0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng

Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng cho chủ thể thứ ba

1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng cho chủ thể thứ ba

  1. The Bank's Duty of Confidentiality, Disclosure Versus Credit Reference Agencies; Further Steps for Consumer Protection: “Approval Model” (tạm dịch sang tiếng Việt là Nghĩa vụ bảo mật, tiết lộ cho các Cơ quan Tham khảo tín dụng Ngân hàng; các bước tiếp theo để bảo vệ người tiêu dùng: “Mô hình phê duyệt”) của Samahir Abdulah (2013), trong tạp chí European Journal of Current Legal Issues, Vol 19, No 4. Bài viết đề cập đến sự cần thiết phải được sự đồng ý của khách hàng trong việc chuyển thông tin của khách hàng cho bên thứ ba khi pháp luật thiếu thống nhất hoặc thủ tục pháp lý không hài hòa. Đồng thời bài viết nhấn mạnh việc chuyển dữ liệu của khách hàng cần phải tuân thủ các điều kiện nhất định. Do đó, cần có một mô hình đã được phê duyệt để điều chỉnh và làm rõ các nguyên tắc, điều kiện trao đổi dữ liệu khách hàng. Các kết quả nghiên cứu từ các công trình trên là những thông tin rất bổ ích được tác giả luận án tham khảo khi nghiên cứu nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền được bảo mật thông tin của khách hàng khi TCTD cung cấp thông tin cho các cơ quan tham khảo tín dụng tại chương 3 và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự cung cấp thông tin khách hàng của các TCTD ở Việt Nam tại chương 4 của luận án.
  2. Banker’s Reference and the Bank’s Duty of Confidentiality under Commom

Law Reappraised (tạm dịch sang tiếng Việt là Tham khảo của Ngân hàng và nghĩa vụ bảo mật Ngân hàng dưới sự đánh giá lại của thông luật) của Rumana Islam (2016), trong tạp chí Jahangirnagar University Journal of Law, Vol. 4. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng được điều chỉnh bởi nhiều nguồn khác nhau bao gồm: hợp đồng giữa các bên, pháp luật, thông lệ ngân hàng có liên quan và các nguyên tắc của thông luật. Cơ sở của mối quan hệ đó cho thấy, trong mọi trường hợp ngân hàng phải giữ bí mật tất cả thông tin thu thập từ khách hàng, trừ những giới hạn được luật định. Bên cạnh đó, thông lệ ngân hàng cũng được yêu cầu cung cấp một số thông tin nhất định liên quan đến tài khoản của khách hàng cho bên thứ ba. Ví dụ: khi yêu cầu cung cấp thông tin tham khảo ngân hàng để tìm hiểu mức độ tin cậy của khách hàng. Dựa trên các căn cứ pháp lý ấy, bài viết xem xét hiện trạng của thông luật về nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng và các ảnh hưởng tiêu cực của việc cung cấp thông tin khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng; làm rõ bản chất của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng; phân tích các tình huống phát sinh trong việc cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của khách hàng (ngụ ý hay rõ ràng), cung cấp thông tin khách hàng không chính xác hoặc sai lệch; phân tích trách nhiệm của ngân hàng trong những trường hợp ấy thông qua việc phân tích các tình huống trong án lệ Tournier; từ đó chứng minh sự không hợp lý trong các phán quyết của Án lệ ấy nếu áp dụng trong bối cảnh hiện tại; đề xuất giải pháp sửa đổi quy định của pháp luật hiện hành và thủ tục để ngân hàng có thể cung cấp thông tin tham khảo tín dụng mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Các kết quả nghiên cứu từ công trình trên là những thông tin rất bổ ích được tác giả luận án tham khảo khi nghiên cứu nội dung liên quan tại chương 3,4 của luận án.

  1. The Banker’s Duty of Confidentiality: Dead or Alive? (tạm dịch sang tiếng

Việt là Nghĩa vụ bảo mật ngân hàng: Chết hay sống?) của Tara Walsh (2010), trong tạp chí Edinburgh Student Law Review (2010) - Vol I. Cùng quan điểm về bảo mật thông tin khách hàng không phải là nghĩa vụ tuyệt đối như tác giả Samahir Abdulah (1), Rumana Islam (2), Tara Walsh cũng khẳng định bí mật thông tin khách hàng có thể bị can thiệp liên quan đến hành vi rửa tiền. Thông qua việc xem xét trường hợp ngân hàng báo cáo các giao dịch đáng ngờ trong mối tương quan với quyền riêng tư cá nhân. Tác giả đã phân tích, đánh giá mức độ cân xứng giữa yếu tố vì lợi ích công cộng với việc cung cấp bí mật thông tin khách hàng; đề xuất kiến nghị về tiêu chí đánh giá yếu tố “lợi ích công cộng”; giải pháp để ngân hàng tránh trách nhiệm pháp lý khi công bố bí mật thông tin khách hàng thông qua việc tìm kiếm một sự đồng ý của khách hàng trước khi cung cấp thông tin; đánh giá những khó khăn trong việc bảo mật thông tin khách hàng trước thách thức của hệ thống chuyển tiền điện tử, kỷ nguyên Internet và gợi mở hướng giải quyết để ngân hàng bảo vệ tốt nhất bí mật thông tin của khách hàng. Đây là những thông tin bổ ích được tác giả tham khảo khi nghiên cứu nội dung quyền và nghĩa vụ của khách hàng, của TCTD tại chương 3,4 của luận án.

