.*  Tăng cường quản lý nhà nuớc về tiền lương, tiền công, định mức lao độngNâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý của Nhà nước về tiền lương cần tập trung vào các vấn đề như: Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu chung, trên cơ sở đó công đoàn và đại diện người sử dụng lao động thỏa thuận hình thành mức tiền lương tối thiểu ngành. Hàng năm, Nhà nước tiến hành khảo sát, điều tra và công bố mức lương của một số ngành nghề thực tế trên thị trường để các doanh nghiệp và người lao động tham khảo khi thỏa thuận tiền lương hợp đồng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, tiền lương trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền lương cũng như trong quan hệ lao động.Về định mức lao động, phải nghiên cứu tổng kết tình hình định mức lao động từ khi thực thi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay; nghiên cứu đưa ra các định mức mẫu, hướng dẫn việc xây dựng định mức lao động ở cơ sở và thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện. Công đoàn doanh nghiệp phải đàm phán quyết liệt, dân chủ, bình đẳng với chủ sử dụng lao động trong việc quyết định các định mức lao động cụ thể của doanh nghiệp theo tinh thần của Bộ luật Lao động; khi các điều kiện thực hiện định mức lao động đã thay đổi nhiều thì phải kịp thời đưa ra yêu cầu đàm phán, thương lượng để điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới.*  Điều chỉnh cơ chế tiền lương theo cơ chế thị trườngCần phải nghiên cứu tách chính sách lương của ba khu vực với ba cơ chế khác nhau. Đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, tiền lương được tính từ kết quả sản xuất kinh doanh và theo cơ chế tiền lương thị trường. Việc xây dựng cơ chế tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh phải thống nhất mức lương tối thiểu và cơ chế trả lương thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp, đảm bảo tiền lương trong các doanh nghiệp phải theo định hướng thị trường, do thị trường quyết định và phải bảo đảm sự công bằng, đối xử bình đẳng, không phân biệt loại hình doanh nghiệp theo thành phần kinh tế và theo hình thức sở hữu, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương cho người lao động.Theo: Phạm Thị Ngọc Liên Link luận án:  Tại đây