0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c870bf65eda-Thực-hiện-pháp-luật-về-khiếu-nại-hành-chính-trong-lĩnh-vực-đất-đai-đảm-bảo-lợi-ích-của-các-chủ-thể-theo-quy-định-của-pháp-luật.jpg.webp

Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai đảm bảo lợi ích của các chủ thể theo quy định của pháp luật

4.2.1.2.   Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai đảm bảo lợi ích của các chủ thể theo quy định của pháp luật

Để bảo đảm quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận quyền đó trong các văn bản QPPL mà quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng nhiều biện pháp hữu hiệu để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các khiếu nại của công dân. Muốn vậy, một mặt đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống các văn bản QPPL nhằm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đồng bộ, khoa học và khả thi; mặt khác yêu cầu các chủ thể pháp luật, bao gồm cả các CQNN phải triệt để tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Khi phát sinh vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai, các ngành, các cấp phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong quá trình ADPL để giải quyết KNHC về đất đai, phải tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại. Đồng thời phải khắc phục ngay hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở một số cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Trong thực tế quản lý đất đai, đa phần các vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai có nguyên nhân cốt lõi từ việc giải quyết không công bằng, không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai, chẳng hạn khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án khu dân cư, người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường số tiền thấp hơn giá thị trường, trong khi người được giao đất sau khi thực hiện xong dự án lại bán quyền sử dụng đất đối với chính diện tích đất đó với giá rất cao, thu về khoản lợi nhuận rất lớn, tạo ra sự không công bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó dẫn đến bên bị thu hồi đất khiếu nại QĐHC, HVHC trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án đó.

Vì vậy, trong QLNN về đất đai, cần thiết phải xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách tổng hợp về KT-XH, đảm bảo giải quyết theo đúng pháp luật, giữa lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ quản lý, sử dụng đất đai, (đặc biệt là lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của người được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt và lợi ích của Nhà nước - lợi ích của toàn dân). Có như vậy mới hạn chế được một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến KNHC trong lĩnh vực đất đai.

4.2.1.4.   Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai

Đây là một giải pháp vừa mang tính chất là giải pháp phòng ngừa, vừa mang tính chất là giải pháp nâng cao hiệu quả. Do đó, các cấp các ngành bằng mọi biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người hiểu rõ mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cụ thể:

Một là, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần xây dựng các chương trình hành động cụ thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Luật Đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở... cho từng đối tượng; trong đó cần tập trung vào đối tượng là CB,CC trực tiếp làm công tác tiếp dân, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, để tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nâng cao năng lực, nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của CB,CC trong việc tiếp dân, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Hai là, các biện pháp tuyên truyền phải thiết thực, đơn giản, dễ hiểu mang tính trực quan sinh động và đi vào chiều sâu. Đặc điểm đáng chú ý trong quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xúi giục đồng bào DTTS đòi lại đất đai, không ít nơi, kẻ xấu lợi dụng tình hình khó khăn và những hạn chế của nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn, ra sức tuyên truyền kích động, lôi kéo quần chúng tham gia khiếu nại, tranh chấp đất đai gây hỗn loạn xã hội. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải cần có sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong việc giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng địa bàn và đối tượng khác nhau.

Ba là, khi tuyên truyền phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp với đối tượng, đặc biệt đối với vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế mới, vùng biên giới; những nơi có trình độ dân trí thấp thì hình thức tuyên truyền càng phải cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ bằng cả chữ và tiếng phổ thông với chữ và tiếng của các dân tộc mang tính phổ biến ở vùng đó. Xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực cho các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn những hạn chế trong quản lý và sử dụng đất đai, KNHC về đất đai ngay từ cơ sở, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH ở địa phương.

Bốn là, hệ thống đài truyền thanh từ huyện, thành phố, thị xã đến xã, phường, thị trấn cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức sinh động, phong phú, tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát triển và nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật, bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước về đất đai, về KNHC trong lĩnh vực đất đai.