  1. The Duty of Confidentiality of Banks in Switzerland: Where It Stands andWhere It goes: Recent Developments and Experience. The Swiss Assistance to, and Cooperation with The Italian Authorities in The Investigation of Corruption among Civil Servants in Italy (The "Clean Hands" Investigation): How Much is too much? (tạm dịch sang tiếng Việt là Nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng Thụy Sĩ: cơ sở lý luận và sự áp dụng của nó: những phát triển gần đây và kinh nghiệm. Sự hỗ trợ và hợp tác của Thụy Sĩ đối với các cơ quan chức năng của Italy trong việc điều tra tham nhũng của các viên chức tại Italy (sự điều tra “bàn tay sạch”…): bao nhiêu là quá nhiều?) của nhóm tác giả Paolo S. Grassi và Daniele Calvarese (1995), trong tạp chí Pace International Law Review 1995, Vol. 7, trang 329-372. Nội dung bài viết gồm 2 phần: i) khẳng định các nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng không phải là một nguyên tắc tĩnh và cứng nhắc; trái lại, nguyên tắc này phát triển là tùy thuộc các lĩnh vực như pháp luật hình sự, pháp luật thuế, sự tin tưởng, tín thác và nói chung toàn bộ cấu trúc của pháp luật dân sự. Nguyên tắc bảo mật của ngân hàng có thể được thiết kế để bảo vệ lợi ích tự nhiên, cũng như pháp lý của con người, nguyên tắc bảo vệ quyền nhân thân cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong bảo mật ngân hàng. Vì quyền nhân thân chỉ có thể bị giới hạn bởi nhu cầu liên quan đến trật tự công cộng và nguyên tắc này có thể bị chi phối bởi pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Hoạt động tương trợ tư pháp cũng góp phần trong việc xác định giới hạn của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng. ii) Đánh giá thực tiễn việc công tố viên của Ý lên án tham nhũng, thống trị chính trị ở nước này trong thời gian gần đây và ảnh hưởng của việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Ý và Thụy Sĩ đã hợp tác trong nỗ lực đưa các chính trị gia tham nhũng ra trước công lý bằng cách truy cập vào hồ sơ ngân hàng của những người có liên quan. Từ đó, kiến nghị việc truy cập hồ sơ khách hàng phải bảo đảm hài hòa giữa quyền được bảo mật thông tin khách hàng và việc thực hiện cam kết trong hoạt động tương trợ tư pháp. Nhóm tác giả cũng đã khẳng định giá trị của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của Thụy Sĩ vẫn giữ nguyên và sự tôn trọng, sức mạnh của hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ được tăng cường. Đây là những nội dung, thông tin tham khảo rất bổ ích giúp tác giả luận án khi nghiên cứu những vấn đền liên quan đến nguyên tắc bảo mật thông tin, các giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng cho chính phủ nước ngoài trong một số trường hợp; đặc biệt trong lý giải, phân tích để hoàn thiện pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, lợi ích của các TCTD và lợi ích của quốc gia được đề cập trong chương 3,4 của luận án.
  2. Confidentiality – A Dying Duty But Not Dead Yet? (tạm dịch sang tiếng Việt là Bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng – Một nghĩa vụ sắp chết nhưng liệu đã chết chưa?) của nhóm tác giả: Gwendoline Godfrey, Danforth Newcomb, Brian Burke, George Chen, Niklas Schmidt, Eva Stadler, Dimitria Coucouni, William Johnston and

