0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c8d4aa85822-CƠ-SỞ-LÝ-LUẬN-CỦA-CHẾ-ĐỘ-BẢO-HIỂM-THẤT-NGHIỆP-TRONG-NỀN-KINH-TẾ-THỊ-TRƯỜNG-.jpg.webp

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP

1.1.1 Vấn đề lao động việc làm trong nền kinh tế thị trường

1.1.1.1 Thị trường sức lao động

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương này được hoàn thiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, và IX. Đồng thời Đảng cũng chủ trương: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản chất văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” [45, tr. 72]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [47,tr. 86]. Đây là mô hình kinh tế vừa kế thừa những thành tựu của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, vừa tiếp thu những kinh nghiệm và xu thế phát triển của kinh tế thị trường. Mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là giải phóng lực lượng sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Nền kinh tế thị trường có tính định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam lựa chọn là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.

Như vậy, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và theo đó các thành phần kinh tế cùng bình đẳng trước pháp luật. Sự phát triển kinh tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích của người sản xuất kinh doanh, người lao động, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Thực hiện chủ trương đó cũng có nghĩa là thừa nhận trong xã hội tồn tại nhiều loại hình thị trường, tạo khả năng phát triển năng động cho các hoạt động kinh tế như: thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường lao động…

Thị trường sức lao động hay còn có lúc được gọi tắt là thị trường lao động, là bộ phận tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nói đến thị trường sức lao động là nói đến việc cung và cầu “hàng hoá sức lao động”, là nơi diễn ra hoạt động trao đổi giữa hai bên: người lao động làm thuê cần bán sức lao động và người sử dụng lao động. Thị trường sức lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác [26, tr. 11]. Như vậy, thị trường sức lao động là một không gian của sự trao đổi tiến tới thoả thuận giữa người sở hữu sức lao động và người cần có sức lao động để sử dụng. Kết quả của quá trình trao đổi, thoả thuận đó là tiền công được xác lập cùng với điều kiện, nghĩa vụ lao động cho một công việc cụ thể. Đó chính là sự mua và bán sức lao động giữa hai chủ thể người lao động (người bán) và người sử dụng lao động (người mua). Khác với thị trường hàng hoá thông thường, thị trường sức lao động là nơi trao đổi, mua bán sức lao động của người lao động. Nó không thể tách khỏi người bán nên người lao động phải bán chính khả năng lao động, “công năng và trí năng” của mình để duy trì cuộc sống. C. Mác đã chỉ ra rằng: “lao động chỉ xuất hiện sau khi tiến hành mua, bán sức lao động trên thị trường thông qua hợp đồng mua, bán sức lao động. Do đó, cái mà người lao động bán cho người sử dụng lao động là sức lao động chứ không phải là lao động. Người công nhân không bán cái gì mà anh ta không có” [35, tr. 255-256]. Như vậy, muốn có thị trường sức lao động thì sức lao động phải được coi là hàng hoá. Khi phân tích quá trình phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã nêu ra hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá [36, tr. 251-252], đó là:

- Người lao động phải được tự do về thân thể, sức lao động thuộc về sở hữu của người lao động, họ có đủ tư cách pháp lý ký hợp đồng bán sức lao động của mình.

- Người lao động không có tư liệu sản xuất hay vốn. Do đó, muốn tồn tại phải bán sức lao động.

Hai điều kiện trên đây xuất hiện ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, trong nền kinh tế cạnh tranh tự do. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển lên cao thì điều kiện thứ hai có những thay đổi nhất định. Như vậy, không phải chỉ những người mất hết tư liệu sản xuất hoặc hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mới bán sức lao động của mình. Sự phát triển của nền kinh tế với năng suất, kết quả lao động ngày càng cao, người lao động có tài sản và trở thành chủ sở hữu nhỏ. Họ có ba khả năng để lựa chọn: tự mình sản xuất kinh doanh theo qui mô nhỏ; đi làm thuê (bán sức lao động) hoặc vừa là cổ đông, sở hữu một phần nhỏ các công ty vừa là người làm thuê. Trong điều kiện của nền sản xuất nhỏ sự lựa chọn thứ nhất có khả năng mang lại hiệu quả vì sản xuất xã hội chưa phát triển, kinh tế thị trường chưa ổn định thì kinh doanh theo qui mô nhỏ được chấp nhận. Trong trường hợp không biết kinh doanh, kinh doanh không có lợi bằng đi làm thuê hoặc trong điều kiện sản xuất lớn, qui luật lợi ích không cho phép người lao động tiến hành sản xuất kinh doanh bằng số tài sản ít ỏi của mình thì họ sẽ lựa chọn khả năng thứ hai hoặc thứ ba để có thu nhập cao hơn.

