0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c9cd76920e0-premium_photo-1661540409860-fe00bb21a51c.jpg.webp

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn

2.1.2.3.  Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 

a) Thành viên công ty 

Thành viên là những người chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu công ty. Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Thành viên công ty được xem xét trên một số phương diện cơ bản sau đây: 

  • Tư cách pháp lý của thành viên công ty được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, có thể thông qua việc góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thừa kế, tặng cho,… Thành viên công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty.
  • Số lượng thành viên công ty: Tùy thuộc vào loại hình công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên khác nhau. Có công ty TNHH MTV và công ty TNHH hơn một thành viên. Đây là một điểm khác biệt với công ty cổ phần về số lượng thành viên (số lượng tối thiểu trong công ty cổ phần là ba, không có quy định số lượng tối đa cổ đông).
  • Thành viên công ty có các quyền theo quy định và được cụ thể hóa tại Điều lệ công ty.

b) Hình thành tư cách thành viên công ty 

Thông thường, tư cách thành viên công ty được hình thành bằng các con đường sau: 

  • Góp vốn vào công ty: Đối với công ty TNHH HTV trở lên, một người góp vốn vào công ty khi thành lập hoặc trong quá trình công ty hoạt động đều có thể trở thành viên công ty. Tuy nhiên, đối với công ty TNHH MTV thì việc góp vốn khi thành lập sẽ trở thành chủ sở hữu công ty; ngược lại góp thêm vốn của chủ sở hữu công ty chỉ tăng làm tăng vốn điều lệ công ty mà không làm thay đổi chủ sở hữu công ty.
  • Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên: Trong quá trình hoạt động của công ty thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty. Việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển nhượng trên cơ sở thỏa thuận về giá chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác được thực hiện theo thủ tục chào bán cho các thành viên còn lại của công ty và không có sự phân biệt về điều kiện chuyển nhượng giữa các thành viên. Trong trường hợp thành viên của công ty không mua hết hoặc không mua phần vốn góp đó trong thời hạn quy định kể từ ngày chào bán thì thành viên sẽ được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty với cùng một điều kiện. Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên sẽ trở thành thành viên công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người khác dẫn đến hậu quả pháp lý khác nhau như thay đổi về tỷ lệ vốn góp của thành viên, số lượng thành viên hoặc thay đổi mô hình công ty.
  • Hưởng di sản thừa kế: Hưởng di sản thừa kế là phần vốn góp của thành viên là một trong những con đường trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Để đảm bảo quyền, lợi ích của người hưởng di sản thừa kế, quyền sở hữu tài sản của chủ thể và sự bền vững của công ty trong hoạt động kinh doanh thì người hưởng di sản có thể trở thành thành viên công ty được áp dụng với các trường hợp sau: (i) Thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của thành viên đó sẽ trở thành thành viên công ty; (ii) khi một thành viên bị Tòa án có thẩm quyền tuyên bố là mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó trong công ty sẽ trở thành thành viên công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế. Chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Tặng cho tài sản là phần vốn góp: Thành viên, chủ sở hữu công ty có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Người được tặng cho tài sản là phần vốn góp của thành viên thì sẽ trở thành viên của công ty tùy thuộc vào mối quan hệ huyết thống (trực hệ ba đời) hoặc sự chấp thuận của Hội đồng thành viên công ty.
  • Trả nợ từ tài sản vốn góp của thành viên công ty: Người nhận trả nợ từ tài sản vốn góp của thành viên có thể trở thành thành viên nếu họ muốn trở thành thành viên và được Hội đồng thành viên công ty đồng ý.
  1. Mất tư cách thành viên công ty

Mất tư cách thành viên công ty khi: Thành viên có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của mình trong công ty; Thành viên công ty chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho người khác; Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích; Thành viên tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác hoặc dùng tài sản là vốn góp để trả nợ cho người khác.  

Ngoài các trường hợp trên, thực tế cho thấy việc mất tư cách thành viên công ty có thể được quy định bởi các điều kiện trong Điều lệ công ty như khai trừ thành viên, thu hồi tư cách thành viên khi thành viên vi phạm pháp luật hoặc hành động trái với Điều lệ công ty làm phương hại đến lợi ích của công ty và các thành viên khác. 

  1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty 

Các quy định về quyền và nghĩa vụ thành viên phụ thuộc vào loại hình công ty, được ghi nhận tại các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty trên nền tảng sự cam kết thống nhất giữa các thành viên. 

* Quyền thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 

  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, ngoài những quy định chung thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có các quyền cơ bản như sau:

+ Thứ nhất, quyền lợi kinh tế: Quyền định đoạt phần vốn góp; Quyền ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; Quyền được chia lợi nhuận tuân thủ theo pháp luật và Điều lệ công ty sau khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Quyền được chia các giá trị tài sản còn lại của công ty sau khi thanh lý công ty theo tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. 

