0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c86f2c0b5a5-Thực-hiện-pháp-luật-về-khiếu-nại-hành-chính-trong-lĩnh-vực-đất-đai-.jpg.webp

Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

4.1.   Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về khiếu nại nói chung và khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - một nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - đòi hỏi phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật và triển khai thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận quyền khiếu nại với tư cách là các quyền chính trị quan trọng của công dân. Do vậy, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, về bản chất, là nhằm phát huy các quyền dân chủ của nhân dân, tạo các cơ chế, diễn đàn thuận lợi để người dân được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân, nêu các đề xuất, kiến nghị liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ với các cơ quan QLNN có thẩm quyền, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật cho CB,CC và nhân dân. Với ý nghĩa đó, việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam phải quán triệt quan điểm của đảng về khiếu nại nói chung và KNHC về đất đai nói riêng.

Mục tiêu chung của đường lối, chính sách của Đảng là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, hướng tới lợi ích của nhân dân. Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, Đảng ta chỉ đạo: Tăng cường giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của dân, soát, xét, bổ sung và thể chế hoá các chính sách, trước hết đối với các nội dung mà dân khiếu nại nhiều, khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân... Đồng thời, quan điểm của Đảng cũng chỉ rõ: việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật và được tiến hành ngay tại nơi phát sinh khiếu nại. Việc ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, có cơ chế phù hợp để ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai hữu hiệu. Hoàn thiện hệ thống pháp luật KNHC theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại. Ngày 26/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nội dung của chỉ thị nêu rõ:

... Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo. và khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý và thực tiễn; tổ chức đối thoại công khai với người khiếu kiện để giải quyết sát thực tế sự việc, thấu tình đạt lý [8].

Quán triệt các chỉ thị, nghị định của Trung ương Đảng và Chính phủ về đất đai, khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai để người dân tuân thủ triệt để, trước hết phải làm thông suốt trong cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo chặt chẽ, thường xuyên quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các ngành để có chương trình, kế hoạch tổ chức và thực hiện hiệu quả, gắn việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hoá phù hợp với từng địa bàn dân cư làm cho việc sử dụng đất đai có hiệu quả.

Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện KNHC trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực và tác động trên phạm vi toàn quốc; song, khi triển khai thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm, tình hình kinh tế, chính trị, VH-XH, phong tục tập quán, tâm lý truyền thống… của từng địa phương, từng địa bàn cụ thể. Những đặc điểm, tình hình cụ thể đó chỉ có các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mới nắm bắt được một cách trực tiếp, cụ thể nhất thông qua hoạt động của đội ngũ CB,CC, đảng viên của mình. Với ý nghĩa đó, quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam phải luôn được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phải được coi là một quan điểm chỉ đạo quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp bảo đảm hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên cần phải xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là nhiệm vụ chính trị có tầm quan trọng hàng đầu. Trong bối cảnh hiện nay khi mà ở một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện của nông dân, tổ sản xuất, các hợp tác xã diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, thì sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền đối với THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai vùng Tây Nguyên lại càng phải được đề cao. Đây là cơ sở vững chắc để các địa phương trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Nguyên tiếp tục phát huy và bảo đảm hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trong giai đoạn hiện nay.

4.2.   Thống nhất nhận thức của các chủ thể về vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam

Pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai chỉ có thể được đi vào cuộc sống khi các chủ thể pháp luật hiểu biết pháp luật, có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua là chủ thể thực hiện thiếu năng lực, chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng nội dung của pháp luật về khiếu nại nói chung, KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy người dân chưa biết, chưa hiểu hết những quy định về quyền khiếu nại, các quy định về đất đai cũng như các nghĩa vụ của công dân, do đó chưa biết sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm hại, hoặc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ rõ: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân trí trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân” .

Theo: Lê Duyên Hà 

Link luận án:   Tại đây

avatar
Dang thu quynh
360 ngày trước
Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
4.1.   Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về khiếu nại nói chung và khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêngTrong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - một nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - đòi hỏi phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật và triển khai thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận quyền khiếu nại với tư cách là các quyền chính trị quan trọng của công dân. Do vậy, THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai, về bản chất, là nhằm phát huy các quyền dân chủ của nhân dân, tạo các cơ chế, diễn đàn thuận lợi để người dân được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân, nêu các đề xuất, kiến nghị liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ với các cơ quan QLNN có thẩm quyền, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật cho CB,CC và nhân dân. Với ý nghĩa đó, việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam phải quán triệt quan điểm của đảng về khiếu nại nói chung và KNHC về đất đai nói riêng.Mục tiêu chung của đường lối, chính sách của Đảng là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, hướng tới lợi ích của nhân dân. Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, Đảng ta chỉ đạo: Tăng cường giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của dân, soát, xét, bổ sung và thể chế hoá các chính sách, trước hết đối với các nội dung mà dân khiếu nại nhiều, khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân... Đồng thời, quan điểm của Đảng cũng chỉ rõ: việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật và được tiến hành ngay tại nơi phát sinh khiếu nại. Việc ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, có cơ chế phù hợp để ADPL giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai hữu hiệu. Hoàn thiện hệ thống pháp luật KNHC theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại. Ngày 26/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nội dung của chỉ thị nêu rõ:... Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, tố cáo. và khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nội dung, nguyên nhân, xem xét toàn diện các khía cạnh pháp lý và thực tiễn; tổ chức đối thoại công khai với người khiếu kiện để giải quyết sát thực tế sự việc, thấu tình đạt lý [8].Quán triệt các chỉ thị, nghị định của Trung ương Đảng và Chính phủ về đất đai, khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai để người dân tuân thủ triệt để, trước hết phải làm thông suốt trong cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo chặt chẽ, thường xuyên quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai; phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các ngành để có chương trình, kế hoạch tổ chức và thực hiện hiệu quả, gắn việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hoá phù hợp với từng địa bàn dân cư làm cho việc sử dụng đất đai có hiệu quả.Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện KNHC trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực và tác động trên phạm vi toàn quốc; song, khi triển khai thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm, tình hình kinh tế, chính trị, VH-XH, phong tục tập quán, tâm lý truyền thống… của từng địa phương, từng địa bàn cụ thể. Những đặc điểm, tình hình cụ thể đó chỉ có các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mới nắm bắt được một cách trực tiếp, cụ thể nhất thông qua hoạt động của đội ngũ CB,CC, đảng viên của mình. Với ý nghĩa đó, quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam phải luôn được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phải được coi là một quan điểm chỉ đạo quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp bảo đảm hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai.Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên cần phải xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là nhiệm vụ chính trị có tầm quan trọng hàng đầu. Trong bối cảnh hiện nay khi mà ở một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện của nông dân, tổ sản xuất, các hợp tác xã diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, thì sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền đối với THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai vùng Tây Nguyên lại càng phải được đề cao. Đây là cơ sở vững chắc để các địa phương trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Nguyên tiếp tục phát huy và bảo đảm hiệu quả THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trong giai đoạn hiện nay.4.2.   Thống nhất nhận thức của các chủ thể về vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt NamPháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai chỉ có thể được đi vào cuộc sống khi các chủ thể pháp luật hiểu biết pháp luật, có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua là chủ thể thực hiện thiếu năng lực, chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng nội dung của pháp luật về khiếu nại nói chung, KNHC trong lĩnh vực đất đai nói riêng.Thực tiễn THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy người dân chưa biết, chưa hiểu hết những quy định về quyền khiếu nại, các quy định về đất đai cũng như các nghĩa vụ của công dân, do đó chưa biết sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm hại, hoặc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ rõ: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân trí trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân” .Theo: Lê Duyên Hà Link luận án:   Tại đây