Walter H Boss (2016), trong tạp chí Business Law International, Vol 17, No 3, trang 173-215. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính trị gia ở một số khu vực pháp lý ngày càng muốn giảm mức độ bí mật ngân hàng. Trên cơ sở các đóng góp từ các thảo luận tại phiên họp chung, “Bảo mật ngân hàng và trao đổi thông tin quốc tế” tại Hội nghị thường niên International Bar Association - IBA (Hiệp hội Luật sư Quốc tế) năm 2015 tại Vienna, nhóm tác giả trên đã phân tích những điểm tương đồng và khác biệt về pháp luật của 6 nước: Anh, Hoa Kỳ, Áo, Cộng hòa Síp, Ailen và Thụy Sĩ theo các nội dung: liệu pháp luật của quốc gia này có ghi nhận nghĩa vụ bảo mật ngân hàng không?; giới hạn của nghĩa vụ; cách thức ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng trong quá trình tố tụng tại tòa án hoặc chuyển thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các trường hợp ngoại lệ khác, đặc biệt trong lĩnh vực thuế; cũng như những hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ bảo mật. Thông qua bài viết, nhóm tác giả khẳng định ngoại lệ của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng, trong nhiều trường hợp có thể làm thiệt hại đến lợi ích cá nhân và xu hướng luật pháp của các quốc gia này đều hướng tới sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích riêng tư cá nhân và khả năng điều tra hành vi bất hợp pháp của chính phủ. Nghiên cứu trên của nhóm tác giả đã cung cấp những lập luận khoa học để tác giả luận án phân tích, tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng tại chương 2, giới hạn của nghĩa vụ bảo mật tại chương 3 của luận án; đề xuất hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng ở Việt Nam trong chương 4 của luận án.

  1. Exchange of Tax Information: The End of Banking Secrecy in Switzerland and Singapore? (tạm dịch sang tiếng Việt là Trao đổi thông tin thuế: Sự kết thúc của bí mật ngân hàng ở Thụy Sĩ và Singapore?) của Jean-Rodolphe W. Fiechter (2010), trong tạp chí International Tax Journal Vol. 36, No. 6. Xuất phát từ việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố một “danh sách đen” các quốc gia chưa áp dụng “tiêu chuẩn” về trao đổi thông tin. Tác giả trình bày quan điểm của mình thông qua việc kiểm tra xem liệu tuyên bố về kết thúc bí mật ngân hàng có đúng hay không? Rằng việc trao đổi thông tin lẫn nhau có thực sự là “thần dược” chống trốn thuế không? Liệu nó có xóa bỏ được bí mật ngân hàng mà đã được Thụy Sĩ vun đắp hàng thế kỷ và sau đó là Singapore hay việc bảo vệ sự riêng tư có vai trò như thế nào trong trật tự thế giới mới? Tác giả đã chứng minh bí mật ngân hàng có lý do để sống sót, tiếp tục cung cấp nơi an toàn cho công dân của các quốc gia bị xâm phạm đến quyền riêng tư của họ. Khi các quốc gia tôn trọng quyền riêng tư và đưa ra một khung pháp lý vững chắc sẽ là những người chiến thắng, đặc biệt với cơ chế đánh giá đồng đẳng của Diễn đàn toàn cầu cấm gian lận (Cơ chế đánh giá đồng đẳng được thực hiện nhờ sự hợp tác của tất cả các bên liên quan. Hai nước sẽ đánh giá thứ ba, với sự trợ giúp của Ban thư ký OECD, nhằm đảm bảo rằng nó không chỉ đồng ý với tiêu chuẩn, mà còn thực sự tuân thủ và thực hiện nó). Nội dung bài viết cung cấp các thông tin tham khảo bổ ích được tác giả luận án sử dụng trong quá trình phân tích những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của các TCTD trong việc bảo mật thông tin khách hàng và cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật định; đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về bảo mật và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng tại chương 3, 4 của luận án.
  2. Luận án A Comparative Study on Bank Confidentiality Law in Hong Kong and Mainland China (tạm dịch sang tiếng Việt là Nghiên cứu so sánh pháp luật bảo mật ngân hàng của Hồng Kông và Trung Quốc đại lục), Luận án tiến sĩ của Jiang Yunfeng Trường Đại học Hồng Kông (2004). Đề tài đã đề cập tới hai vấn đề sau:

Một là, phân tích nguồn gốc sự ra đời và phát triển của nguyên tắc bảo mật ngân hàng ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.

Hai là, phân tích những khác biệt và tương đồng trong hai hệ thống pháp luật về ba lĩnh vực “đặc biệt gai góc nhưng thú vị”, đó là: giới hạn cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan tham khảo tín dụng; rửa tiền, báo cáo các giao dịch đáng ngờ và chuyển dữ liệu của khách hàng xuyên quốc gia - cho cơ quan tòa án của nước ngoài trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, đánh giá tính hiệu quả trong việc bảo đảm bí mật thông tin khách hàng ở mỗi hệ thống pháp luật; đề xuất cải thiện các quy định có liên quan trong mỗi hệ thống pháp luật.

Luận án của Jiang Yunfeng đã đề cập khá bao quát trường hợp ngân hàng phải công bố thông tin khách hàng trong sự so sánh hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo mật ngân hàng ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục mà chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH. Kết quả nghiên cứu của luận án trên được tác giả luận án tham khảo khi kiến nghị hoàn thiện khung khổ pháp lý bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH liên quan đến phạm vi thông tin khách hàng được yêu cầu cung cấp; thủ tục cung cấp thông tin khách hàng cho các cơ quan tham khảo tín dụng; chế độ báo cáo các giao dịch đáng ngờ; thủ tục cung cấp thông tin khách hàng nhằm trợ giúp pháp lý cho tòa án nước ngoài trong những tình huống nhất định tại chương 3, 4 của luận án.

