0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng

Công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi, giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng

1.1.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi, giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng

Thừa nhận bảo đảm bí mật thông tin khách hàng không phải là nghĩa vụ tuyệt đối, nghĩa vụ này sẽ bị giới hạn trong những trường hợp nhất định. Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

(1) Recent Developments - Banking Secrecy Today (tạm dịch sang tiếng Việt là

Sự phát triển gần đây - Nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng hiện tại) của Werner De Capitani (1998), trong tạp chí Journal of International Law, Vol 10, Article 2. Trong bài viết, tác giả đã: i) Lý giải lý do của việc quy định chế tài hình sự liên quan đến nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong luật pháp của Thụy Sĩ. ii) Phân tích giới hạn của nghĩa vụ bảo mật liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, các điều kiện để được trợ giúp pháp lý từ Thụy Sĩ, một số ngoại lệ nhất định không được trợ giúp pháp lý (liên quan đến quan điểm về hành vi trốn thuế và gian lận thuế). iii) Khẳng định tầm quan trọng của nghĩa vụ bảo mật và đưa ra khuyến nghị cần rà soát lại quy định pháp luật để tuân thủ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng mà không đánh đổi quyền riêng tư của họ. Nội dung của bài viết đã cung cấp những luận giải liên quan đến quy định về bảo mật thông tin khách hàng, các ngoại lệ của nghĩa vụ này. Mối quan hệ giữa nghĩa vụ bảo mật và nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng. Song, bài viết cũng chỉ mới dừng lại ở việc nêu lên sự cần thiết phải cân bằng giữa bảo mật và cung cấp thông tin của khách hàng mà chưa nêu được những định hướng, những giải pháp cần thiết để đảm bảo sự cân bằng ấy. Kết quả nghiên cứu của bài viết đã “soi sáng” cho tác giả luận án khi tìm hiểu cơ sở lý luận về giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH tại chương 3 của luận án.

(2)- The Limits of Swiss Banking Secrecy under Domestic and International Law (tạm dịch sang tiếng Việt là Những giới hạn của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng Thụy Sĩ theo luật pháp quốc gia và quốc tế) của Maurice Aubert (1984), trong tạp chí Berkeley Journal of International Law, Volume 2l, Article 2. Nội dung bài viết đề cập đến những vấn đề sau: i) Làm rõ cơ sở pháp lý và phạm vi của bí mật ngân hàng. ii) Phân tích giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật Thụy Sĩ. Theo tác giả bài viết, bảo mật ngân hàng Thụy Sĩ không phải là quyền tuyệt đối của khách hàng. Bí mật này có thể bị can thiệp bởi các quy định pháp luật khác như thừa kế, đòi nợ và phá sản, khiếu nại về thuế và thủ tục tố tụng. iii) Phân tích, bình luận về các sửa đổi trong quy định pháp luật quốc gia liên quan đến bí mật ngân hàng trong những năm gần đây, phân tích các trường hợp cung cấp và điều kiện để cung cấp thông tin khách hàng liên quan trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự theo pháp luật quốc gia, theo công ước quốc tế, giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến vi phạm các quy định về giao dịch nội gián của pháp luật nước ngoài, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, phá sản ở nước ngoài, trao đổi thông tin theo Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần…Từ những phân tích của mình, tác giả khẳng định không nên hiểu những sửa đổi đó như là một xu hướng loại bỏ nghĩa vụ này, mà khẳng định Thụy Sĩ cần sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để duy trì một cách tốt nhất nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng.