+ Thứ hai, quyền trong tổ chức, quản lý công ty: Thành viên có quyền được tham gia trong việc tổ chức, quản lý và điều hành công ty. Cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong công ty là Hội đồng thành viên. Thành viên công ty có quyền tham dự, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Việc bỏ phiếu quyết định các vấn đề hoạt động của công ty phụ thuộc vào tỷ lệ tương ứng phần vốn góp của thành viên công ty.  

+ Thứ ba, quyền khởi kiện đối với người quản lý công ty. Thành viên có thể tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với các chức danh quản lý công ty như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác khi có hành vi vi phạm về nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty về các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng thành viên. 

+ Thứ tư, quyền được thông tin và kiểm soát công ty. Đây là một quyền rất quan trọng của thành viên. Việc quy định và bảo đảm thực hiện quyền thông tin giúp cho thành viên  được biết các thông tin về tổ chức, quản lý của công ty nhất là thông tin về tài chính thông qua bản cáo bạch của công ty. Trên cơ sở đó, thành viên có thể thực hiện quyền kiểm soát của mình đối với hoạt động của công ty, đặc biệt là kiểm soát các giao dịch lớn có nguy cơ phát sinh tư lợi từ những người quản lý công ty.  

Ngoài ra, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền như: a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm; c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty; d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Trong trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn tại khoản 2, điều 49 Luật Doanh nghiệp thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên sẽ được thực hiện các quyền trên.  

Thành viên công ty được thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 

  • Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện các quyền tùy thuộc vào đối tượng chủ sở hữu công ty là tổ chức hay cá nhân. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có sự khác biệt với quyền của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Sự khác biệt về quyền đó do cấu trúc vốn hay hệ thống tổ chức, quản lý cũng như cách thức thực hiện quyền năng của thành viên. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền cơ bản liên quan đến Điều lệ công ty, quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty; quyết định dự án đầu tư phát triển; quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ hoặc thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty v.v.
  • Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền như: Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản và các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

* Nghĩa vụ của thành viên công ty 

Tùy thuộc vào tư cách pháp lý của thành viên là người quản lý công ty hay là thành viên thường thì các quy định về nghĩa vụ của thành viên khác nhau. Việc thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của thành viên theo tinh thần “thượng tôn pháp luật” đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. 

Thành viên công ty thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau: Nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty; Nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định trong điều lệ công ty; Nghĩa vụ về trách nhiệm tài sản đối với hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, đối với những người quản lý công ty còn có tránh nhiệm thực hiện nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng và mẫn cán đối với công ty.