  1. Chính sách an toàn bảo mật cho hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính của tổ chức tín dụng của Nguyễn Thị Hương Thanh (2016), Tạp chí Ngân hàng (21). Bài viết đề cập đến khung pháp lý nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin của khách hàng trong hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính trước các rủi ro về mạng, về công nghệ thông tin và khẳng định sự cần thiết thiết lập chương trình giáo dục tài chính một cách hệ thống đến người dân, chi tiết hóa các quy định chế tài xử phạt cùng một cơ chế báo cáo kết quả giám sát HĐNH một cách sát sao từ NHNN sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm của các TCTD trong việc bảo mật thông tin trong hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính của mình và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi sự cố xảy ra. Bài viết mới dừng lại ở việc liệt kê các quy định pháp luật về an toàn, bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính theo các biến động của sự phát triển công nghệ thông tin. Tuy vậy, đây cũng là những thông tin để tác giả luận án tham khảo khi nghiên cứu chương 4 của luận án.
  2. Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng của tổ chức hoạt động ngân hàng- nhìn từ góc độ pháp lý của Nguyễn Thị Kim Thoa (2015), Tạp chí Ngân hàng (22). Bài viết đã phân tích một cách khái quát bản chất của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng. Đánh giá một số hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến chủ thể có nghĩa vụ bảo mật thông tin, phạm vi thông tin cần được bảo mật, chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các TCTD, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo mật thông tin của khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam.
  3. Một số vấn đề pháp lý về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng của Nguyễn Thị Kim Thoa (2017), Tạp chí Ngân hàng (7). Bài viết đã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) điều chỉnh về nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong HĐNH tại thời điểm viết. Tác giả chứng minh khuôn khổ pháp lý về bảo mật thông tin khách hàng trong lĩnh vực HĐNH không ngừng được củng cố và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam; đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập trong các quy định pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng của TCTD; từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này.
  4. Thực thi pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng của Nguyễn Thị Kim Thoa (2018), Tạp chí Hỗ trợ phát triển (135). Bài viết đã làm rõ khái niệm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH; các điều kiện bảo đảm thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng; đồng thời đưa ra một số kiến nghị có liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng của các chủ thể: TCTD, khách hàng và chủ thể thứ ba có liên quan.
  5. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng của Nguyễn Thị Kim Thoa (2018), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (www.tcdcpl.moj.gov.vn). Bài viết phân tích nội hàm của việc thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH. Phân tích nội dung hoạt động thực thi nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng của các chủ thể có liên quan, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ này.
  6. Một số điểm mới về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Nguyễn Thị Kim Thoa (2018), Tạp chí Ngân hàng (21). Thông qua việc phân tích, làm rõ những điểm mới của Nghị định này, tác giả bài viết cho rằng Nghị định số 117/2018/NĐ-CP quy định tương đối chặt chẽ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng tại các TCTD. Hy vọng với những điểm mới được đề cập trên sẽ tạo điều kiện để TCTD thực thi hiệu quả nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, đồng thời tạo cơ chế để khách hàng có thể bảo vệ mình khi bị tiết lộ thông tin một cách bất hợp pháp.

Nhìn chung các bài viết (10), (11), (12), (13), chỉ phân tích một cách khái quát và kiến nghị từng vấn đề có liên quan đến pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam mà chưa đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Dẫu vậy, các kết quả nghiên cứu trên có giá trị tham khảo bổ ích được tác giả luận án kế thừa, vận dụng khi nghiên cứu các nội dung tại chương 2, 3, 4 của luận án.

Tóm lại, có thể nhận thấy, các tài liệu nghiên cứu về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH trên thế giới khá đa dạng về hình thức nghiên cứu và có nội dung phong phú. Đó là những nguồn tài liệu cung cấp kiến thức lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn quan trọng để tác giả tham khảo, đối chiếu, so sánh, từ đó đề xuất nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện khung pháp lý để TCTD thực thi nghĩa vụ của mình, tìm kiếm các biện pháp để giám sát có hiệu quả hoạt động của TCTD trong việc bảo mật thông tin khách hàng; đồng thời kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án còn rất khiêm tốn, những bài viết này thường chỉ khai thác từng khía cạnh của vấn đề, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ các cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo đảm bí mật thông tin của khách hàng trong HĐNH của các TCTD.