- Swiss Bank Secrecy: Its Limits Under Swiss and International Laws (tạm dịch sang tiếng Việt là Bí mật ngân hàng Thụy Sĩ: giới hạn của nó theo pháp luật Thụy Sĩ và luật pháp quốc tế) của Olivier Dunant và Michele Wassmer (1988), trong tạp chí Case Western Reserve Journal of International Law, Vol 20, Issue 2. Bài viết phân tích cơ sở pháp lý và phạm vi của bí mật ngân hàng để lý giải nguyên nhân ngày càng có nhiều người nước ngoài gửi tài sản vào ngân hàng Thụy Sĩ; giới hạn của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng trong pháp luật quốc gia; đánh giá việc Thụy Sĩ ký kết các hiệp định song phương, đa phương và nội luật hóa các cam kết về tương trợ tư pháp, hạn chế việc áp dụng bí mật ngân hàng trong một số trường hợp với mục đích làm hài lòng các nước có liên quan, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng và không gian riêng tư của cá nhân và pháp nhân.

Với khuôn khổ là các bài báo, các nghiên cứu (2) và (3) trên mới dừng lại ở việc xác định giới hạn, các ngoại lệ của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, xác định những xung đột về quyền được bảo mật thông tin khách hàng với nghĩa vụ cung cấp thông tin khách hàng trong quan hệ quốc tế mà chưa đánh giá những quy định như vậy liệu sẽ tác động như thế nào đến tổ chức HĐNH, đến khách hàng của họ. Dù vậy, đây một trong những nội dung mà tác giả luận án đang thực hiện. Do đó, các kết quả từ công trình nghiên cứu (2), (3) trên được tác giả luận án tham khảo khi phân tích giới hạn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong chương 3 của luận án.

