0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c8b6f3ec2b0-Thực-trạng-các-quy-định-pháp-luật-về-bảo-lãnh-của-ngân-hàng-thương-mại-.jpg.webp

Thực trạng các quy định pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp ở Việt Nam

3.1 Thực trạng các quy định pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp ở Việt Nam

3.1.1. Khái quát khung pháp luật về bảo lãnh ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp ở Việt Nam

Trong thời gian qua khung pháp lý về hoạt động BLNH (trong đó bao gồm BLNHXL) đã từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu đặt ra khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Từ năm 2010, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng tiếp tục có nhiều sự thay đổi với việc Nhà nước ban hành Luật NHNN năm 2010 (thay thế Luật NHNN năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật NHNN năm 2003), Luật các TCTD năm 2010 (thay thế Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD năm 2004). Do đó, một số quy định tại Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về quy chế BLNH đã không còn phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và để bảo đảm phù hợp với quy định tại hai đạo luật ngân hàng mới (Luật NHNN năm 2010 và Luật Các TCTD năm 2010) ngày 25/06/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, thay thế cho Thông tư số 28/2012/TT-NHNN, một số văn bản pháp lý khác cũng quy định về hoạt động bảo lãnh như Thông tư số 37/2013/TT-NHNN quy định về thu hồi nợ bảo lãnh của bên không cư trú… Có thể nói, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, khung pháp luật điều chỉnh về hoạt động BLNHXL bao gồm các văn bản pháp luật chủ yếu sau đây:

-  Bộ luật Dân sự năm 2015;

-  Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010;

-  Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010;

-  Luật Đấu thầu năm 2013;

-  Nghị định 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

-  Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 quy định về BLNH.

-  Các văn bản pháp luật khác có liên quan như : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011; Luật Trọng tài thương mại năm 2010…cùng các văn bản pháp luật này đã tạo được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng.

3.1.2.   Quy định về cấp phép hoạt động bảo lãnh ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp

Tương tự pháp luật các quốc gia khác về việc đặt ra các điều kiện đối với chủ thể thực hiện hoạt động BLNHXL, để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động BLNH nói riêng, các TCTD ở Việt Nam chỉ được thực hiện nghiệp vụ BLNH (trong đó bao gồm BLNHXL) khi thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng (điều kiện này thường được ghi rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp cho TCTD), (ii) Có đăng ký kinh doanh nghiệp vụ BLNH (trong đó bao gồm BLNHXL) và nghiệp vụ này phải được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp [10,trg.199].

Luật Đấu thầu quy định đơn vị cấp BLNHXL phải là “tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam” (Khoản 1, Điều 4). Theo quy định chung của pháp luật, một NHTM sau khi đăng ký kinh doanh sẽ có tư cách pháp nhân và do đó được xem là có đủ năng lực hành vi để tham gia một cách độc lập vào các quan hệ pháp luật, thông qua hành vi của bên đại diện hợp pháp của NHTM. Bên đại diện hợp pháp bao gồm bên đại diện theo pháp luật và bên đại diện theo ủy quyền. Bên đại diện theo pháp luật có thể là Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bên đại diện theo ủy quyền là bên được bên đại diện theo pháp luật ủy quyền hợp lệ. Nghị định 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014 yêu cầu BLNHXL có “giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của TCTD hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật VN ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của HSMT” (Khoản 2, Điều 18).

Theo: Võ Hoàng Quân 

Link luận án:  Tại đây

 

 

avatar
Dang thu quynh
360 ngày trước
Thực trạng các quy định pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp ở Việt Nam
3.1 Thực trạng các quy định pháp luật về bảo lãnh của ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp ở Việt Nam3.1.1. Khái quát khung pháp luật về bảo lãnh ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp ở Việt NamTrong thời gian qua khung pháp lý về hoạt động BLNH (trong đó bao gồm BLNHXL) đã từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu đặt ra khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Từ năm 2010, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng tiếp tục có nhiều sự thay đổi với việc Nhà nước ban hành Luật NHNN năm 2010 (thay thế Luật NHNN năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật NHNN năm 2003), Luật các TCTD năm 2010 (thay thế Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD năm 2004). Do đó, một số quy định tại Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về quy chế BLNH đã không còn phù hợp với các quy định có liên quan của pháp luật. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và để bảo đảm phù hợp với quy định tại hai đạo luật ngân hàng mới (Luật NHNN năm 2010 và Luật Các TCTD năm 2010) ngày 25/06/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, thay thế cho Thông tư số 28/2012/TT-NHNN, một số văn bản pháp lý khác cũng quy định về hoạt động bảo lãnh như Thông tư số 37/2013/TT-NHNN quy định về thu hồi nợ bảo lãnh của bên không cư trú… Có thể nói, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, khung pháp luật điều chỉnh về hoạt động BLNHXL bao gồm các văn bản pháp luật chủ yếu sau đây:-  Bộ luật Dân sự năm 2015;-  Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010;-  Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010;-  Luật Đấu thầu năm 2013;-  Nghị định 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.-  Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 quy định về BLNH.-  Các văn bản pháp luật khác có liên quan như : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011; Luật Trọng tài thương mại năm 2010…cùng các văn bản pháp luật này đã tạo được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động BLNH nói chung và BLNHXL nói riêng.3.1.2.   Quy định về cấp phép hoạt động bảo lãnh ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắpTương tự pháp luật các quốc gia khác về việc đặt ra các điều kiện đối với chủ thể thực hiện hoạt động BLNHXL, để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động BLNH nói riêng, các TCTD ở Việt Nam chỉ được thực hiện nghiệp vụ BLNH (trong đó bao gồm BLNHXL) khi thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng (điều kiện này thường được ghi rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động do NHNN cấp cho TCTD), (ii) Có đăng ký kinh doanh nghiệp vụ BLNH (trong đó bao gồm BLNHXL) và nghiệp vụ này phải được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp [10,trg.199].Luật Đấu thầu quy định đơn vị cấp BLNHXL phải là “tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam” (Khoản 1, Điều 4). Theo quy định chung của pháp luật, một NHTM sau khi đăng ký kinh doanh sẽ có tư cách pháp nhân và do đó được xem là có đủ năng lực hành vi để tham gia một cách độc lập vào các quan hệ pháp luật, thông qua hành vi của bên đại diện hợp pháp của NHTM. Bên đại diện hợp pháp bao gồm bên đại diện theo pháp luật và bên đại diện theo ủy quyền. Bên đại diện theo pháp luật có thể là Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bên đại diện theo ủy quyền là bên được bên đại diện theo pháp luật ủy quyền hợp lệ. Nghị định 63/2014/NĐ – CP ngày 26/6/2014 yêu cầu BLNHXL có “giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của TCTD hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật VN ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của HSMT” (Khoản 2, Điều 18).Theo: Võ Hoàng Quân Link luận án:  Tại đây