0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c8702caec8c-Giải-pháp-bảo-đảm-thực-hiện-pháp-luật-về-khiếu-nại-hành-chính-trong-lĩnh-vực-đất-đau-trên-địa-bàn-các-tỉnh-Tây-Nguyên-.jpg.webp

Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đau trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

4.2.    Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đau trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

4.2.1.  Nhóm giải pháp chung

4.2.1.1.   Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, loại bỏ những quy định trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, không nhất quán và bổ sung những quy định còn thiếu

Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về KNHC trong lĩnh vực đất đai cho thấy, dù pháp luật đã tạo lập khung pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền khiếu nại cũng như trách nhiệm giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan có thẩm quyền; tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động giải quyết KNHC lĩnh vực đất đai, góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về quyền khiếu nại, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về KNHC trong Luật Khiếu nại đã cho thấy có những điểm bất cập, cụ thể:

-   Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập, theo Khoản 6 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra QĐHC hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính” [63, Điều 7]. Quy định này không phù hợp, có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại năm 2011, bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về cơ quan, tổ chức. Theo quy định của Luật Khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của mình và của CB,CC do mình quản lý trực tiếp. Nếu phát hiện QĐHC, HVHC trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra QĐHC, càng không phải là cơ quan có người có HVHC trái pháp luật.

-  Về thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được QĐHC, HVHC tại Điều 9 Luật Khiếu nại. Trong khi đó, Điều 104 Luật Tố tụng hành chính quy định thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC là 1 năm; Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định thời hiệu khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; Điều 44 về hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày ban hành . Như vậy, cách tính thời hiệu tại 2 điều này là không giống nhau.

-  Về thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại: Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Quy định này là chưa thống nhất với Điều 104 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015: Thời hạn để khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC. Hơn nữa, quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại năm 2011 là chưa phù hợp, đặc biệt là đối với các tỉnh có địa bàn rộng, đi lại khó khăn như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên. Thực tế nhiều vụ việc kéo dài, vượt quá thời hạn có nội dung xác minh phải tìm hiểu toàn diện mới có thể kết luận đầy đủ, đúng đắn.

-  Về quyền của người khiếu nại tại Điểm d, Khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định chưa cụ thể cung cấp sao chụp, tài liệu trong thời gian giải quyết hay sau khi ban hành quyết định giải quyết; về đình chỉ giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ việc giải quyết khiếu nại khi người khiếu nại có đơn rút. Những điều này đã gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại và thi hành các QĐHC có hiệu lực pháp luật của các cơ quan HCNN. Theo quy định hiện hành, công dân chỉ có quyền khiếu nại một QĐHC mang tính cá biệt mà không có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm của CQNN. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân vì trên thực tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí dẫn đến những khiếu nại đông người, vượt cấp. Tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về KNHC nói chung và KNHC về đất đai hiện nay, vẫn chưa đủ cơ sở để thực thi hiệu quả trong thực tế dù các văn bản quan trọng đã có những thay đổi đáng kể. Vì vậy, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về khiếu nại, về đất đai cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Thứ hai, Luật Đất đai 2003 và nay là Luật Đất đai 2013 áp dụng trong thực tiễn đã có nhiều điểm hạn chế, bất cập giữa Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bất cập trong công tác thu hồi đất; cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy CNQSDĐ; vướng mắc trong công tác xác định giá; về bồi thường hỗ trợ tái định cư và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước thu hồi đất do VPPL về đất đai đối với Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng…”. Tuy nhiên, tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 lại quy định“…trừ trường hợp người được cấp giấy CNQSDĐ đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai(tức là không thu hồi giấy CNQSDĐ với trường hợp này) [62], còn tại Khoản 5 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn:

Nhà nước không thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai nếu người được cấp giấy CNQSDĐ đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật .

Việc quy định này chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất, dễ gây ra nhiều cách hiểu (trên quy định thu hồi đất đối với truờng hợp đất giao, cho thuê không đúng đối tượng, dưới lại quy định không được thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp trái pháp luật đối với người được cấp giấy CNQSDĐ đã thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất) và áp dụng khác nhau; đây cũng là nguyên của nhiều cuộc tranh chấp, khiếu nại kéo dài. Liên quan đến nhóm các vấn đề trong việc xử lý vi phạm đất đai, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn vì Điều 71 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định cưỡng chế thực hiện đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư mà không quy định việc cưỡng chế thu hồi đất VPPL đất đai.

Do vậy, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai hiện nay về chế độ sử dụng các loại đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cấp giấy CNQSDĐ là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi việc sửa đổi, bổ sung các quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý đất đai hiệu quả, hạn chế phát sinh KNHC đất đai. Xử lý các quy định trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, không thống nhất trong các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các văn bản pháp luật có liên quan; nghiên cứu việc ban hành văn bản pháp luật quy định vấn đề bồi thường thiệt hại trong thu hồi đất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức sử dụng đất.