Như vậy, muốn hình thành thị trường sức lao động thì điều kiện đầu tiên là sức lao động phải trở thành hàng hoá. Nền kinh tế thị trường không đồng nghĩa với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, do vậy phạm trù hàng hoá sức lao động không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản. Hàng hoá sức lao động ra đời báo hiệu một giai đoạn phát triển mới của xã hội. Một khi đã thừa nhận tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải thừa nhận tự do mua bán sức lao động, thừa nhận phạm trù sở hữu sức lao động, và do đó buộc phải thừa nhận phạm trù lao động làm thuê. Tuy nhiên, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt. Tính đặc biệt của hàng hoá sức lao động thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, hàng hoá sức lao động không thể tách rời khỏi người lao động. Chính vì vậy, người lao động phải tham gia tích cực và chủ động trong quá trình khai thác, sử dụng sức lao động của mình, để tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với số lượng, chất lượng ngày càng tốt hơn. Họ có quyền thoả thuận về giá cả, về điều kiện trao đổi đã kết thúc, bên mua có quyền sử dụng sức lao động của người lao động trong phạm vi đã được thoả thuận chứ không có quyền sở hữu sức lao động này. Điều này có thể hiểu: người lao động bán sức lao động của mình trong một thời gian, có thể lâu dài nhưng không bao giờ người lao động bán bản thân mình một cách vĩnh viễn như chủ bán nô lệ ngày xưa.

Thứ hai, sức lao động là một loại hàng hoá mà khi sử dụng bao giờ cũng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của nó. Về vấn đề này, C.Mác đã chỉ rõ: “sức lao động là một hàng hoá như tất cả mọi hàng hoá khác, tuy nhiên nó vẫn là một thứ hàng hoá hoàn toàn đặc biệt” [36, tr. 15-16]. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sức lao động có thể dao động xung quanh giá trị của nó, tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động. Sức lao động là một yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất nhưng không giống với tư liệu sản xuất ở chỗ: nó đưa các yếu tố khác của sản xuất vào hoạt động, cải biến hình thức, tính chất cơ lý hoá của đối tượng lao động và biến chúng thành sản phẩm. Người tiêu dùng sức lao động sau khi bán sản phẩm, trừ mọi chi phí bỏ ra còn lại một khoản dư là lợi nhuận. Lợi nhuận này rõ ràng là do sức lao động tạo ra, bởi các công cụ lao động và các nguyên vật liệu không thể tự kết hợp với nhau. Như vậy, sức lao động là tổng hợp thể lực, trí lực và khả năng vận dụng chúng trong quá trình lao động. Nó tồn tại trong cơ thể sống của con người nhưng không đồng nhất với con người về nhiều mặt: chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật…

Nếu đối với hàng hoá thông thường, giá trị và giá trị sử dụng sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng, thì đối với hàng hoá sức lao động, giá trị và giá trị sử dụng sẽ ngày càng cao cùng với quá trình sử dụng. Người lao động càng làm việc lâu, thì trình độ lành nghề của họ ngày càng tăng, sản phẩm do họ làm ra vì thế sẽ càng nhiều và chất lượng càng tốt lên. Thêm nữa, sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị của chính bản thân nó [26, tr. 16].

