0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c5c25e74b33-Giải-pháp-hoàn-thiện-quy-định-của-pháp-luật-về-kiểm-soát-hành-vi-lạm-dụng-của-doanh-nghiệp-có-vị-trí-thống-lĩnh-thị-trường-của-Việt-Nam.jpg.webp

Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của Việt Nam

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của Việt Nam

3.2.1. Hiện đại hóa phương pháp tiếp cận trong việc xây dựng các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Như trên đã chỉ ra, một trong những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới là Kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, việc tiếp cận hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường từ góc độ kinh tế, dựa trên cách tiếp cận dựa trên tác động của hành vi được xem là phương pháp tiếp cận hiện đại.

Có thể thấy cách tiếp cận của Luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là cách tiếp cận hình thức (formed – based approach) và do đó, dẫn đến việc áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule). Việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường chủ yếu vẫn dựa trên thị phần và việc xác định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vẫn dựa trên việc đáp ứng cấu thành các hành vi được liệt khép kín trong luật. Theo cách tiếp cận hình thức, hành vi bị xem xét có cấu thành pháp lý phù hợp với hành vi bị coi là lạm dụng được mô tả trong luật thì hành vi đó mặc nhiên bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà không cần phải xem xét hành vi đó có thực sự gây ra những tác động tiêu cực hay không (per se rules).

Việc vận dụng nguyên tắc tiếp cận dựa trên hình thức hành vi và nguyên tắc vi phạm mặc nhiên trong việc đánh giá các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường về cơ bản sẽ tăng cường sự đảm bảo pháp lý đồng thời giảm chi phí thực thi. Tuy nhiên, việc vận dụng này chỉ có ý nghĩa khi hành vi được đề cập chỉ có tác động một chiều, nói một cách khác nó gần như là luôn luôn hoặc ngược lại, hầu như không bao giờ gây ra các tác động tiêu cực đến kết quả của cạnh tranh như gây thiệt hại cho người tiêu dùng hay làm giảm phúc lợi xã hội. Thực tế, hầu hết các loại hành vi được quy định trong luật cạnh tranh về lạm dụng vị trí thống lĩnh có thể có cả tác động chống cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh và do đó không nên coi là chúng đương nhiên vi phạm. Rõ ràng, chúng ta nên thận trọng khi can thiệp vào chức năng của thị trường trừ khi có bằng chứng rõ ràng rằng thị trường đã không thực hiện tốt chức năng của nó. Do đo, không nên cấm tuyệt đối mọi hành vi, trong mọi trường hợp mà nên trao quyền cho CQCT trong việc đánh giá bản chất và tác động của hành vi để đưa ra quyết định hợp lý.

Hiện nay, việc sử dụng các phân tích, các công cụ kinh tế trong việc áp dụng luật cạnh tranh là một khuynh hướng chung và thật khó có thể tưởng tượng được bất cứ phân tích nào về luật cạnh tranh lại tách rời với thực tiễn của nền kinh tế. Cách tiếp cận dựa trên hiệu quả kinh tế cho rằng mục tiêu cuối cùng của luật cạnh tranh là bảo vệ quyền của người tiêu dùng chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh là cần thiết để các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao với mức giá thấp hơn và đa dạng hơn. Tuy nhiên, cạnh tranh là một quá trình tự nhiên, trong đó các doanh nghiệp hiệu quả hơn sẽ thay thế các doanh nghiệp kém hiệu quả. Do đó, cách tiếp cận dựa trên tính kinh tế hay tác động của hành vi nhằm tạo ra một nền kinh tế mang tính cạnh tranh hơn bằng cách nâng cao hiệu quả và phúc lợi người tiêu dùng. Phân tích dựa trên hiệu quả kinh tế đòi hỏi một cuộc điều tra sâu về kinh tế trong từng trường hợp để đánh giá tác động của hành vi của các doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường cụ thể. Bằng việc tập trung vào hiệu quả của hành vi hơn là hình thức của hành vi, thì các hành vi kinh doanh đa dạng của các doanh nghiệp thống lĩnh nhằm HCCT sẽ ít có khả năng bị coi là vi phạm luật cạnh tranh hơn. Cách tiếp cận mới này cũng đảm bảo rằng một số hành vi mang tính HCCT dựa trên cách tiếp cận hình thức (formed – based approach) sẽ được đánh giá một cách khách quan. Bởi thực tiễn kinh doanh cho thấy, các hành vi kinh doanh có thể có những tác động khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau: chúng có thể thúc đẩy đổi mới, cải tiến sản phẩm trong một số trường hợp trong khi lại có thể bóp méo cạnh tranh trong các trường hợp khác. Do đó, phương pháp tiếp cận dựa trên tác động của hành vi có thể phân tích các trường hợp này với trọng tâm vào tác động thực sự của chúng đối với phúc lợi người tiêu dùng và tăng hiệu quả kinh tế về tổng thể, do đó có thể cung cấp các phân tích khách quan và chính xác nhất.

