0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c5be03a809d-_Hậu-quả-pháp-lý-của-hành-vi-lạm-dụng-vị-trí-thống-lĩnh-thị-trường-.jpg.webp

Hậu quả pháp lý của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

2.1.5. Hậu quả pháp lý của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Các biện paháp xử lý đối vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh được quy định tại Điều 110 và Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng và hành vi HCCT nói chung thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Về biện pháp xử lý vi phạm hành chính, theo Điều 110 Luật cạnh tranh 2018, các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm (i) Xử phạt chính; (ii) Xử phạt bổ sung; và (iii) Các biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 75/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật cạnh tranh quy định chi tiết về các hình thức này.

Hình thức xử phạt chính áp dụng cho các vi phạm pháp luật cạnh tranh gồm có cảnh cáo và phạt tiền. Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Như vậy, căn xứ để xác định mức phạt là tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm và mức phạt tối đa là 10%. Như vậy, quy định về căn cứ xác định mức phạt và giới hạn mức phạt tối đa của Luật cạnh tranh 2018 vẫn kế thừa quy định của Luật cạnh tranh 2004. Tuy nhiên, những thiếu sót của Luật cạnh tranh 2004 về xác định mức phạt trong trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng 0 (không) và thiếu cơ sở thống nhất, cụ thể để xác định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm đã được Luật cạnh tranh 2018 khắc phục:

-  Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng 0 (không) thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 75/2019, áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

-  Mức phạt cụ thể cho từng hành vi lạm dụng VTTLTT theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị định 75/2019, là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 Nghị định 75/2019. Các biện pháp xử phạt bổ sung được quy định tại Khoản 3 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019 bao gồm:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;

- Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;

- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 75/2019. Cụ thể:

- Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

- Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

- Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;

-  Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;

- Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Từ những quy định nêu trên có thể thấy quy định về xử lý hành vi lạm dụng VTTLTT theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 có một số điểm tiến bộ và hạn chế sau đây:

Về những điểm tiến bộ

- Thứ nhất, quy định về áp dụng chế tài hình sự đối với các vi phạm của Luật cạnh -tranh là một điểm tiến bộ của Luật cạnh tranh 2018 so với Luật cạnh tranh 2004, thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của nhà làm luật về tính chất nghiêm trọng của hành vi HCCT nói chung và hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng, đưa Việt Nam theo xu thế chung của nhiều nước trên Thế Giới trong việc coi hình sự hóa các vi phạm cạnh tranh là cần thiết cho việc đảm bảo chính sách cạnh tranh hiệu quả. Trong pháp luật cạnh tranh hiện đại, cơ sở để xử lý hình sự các hành vi HCCT nói chung xuất phát trước tiên từ tính chất nghiêm trọng của các tác hại mà các hành vi HCCT gây ra đối với người tiêu dùng và nền kinh tế. Theo đó, các hành vi phản cạnh không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do giá thành cao, lựa chọn ít mà nó còn tạo ra lãng phí (deadweight loss), cản trở sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội thông qua việc bỏ chi phí duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả, trì hoãn không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và loại bỏ động lực nâng cao hiệu quả kinh doanh [59]. Nhìn nhận từ khía cạnh xã hội, các hành vi như câu kết ấn định giá hay áp đặt mức giá bất hợp lý, găm hàng tạo khan hiếm thị trường để tăng giá về bản chất cũng có yếu tố chiếm đoạt như các tội “trộm cắp” hay “lừa đảo”. Quy định của Luật cạnh tranh 2018 về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh là đảm bảo sự thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh tại Điều 217.

-   Thứ hai, quy định về mức phạt tiền tối đa 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm là phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong mỗi vụ việc, mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm sẽ được xác định cụ thể trên tỷ lệ phần trăm nhất định từ doanh thu trên thị trường liên quan, nhưng không được vượt quá mức phạt tiền tối đa. Hành vi HCCT nói chung và lạm dụng VTTLTT nói riêng thường liên quan đến những doanh nghiệp lớn trên thị trường, với tổng doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng, vì vậy mức phạt tối đa 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được cho là mức đủ lớn, đủ tính răn đe nhưng không dẫn đến hậu quả làm phá sản doanh nghiệp, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Đặc biệt, tổng doanh thu là căn cứ để xác định mức tiền phạt tối đa là tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan, tức là tổng doanh thu của doanh nghiệp đối với loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan mà doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm chứ không phải là tổng doanh thu của cả doanh nghiệp. Quy định này là hợp lý, khắc phục hạn chế của Luật cạnh tranh 2004 khi quy định căn cứ xác định mức phạt tiền là tổng doanh thu của cả doanh nghiệp trong khi một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhưng doanh nghiệp chỉ có hành vi vi phạm Luật cạnh tranh trong kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Thậm chí trong một số vụ việc, doanh thu phát sinh từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, mức phạt dựa trên căn cứ “tổng doanh thu” của doanh nghiệp như Luật Cạnh tranh 2004 không phản ánh đúng mức độ tác động của hành vi vi phạm và không tương xứng với thiệt hại trên thị trường do hành vi vi phạm gây ra.

