0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c8b541ef6a5-Thực-trạng-hoạt-động-BLNHXL-hiện-nay.jpg.webp

Thực trạng hoạt động BLNHXL hiện nay

2.2.4.2 . Thực trạng hoạt động BLNHXL hiện nay

Pháp luật được ban hành là nhằm điều chỉnh các quan hệ xă hội, do đó việc hoàn thiện pháp luật không thể tách rời thực trạng xã hội. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia trên thế giới, hoạt động BLNH ngày càng đa dạng với sự ra đời nhiều loại hình bảo lãnh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Mặt khác, trong quá trình phát triển, thì hoạt động bảo lãnh của ngân hàng nói chung và hoạt động BLNHXL nói riêng cũng phát sinh nhiều tranh chấp mà pháp luật chưa giải quyết được. Các hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động BLNHXL vẫn diễn ra với mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi. Chính thực trạng hoạt động BLNHXL đang diễn ra đã tác động đến pháp luật, làm pháp luật quốc gia không ngừng điều chỉnh, hoàn thiện để giải quyết các đòi hỏi của thực tiễn.

2.2.4.3.   Luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế

Luật pháp quốc tế là một trong các nguồn của pháp luật quốc gia. Trong thực tế có nhiều trường hợp pháp luật quy định việc trực tiếp áp dụng luật pháp quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hầu hết xác trường hợp các quốc gia thường nội luật hóa các quy định của luật pháp quốc tế bằng việc ban hành hoặc sửa đổi văn bản pháp luật quốc gia cho phù hợp. Ví dụ, khi một nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì quốc gia đó phải tuân thủ các quy định của WTO trong việc mở cửa thị trường, bãi bỏ các quy định có tính chất phân biệt đối xử đối với các chủ thể nước ngoài cung cấp dịch vụ BLNH. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện của pháp luật về BLNHXL không thể không kể tới tác động của các tập quán quốc tế. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia phát triển chậm hơn, hay nói cách khác, ở những quốc gia mà hoạt động BLNH (bbao gồm hoạt động BLNHXL) phát triển là do nguồn gốc từ bên ngoài chứ không phải tự thân nền kinh tế. Những tập quán về hoạt động BLNH như Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay được Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành (URDG 758) thực sự là các chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và được áp dụng phổ biến vì tính hợp lý của nó. Do đó, để điều chỉnh một cách tốt và hợp lý nhất, pháp luật quốc gia phải công nhận các tập quán quốc tế thông qua việc cho áp dụng hoặc nội luật hóa thông qua các quy định của pháp luật.

Cos một điều cần chia sẻ khi tiếp cận các quy định về đấu thầu của một số nhà tài trợ lớn của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ACB) …. là có sự khác biệt đối với đấu thầu trong nước. Trong trường hợp này, quy định của pháp luật Việt Nam là ưu tiên áp dụng các quy định trong các hiệp định tài trợ. Tuy vậy, quy định áp dụng cho các nguồn vốn vay nêu trên không thể được coi là xu hướng chung về đấu thầu xây lắp trên thế giới. Thế nên việc lấy một số quy định trong các hiệp định tài trợ để khẳng định như một thông lệ là không phù hợp.

2.2.4.4.   Sự tương tác giữa các bộ phận pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia

Sự tương tác giữa các bộ phận pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực điều chỉnh pháp luật về hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng. Thực tế cho thấy, sự tương tác giữa các bộ phận pháp luật là không tránh khỏi vì bản thân các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh có sự đan xen, tương tác lẫn nhau và bản thân một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh hết một lĩnh vực cụ thể. Do các văn bản pháp luật cùng điểu chỉnh một lĩnh vực nên sự tương thích hay xung đột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả pháp luật. Nếu các quy định mâu thuẫn nhau, việc áp dụng cũng như giải quyết tranh chấp sẽ gặp khó khăn. Tình trạng trùng lặp các quy định cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật vì nó không đảm bảo tính nhất quán về căn cứ pháp lý. Ngược lại, nếu các văn bản pháp luật hỗ trợ cho nhau, không bị mâu thuẫn hoặc trùng lặp thì hệ thống các quy định pháp luật sẽ minh bạch, thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật dễ dàng và hiệu quả hơn.

Trong hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng ở bất kỳ quốc gia nào, các quy định pháp luật của các bộ phận pháp luật về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài chính ngân hàng… có ảnh hưởng qua lại và tác động đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật về hoạt động này trong thực tế.