Thứ ba, cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động đều có giá trị và có giá trị sử dụng. Trước hết, nói về giá trị hàng hoá sức lao động. Người ta đo giá trị ấy bằng: thời gian lao động cần thiết; giá trị tư liệu sinh hoạt duy trì đời sống của bản thân người lao động và gia đình, chi tiêu cần thiết cho tái sản xuất mở rộng sức lao động của bản thân người lao động. C. Mác coi đây là chi phí để duy trì vĩnh viễn sức lao động trên thị trường: “Những người sở hữu lao động đều có thể chết đi. Muốn luôn luôn có những người lao động trên thị trường như sự chuyển hoá không ngừng của tư bản, thì phải làm cho họ sống vĩnh viễn như mỗi cá nhân sống vĩnh viễn bằng cách sinh con đẻ cái” [37, tr. 238]. Trong lúc làm việc, người lao động phải tiêu hao sức lực và thần kinh. Để khôi phục lại những hao phí đó con người phải được ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết: “Nếu người sở hữu sức lao động đã lao động ngày hôm nay càng nhiều thì chi phí tiêu dùng để sản sinh, bù đắp lại sức lao động càng lớn và do đó giá trị sức lao động càng cao thì anh ta phải có thể lại bắt đầu lao động ngày mai trong những điều kiện cường tráng như cũ. Vậy, tổng số tư liệu sinh hoạt phải đủ để giữ anh ta ở trạng thái sinh hoạt bình thường” [37, tr. 238]. Qua đó, chúng ta thấy tiêu hao lao động càng nhiều thì chi phí tiêu dùng để sản sinh, bù đắp lại sức lao động càng lớn, và như vậy, giá trị sức lao động càng cao. Mặt khác, sức lao động là năng lực hoạt động của con người bao gồm cả thể lực và trí lực. Vì vậy, sản xuất sức lao động không chỉ khôi phục lại sức lao động đã hao phí mà tạo cho con người có khả năng hiểu biết nhất định cả về văn hoá và chuyên môn. C. Mác đã đánh giá quá trình đó như sau: “Để cho sức lao động phát triển theo hướng nhất định phải có sự giáo dục nào đó mà chính sự giáo dục này lại tồn tại một lượng hàng hoá ngang giá” [37, tr. 240].

Như vậy, giá trị sức lao động bao gồm: giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất; giá trị của những chi phí cần thiết cho việc học hành; tích luỹ kiến thức phổ thông, xã hội và chuyên môn. Ngoài ra, những chi phí này còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ văn minh đạt được. Giá trị sức lao động không phải là yếu tố cố định, nó thay đổi giữa các nước, các vùng…Nhưng không phải bao giờ giá trị sức lao động cũng được mua và bán theo đúng bản thân nó. Cũng như giá trị của mọi hàng hoá khác, giá trị sức lao động thường dao động xung quanh giá trị thật của nó, lúc cao hơn, lúc thấp hơn tuỳ theo tình hình cung và cầu lao động [116, tr. 16].

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện rõ trong quá trình người sử dụng lao động (người mua) sử dụng sức lao động của người lao động (người bán). Do đó, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động biểu hiện ở chỗ nó được sử dụng như một yếu tố của quá trình sản xuất khi tiêu dùng sức lao động.

Do vậy, thị trường sức lao động là toàn bộ những quan hệ kinh tế, pháp lý hình thành trong lĩnh vực mua bán thứ hàng hoá đặc biệt, đó là: sức lao động, giữa các bên người lao động và người sử dụng lao động. Các quan hệ kinh tế này muốn thực hiện được phải thông qua cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là sự tác động tổng hợp của các nhân tố, quan hệ, môi trường động lực và qui luật, thông qua đó, thị trường có thể tự vận động, tự điều chỉnh được. Nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Thị trường sức lao động là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường. Đó là biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia là người sử dụng lao động, nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi với mức thù lao tương ứng. Khi thị trường hàng hoá sức lao động đã tồn tại như một hiện thực khách quan thì việc hoàn thiện và điều tiết nó, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là một đòi hỏi bắt buộc. Hơn thế nữa, sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, liên quan tới sinh mệnh cuộc sống hàng triệu con người và gia đình, vì vậy việc xây dựng một hệ thống các chính sách và pháp luật để điều tiết có hiệu quả thị trường này có ý nghĩa chính trị - xã hội rất to lớn.