Theo: Lê Duyên Hà 

Link luận án:   Tại đây

avatar
Dang thu quynh
360 ngày trước
Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đau trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
4.2.    Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đau trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên4.2.1.  Nhóm giải pháp chung4.2.1.1.   Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai, loại bỏ những quy định trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, không nhất quán và bổ sung những quy định còn thiếuNghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về KNHC trong lĩnh vực đất đai cho thấy, dù pháp luật đã tạo lập khung pháp lý quan trọng để đảm bảo thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền khiếu nại cũng như trách nhiệm giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan có thẩm quyền; tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động giải quyết KNHC lĩnh vực đất đai, góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về quyền khiếu nại, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai.Thứ nhất, các quy định của pháp luật về KNHC trong Luật Khiếu nại đã cho thấy có những điểm bất cập, cụ thể:-   Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập, theo Khoản 6 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Bên cạnh đó, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Khi có căn cứ cho rằng QĐHC, HVHC là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại lần đầu đến người đã ra QĐHC hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính” [63, Điều 7]. Quy định này không phù hợp, có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26 Luật Khiếu nại năm 2011, bởi thẩm quyền giải quyết bao giờ cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về cơ quan, tổ chức. Theo quy định của Luật Khiếu nại thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của mình và của CB,CC do mình quản lý trực tiếp. Nếu phát hiện QĐHC, HVHC trái pháp luật thì người khiếu nại phải khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức chứ không khiếu nại đến người đã ra QĐHC, càng không phải là cơ quan có người có HVHC trái pháp luật.-  Về thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được QĐHC, HVHC tại Điều 9 Luật Khiếu nại. Trong khi đó, Điều 104 Luật Tố tụng hành chính quy định thời hiệu khởi kiện đối với QĐHC, HVHC là 1 năm; Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định thời hiệu khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; Điều 44 về hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày ban hành . Như vậy, cách tính thời hiệu tại 2 điều này là không giống nhau.-  Về thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại: Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Quy định này là chưa thống nhất với Điều 104 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015: Thời hạn để khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC. Hơn nữa, quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại năm 2011 là chưa phù hợp, đặc biệt là đối với các tỉnh có địa bàn rộng, đi lại khó khăn như các tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên. Thực tế nhiều vụ việc kéo dài, vượt quá thời hạn có nội dung xác minh phải tìm hiểu toàn diện mới có thể kết luận đầy đủ, đúng đắn.-  Về quyền của người khiếu nại tại Điểm d, Khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại quy định chưa cụ thể cung cấp sao chụp, tài liệu trong thời gian giải quyết hay sau khi ban hành quyết định giải quyết; về đình chỉ giải quyết khiếu nại trong Luật Khiếu nại chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ việc giải quyết khiếu nại khi người khiếu nại có đơn rút. Những điều này đã gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại và thi hành các QĐHC có hiệu lực pháp luật của các cơ quan HCNN. Theo quy định hiện hành, công dân chỉ có quyền khiếu nại một QĐHC mang tính cá biệt mà không có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm của CQNN. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân vì trên thực tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí dẫn đến những khiếu nại đông người, vượt cấp. Tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về KNHC nói chung và KNHC về đất đai hiện nay, vẫn chưa đủ cơ sở để thực thi hiệu quả trong thực tế dù các văn bản quan trọng đã có những thay đổi đáng kể. Vì vậy, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về khiếu nại, về đất đai cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.Thứ hai, Luật Đất đai 2003 và nay là Luật Đất đai 2013 áp dụng trong thực tiễn đã có nhiều điểm hạn chế, bất cập giữa Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bất cập trong công tác thu hồi đất; cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy CNQSDĐ; vướng mắc trong công tác xác định giá; về bồi thường hỗ trợ tái định cư và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước thu hồi đất do VPPL về đất đai đối với “Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng…”. Tuy nhiên, tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 lại quy định“…trừ trường hợp người được cấp giấy CNQSDĐ đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai” (tức là không thu hồi giấy CNQSDĐ với trường hợp này) [62], còn tại Khoản 5 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn:Nhà nước không thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai nếu người được cấp giấy CNQSDĐ đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật .Việc quy định này chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất, dễ gây ra nhiều cách hiểu (trên quy định thu hồi đất đối với truờng hợp đất giao, cho thuê không đúng đối tượng, dưới lại quy định không được thu hồi giấy CNQSDĐ đã cấp trái pháp luật đối với người được cấp giấy CNQSDĐ đã thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất) và áp dụng khác nhau; đây cũng là nguyên của nhiều cuộc tranh chấp, khiếu nại kéo dài. Liên quan đến nhóm các vấn đề trong việc xử lý vi phạm đất đai, các địa phương đang gặp nhiều khó khăn vì Điều 71 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định cưỡng chế thực hiện đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư mà không quy định việc cưỡng chế thu hồi đất VPPL đất đai.Do vậy, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai hiện nay về chế độ sử dụng các loại đất; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cấp giấy CNQSDĐ là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi việc sửa đổi, bổ sung các quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý đất đai hiệu quả, hạn chế phát sinh KNHC đất đai. Xử lý các quy định trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, không thống nhất trong các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các văn bản pháp luật có liên quan; nghiên cứu việc ban hành văn bản pháp luật quy định vấn đề bồi thường thiệt hại trong thu hồi đất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức sử dụng đất.Theo: Lê Duyên Hà Link luận án:   Tại đây