  1. Bank Secrecy: a Look at Modern Trends from a Theoretical Standpoint (tạm dịch sang tiếng Việt là Bí mật ngân hàng: từ quan điểm lý thuyết nhìn về các khuynh hướng hiện đại) của Alexander Vishnevskiy (2015), trong tạp chí Pravo. Zhurnal Vysshey Shkoly Ekonomiki, No 4, trang 140 - 146. Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu là hiện có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền có thể truy cập vào các thông tin khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng phải thông báo cho cơ quan chức năng về các giao dịch của khách hàng, ngay cả không có bất kỳ yêu cầu nào. Điều này sẽ dẫn đến “cái chết” của bí mật ngân hàng. Tác giả phân tích quy định pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng của Nga, Anh, Thụy Sĩ và một số nước EU từ cách tiếp cận thực chứng (quy định pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng xuất phát từ luật tư - một loại nghĩa vụ hợp đồng, một bộ phận của quyền riêng tư cá nhân) với những quy định của luật công (bảo vệ lợi ích công cộng). Mối quan hệ giữa luật tư và luật công đôi khi có những bất đồng (những phát triển mới trong việc mở rộng thẩm quyền tiếp cận thông tin khách hàng của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của khách hàng) nhưng không thể lấy sự bất công của pháp luật làm cơ sở để kết luận rằng pháp luật đó đã mất hiệu lực áp dụng, mà cần có một cách tiếp cận bao quát hơn để tìm ra giải pháp nhằm cân bằng lợi ích riêng tư, cá nhân và lợi ích công cộng. Thông qua bài viết, tác giả luận án đã xác định được phạm vi, bản chất và giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo luật pháp của Anh, Thụy Sĩ của một số nước EU. Đây là những thông tin bổ ích giúp tác giả luận án so sánh và đánh giá một cách tổng thể về phạm vi, giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin theo hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới được đề cập trong chương 3 của luận án.
  2. Can Banks Still Keep a Secret? Bank secrecy in Financial Centres around the World (tạm dịch sang tiếng Việt là Ngân hàng vẫn có thể giữ bí mật? Bảo mật ngân hàng tại các Trung tâm Tài chính trên thế giới) của Sandra Booysen, Dora Neo (2017). Đây là cuốn sách do nhiều chuyên gia pháp lý viết. Cuốn sách gồm hai phần: i) Nội dung bí mật ngân hàng; ii) Bí mật ngân hàng của các trung tâm tài chính trên thế giới như Anh, Nhật, Thụy Sĩ, Singapore…. Trong bài viết của mình, các tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến bí mật ngân hàng, bảo vệ dữ liệu, các xung đột pháp luật liên quan đến xu hướng quốc tế về thúc đẩy công bố thông tin khách hàng để chống trốn thuế, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Những kết quả nghiên cứu trong các bài viết trên đã cung cấp những luận cứ và lập luận khoa học để tác giả luận án phân tích, so sánh các giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong chương 3 của luận án.
  3. Report on Banking Secrecy (tạm dịch sang tiếng Việt là Báo cáo về bảo mật ngân hàng) của Anti-Fraud and Anti-Money Laundering Committee & Fiscal Committee (2004). Bài báo cáo tóm tắt quy định pháp luật về bí mật ngân hàng của một số quốc gia chủ yếu ở châu Âu. Bên cạnh đó, báo cáo còn lập một phụ lục so sánh các trường hợp giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin ngân hàng ở các quốc gia được liệt kê theo các tiêu chí là ngân hàng phải cung cấp thông tin khách hàng cho các cơ quan giám sát ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước khác, cơ quan tư pháp, từ đó xác định mức độ cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan thuế của các quốc gia này. Những thông tin trong báo cáo này giúp tác giả luận án hình dung một cách khái quát nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của một số nước trên thế giới. Kết quả của công trình nghiên cứu này được tác giả luận án tham khảo để so sánh, đánh giá một số quy định về bảo mật thông tin khách hàng tại chương 3,4 của luận án.
  4. Survey On Banking Secrecy Regimes In The Euro Area (tạm dịch sang tiếng Việt là Khảo sát các quy định về nghĩa vụ bảo mật ngân hàng) của European Financial market lawyer Group (2014). Xuất phát từ hiện trạng luật pháp của các quốc gia châu Âu có sự khác nhau làm ảnh hưởng đến yêu cầu chia sẻ thông tin liên quan đến báo cáo các giao dịch đáng ngờ. Báo cáo cung cấp một bảng khảo sát theo các tiêu chí: cơ sở pháp lý của nghĩa vụ, giới hạn và các chế tài khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các nước được khảo sát. Từ đó, xác định giải pháp bảo đảm hài hòa giữa việc chia sẻ thông tin và báo cáo các giao dịch đáng ngờ ở các nước này. Đây là những thông tin hữu ích, giúp tác giả luận án trong việc so sánh, phân tích các quy định liên quan đến giới hạn, chế tài của nghĩa vụ bảo mật thông tin trong chương 3, 4 của luận án.
  5. Một số vấn đề về nguyên tắc bảo mật thông tin trong lĩnh vực ngân hàng và cuộc đấu tranh chống tội phạm rửa tiền của Nguyễn Ngọc Minh (2011), Tạp chí Ngân hàng (10). Bài viết khái quát nguồn gốc, ngoại lệ của nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH; khẳng định pháp luật Việt Nam cũng đã có các quy định tạo cơ sở pháp lý trong cuộc đấu tranh chống rửa tiền đối với các tổ chức tài chính, từ đó phân tích những khó khăn và thách thức trong thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền song song với việc tôn trọng và bảo đảm bí mật thông tin khách hàng. Dù vậy, đây cũng là những thông tin mà tác giả luận án cần tham khảo thêm khi nghiên cứu về giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng tại chương 3 của luận án.
  6. Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam của Nguyễn Thị Kim Thoa (2016), Tạp chí Khoa học pháp lý (7). Bài viết phân tích bản chất, các trường hợp ngoại lệ, hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng. Phân tích, so sánh, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng với pháp luật một số nước trên thế giới; gợi mở một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, bảo đảm sự cân bằng hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, của TCTD và nhà nước. Điều này có nghĩa là nội dung bài viết có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, bài viết trên chỉ phân tích một số khía cạnh liên quan đến nghĩa vụ bảo mật mà chưa đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Dẫu vậy, kết quả của bài viết có giá trị tham khảo bổ ích được tác giả luận án kế thừa, vận dụng khi nghiên cứu các nội dung tại chương 2,3,4 của luận án.

