0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c88c12d9a4c-Nhóm-các-quy-định-pháp-luật-về-quản-lý-nhà-nước-đối-với-BLNHXL.jpg.webp

Nhóm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với BLNHXL

2.2.3.5. Nhóm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với BLNHXL

Như đã đề cập ở phần trên của luận án, hoạt động BLNHXL mang tính đặc thù và luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các bên tham gia. Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động này, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, Nhà nước phải thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động BLNHXL. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động này bao gồm nhiều công việc khác nhau như: (i) Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về hoạt động BLNHXL ; (ii) Cấp, thu hồi giấy phép thực hiện hoạt động BLNHXL ; (iii) Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động BLNHXL và các hoạt động quản lý nhà nước khác.

2.2.3.6.   Nhóm các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL

Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL khá đặc thù và phức tạp vì một số lý do sau:

Thứ nhất, hoạt động BLNHXL làm phát sinh hai quan hệ hợp đồng; đó là quan hệ hợp đồng cấp bảo lãnh và quan hệ hợp đồng BLNHXL. Trong đó, hợp đồng cấp bảo lãnh đóng vai trò là cơ sở pháp lý để bên bảo lãnh ký kết hợp đồng bảo lãnh, còn hợp đồng bảo lãnh được ký kết là nhằm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đã phát sinh trong hợp đồng cấp bảo lãnh. Hai hợp đồng này độc lập với nhau và có sự khác biệt về chủ thể cũng như quyền, nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về luận điểm khoa học cũng như quá trình thực thi pháp luật như : cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương hay hợp đồng, hoạt động BLNHXL là giao dịch bảo đảm hay hoạt động cấp tín dụng; do đó, việc giải quyết tranh chấp BLNHXL trong thực tế gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, hoạt động BLNHXL mang tính phức tạp bởi có nhiều chủ thể tham gia, ngoài ba chủ thể chính trong hai quan hệ hợp đồng nêu trên, bao gồm: bên bảo lãnh (NHTM), bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu xây lắp) và bên được bảo lãnh (nhà thầu xây lắp); hoạt động BLNHXL còn có thêm sự xuất hiện của các bên liên quan khác như các bên đồng bảo lãnh (trong trường hợp đồng bảo lãnh), bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh phương thức gián tiếp), bên thông báo (trong trường hợp bên bảo lãnh yêu cầu một ngân hàng trung gian đóng vai trò ngân hàng thông báo). Đồng thời, do đặc thù của hoạt động BLNHXL, các chủ thể ở những lĩnh vực khác nhau, quan niệm việc giải quyết vấn đề bằng các quy định pháp luật khác nhau. Vì vậy, các tranh chấp BLNHXL thường rất phức tạp.

Thứ ba, quy định về trình tự, quy trình của đấu thầu trong Luật Đấu thầu năm 2013 (Điều 38) chưa rõ ràng, thống nhất. Phần Thương thảo hợp đồng trong Quy trình lựa chọn nhà thầu dễ dẫn đến việc nhà thầu phá bỏ các giao kèo đã thống nhất trong hồ sơ mời thầu, đưa thành tình huống thương thảo không thành công, tránh việc bị thu phần kinh phí BLNHXL, gây khó khăn cho bên mời thầu [74].

Như vậy, vì nhiều lý do khác nhau, tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL thường rất đa dạng và phức tạp, ảnh hưởng rất xấu tới quá trình đấu thầu xây lắp. Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL, pháp luật Việt Nam thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên. Giao dịch trong hoạt động BLNHXL là quan hệ hợp đồng, do đó, các thỏa thuận của các bên không trái pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ.

2.2.3.7.   Những yếu tố chi phối đến pháp luật về bảo lãnh ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp

Pháp luật về BLNH nói chung và pháp luật về hoạt động BLNHXL nói riêng chịu nhiều yếu tố chi phối, những yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Nhìn chung, rất khó có thể đánh giá hết những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vì sự đa dạng và đan xen của những yếu tố tác động này. Tuy nhiên, ở mức độ khái quát nhất, pháp luật hoạt động BLNHXL chịu chi phối của các yếu tố sau :

2.2.3.8.  Chủ trương của nhà nước trong hoạt động BLNHXL

Pháp luật là công cụ thể hiện ý chí của nhà nước, do đó, trong bất kỳ nhà nước nào, những chủ trương định hướng của nhà nước đều được thể hiện trong các quy định pháp luật được ban hành và thực hiện. Nếu những chủ trương định hướng của Nhà nước phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với thực tiễn thì chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng phát triển, còn ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động này. Ở các quốc gia phát triển theo thể chế kinh tế thị trường, các chủ thể được quyền tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro từ hoạt động kinh doanh. Do đó, nhu cầu BLNHXL phát triển như một hiện tượng khách quan và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động BLNH.

Cùng với sự phát triển của hoạt động BLNHXL, nhu cầu phát triển và hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH nói chung và hoạt động BLNHXL nói riêng cũng thường xuyên được đặt ra để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Bên cạnh đó, pháp luật về hoạt động BLNHXL còn chịu ảnh hưởng từ các chủ trương, định hướng của nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, pháp luật thường xuyên hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm sự bình đẳng địa vị pháp lý của các chủ thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh trong và ngoài nước, hướng tới mục đích công bằng, minh bạch, lấy hiệu quả làm trung tâm.

Về khía cạnh lập pháp, Việt Nam đã có nhiều cố gắng hoàn thiện pháp luật về đấu thầu và BLNHXL, bổ sung phù hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội và hài hòa với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi lại chưa đạt được hiệu quả cao trong thực tế.