Theo: Nguyễn Thị Kim Thoa

Link luận án: Link

avatar
Lã Thị Ái Vi
360 ngày trước
Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng cho chủ thể thứ ba
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng cho chủ thể thứ baThe Bank's Duty of Confidentiality, Disclosure Versus Credit Reference Agencies; Further Steps for Consumer Protection: “Approval Model” (tạm dịch sang tiếng Việt là Nghĩa vụ bảo mật, tiết lộ cho các Cơ quan Tham khảo tín dụng Ngân hàng; các bước tiếp theo để bảo vệ người tiêu dùng: “Mô hình phê duyệt”) của Samahir Abdulah (2013), trong tạp chí European Journal of Current Legal Issues, Vol 19, No 4. Bài viết đề cập đến sự cần thiết phải được sự đồng ý của khách hàng trong việc chuyển thông tin của khách hàng cho bên thứ ba khi pháp luật thiếu thống nhất hoặc thủ tục pháp lý không hài hòa. Đồng thời bài viết nhấn mạnh việc chuyển dữ liệu của khách hàng cần phải tuân thủ các điều kiện nhất định. Do đó, cần có một mô hình đã được phê duyệt để điều chỉnh và làm rõ các nguyên tắc, điều kiện trao đổi dữ liệu khách hàng. Các kết quả nghiên cứu từ các công trình trên là những thông tin rất bổ ích được tác giả luận án tham khảo khi nghiên cứu nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền được bảo mật thông tin của khách hàng khi TCTD cung cấp thông tin cho các cơ quan tham khảo tín dụng tại chương 3 và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự cung cấp thông tin khách hàng của các TCTD ở Việt Nam tại chương 4 của luận án.Banker’s Reference and the Bank’s Duty of Confidentiality under CommomLaw Reappraised (tạm dịch sang tiếng Việt là Tham khảo của Ngân hàng và nghĩa vụ bảo mật Ngân hàng dưới sự đánh giá lại của thông luật) của Rumana Islam (2016), trong tạp chí Jahangirnagar University Journal of Law, Vol. 4. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng được điều chỉnh bởi nhiều nguồn khác nhau bao gồm: hợp đồng giữa các bên, pháp luật, thông lệ ngân hàng có liên quan và các nguyên tắc của thông luật. Cơ sở của mối quan hệ đó cho thấy, trong mọi trường hợp ngân hàng phải giữ bí mật tất cả thông tin thu thập từ khách hàng, trừ những giới hạn được luật định. Bên cạnh đó, thông lệ ngân hàng cũng được yêu cầu cung cấp một số thông tin nhất định liên quan đến tài khoản của khách hàng cho bên thứ ba. Ví dụ: khi yêu cầu cung cấp thông tin tham khảo ngân hàng để tìm hiểu mức độ tin cậy của khách hàng. Dựa trên các căn cứ pháp lý ấy, bài viết xem xét hiện trạng của thông luật về nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng và các ảnh hưởng tiêu cực của việc cung cấp thông tin khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng; làm rõ bản chất của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng; phân tích các tình huống phát sinh trong việc cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của khách hàng (ngụ ý hay rõ ràng), cung cấp thông tin khách hàng không chính xác hoặc sai lệch; phân tích trách nhiệm của ngân hàng trong những trường hợp ấy thông qua việc phân tích các tình huống trong án lệ Tournier; từ đó chứng minh sự không hợp lý trong các phán quyết của Án lệ ấy nếu áp dụng trong bối cảnh hiện tại; đề xuất giải pháp sửa đổi quy định của pháp luật hiện hành và thủ tục để ngân hàng có thể cung cấp thông tin tham khảo tín dụng mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Các kết quả nghiên cứu từ công trình trên là những thông tin rất bổ ích được tác giả luận án tham khảo khi nghiên cứu nội dung liên quan tại chương 3,4 của luận án.The Banker’s Duty of Confidentiality: Dead or Alive? (tạm dịch sang tiếngViệt là Nghĩa vụ bảo mật ngân hàng: Chết hay sống?) của Tara Walsh (2010), trong tạp chí Edinburgh Student Law Review (2010) - Vol I. Cùng quan điểm về bảo mật thông tin khách hàng không phải là nghĩa vụ tuyệt đối như tác giả Samahir Abdulah (1), Rumana Islam (2), Tara Walsh cũng khẳng định bí mật thông tin khách hàng có thể bị can thiệp liên quan đến hành vi rửa tiền. Thông qua việc xem xét trường hợp ngân hàng báo cáo các giao dịch đáng ngờ trong mối tương quan với quyền riêng tư cá nhân. Tác giả đã phân tích, đánh giá mức độ cân xứng giữa yếu tố vì lợi ích công cộng với việc cung cấp bí mật thông tin khách hàng; đề xuất kiến nghị về tiêu chí đánh giá yếu tố “lợi ích công cộng”; giải pháp để ngân hàng tránh trách nhiệm pháp lý khi công bố bí mật thông tin khách hàng thông qua việc tìm kiếm một sự đồng ý của khách hàng trước khi cung cấp thông tin; đánh giá những khó khăn trong việc bảo mật thông tin khách hàng trước thách thức của hệ thống chuyển tiền điện tử, kỷ nguyên Internet và gợi mở hướng giải quyết để ngân hàng bảo vệ tốt nhất bí mật thông tin của khách hàng. Đây là những thông tin bổ ích được tác giả tham