0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c8c47eb39c8-Quản-lý-nhà-nước-đối-với-hoạt-động-cấp-BLNHXL-theo-pháp-luật-Việt-Nam--1-.jpg.webp

Quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp BLNHXL theo pháp luật Việt Nam

3.1.7.   Quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp BLNHXL theo pháp luật Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, được giao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Bộ Kế hoạch Đầu tư là cơ quan được giao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động BLNHXL bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 

Một là, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền, các quy định hướng dẫn NHTM trong quá trình thực hiện hoạt động BLNH (trong đó có BLNHXL); các quy định yêu cầu ngân hàng thương mại phải nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng thương mại; tránh gây ảnh hưởng tới quá trình đấu thầu xây lắp. Bên cạnh việc đặt ra các quy định trực tiếp về những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng, pháp luật quy định NHTM phải tự ban hành các quy định nội bộ về quy trình bảo lãnh, về quản trị rủi ro trong hoạt động BLNHXL (hoạt động có liên quan tới số tiền lớn, phức tạp về văn bản hướng dẫn), coi đây là một trong những điều kiện quan trọng để NHTM có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy pháp luật không có quy định cụ thể về quản trị rủi ro, nhưng thực tiễn quản trị rủi ro tại các NHTM rất đa dạng. Hầu hết các NHTM đều nhìn nhận rằng việc quản trị rủi ro là vấn đề then chốt để bảo đảm sự phát triển an toàn và ổn định của hệ thống. Do đó, trong thực tiễn hoạt động, các NHTM thường xuyên rà soát, áp dụng các chuẩn mực về quản trị rủi ro. Trong số các nguyên tắc nòng cốt của Basel về giảm sut ngân hàng hiệu quả, nguyên tắc số 15 về quy trình quản lý rủi ro nêu rõ: “Cơ quan giám sát xác định rằng các ngân hàng có quy trình quản lý rủi ro hiệu quả ( bao gồm giám sát hiệu quả của Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nhằm xác định, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hay giảm nhẹ tất cả các rủi ro quan trọng một các kịp thời” [18]. Như vậy, một mặt để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, mặt khác xuất phát từ nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo hướng hiện đại, các NHTM đang từng bước hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro phù hợp với cơ cấu tổ chức của mình. Đây chỉ là một dịch vụ sinh lời của NHTM nhưng mỗi khi nảy sinh vấn đề thì đều có ảnh hưởng nặng nề tới quá trình đấu thầu nói riêng và hoạt đậu đầu tư xây dựng cơ bản nói chung.

Hai là, cấp, thu hồi giấy phép về hoạt động BLNH (trong đó có hoạt động BLNHXL). Để hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động BLNH (trong đó có hoạt động BLNHXL), NHNN thực hiện việc cấp và thu hồi giấy phép hoạt động BLNH. Chỉ các ngân hàng (trong phạm vi nghiên cứu của luận án là NHTM) đáp ứng đủ các điều kiện nhất định mới được cấp phép hoạt động.

Ba là, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động BLNH nói chung và hoạt động BLNHXL nói riêng. Do đặc thù riêng phức tạp, liên quan tới những khoản kinh phí lớn, hoạt động BLNHXL tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó NHNN cần xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động này khá chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Theo quy định pháp luật, thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát trực tiếp hoạt động BLNH (trong đó có hoạt động BLNHXL) của NHTM bao gồm Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN và các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ quan này thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát NHTM thông qua các hình thức là giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ.

Theo quy định pháp luật về đấu thầu, thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát trực tiếp hoạt động đấu thầu (trong đó có hoạt động BLNHXL) bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư và UBND các cấp (Điều 81, 82, 83 và 84, Luật Đấu thầu năm 2013). Các cơ quan này thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đấu thầu thông qua các hình thức là giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ.

Hoạt động giám sát từ xa là công cụ pháp lý quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro đối với các NHTM. Kết quả của hoạt động giám sát từ xa là căn cứ để cơ quan nhà nước đưa ra những cảnh báo sớm đối với NHTM thực hiện BLNHXL. Để bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước, pháp luật quy định các NHTM phải báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh định kì hoặc đột xuất. Thực tiễn cho thấy, hoạt động giám sát từ xa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, góp phần bảo đảm sự an toàn, duy trì sự phát triển bình thường của hệ thống ngân hàng. Nhờ có hoạt động giám sát từ xa, các cơ quan nhà nước có khả năng phát hiện những yếu kém, hạn chế và quản lý những rủi ro trong hoạt động đấu thầu của nhà thầu, bên mời thầu và hoạt động BLNHXL của các ngân hàng thương mại. Hoạt động kiểm tra, thanh tra tại chỗ của cơ quan nhà nước được coi trọng đặc biệt. Bởi vì, thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra tại chỗ là điều kiện để cơ quan nhà nước có được những đánh giá đầy đủ, sát với thực trạng đấu thầu và hoạt động BLNHXL của NHTM. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước giám sát, kiểm tra, thanh tra gián tiếp hoạt động BLNHXL thông qua việc kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai đầu tư các dự án xây dựng

Hoạt động kiểm tra, thanh tra tập trung vào hai nội dung cơ bản: (i) Kiểm tra, thanh tra các NHTM về việc chấp hành các qui định pháp luật về hoạt động BLNHXL trong hoạt động đấu thầu, việc thực hiện các qui định pháp luật về bảo đảm sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, thực hiện những mục tiêu đặt ra; (ii) Kiểm tra việc chấp hành các qui định pháp luật về hoạt động đấu thầu.

Qua thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, cơ quan nhà nước có thể đánh giá được những qui định bất cập của pháp luật về hoạt động này, những khó khăn trong việc thực hiện.