Theo: Võ Hoàng Quân 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
360 ngày trước
Nhóm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với BLNHXL
2.2.3.5. Nhóm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với BLNHXLNhư đã đề cập ở phần trên của luận án, hoạt động BLNHXL mang tính đặc thù và luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các bên tham gia. Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động này, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, Nhà nước phải thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động BLNHXL. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động này bao gồm nhiều công việc khác nhau như: (i) Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về hoạt động BLNHXL ; (ii) Cấp, thu hồi giấy phép thực hiện hoạt động BLNHXL ; (iii) Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động BLNHXL và các hoạt động quản lý nhà nước khác.2.2.3.6.   Nhóm các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXLCác tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL khá đặc thù và phức tạp vì một số lý do sau:Thứ nhất, hoạt động BLNHXL làm phát sinh hai quan hệ hợp đồng; đó là quan hệ hợp đồng cấp bảo lãnh và quan hệ hợp đồng BLNHXL. Trong đó, hợp đồng cấp bảo lãnh đóng vai trò là cơ sở pháp lý để bên bảo lãnh ký kết hợp đồng bảo lãnh, còn hợp đồng bảo lãnh được ký kết là nhằm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đã phát sinh trong hợp đồng cấp bảo lãnh. Hai hợp đồng này độc lập với nhau và có sự khác biệt về chủ thể cũng như quyền, nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về luận điểm khoa học cũng như quá trình thực thi pháp luật như : cam kết bảo lãnh là cam kết đơn phương hay hợp đồng, hoạt động BLNHXL là giao dịch bảo đảm hay hoạt động cấp tín dụng; do đó, việc giải quyết tranh chấp BLNHXL trong thực tế gặp nhiều khó khăn.Thứ hai, hoạt động BLNHXL mang tính phức tạp bởi có nhiều chủ thể tham gia, ngoài ba chủ thể chính trong hai quan hệ hợp đồng nêu trên, bao gồm: bên bảo lãnh (NHTM), bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu xây lắp) và bên được bảo lãnh (nhà thầu xây lắp); hoạt động BLNHXL còn có thêm sự xuất hiện của các bên liên quan khác như các bên đồng bảo lãnh (trong trường hợp đồng bảo lãnh), bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh phương thức gián tiếp), bên thông báo (trong trường hợp bên bảo lãnh yêu cầu một ngân hàng trung gian đóng vai trò ngân hàng thông báo). Đồng thời, do đặc thù của hoạt động BLNHXL, các chủ thể ở những lĩnh vực khác nhau, quan niệm việc giải quyết vấn đề bằng các quy định pháp luật khác nhau. Vì vậy, các tranh chấp BLNHXL thường rất phức tạp.Thứ ba, quy định về trình tự, quy trình của đấu thầu trong Luật Đấu thầu năm 2013 (Điều 38) chưa rõ ràng, thống nhất. Phần Thương thảo hợp đồng trong Quy trình lựa chọn nhà thầu dễ dẫn đến việc nhà thầu phá bỏ các giao kèo đã thống nhất trong hồ sơ mời thầu, đưa thành tình huống thương thảo không thành công, tránh việc bị thu phần kinh phí BLNHXL, gây khó khăn cho bên mời thầu [74].Như vậy, vì nhiều lý do khác nhau, tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL thường rất đa dạng và phức tạp, ảnh hưởng rất xấu tới quá trình đấu thầu xây lắp. Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL, pháp luật Việt Nam thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên. Giao dịch trong hoạt động BLNHXL là quan hệ hợp đồng, do đó, các thỏa thuận của các bên không trái pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ.2.2.3.7.   Những yếu tố chi phối đến pháp luật về bảo lãnh ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắpPháp luật về BLNH nói chung và pháp luật về hoạt động BLNHXL nói riêng chịu nhiều yếu tố chi phối, những yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Nhìn chung, rất khó có thể đánh giá hết những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vì sự đa dạng và đan xen của những yếu tố tác động này. Tuy nhiên, ở mức độ khái quát nhất, pháp luật hoạt động BLNHXL chịu chi phối của các yếu tố sau :2.2.3.8.  Chủ trương của nhà nước trong hoạt động BLNHXLPháp luật là công cụ thể hiện ý chí của nhà nước, do đó, trong bất kỳ nhà nước nào, những chủ trương định hướng của nhà nước đều được thể hiện trong các quy định pháp luật được ban hành và thực hiện. Nếu những chủ trương định hướng của Nhà nước phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với thực tiễn thì chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng phát triển, còn ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động này. Ở các quốc gia phát triển theo thể chế kinh tế thị trường, các chủ thể được quyền tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro từ hoạt động kinh doanh. Do đó, nhu cầu BLNHXL phát triển như một hiện tượng khách quan và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động BLNH.Cùng với sự phát triển của hoạt động BLNHXL, nhu cầu phát triển và hoàn thiện pháp luật về hoạt động BLNH nói chung và hoạt động BLNHXL nói riêng cũng thường xuyên được đặt ra để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Bên cạnh đó, pháp luật về hoạt động BLNHXL còn chịu ảnh hưởng từ các chủ trương, định hướng của nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, pháp luật thường xuyên hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm sự bình đẳng địa vị pháp lý của các chủ thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh trong và ngoài nước, hướng tới mục đích công bằng, minh bạch, lấy hiệu quả làm trung tâm.Về khía cạnh lập pháp, Việt Nam đã có nhiều cố gắng hoàn thiện pháp luật về đấu thầu và BLNHXL, bổ sung phù hợp với thực tiễn cuộc sống xã hội và hài hòa với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng và thực thi lại chưa đạt được hiệu quả cao trong thực tế.Theo: Võ Hoàng Quân Link luận án:  Tại đây