khảo khi nghiên cứu nội dung quyền và nghĩa vụ của khách hàng, của TCTD tại chương 3,4 của luận án.The Duty of Confidentiality of Banks in Switzerland: Where It Stands andWhere It goes: Recent Developments and Experience. The Swiss Assistance to, and Cooperation with The Italian Authorities in The Investigation of Corruption among Civil Servants in Italy (The "Clean Hands" Investigation): How Much is too much? (tạm dịch sang tiếng Việt là Nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng Thụy Sĩ: cơ sở lý luận và sự áp dụng của nó: những phát triển gần đây và kinh nghiệm. Sự hỗ trợ và hợp tác của Thụy Sĩ đối với các cơ quan chức năng của Italy trong việc điều tra tham nhũng của các viên chức tại Italy (sự điều tra “bàn tay sạch”…): bao nhiêu là quá nhiều?) của nhóm tác giả Paolo S. Grassi và Daniele Calvarese (1995), trong tạp chí Pace International Law Review 1995, Vol. 7, trang 329-372. Nội dung bài viết gồm 2 phần: i) khẳng định các nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng không phải là một nguyên tắc tĩnh và cứng nhắc; trái lại, nguyên tắc này phát triển là tùy thuộc các lĩnh vực như pháp luật hình sự, pháp luật thuế, sự tin tưởng, tín thác và nói chung toàn bộ cấu trúc của pháp luật dân sự. Nguyên tắc bảo mật của ngân hàng có thể được thiết kế để bảo vệ lợi ích tự nhiên, cũng như pháp lý của con người, nguyên tắc bảo vệ quyền nhân thân cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong bảo mật ngân hàng. Vì quyền nhân thân chỉ có thể bị giới hạn bởi nhu cầu liên quan đến trật tự công cộng và nguyên tắc này có thể bị chi phối bởi pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Hoạt động tương trợ tư pháp cũng góp phần trong việc xác định giới hạn của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng. ii) Đánh giá thực tiễn việc công tố viên của Ý lên án tham nhũng, thống trị chính trị ở nước này trong thời gian gần đây và ảnh hưởng của việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Ý và Thụy Sĩ đã hợp tác trong nỗ lực đưa các chính trị gia tham nhũng ra trước công lý bằng cách truy cập vào hồ sơ ngân hàng của những người có liên quan. Từ đó, kiến nghị việc truy cập hồ sơ khách hàng phải bảo đảm hài hòa giữa quyền được bảo mật thông tin khách hàng và việc thực hiện cam kết trong hoạt động tương trợ tư pháp. Nhóm tác giả cũng đã khẳng định giá trị của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của Thụy Sĩ vẫn giữ nguyên và sự tôn trọng, sức mạnh của hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ được tăng cường. Đây là những nội dung, thông tin tham khảo rất bổ ích giúp tác giả luận án khi nghiên cứu những vấn đền liên quan đến nguyên tắc bảo mật thông tin, các giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng cho chính phủ nước ngoài trong một số trường hợp; đặc biệt trong lý giải, phân tích để hoàn thiện pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của khách hàng, lợi ích của các TCTD và lợi ích của quốc gia được đề cập trong chương 3,4 của luận án.Confidentiality – A Dying Duty But Not Dead Yet? (tạm dịch sang tiếng Việt là Bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng – Một nghĩa vụ sắp chết nhưng liệu đã chết chưa?) của nhóm tác giả: Gwendoline Godfrey, Danforth Newcomb, Brian Burke, George Chen, Niklas Schmidt, Eva Stadler, Dimitria Coucouni, William Johnston andWalter H Boss (2016), trong tạp chí Business Law International, Vol 17, No 3, trang 173-215. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính trị gia ở một số khu vực pháp lý ngày càng muốn giảm mức độ bí mật ngân hàng. Trên cơ sở các đóng góp từ các thảo luận tại phiên họp chung, “Bảo mật ngân hàng và trao đổi thông tin quốc tế” tại Hội nghị thường niên International Bar Association - IBA (Hiệp hội Luật sư Quốc tế) năm 2015 tại Vienna, nhóm tác giả trên đã phân tích những điểm tương đồng và khác biệt về pháp luật của 6 nước: Anh, Hoa Kỳ, Áo, Cộng hòa Síp, Ailen và Thụy Sĩ theo các nội dung: liệu pháp luật của quốc gia này có ghi nhận nghĩa vụ bảo mật ngân hàng không?; giới hạn của nghĩa vụ; cách thức ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng trong quá trình tố tụng tại tòa án hoặc chuyển thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các trường hợp ngoại lệ khác, đặc biệt trong lĩnh vực thuế; cũng như những hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ bảo mật. Thông qua bài viết, nhóm tác giả khẳng định ngoại lệ của nghĩa vụ bảo mật ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng, trong nhiều trường hợp có thể làm thiệt hại đến lợi ích cá nhân và xu hướng luật pháp của các quốc gia này đều hướng tới sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích riêng tư cá nhân và khả năng điều