0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c67a9b7ffa1-Thẩm-quyền-xử-lý-và-đối-tượng-bị-xử-lý-vi-phạm-hành-chính-trong-lĩnh-vực-giao-thông-đường-bộ.jpg.webp

Thẩm quyền xử lý và đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

3.1.1.  Thẩm quyền xử lý và đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

3.1.1.1.  Thẩm quyền

Trên cơ sở quy định về thẩm quyền xử lý các hành vi VPHC tại chương thứ 4 của Luật xử lý VPHC năm 2012 từ điều 38 đến điều 51, Nghị định 46/2016 quy định về thẩm quyền xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB như sau:

(1)  Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Theo quy định tại khoản 1 điều 70, Nghị định 46/2016 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được phép xử phạt tất cả các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên phạm vi quản lý của địa phương mình, tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn trong quản lý nhà nước về trật tự, ATGTĐB cho nên đa số các VPHC trong lĩnh vực này đều do công an các cấp thực hiện, chỉ một số trường hợp nếu mức tiền phạt vượt quá thẩm quyền xử phạt của lực lượng công an, thì mới trình Chủ tịch Ủy ban ký quyết định xử phạt;

(2)  Công an nhân dân: Đây là lực lượng chủ công thực hiện nhiệm vụ xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Theo quy định tại điều 72 – Nghị định 46/2016 có rất nhiều chủ thể thuộc CAND có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về GTĐB, bao gồm các chủ thể từ Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ cho đến Cục trưởng Cục CSGT…;

(3)   Thanh tra ngành GTVT: Theo quy định của điều 73 của Nghị định 46/2016, thì lực lượng Thanh tra ngành GTVT được phép tiến hành xử phạt đối với một số VPHC về trật tự GTĐB như: Vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; các vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và khi phát hiện phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ…

Việc quy định cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại các điều 71,72 và 73 của Nghị định 46/2016 đã có một số thay đổi so với Nghị định 171/2013 đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, giúp họ nắm rõ những vụ việc nào thuộc thẩm quyền của mình, vụ việc nào thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn cũng như các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả mà mình được phép áp dụng.

Tuy nhiên việc Nghị định 46/2016 vẫn quy định các chức danh có thẩm quyền theo phương pháp liệt kê có thể sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong hoạt động xử phạt dù tại điều 53 Luật xử lý VPHC đã dự liệu tình huống khi có sự thay đổi chức danh có thẩm quyền; nhưng trong trường hợp xuất hiện các chức danh mới (do chia tách, sáp nhập cơ quan hành chính) thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động này.

Tiếp theo đó việc Luật cũng như Nghị định chỉ giao thẩm quyền xử lý cho cấp trưởng (một số ít hành vi thì người trực tiếp thi hành công vụ có quyền xử phạt) và cấp trưởng có thể giao quyền xử phạt trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình cho cấp phó trên thực tế cũng tạo ra những sự khó khăn nhất định cho hoạt động xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Bởi việc quy định giao quyền như vậy dễ dẫn đến tình trạng cấp trưởng sẽ trực tiếp xử lý đối với những vụ việc đơn giản, tính rủi ro thấp; còn những vụ việc phức tạp, tính nguy hiểm cao thì lại đẩy cho cấp phó với lý do “đã giao quyền”; hoặc có những thời điểm cơ quan đó không có cấp trưởng mà chỉ có phó phụ trách thì việc xử lý chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vì vậy khi quy định về thẩm quyền xử lý đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cần quy định cấp phó có quyền ký các quyết định xử lý VPHC ở mảng, lĩnh vực mình phụ trách.

3.1.1.2.  Đối tượng bị xử lý

Hiện trong Nghị định 46/2016 cũng không quy định cụ thể về đối tượng bị xử lý VPHC mà chủ quy định chung tại khoản 1, điều 2 đó là mọi cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử lý. Như vậy bất kỳ cá nhân (có năng lực TNHC), tổ chức nào khi có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Việt Nam đều bị xử lý. Như vậy trong quá trình xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB cần phải tuân thủ quy định của Luật xử lý VPHC về đối tượng bị xử lý, cụ thể như sau:

(1)  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Bị xử lý về hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử lý về mọi VPHC trong lĩnh vực GTĐB;

(2)   Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân: Nếu có VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì phải đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý;

(3)  Tổ chức: Bị xử lý về mọi VPHC trong lĩnh vực GTĐB;

(4)  Cá nhân, tổ chức nước ngoài: Nếu VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Việc Nghị định 46/2016 không quy định cụ thể các nhóm đối tượng bị xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, mà áp dụng theo đúng tinh thần của Luật xử lý VPHC là không sai, tuy nhiên việc Nghị định không “cụ thể” hơn về đối tượng bị xử lý thực sự lại chưa thực sự phù hợp. Ở đây Nghị định cần cụ thể từ 4 nhóm đối tượng bị xử lý VPHC theo quy định của luật thành nhiều nhóm đối tượng với đường lối xử lý cụ thể, thì hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Theo: Đinh Phan Quỳnh