Theo: Trần Thùy Lin​​h

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
539 ngày trước
Hậu quả pháp lý của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
2.1.5. Hậu quả pháp lý của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngCác biện paháp xử lý đối vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh được quy định tại Điều 110 và Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng và hành vi HCCT nói chung thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.Về biện pháp xử lý vi phạm hành chính, theo Điều 110 Luật cạnh tranh 2018, các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm (i) Xử phạt chính; (ii) Xử phạt bổ sung; và (iii) Các biện pháp khắc phục hậu quả. Nghị định 75/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật cạnh tranh quy định chi tiết về các hình thức này.Hình thức xử phạt chính áp dụng cho các vi phạm pháp luật cạnh tranh gồm có cảnh cáo và phạt tiền. Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Như vậy, căn xứ để xác định mức phạt là tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm và mức phạt tối đa là 10%. Như vậy, quy định về căn cứ xác định mức phạt và giới hạn mức phạt tối đa của Luật cạnh tranh 2018 vẫn kế thừa quy định của Luật cạnh tranh 2004. Tuy nhiên, những thiếu sót của Luật cạnh tranh 2004 về xác định mức phạt trong trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng 0 (không) và thiếu cơ sở thống nhất, cụ thể để xác định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm đã được Luật cạnh tranh 2018 khắc phục:-  Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng 0 (không) thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 75/2019, áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.-  Mức phạt cụ thể cho từng hành vi lạm dụng VTTLTT theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị định 75/2019, là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 Nghị định 75/2019. Các biện pháp xử phạt bổ sung được quy định tại Khoản 3 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019 bao gồm:- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;- Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định 75/2019. Cụ thể:- Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;- Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;- Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;-  Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;- Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.Từ những quy định nêu trên có thể thấy quy định về xử lý hành vi lạm dụng VTTLTT theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 có một số điểm tiến bộ và hạn chế sau đây:Về những điểm tiến bộ- Thứ nhất, quy định về áp dụng chế tài hình sự đối với các vi phạm của Luật cạnh -tranh là một điểm tiến bộ của Luật cạnh tranh 2018 so với Luật cạnh tranh 2004, thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của nhà làm luật về tính chất nghiêm trọng của hành vi HCCT nói chung và hành vi lạm dụng VTTLTT nói riêng, đưa Việt Nam theo xu thế chung của nhiều nước trên Thế Giới trong việc coi hình sự hóa các vi phạm cạnh tranh là cần thiết cho việc đảm bảo chính sách cạnh tranh hiệu quả. Trong pháp luật cạnh tranh hiện đại, cơ sở để xử lý hình sự các hành vi HCCT nói chung xuất phát trước tiên từ tính chất nghiêm trọng của các tác hại mà các hành vi HCCT gây ra đối với người tiêu dùng và nền kinh tế. Theo đó, các hành vi phản cạnh không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do giá thành cao, lựa chọn ít mà nó còn tạo ra lãng phí (deadweight loss), cản trở sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội thông qua việc bỏ chi phí duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả, trì hoãn không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và loại bỏ động lực nâng cao hiệu quả kinh doanh [59]. Nhìn nhận từ khía cạnh xã hội, các hành vi như câu kết ấn định giá hay áp đặt mức giá bất hợp lý, găm hàng tạo khan hiếm thị trường để tăng giá về bản chất cũng có yếu tố chiếm đoạt như các tội “trộm cắp” hay “lừa đảo”. Quy định của Luật cạnh tranh 2018 về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh là đảm bảo sự thống nhất với quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh tại Điều 217.-   Thứ hai, quy định về mức phạt tiền tối đa 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm là phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong mỗi vụ việc, mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm sẽ được xác định cụ thể trên tỷ lệ phần trăm nhất định từ doanh thu trên thị trường liên quan, nhưng không được vượt quá mức phạt tiền tối đa. Hành vi HCCT nói chung và lạm dụng VTTLTT nói riêng thường liên quan đến những doanh nghiệp lớn trên thị trường, với tổng doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng, vì vậy mức phạt tối đa 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được cho là mức đủ lớn, đủ tính răn đe nhưng không dẫn đến hậu quả làm phá sản doanh nghiệp, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Đặc biệt, tổng doanh thu là căn cứ để xác định mức tiền phạt tối đa là tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan, tức là tổng doanh thu của doanh nghiệp đối với loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan mà doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm chứ không phải là tổng doanh thu của cả doanh nghiệp. Quy định này là hợp lý, khắc phục hạn chế của Luật cạnh tranh 2004 khi quy định căn cứ xác định mức phạt tiền là tổng doanh thu của cả doanh nghiệp trong khi một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhưng doanh nghiệp chỉ có hành vi vi phạm Luật cạnh tranh trong kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Thậm chí trong một số vụ việc, doanh thu phát sinh từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, mức phạt dựa trên căn cứ “tổng doanh thu” của doanh nghiệp như Luật Cạnh tranh 2004 không phản ánh đúng mức độ tác động của hành vi vi phạm và không tương xứng với thiệt hại trên thị trường do hành vi vi phạm gây ra.Theo: Trần Thùy Lin​​hLink luận án:  Tại đây