Theo: Lê Thị Hoài Thu 

Link luận án: Tại đây

avatar
Dang thu quynh
480 ngày trước
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP1.1.1 Vấn đề lao động việc làm trong nền kinh tế thị trường1.1.1.1 Thị trường sức lao độngTừ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương này được hoàn thiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, và IX. Đồng thời Đảng cũng chủ trương: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản chất văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” [45, tr. 72]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [47,tr. 86]. Đây là mô hình kinh tế vừa kế thừa những thành tựu của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, vừa tiếp thu những kinh nghiệm và xu thế phát triển của kinh tế thị trường. Mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là giải phóng lực lượng sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Nền kinh tế thị trường có tính định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam lựa chọn là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.Như vậy, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và theo đó các thành phần kinh tế cùng bình đẳng trước pháp luật. Sự phát triển kinh tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích của người sản xuất kinh doanh, người lao động, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Thực hiện chủ trương đó cũng có nghĩa là thừa nhận trong xã hội tồn tại nhiều loại hình thị trường, tạo khả năng phát triển năng động cho các hoạt động kinh tế như: thị trường hàng hoá, thị trường tài chính, thị trường lao động…Thị trường sức lao động hay còn có lúc được gọi tắt là thị trường lao động, là bộ phận tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nói đến thị trường sức lao động là nói đến việc cung và cầu “hàng hoá sức lao động”, là nơi diễn ra hoạt động trao đổi giữa hai bên: người lao động làm thuê cần bán sức lao động và người sử dụng lao động. Thị trường sức lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác [26, tr. 11]. Như vậy, thị trường sức lao động là một không gian của sự trao đổi tiến tới thoả thuận giữa người sở hữu sức lao động và người cần có sức lao động để sử dụng. Kết quả của quá trình trao đổi, thoả thuận đó là tiền công được xác lập cùng với điều kiện, nghĩa vụ lao động cho một công việc cụ thể. Đó chính là sự mua và bán sức lao động giữa hai chủ thể người lao động (người bán) và người sử dụng lao động (người mua). Khác với thị trường hàng hoá thông thường, thị trường sức lao động là nơi trao đổi, mua bán sức lao động của người lao động. Nó không thể tách khỏi người bán nên người lao động phải bán chính khả năng lao động, “công năng và trí năng” của mình để duy trì cuộc sống. C. Mác đã chỉ ra rằng: “lao động chỉ xuất hiện sau khi tiến hành mua, bán sức lao động trên thị trường thông qua hợp đồng mua, bán sức lao động. Do đó, cái mà người lao động bán cho người sử dụng lao động là sức lao động chứ không phải là lao động. Người công nhân không bán cái gì mà anh ta không có” [35, tr. 255-256]. Như vậy, muốn có thị trường sức lao động thì sức lao động phải được coi là hàng hoá. Khi phân tích quá trình phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã nêu ra hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá [36, tr. 251-252], đó là:- Người lao động phải được tự do về thân thể, sức lao động thuộc về sở hữu của người lao động, họ có đủ tư cách pháp lý ký hợp đồng bán sức lao động của mình.- Người lao động không có tư liệu sản xuất hay vốn. Do đó, muốn tồn tại phải bán sức lao động.Hai điều kiện trên đây xuất hiện ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, trong nền kinh tế cạnh tranh tự do. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển lên cao thì điều kiện thứ hai có những thay đổi nhất định. Như vậy, không phải chỉ những người mất hết tư liệu sản xuất hoặc hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mới bán sức lao động của mình. Sự phát triển của nền kinh tế với năng suất, kết quả lao động ngày càng cao, người lao động có tài sản và trở thành chủ sở hữu nhỏ. Họ có ba khả năng để lựa chọn: tự mình sản xuất kinh doanh theo qui mô nhỏ; đi làm thuê (bán sức lao động) hoặc vừa là cổ đông, sở hữu một phần nhỏ các công ty vừa là người làm thuê. Trong điều kiện của nền sản xuất nhỏ sự lựa chọn thứ nhất có khả năng mang lại hiệu quả vì sản xuất xã hội chưa phát triển, kinh tế thị trường chưa ổn định thì kinh doanh theo qui mô nhỏ được chấp nhận. Trong trường hợp không biết kinh doanh, kinh doanh không có lợi bằng đi làm thuê hoặc trong điều kiện sản xuất lớn, qui luật lợi ích không cho phép người lao động tiến hành sản xuất kinh doanh bằng số tài sản ít ỏi của mình thì họ sẽ lựa chọn khả năng thứ hai hoặc thứ ba để có thu nhập cao hơn.Như vậy, muốn hình thành thị trường sức lao động thì điều kiện đầu tiên là sức lao động phải trở thành hàng hoá. Nền kinh tế thị trường không đồng nghĩa với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, do vậy phạm trù hàng hoá sức lao động không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản. Hàng hoá sức lao động ra đời báo hiệu một giai đoạn phát triển mới của xã hội. Một khi đã thừa nhận tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải thừa nhận tự do mua bán sức lao động, thừa nhận phạm trù sở hữu sức lao động, và do đó buộc phải thừa nhận phạm trù lao động làm thuê. Tuy nhiên, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt. Tính đặc biệt của hàng hoá sức lao động thể hiện ở chỗ:Thứ nhất, hàng hoá sức lao động không thể tách rời khỏi người lao động. Chính vì vậy, người lao động phải tham gia tích cực và chủ động trong quá trình khai thác, sử dụng sức lao động của mình, để tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với số lượng, chất lượng ngày càng tốt hơn. Họ có quyền thoả thuận về giá cả, về điều kiện trao đổi đã kết thúc, bên mua có quyền sử dụng sức lao động của người lao động trong phạm vi đã được thoả thuận chứ không có quyền sở hữu sức lao động này. Điều này có thể hiểu: người lao động bán sức lao động của mình trong một thời gian, có thể lâu dài nhưng không bao giờ người lao động bán bản thân mình một cách vĩnh viễn như chủ bán nô lệ ngày xưa.Thứ hai, sức lao động là một loại hàng hoá mà khi sử dụng bao giờ cũng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của nó. Về vấn đề này, C.Mác đã chỉ rõ: “sức lao động là một hàng hoá như tất cả mọi hàng hoá khác, tuy nhiên nó vẫn là một thứ hàng hoá hoàn toàn đặc biệt” [36, tr. 15-16]. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sức lao động có thể dao động xung quanh giá trị của nó, tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động. Sức lao động là một yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất nhưng không giống với tư liệu sản xuất ở chỗ: nó đưa các yếu tố khác của sản xuất vào hoạt động, cải biến hình thức, tính chất cơ lý hoá của đối tượng lao động và biến chúng thành sản phẩm. Người tiêu dùng sức lao động sau khi bán sản phẩm, trừ mọi chi phí bỏ ra còn lại một khoản dư là lợi nhuận. Lợi nhuận này rõ ràng là do sức lao động tạo ra, bởi các công cụ lao động và các nguyên vật liệu không thể tự kết hợp với nhau. Như vậy, sức lao động là tổng hợp thể lực, trí lực và khả năng vận dụng chúng trong quá trình lao động. Nó tồn tại trong cơ thể sống của con người nhưng không đồng nhất với con người về nhiều mặt: chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật…Nếu đối với hàng hoá thông thường, giá trị và giá trị sử dụng sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng, thì đối với hàng hoá sức lao động, giá trị và giá trị sử dụng sẽ ngày càng cao cùng với quá trình sử dụng. Người lao động càng làm việc lâu, thì trình độ lành nghề của họ ngày càng tăng, sản phẩm do họ làm ra vì thế sẽ càng nhiều và chất lượng càng tốt lên. Thêm nữa, sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị của chính bản thân nó [26, tr. 16].Thứ ba, cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động đều có giá trị và có giá trị sử dụng. Trước hết, nói về giá trị hàng hoá sức lao động. Người ta