Theo: Tống Hoàng Hà

Link: Tại đây  

avatar
Lã Thị Ái Vi
360 ngày trước
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn
2.1.2.3.  Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn a) Thành viên công ty Thành viên là những người chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu công ty. Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Thành viên công ty được xem xét trên một số phương diện cơ bản sau đây: Tư cách pháp lý của thành viên công ty được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, có thể thông qua việc góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp hoặc thừa kế, tặng cho,… Thành viên công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty.Số lượng thành viên công ty: Tùy thuộc vào loại hình công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng thành viên khác nhau. Có công ty TNHH MTV và công ty TNHH hơn một thành viên. Đây là một điểm khác biệt với công ty cổ phần về số lượng thành viên (số lượng tối thiểu trong công ty cổ phần là ba, không có quy định số lượng tối đa cổ đông).Thành viên công ty có các quyền theo quy định và được cụ thể hóa tại Điều lệ công ty.b) Hình thành tư cách thành viên công ty Thông thường, tư cách thành viên công ty được hình thành bằng các con đường sau: Góp vốn vào công ty: Đối với công ty TNHH HTV trở lên, một người góp vốn vào công ty khi thành lập hoặc trong quá trình công ty hoạt động đều có thể trở thành viên công ty. Tuy nhiên, đối với công ty TNHH MTV thì việc góp vốn khi thành lập sẽ trở thành chủ sở hữu công ty; ngược lại góp thêm vốn của chủ sở hữu công ty chỉ tăng làm tăng vốn điều lệ công ty mà không làm thay đổi chủ sở hữu công ty.Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên: Trong quá trình hoạt động của công ty thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty. Việc chuyển nhượng được thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển nhượng trên cơ sở thỏa thuận về giá chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác được thực hiện theo thủ tục chào bán cho các thành viên còn lại của công ty và không có sự phân biệt về điều kiện chuyển nhượng giữa các thành viên. Trong trường hợp thành viên của công ty không mua hết hoặc không mua phần vốn góp đó trong thời hạn quy định kể từ ngày chào bán thì thành viên sẽ được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty với cùng một điều kiện. Người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên sẽ trở thành thành viên công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người khác dẫn đến hậu quả pháp lý khác nhau như thay đổi về tỷ lệ vốn góp của thành viên, số lượng thành viên hoặc thay đổi mô hình công ty.Hưởng di sản thừa kế: Hưởng di sản thừa kế là phần vốn góp của thành viên là một trong những con đường trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Để đảm bảo quyền, lợi ích của người hưởng di sản thừa kế, quyền sở hữu tài sản của chủ thể và sự bền vững của công ty trong hoạt động kinh doanh thì người hưởng di sản có thể trở thành thành viên công ty được áp dụng với các trường hợp sau: (i) Thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của thành viên đó sẽ trở thành thành viên công ty; (ii) khi một thành viên bị Tòa án có thẩm quyền tuyên bố là mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó trong công ty sẽ trở thành thành viên công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế. Chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.Tặng cho tài sản là phần vốn góp: Thành viên, chủ sở hữu công ty có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Người được tặng cho tài sản là phần vốn góp của thành viên thì sẽ trở thành viên của công ty tùy thuộc vào mối quan hệ huyết thống (trực hệ ba đời) hoặc sự chấp thuận của Hội đồng thành viên công ty.Trả nợ từ tài sản vốn góp của thành viên công ty: Người nhận trả nợ từ tài sản vốn góp của thành viên có thể trở thành thành viên nếu họ muốn trở thành thành viên và được Hội đồng thành viên công ty đồng ý.Mất tư cách thành viên công tyMất tư cách thành viên công ty khi: Thành viên có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của mình trong công ty; Thành viên công ty chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho người khác; Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích; Thành viên tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác hoặc dùng tài sản là vốn góp để trả nợ cho người khác.  Ngoài các trường hợp trên, thực tế cho thấy việc mất tư cách thành viên công ty có thể được quy định bởi các điều kiện trong Điều lệ công ty như khai trừ thành viên, thu hồi tư cách thành viên khi thành viên vi phạm pháp luật hoặc hành động trái với Điều lệ công ty làm phương hại đến lợi ích của công ty và các thành viên khác. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty Các quy định về quyền và nghĩa vụ thành viên phụ thuộc vào loại hình công ty, được ghi nhận tại các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty trên nền tảng sự cam kết thống nhất giữa các thành viên. * Quyền thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, ngoài những quy định chung thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có các quyền cơ bản như sau:+ Thứ nhất, quyền lợi kinh tế: Quyền định đoạt phần vốn góp; Quyền ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; Quyền được chia lợi nhuận tuân thủ theo pháp luật và Điều lệ công ty sau khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Quyền được chia các giá trị tài sản còn lại của công ty sau khi thanh lý công ty theo tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. + Thứ hai, quyền trong tổ chức, quản lý công ty: Thành viên có quyền được tham gia trong việc tổ chức, quản lý và điều hành công ty. Cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong công ty là Hội đồng thành viên. Thành viên công ty có quyền tham dự, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Việc bỏ phiếu quyết định các vấn đề hoạt động của công ty phụ thuộc vào tỷ lệ tương ứng phần vốn góp của thành viên công ty.  + Thứ ba, quyền khởi kiện đối với người quản lý công ty. Thành viên có thể tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với các chức danh quản lý công ty như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác khi có hành vi vi phạm về nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty về các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng thành viên. + Thứ tư, quyền được thông tin và kiểm soát công ty. Đây là một quyền rất quan trọng của thành viên. Việc quy định và bảo đảm thực hiện quyền thông tin giúp cho thành viên  được biết các thông tin về tổ chức, quản lý của công ty nhất là thông tin về tài chính thông qua bản cáo bạch của công ty. Trên cơ sở đó, thành viên có thể thực hiện quyền kiểm soát của mình đối với hoạt động của công ty, đặc biệt là kiểm soát các giao dịch lớn có nguy cơ phát sinh tư lợi từ những người quản lý công ty.  Ngoài ra, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền như: a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm; c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty; d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Trong trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn tại khoản 2, điều 49 Luật Doanh nghiệp thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên sẽ được thực hiện các quyền trên.  Thành viên công ty được thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện các quyền tùy thuộc vào đối tượng chủ sở hữu công ty là tổ chức hay cá nhân. Quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có sự khác biệt với quyền của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Sự khác biệt về quyền đó do cấu trúc vốn hay hệ thống tổ chức, quản lý cũng như cách thức thực hiện quyền năng của thành viên. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền cơ bản liên quan đến Điều lệ công ty, quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty; quyết định dự án đầu tư phát triển; quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ hoặc thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty v.v.Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền như: Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản và các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.* Nghĩa vụ của thành viên công ty Tùy thuộc vào tư cách pháp lý của thành viên là người quản lý công ty hay là thành viên thường thì các quy định về nghĩa vụ của thành viên khác nhau. Việc thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của thành viên theo tinh thần “thượng tôn pháp luật” đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Thành viên công ty thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau: Nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty; Nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định trong điều lệ công ty; Nghĩa vụ về trách nhiệm tài sản đối với hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, đối với những người quản lý công ty còn có tránh nhiệm thực hiện nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng và mẫn cán đối với công ty.Theo: Tống Hoàng HàLink: Tại đây