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
539 ngày trước
Thẩm quyền xử lý và đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
3.1.1.  Thẩm quyền xử lý và đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ3.1.1.1.  Thẩm quyềnTrên cơ sở quy định về thẩm quyền xử lý các hành vi VPHC tại chương thứ 4 của Luật xử lý VPHC năm 2012 từ điều 38 đến điều 51, Nghị định 46/2016 quy định về thẩm quyền xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB như sau:(1)  Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Theo quy định tại khoản 1 điều 70, Nghị định 46/2016 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được phép xử phạt tất cả các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên phạm vi quản lý của địa phương mình, tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn trong quản lý nhà nước về trật tự, ATGTĐB cho nên đa số các VPHC trong lĩnh vực này đều do công an các cấp thực hiện, chỉ một số trường hợp nếu mức tiền phạt vượt quá thẩm quyền xử phạt của lực lượng công an, thì mới trình Chủ tịch Ủy ban ký quyết định xử phạt;(2)  Công an nhân dân: Đây là lực lượng chủ công thực hiện nhiệm vụ xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Theo quy định tại điều 72 – Nghị định 46/2016 có rất nhiều chủ thể thuộc CAND có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về GTĐB, bao gồm các chủ thể từ Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ cho đến Cục trưởng Cục CSGT…;(3)   Thanh tra ngành GTVT: Theo quy định của điều 73 của Nghị định 46/2016, thì lực lượng Thanh tra ngành GTVT được phép tiến hành xử phạt đối với một số VPHC về trật tự GTĐB như: Vi phạm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; các vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và khi phát hiện phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ…Việc quy định cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại các điều 71,72 và 73 của Nghị định 46/2016 đã có một số thay đổi so với Nghị định 171/2013 đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, giúp họ nắm rõ những vụ việc nào thuộc thẩm quyền của mình, vụ việc nào thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn cũng như các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả mà mình được phép áp dụng.Tuy nhiên việc Nghị định 46/2016 vẫn quy định các chức danh có thẩm quyền theo phương pháp liệt kê có thể sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong hoạt động xử phạt dù tại điều 53 Luật xử lý VPHC đã dự liệu tình huống khi có sự thay đổi chức danh có thẩm quyền; nhưng trong trường hợp xuất hiện các chức danh mới (do chia tách, sáp nhập cơ quan hành chính) thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động này.Tiếp theo đó việc Luật cũng như Nghị định chỉ giao thẩm quyền xử lý cho cấp trưởng (một số ít hành vi thì người trực tiếp thi hành công vụ có quyền xử phạt) và cấp trưởng có thể giao quyền xử phạt trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình cho cấp phó trên thực tế cũng tạo ra những sự khó khăn nhất định cho hoạt động xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Bởi việc quy định giao quyền như vậy dễ dẫn đến tình trạng cấp trưởng sẽ trực tiếp xử lý đối với những vụ việc đơn giản, tính rủi ro thấp; còn những vụ việc phức tạp, tính nguy hiểm cao thì lại đẩy cho cấp phó với lý do “đã giao quyền”; hoặc có những thời điểm cơ quan đó không có cấp trưởng mà chỉ có phó phụ trách thì việc xử lý chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vì vậy khi quy định về thẩm quyền xử lý đối với các VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cần quy định cấp phó có quyền ký các quyết định xử lý VPHC ở mảng, lĩnh vực mình phụ trách.3.1.1.2.  Đối tượng bị xử lýHiện trong Nghị định 46/2016 cũng không quy định cụ thể về đối tượng bị xử lý VPHC mà chủ quy định chung tại khoản 1, điều 2 đó là mọi cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử lý. Như vậy bất kỳ cá nhân (có năng lực TNHC), tổ chức nào khi có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Việt Nam đều bị xử lý. Như vậy trong quá trình xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB cần phải tuân thủ quy định của Luật xử lý VPHC về đối tượng bị xử lý, cụ thể như sau:(1)  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Bị xử lý về hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử lý về mọi VPHC trong lĩnh vực GTĐB;(2)   Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân: Nếu có VPHC trong lĩnh vực GTĐB thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì phải đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý;(3)  Tổ chức: Bị xử lý về mọi VPHC trong lĩnh vực GTĐB;(4)  Cá nhân, tổ chức nước ngoài: Nếu VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.Việc Nghị định 46/2016 không quy định cụ thể các nhóm đối tượng bị xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, mà áp dụng theo đúng tinh thần của Luật xử lý VPHC là không sai, tuy nhiên việc Nghị định không “cụ thể” hơn về đối tượng bị xử lý thực sự lại chưa thực sự phù hợp. Ở đây Nghị định cần cụ thể từ 4 nhóm đối tượng bị xử lý VPHC theo quy định của luật thành nhiều nhóm đối tượng với đường lối xử lý cụ thể, thì hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB sẽ đạt hiệu quả cao hơn.Theo: Đinh Phan QuỳnhLink luận án:  Tại đây