0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c9ceb1babba-photo-1454165804606-c3d57bc86b40.jpg.webp

Các quy định về cấu trúc vốn của công ty TNHH

3.1.2.4. Các quy định về cấu trúc vốn của công ty TNHH 

* Các loại vốn  

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình phù hợp với công ty vừa và nhỏ, thành viên có sự quen biết nhất định với nhau, nhưng muốn tách bạch trách nhiệm cá nhân với phần vốn góp, không chịu trách nhiệm vô hạn như công ty đối nhân. Vì vậy, phần vốn góp do các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn tự thỏa thuận mà không giống như công ty cổ phần được chia đều (cổ phiếu). Ngoài ra, tất cả các thành viên tham gia góp vốn cần tuân thủ theo một nguyên tắc là: Khi thành lập công ty, các thành viên phải nộp đủ hoặc cam kết nộp đủ vốn. Trong quá trình hoạt động, công ty không được trả lại vốn ban đầu, chia lợi nhuận và các khoản khác cho các thành viên nếu không bảo toàn được vốn khi thành lập. Quy định này có mục đích là bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ. Trường hợp các thành viên đã cam kết nộp đủ vốn thành lập mà có thành viên không nộp đủ thì các thành viên khác phải chịu trách nhiệm. Việc góp vốn có thể là tiền hoặc hiện vật nhưng phải định giá thành tiền. Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn phải thể hiện trên bảng cân đối tài sản [76, tr98] . 

Trong thực tế, chỉ có một số ngành nghề pháp luật quy định phải có vốn pháp định hay cách gọi khác là “mức vốn tối thiểu” là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp, ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng, ngân hàng thương mại phải có mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng… Còn vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Mặc dù pháp luật quy định vốn điều lệ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của khách hàng và chủ nợ nhưng chủ yếu mang tính lý thuyết. Vì trong hoạt động, nguồn vốn này có thể tăng, giảm; trong trường hợp mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô nhỏ (mini – GmbH) nó hầu như không có ý nghĩa. Luật bổ sung quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn đã được ban hành và có hiệu lực tại Đức từ ngày 01/11/2008, cho phép nhà đầu tư thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn với ít nhất 1 Euro. Ngay tại Việt Nam, từ năm 1999, trừ một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải có vốn pháp định thì nhà đầu tư không bị đặt hạn mức về vốn điều lệ để mở, thành lập doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chỉ cần đăng ký số vốn điều lệ 1 VND (Việt Nam đồng). Ở một khía cạnh khác, có thể chủ sở hữu, nhà đầu tư đang nhìn nhận về giá trị tương lai hay các tài sản mềm của doanh nghiệp (thương hiệu cá nhân, dữ liệu khách hàng, bản quyền sở hữu trí tuệ…). Trong một số ngành nghề, pháp luật Việt Nam không đề cập đến vốn điều lệ khi mở công ty như: công ty Luật có hình thức thành lập là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh nhưng không có quy định về vốn điều lệ.  

  • Về việc rút vốn điều lệ: thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn “không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức”, trừ một số trường hợp sau: (1) được công ty mua lại phần vốn góp; (2) được công ty hoàn trả một phần vốn góp; (3) chuyển nhượng phần vốn góp; (4) để lại thừa kế; (5) tặng cho phần vốn góp; (6) sử dụng phần vốn góp để trả nợ...  

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau: (1) sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ thành viên, Hội đồng thành viên; (2) tổ chức lại công ty; (3) trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.  

Công ty mua lại phần vốn góp khi đáp ứng được các điều kiện sau: (1) yêu cầu phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định của công ty; (2)giá mua bán theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ hoặc do hai bên tự thỏa thuận; (3) phải thanh toán trong thời hạn 15 ngày nhận được yêu cầu; (4) sau khi thanh toán việc mua lại phần vốn góp, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 

Trong trường hợp không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty. 

  • Tăng, giảm vốn điều lệ: Công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, việc này do chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quyết định. Pháp luật quy định việc tăng, giảm vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn như sau: 

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong hai trường hợp sau: (1) tăng vốn góp của thành viên; (2) tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.  

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong ba trường hợp sau: (1) hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỉ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; (2) công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định của luật; (3) vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.  