2.2.4.5.  Khả năng áp dụng pháp luật của các chủ thể trong xã hội

Khả năng áp dụng pháp luật của các chủ thể trong một lĩnh vực pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả pháp luật trên thực tế. Ngược lại, để pháp luật phù hợp với thực tiễn thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành pháp luật phải đánh giá được khả năng áp dụng pháp luật của chủ thể liên quan.

Khả năng áp dụng pháp luật phụ thuộc vào hai nguyên nhân cơ bản là nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể. Nếu các chủ thể nhận thức đúng mà cụ thể là hiểu biết và vận dụng đúng pháp luật thì sẽ đảm bảo hiệu quả pháp luật. Ngược lại, nếu các chủ thể cố ý áp dụng sai hoặc không thực hiện đúng quy định của pháp luật sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của pháp luật trong thực tế. Như vây, khả năng áp dụng pháp luật của chủ thể tác động đến pháp luật hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng ở các khía cạnh : (i) Nhận thức pháp luật của chủ thể tham gia giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện pháp luật hoạt động BLNHXL. Đối với những quốc gia có kinh tế phát triển, hầu hết bên dân và doanh nghiệp đã hiểu biết về hoạt động cũng như pháp luật hoạt động BLNHXL nên việc áp dụng luật được thuận lợi và ít tranh chấp hơn. Ngược lại, đối với các nền kinh tế còn chậm phát triển, nhận thức pháp luật của bên dân và doanh nghiệp chưa cao nên dễ dẫn đến những hành vi vi phạm cũng như tranh chấp trong hoạt động BLNHXL; (ii) Khả năng kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả pháp luật. Nếu hệ thống giám sát và xử lý vi phạm này được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được các vi phạm pháp luật trong hoạt động BLNHXL , bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và ngược lại; (iii) Việc bảo vệ pháp luật của các cơ quan tài phán. Hầu hết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL được thực hiện thông qua tòa án nên khả năng xét xử của tòa án là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo đảm thực hiện pháp luật. Nếu các vụ án được giải quyết đúng bản chất sự việc, áp dụng đúng quy định pháp luật thì sẽ bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các bên tranh chấp, đảm bảo hiệu quả pháp luật, đồng thời là biện pháp phổ biến pháp luật hiệu quả. Ngược lại, các quyết định giải quyết không chính xác của tòa án sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động này.