Theo: Nguyễn Thị Kim Thoa

Link luận án: Link

avatar
Lã Thị Ái Vi
539 ngày trước
Công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi, giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng
1.1.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi, giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàngThừa nhận bảo đảm bí mật thông tin khách hàng không phải là nghĩa vụ tuyệt đối, nghĩa vụ này sẽ bị giới hạn trong những trường hợp nhất định. Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:(1) Recent Developments - Banking Secrecy Today (tạm dịch sang tiếng Việt làSự phát triển gần đây - Nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng hiện tại) của Werner De Capitani (1998), trong tạp chí Journal of International Law, Vol 10, Article 2. Trong bài viết, tác giả đã: i) Lý giải lý do của việc quy định chế tài hình sự liên quan đến nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong luật pháp của Thụy Sĩ. ii) Phân tích giới hạn của nghĩa vụ bảo mật liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, các điều kiện để được trợ giúp pháp lý từ Thụy Sĩ, một số ngoại lệ nhất định không được trợ giúp pháp lý (liên quan đến quan điểm về hành vi trốn thuế và gian lận thuế). iii) Khẳng định tầm quan trọng của nghĩa vụ bảo mật và đưa ra khuyến nghị cần rà soát lại quy định pháp luật để tuân thủ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng mà không đánh đổi quyền riêng tư của họ. Nội dung của bài viết đã cung cấp những luận giải liên quan đến quy định về bảo mật thông tin khách hàng, các ngoại lệ của nghĩa vụ này. Mối quan hệ giữa nghĩa vụ bảo mật và nghĩa vụ cung cấp thông tin của khách hàng. Song, bài viết cũng chỉ mới dừng lại ở việc nêu lên sự cần thiết phải cân bằng giữa bảo mật và cung cấp thông tin của khách hàng mà chưa nêu được những định hướng, những giải pháp cần thiết để đảm bảo sự cân bằng ấy. Kết quả nghiên cứu của bài viết đã “soi sáng” cho tác giả luận án khi tìm hiểu cơ sở lý luận về giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH tại chương 3 của luận án.(2)- The Limits of Swiss Banking Secrecy under Domestic and International Law (tạm dịch sang tiếng Việt là Những giới hạn của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng Thụy Sĩ theo luật pháp quốc gia và quốc tế) của Maurice Aubert (1984), trong tạp chí Berkeley Journal of International Law, Volume 2l, Article 2. Nội dung bài viết đề cập đến những vấn đề sau: i) Làm rõ cơ sở pháp lý và phạm vi của bí mật ngân hàng. ii) Phân tích giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật Thụy Sĩ. Theo tác giả bài viết, bảo mật ngân hàng Thụy Sĩ không phải là quyền tuyệt đối của khách hàng. Bí mật này có thể bị can thiệp bởi các quy định pháp luật khác như thừa kế, đòi nợ và phá sản, khiếu nại về thuế và thủ tục tố tụng. iii) Phân tích, bình luận về các sửa đổi trong quy định pháp luật quốc gia liên quan đến bí mật ngân hàng trong những năm gần đây, phân tích các trường hợp cung cấp và điều kiện để cung cấp thông tin khách hàng liên quan trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự theo pháp luật quốc gia, theo công ước quốc tế, giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến vi phạm các quy định về giao dịch nội gián của pháp luật nước ngoài, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, phá sản ở nước ngoài, trao đổi thông tin theo Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần…Từ những phân tích của mình, tác giả khẳng định không nên hiểu những sửa đổi đó như là một xu hướng loại bỏ nghĩa vụ này, mà khẳng định Thụy Sĩ cần sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để duy trì một cách tốt nhất nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng.- Swiss Bank Secrecy: Its Limits Under Swiss and International Laws (tạm dịch sang tiếng Việt là Bí mật ngân hàng Thụy Sĩ: giới hạn của nó theo pháp luật Thụy Sĩ và luật pháp quốc tế) của Olivier Dunant và Michele Wassmer (1988), trong tạp chí Case Western Reserve Journal of International Law, Vol 20, Issue 2. Bài viết phân tích cơ sở pháp lý và phạm vi của bí mật ngân hàng để lý giải nguyên nhân ngày càng có nhiều người nước ngoài gửi tài sản vào ngân hàng Thụy Sĩ; giới hạn của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng trong pháp luật quốc gia; đánh giá việc Thụy Sĩ ký kết các hiệp định song phương, đa phương và nội luật hóa các cam kết về tương trợ tư pháp, hạn chế việc áp dụng bí mật ngân hàng trong một số trường hợp với mục đích làm hài lòng các nước có liên quan, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng và không gian riêng tư của cá nhân và pháp nhân.Với khuôn khổ là các bài báo, các nghiên cứu (2) và (3) trên mới dừng lại ở việc xác định giới hạn, các ngoại lệ của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, xác định những xung đột về quyền được bảo mật thông tin khách hàng với nghĩa vụ cung cấp thông tin khách hàng trong quan hệ quốc tế mà chưa đánh giá những quy định như vậy liệu sẽ tác động như thế nào đến tổ chức HĐNH, đến khách hàng của họ. Dù vậy, đây một trong những nội dung mà tác giả luận án đang thực hiện. Do đó, các kết quả từ công trình nghiên cứu (2), (3) trên được tác giả luận án tham khảo khi phân tích giới hạn nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong chương 3 của luận án.Bank Secrecy: a Look at Modern Trends from a Theoretical Standpoint (tạm dịch sang tiếng Việt là Bí mật ngân hàng: từ quan điểm lý thuyết nhìn về các khuynh hướng hiện đại) của Alexander Vishnevskiy (2015), trong tạp chí Pravo. Zhurnal Vysshey Shkoly Ekonomiki, No 4, trang 140 - 146. Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu là hiện có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền có thể truy cập vào các thông tin khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng phải thông báo cho cơ quan chức năng về các giao dịch của khách hàng, ngay cả không có bất kỳ yêu cầu nào. Điều này sẽ dẫn đến “cái chết” của bí mật ngân hàng. Tác giả phân tích quy định pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng của Nga, Anh, Thụy Sĩ và một số nước EU từ cách tiếp cận thực chứng (quy định pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng xuất phát từ luật tư - một loại nghĩa vụ hợp đồng, một bộ phận của quyền riêng tư cá nhân) với những quy định của luật công (bảo vệ lợi ích công cộng). Mối quan hệ giữa luật tư và luật công đôi khi có những bất đồng (những phát triển mới trong việc mở rộng thẩm quyền tiếp cận thông tin khách hàng của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của khách hàng) nhưng không thể lấy sự bất công của pháp luật làm cơ sở để kết luận rằng pháp luật đó đã mất hiệu lực áp dụng, mà cần có một cách tiếp cận bao quát hơn để tìm ra giải pháp nhằm cân bằng lợi ích riêng tư, cá nhân và lợi ích công cộng. Thông qua bài viết, tác giả luận án đã xác định được phạm vi, bản chất và giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo luật pháp của Anh, Thụy Sĩ của một số nước EU. Đây là những thông tin bổ ích giúp tác giả luận án so sánh và đánh giá một cách tổng thể về phạm vi, giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin theo hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới được đề cập trong chương 3 của luận án.Can Banks Still Keep a Secret? Bank secrecy in Financial Centres around the World (tạm dịch sang tiếng Việt là Ngân hàng vẫn có thể giữ bí mật? Bảo mật ngân hàng tại các Trung tâm Tài chính trên thế giới) của Sandra Booysen, Dora Neo (2017). Đây là cuốn sách do nhiều chuyên gia pháp lý viết. Cuốn sách gồm hai phần: i) Nội dung bí mật ngân hàng; ii) Bí mật ngân hàng của các trung tâm tài chính trên thế giới như Anh, Nhật, Thụy Sĩ, Singapore…. Trong bài viết của mình, các tác giả đã phân tích những vấn đề liên quan đến bí mật ngân hàng, bảo vệ dữ liệu, các xung đột pháp luật liên quan đến xu hướng quốc tế về thúc đẩy