đo giá trị ấy bằng: thời gian lao động cần thiết; giá trị tư liệu sinh hoạt duy trì đời sống của bản thân người lao động và gia đình, chi tiêu cần thiết cho tái sản xuất mở rộng sức lao động của bản thân người lao động. C. Mác coi đây là chi phí để duy trì vĩnh viễn sức lao động trên thị trường: “Những người sở hữu lao động đều có thể chết đi. Muốn luôn luôn có những người lao động trên thị trường như sự chuyển hoá không ngừng của tư bản, thì phải làm cho họ sống vĩnh viễn như mỗi cá nhân sống vĩnh viễn bằng cách sinh con đẻ cái” [37, tr. 238]. Trong lúc làm việc, người lao động phải tiêu hao sức lực và thần kinh. Để khôi phục lại những hao phí đó con người phải được ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết: “Nếu người sở hữu sức lao động đã lao động ngày hôm nay càng nhiều thì chi phí tiêu dùng để sản sinh, bù đắp lại sức lao động càng lớn và do đó giá trị sức lao động càng cao thì anh ta phải có thể lại bắt đầu lao động ngày mai trong những điều kiện cường tráng như cũ. Vậy, tổng số tư liệu sinh hoạt phải đủ để giữ anh ta ở trạng thái sinh hoạt bình thường” [37, tr. 238]. Qua đó, chúng ta thấy tiêu hao lao động càng nhiều thì chi phí tiêu dùng để sản sinh, bù đắp lại sức lao động càng lớn, và như vậy, giá trị sức lao động càng cao. Mặt khác, sức lao động là năng lực hoạt động của con người bao gồm cả thể lực và trí lực. Vì vậy, sản xuất sức lao động không chỉ khôi phục lại sức lao động đã hao phí mà tạo cho con người có khả năng hiểu biết nhất định cả về văn hoá và chuyên môn. C. Mác đã đánh giá quá trình đó như sau: “Để cho sức lao động phát triển theo hướng nhất định phải có sự giáo dục nào đó mà chính sự giáo dục này lại tồn tại một lượng hàng hoá ngang giá” [37, tr. 240].Như vậy, giá trị sức lao động bao gồm: giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất; giá trị của những chi phí cần thiết cho việc học hành; tích luỹ kiến thức phổ thông, xã hội và chuyên môn. Ngoài ra, những chi phí này còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ văn minh đạt được. Giá trị sức lao động không phải là yếu tố cố định, nó thay đổi giữa các nước, các vùng…Nhưng không phải bao giờ giá trị sức lao động cũng được mua và bán theo đúng bản thân nó. Cũng như giá trị của mọi hàng hoá khác, giá trị sức lao động thường dao động xung quanh giá trị thật của nó, lúc cao hơn, lúc thấp hơn tuỳ theo tình hình cung và cầu lao động [116, tr. 16].Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện rõ trong quá trình người sử dụng lao động (người mua) sử dụng sức lao động của người lao động (người bán). Do đó, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động biểu hiện ở chỗ nó được sử dụng như một yếu tố của quá trình sản xuất khi tiêu dùng sức lao động.Do vậy, thị trường sức lao động là toàn bộ những quan hệ kinh tế, pháp lý hình thành trong lĩnh vực mua bán thứ hàng hoá đặc biệt, đó là: sức lao động, giữa các bên người lao động và người sử dụng lao động. Các quan hệ kinh tế này muốn thực hiện được phải thông qua cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là sự tác động tổng hợp của các nhân tố, quan hệ, môi trường động lực và qui luật, thông qua đó, thị trường có thể tự vận động, tự điều chỉnh được. Nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Thị trường sức lao động là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường. Đó là biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia là người sử dụng lao động, nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi với mức thù lao tương ứng. Khi thị trường hàng hoá sức lao động đã tồn tại như một hiện thực khách quan thì việc hoàn thiện và điều tiết nó, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là một đòi hỏi bắt buộc. Hơn thế nữa, sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, liên quan tới sinh mệnh cuộc sống hàng triệu con người và gia đình, vì vậy việc xây dựng một hệ thống các chính sách và pháp luật để điều tiết có hiệu quả thị trường này có ý nghĩa chính trị - xã hội rất to lớn.Theo: Lê Thị Hoài Thu Link luận án: Tại đây