Theo: Lê Duyên Hà 

Link luận án:   Tại đây

avatar
Dang thu quynh
360 ngày trước
Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai đảm bảo lợi ích của các chủ thể theo quy định của pháp luật
4.2.1.2.   Thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai đảm bảo lợi ích của các chủ thể theo quy định của pháp luậtĐể bảo đảm quyền KNHC trong lĩnh vực đất đai của công dân không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận quyền đó trong các văn bản QPPL mà quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng nhiều biện pháp hữu hiệu để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các khiếu nại của công dân. Muốn vậy, một mặt đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống các văn bản QPPL nhằm THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai đồng bộ, khoa học và khả thi; mặt khác yêu cầu các chủ thể pháp luật, bao gồm cả các CQNN phải triệt để tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai. Khi phát sinh vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai, các ngành, các cấp phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong quá trình ADPL để giải quyết KNHC về đất đai, phải tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại. Đồng thời phải khắc phục ngay hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở một số cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.Trong thực tế quản lý đất đai, đa phần các vụ việc KNHC trong lĩnh vực đất đai có nguyên nhân cốt lõi từ việc giải quyết không công bằng, không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai, chẳng hạn khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án khu dân cư, người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường số tiền thấp hơn giá thị trường, trong khi người được giao đất sau khi thực hiện xong dự án lại bán quyền sử dụng đất đối với chính diện tích đất đó với giá rất cao, thu về khoản lợi nhuận rất lớn, tạo ra sự không công bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó dẫn đến bên bị thu hồi đất khiếu nại QĐHC, HVHC trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án đó.Vì vậy, trong QLNN về đất đai, cần thiết phải xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách tổng hợp về KT-XH, đảm bảo giải quyết theo đúng pháp luật, giữa lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ quản lý, sử dụng đất đai, (đặc biệt là lợi ích của người bị thu hồi đất, lợi ích của người được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt và lợi ích của Nhà nước - lợi ích của toàn dân). Có như vậy mới hạn chế được một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến KNHC trong lĩnh vực đất đai.4.2.1.4.   Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đaiĐây là một giải pháp vừa mang tính chất là giải pháp phòng ngừa, vừa mang tính chất là giải pháp nâng cao hiệu quả. Do đó, các cấp các ngành bằng mọi biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi người hiểu rõ mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, cụ thể:Một là, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần xây dựng các chương trình hành động cụ thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, Luật Đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở... cho từng đối tượng; trong đó cần tập trung vào đối tượng là CB,CC trực tiếp làm công tác tiếp dân, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai, để tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về KNHC trong lĩnh vực đất đai, nâng cao năng lực, nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của CB,CC trong việc tiếp dân, giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai.Hai là, các biện pháp tuyên truyền phải thiết thực, đơn giản, dễ hiểu mang tính trực quan sinh động và đi vào chiều sâu. Đặc điểm đáng chú ý trong quá trình THPL về KNHC trong lĩnh vực đất đai là các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xúi giục đồng bào DTTS đòi lại đất đai, không ít nơi, kẻ xấu lợi dụng tình hình khó khăn và những hạn chế của nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn, ra sức tuyên truyền kích động, lôi kéo quần chúng tham gia khiếu nại, tranh chấp đất đai gây hỗn loạn xã hội. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải cần có sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong việc giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từng địa bàn và đối tượng khác nhau.Ba là, khi tuyên truyền phải lựa chọn phương pháp cho phù hợp với đối tượng, đặc biệt đối với vùng đồng bào DTTS, vùng kinh tế mới, vùng biên giới; những nơi có trình độ dân trí thấp thì hình thức tuyên truyền càng phải cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ bằng cả chữ và tiếng phổ thông với chữ và tiếng của các dân tộc mang tính phổ biến ở vùng đó. Xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực cho các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, góp phần ngăn chặn những hạn chế trong quản lý và sử dụng đất đai, KNHC về đất đai ngay từ cơ sở, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH ở địa phương.Bốn là, hệ thống đài truyền thanh từ huyện, thành phố, thị xã đến xã, phường, thị trấn cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức sinh động, phong phú, tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phát triển và nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật, bảo đảm tuyên truyền đúng đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước về đất đai, về KNHC trong lĩnh vực đất đai.Theo: Lê Duyên Hà Link luận án:   Tại đây