công bố thông tin khách hàng để chống trốn thuế, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Những kết quả nghiên cứu trong các bài viết trên đã cung cấp những luận cứ và lập luận khoa học để tác giả luận án phân tích, so sánh các giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong chương 3 của luận án.Report on Banking Secrecy (tạm dịch sang tiếng Việt là Báo cáo về bảo mật ngân hàng) của Anti-Fraud and Anti-Money Laundering Committee & Fiscal Committee (2004). Bài báo cáo tóm tắt quy định pháp luật về bí mật ngân hàng của một số quốc gia chủ yếu ở châu Âu. Bên cạnh đó, báo cáo còn lập một phụ lục so sánh các trường hợp giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin ngân hàng ở các quốc gia được liệt kê theo các tiêu chí là ngân hàng phải cung cấp thông tin khách hàng cho các cơ quan giám sát ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước khác, cơ quan tư pháp, từ đó xác định mức độ cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan thuế của các quốc gia này. Những thông tin trong báo cáo này giúp tác giả luận án hình dung một cách khái quát nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của một số nước trên thế giới. Kết quả của công trình nghiên cứu này được tác giả luận án tham khảo để so sánh, đánh giá một số quy định về bảo mật thông tin khách hàng tại chương 3,4 của luận án.Survey On Banking Secrecy Regimes In The Euro Area (tạm dịch sang tiếng Việt là Khảo sát các quy định về nghĩa vụ bảo mật ngân hàng) của European Financial market lawyer Group (2014). Xuất phát từ hiện trạng luật pháp của các quốc gia châu Âu có sự khác nhau làm ảnh hưởng đến yêu cầu chia sẻ thông tin liên quan đến báo cáo các giao dịch đáng ngờ. Báo cáo cung cấp một bảng khảo sát theo các tiêu chí: cơ sở pháp lý của nghĩa vụ, giới hạn và các chế tài khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các nước được khảo sát. Từ đó, xác định giải pháp bảo đảm hài hòa giữa việc chia sẻ thông tin và báo cáo các giao dịch đáng ngờ ở các nước này. Đây là những thông tin hữu ích, giúp tác giả luận án trong việc so sánh, phân tích các quy định liên quan đến giới hạn, chế tài của nghĩa vụ bảo mật thông tin trong chương 3, 4 của luận án.Một số vấn đề về nguyên tắc bảo mật thông tin trong lĩnh vực ngân hàng và cuộc đấu tranh chống tội phạm rửa tiền của Nguyễn Ngọc Minh (2011), Tạp chí Ngân hàng (10). Bài viết khái quát nguồn gốc, ngoại lệ của nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH; khẳng định pháp luật Việt Nam cũng đã có các quy định tạo cơ sở pháp lý trong cuộc đấu tranh chống rửa tiền đối với các tổ chức tài chính, từ đó phân tích những khó khăn và thách thức trong thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền song song với việc tôn trọng và bảo đảm bí mật thông tin khách hàng. Dù vậy, đây cũng là những thông tin mà tác giả luận án cần tham khảo thêm khi nghiên cứu về giới hạn của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng tại chương 3 của luận án.Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam của Nguyễn Thị Kim Thoa (2016), Tạp chí Khoa học pháp lý (7). Bài viết phân tích bản chất, các trường hợp ngoại lệ, hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng. Phân tích, so sánh, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng với pháp luật một số nước trên thế giới; gợi mở một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, bảo đảm sự cân bằng hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, của TCTD và nhà nước. Điều này có nghĩa là nội dung bài viết có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, bài viết trên chỉ phân tích một số khía cạnh liên quan đến nghĩa vụ bảo mật mà chưa đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Dẫu vậy, kết quả của bài viết có giá trị tham khảo bổ ích được tác giả luận án kế thừa, vận dụng khi nghiên cứu các nội dung tại chương 2,3,4 của luận án.Theo: Nguyễn Thị Kim ThoaLink luận án: Link