Việc sử dụng phương pháp tiếp cận kinh tế đặt ra yêu cầu sau đây mà việc hoàn thiện Luật cạnh tranh phải đáp ứng:

-   Sửa đổi quy định về xác định vị trí thống lĩnh thị trường theo hướng kết hợp giữa việc sử dụng tiêu chí thị phần và các tiêu chí khác. Hiện nay, mặc dù đã bổ sung mới quy định về sức mạnh thị trường đáng kể, là một tiêu chí phù hợp, tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí này vẫn độc lập với tiêu chí thị phần dẫn đến có những trường hợp việc xác định, nhận diện doanh nghiệp có VTTLTT (thực chất là xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể) lại chỉ cần dựa trên duy nhất yếu tố thị phần là đủ, điều này chính là vẫn duy trì cách tiếp cận hình thức trong đánh giá hành vi. Do đó, cần phối hợp sử dụng cả tiêu chí thị phần cùng các tiêu chí khác theo quy định của Điều 26 Luật cạnh tranh 2018.

-   Các quy định về xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường phải xây dựng theo hướng quy định mở. Cụ thể, có thể học hỏi kinh nghiệm của EU trong việc xây dựng và liệt kê các dạng hành vi điển hành nhưng không đúng khung hành vi bị cần ngăn chặn và xử lý trong những hành vi đã liệt kê mà cần có điều khoản quét, cho phép CQCT xem xét, đánh giá và kết luận về hành vi trong từng vụ việc cụ thể, bám vào bản chất của hành vi lạm dụng và trên cơ sở phân tích các hậu quả kinh tế, các tác động tiêu cực của hành vi đối với thị trường.

-   Bãi bỏ các quy định quá chi tiết, cứng nhắc mô tả cấu thành từng hành vi như trong Nghị định 116/2005 thay bằng các quy định mô tả nhưng mang tính định hướng và gợi mở, nhấn mạnh trọng tâm vào tác động HCCT của hành vi. Có ý kiến cho rằng cần bãi bỏ hoàn toàn các quy định mô tả riêng về từng hành vi và trao quyền chủ động cho CQCT được nhận diện hành vi trong từng vụ việc cụ thể. Tác giả cho rằng, trong bối cảnh kinh nghiệm thực thi Luật cạnh tranh ở Việt Nam còn hạn chế, nhận thức của doanh nghiệp về luật cạnh tranh còn chưa đầy đủ thì quy định như vậy là chưa phù hợp, nhất là các quy định của Luật Cạnh tranh là ngăn cấm thì cần có cảnh báo đầy đủ và cụ thể cho doanh nghiệp biết hành vi như thế nào sẽ là vi phạm.