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tăng vốn điều lệ trong hai trường hợp sau: (1) chủ sở hữu công ty góp thêm vốn; (2) huy động thêm vốn góp của người khác, qua đó chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc công ty cổ phần. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể giảm vốn điều lệ trong hai trường hợp sau: (1) hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nêu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ hai năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty; (2) vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp). 

* Tài sản, báo cáo tài chính của doanh nghiệp 

 Thẩm quyền thông qua các giao dịch liên quan đến tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định như sau:  

  • Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên “thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên”;  
  • Chủ sở hữu công ty là tổ chức “thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên”.  

Pháp luật không giải thích rõ khái niệm tài sản doanh nghiệp nhưng có quy định về tài sản góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm tất cả các loại tài sản: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam. 

  • Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Đối với công ty TNHH đây là báo cáo thường niên của doanh nghiệp, được thông qua ở cấp cao nhất là Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đối với nhóm thành viên thiểu số, yếu thế như thành viên/nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên của công ty TNHH hai thành viên trở lên; thành viên Hội đồng thành viên công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định có quyền kiểm tra, xem xét báo cáo tài chính hằng năm của công ty TNHH mà mình là thành viên. Luật Doanh nghiệp cũng quy định Ban Kiểm soát có quyền và nghĩa vụ giám sát tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và phù hợp của báo cáo tài chính. 

Hội đồng thành viên có thẩm quyền với báo cáo tài chính: Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty. 

Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền: Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.  

* Về phát hành trái phiếu  

Pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành đã bổ sung thiếu sót của các Luật trước về việc công ty TNHH có quyền phát hành trái phiếu, quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thẩm quyền quyết định phát hành trái phiếu của doanh nghiệp mình.  

Pháp luật quy định phát hành trái phiếu là việc phát hành công cụ nợ (là các sản phẩm tài chính xác lập nghĩa vụ nợ) do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước thực hiện tại thị trường trong nước bằng đồng nội tệ. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu riêng lẻ khi thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Chào bán trái phiếu riêng lẻ không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau: a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứngquyền riêng lẻ; b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác. (2) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (không có nợ quá hạn), trử trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn. (3) Công ty có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán. (4) Công ty bảo đảm điều kiện về tỉ lệ an toàn tài chính, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật; (5) đáp ứng được cac điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan [41, tr271-272]. 