Theo: Võ Hoàng Quân 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
360 ngày trước
Thực trạng hoạt động BLNHXL hiện nay
2.2.4.2 . Thực trạng hoạt động BLNHXL hiện nayPháp luật được ban hành là nhằm điều chỉnh các quan hệ xă hội, do đó việc hoàn thiện pháp luật không thể tách rời thực trạng xã hội. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia trên thế giới, hoạt động BLNH ngày càng đa dạng với sự ra đời nhiều loại hình bảo lãnh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Mặt khác, trong quá trình phát triển, thì hoạt động bảo lãnh của ngân hàng nói chung và hoạt động BLNHXL nói riêng cũng phát sinh nhiều tranh chấp mà pháp luật chưa giải quyết được. Các hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động BLNHXL vẫn diễn ra với mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi. Chính thực trạng hoạt động BLNHXL đang diễn ra đã tác động đến pháp luật, làm pháp luật quốc gia không ngừng điều chỉnh, hoàn thiện để giải quyết các đòi hỏi của thực tiễn.2.2.4.3.   Luật pháp quốc tế và tập quán quốc tếLuật pháp quốc tế là một trong các nguồn của pháp luật quốc gia. Trong thực tế có nhiều trường hợp pháp luật quy định việc trực tiếp áp dụng luật pháp quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hầu hết xác trường hợp các quốc gia thường nội luật hóa các quy định của luật pháp quốc tế bằng việc ban hành hoặc sửa đổi văn bản pháp luật quốc gia cho phù hợp. Ví dụ, khi một nước gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì quốc gia đó phải tuân thủ các quy định của WTO trong việc mở cửa thị trường, bãi bỏ các quy định có tính chất phân biệt đối xử đối với các chủ thể nước ngoài cung cấp dịch vụ BLNH. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện của pháp luật về BLNHXL không thể không kể tới tác động của các tập quán quốc tế. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia phát triển chậm hơn, hay nói cách khác, ở những quốc gia mà hoạt động BLNH (bbao gồm hoạt động BLNHXL) phát triển là do nguồn gốc từ bên ngoài chứ không phải tự thân nền kinh tế. Những tập quán về hoạt động BLNH như Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay được Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành (URDG 758) thực sự là các chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và được áp dụng phổ biến vì tính hợp lý của nó. Do đó, để điều chỉnh một cách tốt và hợp lý nhất, pháp luật quốc gia phải công nhận các tập quán quốc tế thông qua việc cho áp dụng hoặc nội luật hóa thông qua các quy định của pháp luật.Cos một điều cần chia sẻ khi tiếp cận các quy định về đấu thầu của một số nhà tài trợ lớn của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ACB) …. là có sự khác biệt đối với đấu thầu trong nước. Trong trường hợp này, quy định của pháp luật Việt Nam là ưu tiên áp dụng các quy định trong các hiệp định tài trợ. Tuy vậy, quy định áp dụng cho các nguồn vốn vay nêu trên không thể được coi là xu hướng chung về đấu thầu xây lắp trên thế giới. Thế nên việc lấy một số quy định trong các hiệp định tài trợ để khẳng định như một thông lệ là không phù hợp.2.2.4.4.   Sự tương tác giữa các bộ phận pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc giaSự tương tác giữa các bộ phận pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực điều chỉnh pháp luật về hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng. Thực tế cho thấy, sự tương tác giữa các bộ phận pháp luật là không tránh khỏi vì bản thân các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh có sự đan xen, tương tác lẫn nhau và bản thân một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh hết một lĩnh vực cụ thể. Do các văn bản pháp luật cùng điểu chỉnh một lĩnh vực nên sự tương thích hay xung đột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả pháp luật. Nếu các quy định mâu thuẫn nhau, việc áp dụng cũng như giải quyết tranh chấp sẽ gặp khó khăn. Tình trạng trùng lặp các quy định cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật vì nó không đảm bảo tính nhất quán về căn cứ pháp lý. Ngược lại, nếu các văn bản pháp luật hỗ trợ cho nhau, không bị mâu thuẫn hoặc trùng lặp thì hệ thống các quy định pháp luật sẽ minh bạch, thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật dễ dàng và hiệu quả hơn.Trong hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng ở bất kỳ quốc gia nào, các quy định pháp luật của các bộ phận pháp luật về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài chính ngân hàng… có ảnh hưởng qua lại và tác động đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật về hoạt động này trong thực tế.2.2.4.5.  Khả năng áp dụng pháp luật của các chủ thể trong xã hộiKhả năng áp dụng pháp luật của các chủ thể trong một lĩnh vực pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả pháp luật trên thực tế. Ngược lại, để pháp luật phù hợp với thực tiễn thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành pháp luật phải đánh giá được khả năng áp dụng pháp luật của chủ thể liên quan.Khả năng áp dụng pháp luật phụ thuộc vào hai nguyên nhân cơ bản là nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể. Nếu các chủ thể nhận thức đúng mà cụ thể là hiểu biết và vận dụng đúng pháp luật thì sẽ đảm bảo hiệu quả pháp luật. Ngược lại, nếu các chủ thể cố ý áp dụng sai hoặc không thực hiện đúng quy định của pháp luật sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của pháp luật trong thực tế. Như vây, khả năng áp dụng pháp luật của chủ thể tác động đến pháp luật hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng ở các khía cạnh : (i) Nhận thức pháp luật của chủ thể tham gia giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện pháp luật hoạt động BLNHXL. Đối với những quốc gia có kinh tế phát triển, hầu hết bên dân và doanh nghiệp đã hiểu biết về hoạt động cũng như pháp luật hoạt động BLNHXL nên việc áp dụng luật được thuận lợi và ít tranh chấp hơn. Ngược lại, đối với các nền kinh tế còn chậm phát triển, nhận thức pháp luật của bên dân và doanh nghiệp chưa cao nên dễ dẫn đến những hành vi vi phạm cũng như tranh chấp trong hoạt động BLNHXL; (ii) Khả năng kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả pháp luật. Nếu hệ thống giám sát và xử lý vi phạm này được thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được các vi phạm pháp luật trong hoạt động BLNHXL , bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và ngược lại; (iii) Việc bảo vệ pháp luật của các cơ quan tài phán. Hầu hết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động BLNHXL được thực hiện thông qua tòa án nên khả năng xét xử của tòa án là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo đảm thực hiện pháp luật. Nếu các vụ án được giải quyết đúng bản chất sự việc, áp dụng đúng quy định pháp luật thì sẽ bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các bên tranh chấp, đảm bảo hiệu quả pháp luật, đồng thời là biện pháp phổ biến pháp luật hiệu quả. Ngược lại, các quyết định giải quyết không chính xác của tòa án sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động này.Theo: Võ Hoàng Quân Link luận án:  Tại đây