Theo: Trần Thùy Lin​​h

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
535 ngày trước
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của Việt Nam
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường của Việt Nam3.2.1. Hiện đại hóa phương pháp tiếp cận trong việc xây dựng các quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngNhư trên đã chỉ ra, một trong những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới là Kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, việc tiếp cận hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường từ góc độ kinh tế, dựa trên cách tiếp cận dựa trên tác động của hành vi được xem là phương pháp tiếp cận hiện đại.Có thể thấy cách tiếp cận của Luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là cách tiếp cận hình thức (formed – based approach) và do đó, dẫn đến việc áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule). Việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường chủ yếu vẫn dựa trên thị phần và việc xác định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vẫn dựa trên việc đáp ứng cấu thành các hành vi được liệt khép kín trong luật. Theo cách tiếp cận hình thức, hành vi bị xem xét có cấu thành pháp lý phù hợp với hành vi bị coi là lạm dụng được mô tả trong luật thì hành vi đó mặc nhiên bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường mà không cần phải xem xét hành vi đó có thực sự gây ra những tác động tiêu cực hay không (per se rules).Việc vận dụng nguyên tắc tiếp cận dựa trên hình thức hành vi và nguyên tắc vi phạm mặc nhiên trong việc đánh giá các hành vi lạm dụng của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường về cơ bản sẽ tăng cường sự đảm bảo pháp lý đồng thời giảm chi phí thực thi. Tuy nhiên, việc vận dụng này chỉ có ý nghĩa khi hành vi được đề cập chỉ có tác động một chiều, nói một cách khác nó gần như là luôn luôn hoặc ngược lại, hầu như không bao giờ gây ra các tác động tiêu cực đến kết quả của cạnh tranh như gây thiệt hại cho người tiêu dùng hay làm giảm phúc lợi xã hội. Thực tế, hầu hết các loại hành vi được quy định trong luật cạnh tranh về lạm dụng vị trí thống lĩnh có thể có cả tác động chống cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh và do đó không nên coi là chúng đương nhiên vi phạm. Rõ ràng, chúng ta nên thận trọng khi can thiệp vào chức năng của thị trường trừ khi có bằng chứng rõ ràng rằng thị trường đã không thực hiện tốt chức năng của nó. Do đo, không nên cấm tuyệt đối mọi hành vi, trong mọi trường hợp mà nên trao quyền cho CQCT trong việc đánh giá bản chất và tác động của hành vi để đưa ra quyết định hợp lý.Hiện nay, việc sử dụng các phân tích, các công cụ kinh tế trong việc áp dụng luật cạnh tranh là một khuynh hướng chung và thật khó có thể tưởng tượng được bất cứ phân tích nào về luật cạnh tranh lại tách rời với thực tiễn của nền kinh tế. Cách tiếp cận dựa trên hiệu quả kinh tế cho rằng mục tiêu cuối cùng của luật cạnh tranh là bảo vệ quyền của người tiêu dùng chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh là cần thiết để các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao với mức giá thấp hơn và đa dạng hơn. Tuy nhiên, cạnh tranh là một quá trình tự nhiên, trong đó các doanh nghiệp hiệu quả hơn sẽ thay thế các doanh nghiệp kém hiệu quả. Do đó, cách tiếp cận dựa trên tính kinh tế hay tác động của hành vi nhằm tạo ra một nền kinh tế mang tính cạnh tranh hơn bằng cách nâng cao hiệu quả và phúc lợi người tiêu dùng. Phân tích dựa trên hiệu quả kinh tế đòi hỏi một cuộc điều tra sâu về kinh tế trong từng trường hợp để đánh giá tác động của hành vi của các doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường cụ thể. Bằng việc tập trung vào hiệu quả của hành vi hơn là hình thức của hành vi, thì các hành vi kinh doanh đa dạng của các doanh nghiệp thống lĩnh nhằm HCCT sẽ ít có khả năng bị coi là vi phạm luật cạnh tranh hơn. Cách tiếp cận mới này cũng đảm bảo rằng một số hành vi mang tính HCCT dựa trên cách tiếp cận hình thức (formed – based approach) sẽ được đánh giá một cách khách quan. Bởi thực tiễn kinh doanh cho thấy, các hành vi kinh doanh có thể có những tác động khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau: chúng có thể thúc đẩy đổi mới, cải tiến sản phẩm trong một số trường hợp trong khi lại có thể bóp méo cạnh tranh trong các trường hợp khác. Do đó, phương pháp tiếp cận dựa trên tác động của hành vi có thể phân tích các trường hợp này với trọng tâm vào tác động thực sự của chúng đối với phúc lợi người tiêu dùng và tăng hiệu quả kinh tế về tổng thể, do đó có thể cung cấp các phân tích khách quan và chính xác nhất.Việc sử dụng phương pháp tiếp cận kinh tế đặt ra yêu cầu sau đây mà việc hoàn thiện Luật cạnh tranh phải đáp ứng:-   Sửa đổi quy định về xác định vị trí thống lĩnh thị trường theo hướng kết hợp giữa việc sử dụng tiêu chí thị phần và các tiêu chí khác. Hiện nay, mặc dù đã bổ sung mới quy định về sức mạnh thị trường đáng kể, là một tiêu chí phù hợp, tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí này vẫn độc lập với tiêu chí thị phần dẫn đến có những trường hợp việc xác định, nhận diện doanh nghiệp có VTTLTT (thực chất là xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể) lại chỉ cần dựa trên duy nhất yếu tố thị phần là đủ, điều này chính là vẫn duy trì cách tiếp cận hình thức trong đánh giá hành vi. Do đó, cần phối hợp sử dụng cả tiêu chí thị phần cùng các tiêu chí khác theo quy định của Điều 26 Luật cạnh tranh 2018.-   Các quy định về xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường phải xây dựng theo hướng quy định mở. Cụ thể, có thể học hỏi kinh nghiệm của EU trong việc xây dựng và liệt kê các dạng hành vi điển hành nhưng không đúng khung hành vi bị cần ngăn chặn và xử lý trong những hành vi đã liệt kê mà cần có điều khoản quét, cho phép CQCT xem xét, đánh giá và kết luận về hành vi trong từng vụ việc cụ thể, bám vào bản chất của hành vi lạm dụng và trên cơ sở phân tích các hậu quả kinh tế, các tác động tiêu cực của hành vi đối với thị trường.-   Bãi bỏ các quy định quá chi tiết, cứng nhắc mô tả cấu thành từng hành vi như trong Nghị định 116/2005 thay bằng các quy định mô tả nhưng mang tính định hướng và gợi mở, nhấn mạnh trọng tâm vào tác động HCCT của hành vi. Có ý kiến cho rằng cần bãi bỏ hoàn toàn các quy định mô tả riêng về từng hành vi và trao quyền chủ động cho CQCT được nhận diện hành vi trong từng vụ việc cụ thể. Tác giả cho rằng, trong bối cảnh kinh nghiệm thực thi Luật cạnh tranh ở Việt Nam còn hạn chế, nhận thức của doanh nghiệp về luật cạnh tranh còn chưa đầy đủ thì quy định như vậy là chưa phù hợp, nhất là các quy định của Luật Cạnh tranh là ngăn cấm thì cần có cảnh báo đầy đủ và cụ thể cho doanh nghiệp biết hành vi như thế nào sẽ là vi phạm.Theo: Trần Thùy Lin​​hLink luận án:  Tại đây