tra hành vi bất hợp pháp của chính phủ. Nghiên cứu trên của nhóm tác giả đã cung cấp những lập luận khoa học để tác giả luận án phân tích, tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng tại chương 2, giới hạn của nghĩa vụ bảo mật tại chương 3 của luận án; đề xuất hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng ở Việt Nam trong chương 4 của luận án.Exchange of Tax Information: The End of Banking Secrecy in Switzerland and Singapore? (tạm dịch sang tiếng Việt là Trao đổi thông tin thuế: Sự kết thúc của bí mật ngân hàng ở Thụy Sĩ và Singapore?) của Jean-Rodolphe W. Fiechter (2010), trong tạp chí International Tax Journal Vol. 36, No. 6. Xuất phát từ việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố một “danh sách đen” các quốc gia chưa áp dụng “tiêu chuẩn” về trao đổi thông tin. Tác giả trình bày quan điểm của mình thông qua việc kiểm tra xem liệu tuyên bố về kết thúc bí mật ngân hàng có đúng hay không? Rằng việc trao đổi thông tin lẫn nhau có thực sự là “thần dược” chống trốn thuế không? Liệu nó có xóa bỏ được bí mật ngân hàng mà đã được Thụy Sĩ vun đắp hàng thế kỷ và sau đó là Singapore hay việc bảo vệ sự riêng tư có vai trò như thế nào trong trật tự thế giới mới? Tác giả đã chứng minh bí mật ngân hàng có lý do để sống sót, tiếp tục cung cấp nơi an toàn cho công dân của các quốc gia bị xâm phạm đến quyền riêng tư của họ. Khi các quốc gia tôn trọng quyền riêng tư và đưa ra một khung pháp lý vững chắc sẽ là những người chiến thắng, đặc biệt với cơ chế đánh giá đồng đẳng của Diễn đàn toàn cầu cấm gian lận (Cơ chế đánh giá đồng đẳng được thực hiện nhờ sự hợp tác của tất cả các bên liên quan. Hai nước sẽ đánh giá thứ ba, với sự trợ giúp của Ban thư ký OECD, nhằm đảm bảo rằng nó không chỉ đồng ý với tiêu chuẩn, mà còn thực sự tuân thủ và thực hiện nó). Nội dung bài viết cung cấp các thông tin tham khảo bổ ích được tác giả luận án sử dụng trong quá trình phân tích những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của các TCTD trong việc bảo mật thông tin khách hàng và cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền theo luật định; đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về bảo mật và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng tại chương 3, 4 của luận án.Luận án A Comparative Study on Bank Confidentiality Law in Hong Kong and Mainland China (tạm dịch sang tiếng Việt là Nghiên cứu so sánh pháp luật bảo mật ngân hàng của Hồng Kông và Trung Quốc đại lục), Luận án tiến sĩ của Jiang Yunfeng Trường Đại học Hồng Kông (2004). Đề tài đã đề cập tới hai vấn đề sau:Một là, phân tích nguồn gốc sự ra đời và phát triển của nguyên tắc bảo mật ngân hàng ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.Hai là, phân tích những khác biệt và tương đồng trong hai hệ thống pháp luật về ba lĩnh vực “đặc biệt gai góc nhưng thú vị”, đó là: giới hạn cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan tham khảo tín dụng; rửa tiền, báo cáo các giao dịch đáng ngờ và chuyển dữ liệu của khách hàng xuyên quốc gia - cho cơ quan tòa án của nước ngoài trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, đánh giá tính hiệu quả trong việc bảo đảm bí mật thông tin khách hàng ở mỗi hệ thống pháp luật; đề xuất cải thiện các quy định có liên quan trong mỗi hệ thống pháp luật.Luận án của Jiang Yunfeng đã đề cập khá bao quát trường hợp ngân hàng phải công bố thông tin khách hàng trong sự so sánh hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo mật ngân hàng ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục mà chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH. Kết quả nghiên cứu của luận án trên được tác giả luận án tham khảo khi kiến nghị hoàn thiện khung khổ pháp lý bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH liên quan đến phạm vi thông tin khách hàng được yêu cầu cung cấp; thủ tục cung cấp thông tin khách hàng cho các cơ quan tham khảo tín dụng; chế độ báo cáo các giao dịch đáng ngờ; thủ tục cung cấp thông tin khách hàng nhằm trợ giúp pháp lý cho tòa án nước ngoài trong những tình huống nhất định tại chương 3, 4 của luận án.Chính sách an toàn bảo mật cho hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính của tổ chức tín dụng của Nguyễn Thị Hương Thanh (2016), Tạp chí Ngân hàng (21). Bài viết đề cập đến khung pháp lý nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin của khách hàng trong hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính trước các rủi ro về mạng, về công nghệ thông tin và khẳng định sự cần thiết thiết lập chương trình giáo dục tài chính một cách hệ thống đến người dân, chi tiết hóa các quy định chế tài xử phạt cùng một cơ chế báo cáo kết quả giám sát HĐNH một cách sát sao từ NHNN sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm của các TCTD trong việc bảo mật thông tin trong hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính của mình và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi sự cố xảy ra. Bài viết mới dừng lại ở việc liệt kê các quy định pháp luật về an toàn, bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính theo các biến động của sự phát triển công nghệ thông tin. Tuy vậy, đây cũng là những thông tin để tác giả luận án tham khảo khi nghiên cứu chương 4 của luận án.Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng của tổ chức hoạt động ngân hàng- nhìn từ góc độ pháp lý của Nguyễn Thị Kim Thoa (2015), Tạp chí Ngân hàng (22). Bài viết đã phân tích một cách khái quát bản chất của nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng. Đánh giá một số hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến chủ thể có nghĩa vụ bảo mật thông tin, phạm vi thông tin cần được bảo mật, chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của các TCTD, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo mật thông tin của khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam.Một số vấn đề pháp lý về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng của Nguyễn Thị Kim Thoa (2017), Tạp chí Ngân hàng (7). Bài viết đã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) điều chỉnh về nghĩa vụ bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong HĐNH tại thời điểm viết. Tác giả chứng minh khuôn khổ pháp lý về bảo mật thông tin khách hàng trong lĩnh vực HĐNH không ngừng được củng cố và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam; đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập trong các quy định pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng của TCTD; từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này.Thực thi pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng của Nguyễn Thị Kim Thoa (2018), Tạp chí Hỗ trợ phát triển (135). Bài viết đã làm rõ khái niệm thực thi pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH; các điều kiện bảo đảm thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng; đồng thời đưa ra một số kiến nghị có liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng của các chủ thể: TCTD, khách hàng và chủ thể thứ ba có liên quan.Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng của Nguyễn Thị Kim Thoa (2018), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (www.tcdcpl.moj.gov.vn). Bài viết phân tích nội hàm của việc thực thi pháp luật bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH. Phân tích nội dung hoạt động thực thi nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng của các chủ thể có liên quan, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ này.Một số điểm mới về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Nguyễn Thị Kim Thoa (2018), Tạp chí Ngân hàng (21). Thông qua việc phân tích, làm rõ những điểm mới của Nghị định này, tác giả bài viết cho rằng Nghị định số 117/2018/NĐ-CP quy định tương đối chặt chẽ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng tại các TCTD. Hy vọng với những điểm mới được đề cập trên sẽ tạo điều kiện để TCTD thực thi hiệu quả nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng, đồng thời tạo cơ chế để khách hàng có thể bảo vệ mình khi bị tiết lộ thông tin một cách bất hợp pháp.Nhìn chung các bài viết (10), (11), (12), (13), chỉ phân tích một cách khái quát và kiến nghị từng vấn đề có liên quan đến pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH ở Việt Nam mà chưa đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Dẫu vậy, các kết quả nghiên cứu trên có giá trị tham khảo bổ ích được tác giả luận án kế thừa, vận dụng khi nghiên cứu các nội dung tại chương 2, 3, 4 của luận án.Tóm lại, có thể nhận thấy, các tài liệu nghiên cứu về bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH trên thế giới khá đa dạng về hình thức nghiên cứu và có nội dung phong phú. Đó là những nguồn tài liệu cung cấp kiến thức lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn quan trọng để tác giả tham khảo, đối chiếu, so sánh, từ đó đề xuất nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện khung pháp lý để TCTD thực thi nghĩa vụ của mình, tìm kiếm các biện pháp để giám sát có hiệu quả hoạt động của TCTD trong việc bảo mật thông tin khách hàng; đồng thời kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án còn rất khiêm tốn, những bài viết này thường chỉ khai thác từng khía cạnh của vấn đề, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ các cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo đảm bí mật thông tin của khách hàng trong HĐNH của các TCTD.Theo: Nguyễn Thị Kim ThoaLink luận án: Link