Theo: Tống Hoàng Hà

Link: Tại đây

avatar
Lã Thị Ái Vi
360 ngày trước
Các quy định về cấu trúc vốn của công ty TNHH
3.1.2.4. Các quy định về cấu trúc vốn của công ty TNHH * Các loại vốn  Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình phù hợp với công ty vừa và nhỏ, thành viên có sự quen biết nhất định với nhau, nhưng muốn tách bạch trách nhiệm cá nhân với phần vốn góp, không chịu trách nhiệm vô hạn như công ty đối nhân. Vì vậy, phần vốn góp do các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn tự thỏa thuận mà không giống như công ty cổ phần được chia đều (cổ phiếu). Ngoài ra, tất cả các thành viên tham gia góp vốn cần tuân thủ theo một nguyên tắc là: Khi thành lập công ty, các thành viên phải nộp đủ hoặc cam kết nộp đủ vốn. Trong quá trình hoạt động, công ty không được trả lại vốn ban đầu, chia lợi nhuận và các khoản khác cho các thành viên nếu không bảo toàn được vốn khi thành lập. Quy định này có mục đích là bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ. Trường hợp các thành viên đã cam kết nộp đủ vốn thành lập mà có thành viên không nộp đủ thì các thành viên khác phải chịu trách nhiệm. Việc góp vốn có thể là tiền hoặc hiện vật nhưng phải định giá thành tiền. Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn phải thể hiện trên bảng cân đối tài sản [76, tr98] . Trong thực tế, chỉ có một số ngành nghề pháp luật quy định phải có vốn pháp định hay cách gọi khác là “mức vốn tối thiểu” là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp, ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng, ngân hàng thương mại phải có mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng… Còn vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Mặc dù pháp luật quy định vốn điều lệ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của khách hàng và chủ nợ nhưng chủ yếu mang tính lý thuyết. Vì trong hoạt động, nguồn vốn này có thể tăng, giảm; trong trường hợp mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô nhỏ (mini – GmbH) nó hầu như không có ý nghĩa. Luật bổ sung quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn đã được ban hành và có hiệu lực tại Đức từ ngày 01/11/2008, cho phép nhà đầu tư thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn với ít nhất 1 Euro. Ngay tại Việt Nam, từ năm 1999, trừ một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh phải có vốn pháp định thì nhà đầu tư không bị đặt hạn mức về vốn điều lệ để mở, thành lập doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chỉ cần đăng ký số vốn điều lệ 1 VND (Việt Nam đồng). Ở một khía cạnh khác, có thể chủ sở hữu, nhà đầu tư đang nhìn nhận về giá trị tương lai hay các tài sản mềm của doanh nghiệp (thương hiệu cá nhân, dữ liệu khách hàng, bản quyền sở hữu trí tuệ…). Trong một số ngành nghề, pháp luật Việt Nam không đề cập đến vốn điều lệ khi mở công ty như: công ty Luật có hình thức thành lập là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh nhưng không có quy định về vốn điều lệ.  Về việc rút vốn điều lệ: thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn “không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức”, trừ một số trường hợp sau: (1) được công ty mua lại phần vốn góp; (2) được công ty hoàn trả một phần vốn góp; (3) chuyển nhượng phần vốn góp; (4) để lại thừa kế; (5) tặng cho phần vốn góp; (6) sử dụng phần vốn góp để trả nợ...  Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau: (1) sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ thành viên, Hội đồng thành viên; (2) tổ chức lại công ty; (3) trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.  Công ty mua lại phần vốn góp khi đáp ứng được các điều kiện sau: (1) yêu cầu phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định của công ty; (2)giá mua bán theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ hoặc do hai bên tự thỏa thuận; (3) phải thanh toán trong thời hạn 15 ngày nhận được yêu cầu; (4) sau khi thanh toán việc mua lại phần vốn góp, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Trong trường hợp không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty. Tăng, giảm vốn điều lệ: Công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, việc này do chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quyết định. Pháp luật quy định việc tăng, giảm vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong hai trường hợp sau: (1) tăng vốn góp của thành viên; (2) tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong ba trường hợp sau: (1) hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỉ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; (2) công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định của luật; (3) vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tăng vốn điều lệ trong hai trường hợp sau: (1) chủ sở hữu công ty góp thêm vốn; (2) huy động thêm vốn góp của người khác, qua đó chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể giảm vốn điều lệ trong hai trường hợp sau: (1) hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nêu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ hai năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty; (2) vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp). * Tài sản, báo cáo tài chính của doanh nghiệp  Thẩm quyền thông qua các giao dịch liên quan đến tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định như sau:  Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên “thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên”;  Chủ sở hữu công ty là tổ chức “thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên”.  Pháp luật không giải thích rõ khái niệm tài sản doanh nghiệp nhưng có quy định về tài sản góp vốn vào doanh nghiệp bao gồm tất cả các loại tài sản: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Đối với công ty TNHH đây là báo cáo thường niên của doanh nghiệp, được thông qua ở cấp cao nhất là Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đối với nhóm thành viên thiểu số, yếu thế như thành viên/nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên của công ty TNHH hai thành viên trở lên; thành viên Hội đồng thành viên công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định có quyền kiểm tra, xem xét báo cáo tài chính hằng năm của công ty TNHH mà mình là thành viên. Luật Doanh nghiệp cũng quy định Ban Kiểm soát có quyền và nghĩa vụ giám sát tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và phù hợp của báo cáo tài chính. Hội đồng thành viên có thẩm quyền với báo cáo tài chính: Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền: Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.  * Về phát hành trái phiếu  Pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành đã bổ sung thiếu sót của các Luật trước về việc công ty TNHH có quyền phát hành trái phiếu, quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thẩm quyền quyết định phát hành trái phiếu của doanh nghiệp mình.  Pháp luật quy định phát hành trái phiếu là việc phát hành công cụ nợ (là các sản phẩm tài chính xác lập nghĩa vụ nợ) do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước thực hiện tại thị trường trong nước bằng đồng nội tệ. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu riêng lẻ khi thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Chào bán trái phiếu riêng lẻ không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau: a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứngquyền riêng lẻ; b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác. (2) Công ty đã thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán và đã đến hạn thanh toán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (không có nợ quá hạn), trử trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn. (3) Công ty có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán. (4) Công ty bảo đảm điều kiện về tỉ lệ an toàn tài chính, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật; (5) đáp ứng được cac điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan [41, tr271-272]. Theo: Tống Hoàng HàLink: Tại đây