Theo: Võ Hoàng Quân 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
290 ngày trước
Quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp BLNHXL theo pháp luật Việt Nam
3.1.7.   Quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp BLNHXL theo pháp luật Việt NamNgân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, được giao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Bộ Kế hoạch Đầu tư là cơ quan được giao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động BLNHXL bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền, các quy định hướng dẫn NHTM trong quá trình thực hiện hoạt động BLNH (trong đó có BLNHXL); các quy định yêu cầu ngân hàng thương mại phải nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng thương mại; tránh gây ảnh hưởng tới quá trình đấu thầu xây lắp. Bên cạnh việc đặt ra các quy định trực tiếp về những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng, pháp luật quy định NHTM phải tự ban hành các quy định nội bộ về quy trình bảo lãnh, về quản trị rủi ro trong hoạt động BLNHXL (hoạt động có liên quan tới số tiền lớn, phức tạp về văn bản hướng dẫn), coi đây là một trong những điều kiện quan trọng để NHTM có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy pháp luật không có quy định cụ thể về quản trị rủi ro, nhưng thực tiễn quản trị rủi ro tại các NHTM rất đa dạng. Hầu hết các NHTM đều nhìn nhận rằng việc quản trị rủi ro là vấn đề then chốt để bảo đảm sự phát triển an toàn và ổn định của hệ thống. Do đó, trong thực tiễn hoạt động, các NHTM thường xuyên rà soát, áp dụng các chuẩn mực về quản trị rủi ro. Trong số các nguyên tắc nòng cốt của Basel về giảm sut ngân hàng hiệu quả, nguyên tắc số 15 về quy trình quản lý rủi ro nêu rõ: “Cơ quan giám sát xác định rằng các ngân hàng có quy trình quản lý rủi ro hiệu quả ( bao gồm giám sát hiệu quả của Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nhằm xác định, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hay giảm nhẹ tất cả các rủi ro quan trọng một các kịp thời” [18]. Như vậy, một mặt để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, mặt khác xuất phát từ nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo hướng hiện đại, các NHTM đang từng bước hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro phù hợp với cơ cấu tổ chức của mình. Đây chỉ là một dịch vụ sinh lời của NHTM nhưng mỗi khi nảy sinh vấn đề thì đều có ảnh hưởng nặng nề tới quá trình đấu thầu nói riêng và hoạt đậu đầu tư xây dựng cơ bản nói chung.Hai là, cấp, thu hồi giấy phép về hoạt động BLNH (trong đó có hoạt động BLNHXL). Để hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động BLNH (trong đó có hoạt động BLNHXL), NHNN thực hiện việc cấp và thu hồi giấy phép hoạt động BLNH. Chỉ các ngân hàng (trong phạm vi nghiên cứu của luận án là NHTM) đáp ứng đủ các điều kiện nhất định mới được cấp phép hoạt động.Ba là, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động BLNH nói chung và hoạt động BLNHXL nói riêng. Do đặc thù riêng phức tạp, liên quan tới những khoản kinh phí lớn, hoạt động BLNHXL tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó NHNN cần xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động này khá chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Theo quy định pháp luật, thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát trực tiếp hoạt động BLNH (trong đó có hoạt động BLNHXL) của NHTM bao gồm Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN và các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ quan này thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát NHTM thông qua các hình thức là giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ.Theo quy định pháp luật về đấu thầu, thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát trực tiếp hoạt động đấu thầu (trong đó có hoạt động BLNHXL) bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư và UBND các cấp (Điều 81, 82, 83 và 84, Luật Đấu thầu năm 2013). Các cơ quan này thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đấu thầu thông qua các hình thức là giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ.Hoạt động giám sát từ xa là công cụ pháp lý quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro đối với các NHTM. Kết quả của hoạt động giám sát từ xa là căn cứ để cơ quan nhà nước đưa ra những cảnh báo sớm đối với NHTM thực hiện BLNHXL. Để bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát của cơ quan nhà nước, pháp luật quy định các NHTM phải báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh định kì hoặc đột xuất. Thực tiễn cho thấy, hoạt động giám sát từ xa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, góp phần bảo đảm sự an toàn, duy trì sự phát triển bình thường của hệ thống ngân hàng. Nhờ có hoạt động giám sát từ xa, các cơ quan nhà nước có khả năng phát hiện những yếu kém, hạn chế và quản lý những rủi ro trong hoạt động đấu thầu của nhà thầu, bên mời thầu và hoạt động BLNHXL của các ngân hàng thương mại. Hoạt động kiểm tra, thanh tra tại chỗ của cơ quan nhà nước được coi trọng đặc biệt. Bởi vì, thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra tại chỗ là điều kiện để cơ quan nhà nước có được những đánh giá đầy đủ, sát với thực trạng đấu thầu và hoạt động BLNHXL của NHTM. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước giám sát, kiểm tra, thanh tra gián tiếp hoạt động BLNHXL thông qua việc kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai đầu tư các dự án xây dựngHoạt động kiểm tra, thanh tra tập trung vào hai nội dung cơ bản: (i) Kiểm tra, thanh tra các NHTM về việc chấp hành các qui định pháp luật về hoạt động BLNHXL trong hoạt động đấu thầu, việc thực hiện các qui định pháp luật về bảo đảm sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, thực hiện những mục tiêu đặt ra; (ii) Kiểm tra việc chấp hành các qui định pháp luật về hoạt động đấu thầu.Qua thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, cơ quan nhà nước có thể đánh giá được những qui định bất cập của pháp luật về hoạt động này, những khó khăn trong việc thực hiện.Theo: Võ Hoàng Quân Link luận án:  Tại đây