0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c9d836d0b23-photo-1593115057322-e94b77572f20.jpg.webp

Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai

Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai 

             3.3.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật nội dung            

a/ Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động 

Như trên đã trình bày, căn cứ chấm dứt HĐLĐ bao gồm: Chấm dứt do ý chí hai bên, chấm dứt do ý chí của chủ thể thứ ba hoặc do sự biến pháp lý, chấm dứt do ý chí một bên. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy hầu hết các vụ chấm dứt là từ căn cứ chấm dứt do ý chí một bên và có một thực tế là tuyệt đại đa số nguyên đơn trong vụ kiện chấm dứt HĐLĐ là NLĐ, tức là liên quan đến các căn cứ do NSDLĐ đưa ra khi chấm dứt HĐLĐ. 

                Thứ nhất, về căn cứ NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

Đây là căn cứ phổ biến nhất mà NSDLĐ viện dẫn để đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ. Không hoàn thành công việc thể hiện năng lực, thái độ, ý thức của NLĐ khi thực hiện nghĩa vụ lao động, xong để dẫn đến việc bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì mức độ không hoàn thành phải có tính thường xuyên tức là ít nhất phải có sự tái phạm từ lần thứ hai trở đi. Các BLLĐ trước đây đều không quy định cụ thể vấn đề này trong điều luật mà sử dụng văn bản hướng dẫn. BLLĐ năm 2019 đã pháp điển hóa nội dung của văn bản hướng dẫn vào trong điểm a, khoản 1 Điều 36. Theo đó, tiêu chí thường xuyên không hoàn thành công việc được xác định trong quy chế nội bộ của đơn vị sử dụng lao động. Điều này là hoàn toàn phù hợp, vì mỗi đơn vị sử dụng lao động có những đặc thù khác nhau về công việc, nghề nghiệp, phân công lao động, quản trị nhân sự...do đó có những yêu cầu về mô tả công việc, quy trình kỹ thuật, quy phạm thực hiện công việc khác nhau do đó tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc có thể không giống nhau [14]. 

Tuy nhiên, để tránh gây bất lợi cho NLĐ thì quy chế quy định tiêu chí thường xuyên không hoàn thành công việc phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Như vậy, cơ sở để xác định tính hợp pháp về căn cứ NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc là: i/ Phải được quy định trong quy chế nội bộ của 

NSDLĐ; ii/ Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có). Thực tiễn giải quyết TCLĐ chấm dứt HĐLĐ tại TAND tỉnh Đồng Nai nảy sinh vấn đề là quy chế của NSDLĐ có phải đăng ký như nội quy lao động mới có hiệu lực không? Tuy nhiên, đa số các Thẩm phán cho rằng BLLĐ không quy định vấn đề này nên 

NSDLĐ không có nghĩa vụ đăng ký quy chế, tuy nhiên nếu nội dung này được đưa vào nội quy lao động thì phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định mới có hiệu lực. 

Thứ hai, chấm dứt HĐLĐ vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ năm 2019 thì NSDLĐ có quyền cho NLĐ thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế sau khi thực hiện các thủ tục theo quy định. Về bản chất, đây cũng là sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí một bên nhưng có sự khác nhau về căn cứ và thủ tục so với quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động. So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ: i/ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; ii/ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; iii/ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. Những trường hợp được coi là vì lý do kinh tế gồm: i/ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; ii/ Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế. Đây là sự kế thừa các quy định trong Nghị định hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về vấn đề này [17]. Như vậy, khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo Điều 42 thì phải minh chứng được một trong những lý do nói trên thì được coi là chấm dứt đúng căn cứ quy định. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy vẫn có sự nhận thức khác nhau giữa các chủ thể liên quan (Tòa án, người lao động, người sử dụng lao động) về các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ. Chẳng hạn, thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động được hiểu quy mô đến mức độ nào? Là một vài vị trí lao động hay phải là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp...; Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động là sự thay đổi cả quy trình, công nghệ, thiết bị... hay chỉ sự thay đổi một công đoạn, một bộ phận máy móc, thiết bị....Từ đó việc phán xét đúng, sai cho từng trường hợp, tình huống cụ thể trở nên rất khó khăn và phức tạp về tiêu chí [14, tr.130]. Các cấp tòa tại tỉnh Đồng Nai cũng có nhận thức khác nhau dẫn đến hủy, sửa án với loại căn cứ này. Sau đây là một số vụ án minh chứng cụ thể:

* Bản án số: 02/2021/LĐ-PT V/v: Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ” ngày 18/3/2021 của TAND tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 1) 

Bà Nguyễn Thị Kim P được Công ty TNHH D (Việt Nam) (sau đây gọi tắt là công ty) nhận vào làm việc từ ngày 03/4/2008, sau khi thử việc 02 tháng, công ty ký HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm. Hết hạn hợp đồng, công ty cho bà P ký tiếp HĐLĐ không xác định thời hạn có hiệu lực từ ngày 01/6/2010. Công việc làm trước khi nghỉ việc là nhân viên xuất nhập khẩu, mức lương trước khi nghỉ việc là 12.314.000đ (lương cơ bản 10.814.000đ,  phụ cấp ngoại ngữ 200.000đ, phụ cấp trách nhiệm 400.000đ, phụ cấp thâm niên 300.000đ, phụ cấp chuyên cần 300.000đ, phụ cấp đi lại 300.000đ). 

Trong quá trình làm việc, bà P luôn hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vào ngày 20/2/2019, Công ty ban hành Quyết định số 08024/QĐTV chấm dứt HĐLĐ với bà P kể từ ngày 20/2/2019. Với lý do: Thay đổi cơ cấu theo Điều  44 BLLĐ năm 2012. 

Nhận thấy, việc Công ty chấm dứt HĐLĐ với bà P là không đúng quy định của pháp luật lao động được quy định tại khoản 1 điều 44, điều 46 BLLĐ nên bà P đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP Biên Hòa giải quyết. 

Công ty TNHH D trình bày: Do trong quá trình kinh doanh không đạt hiệu quả, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 70% kế hoạch đề ra; Bộ phận xuất nhập khẩu hoạt động không hiệu quả, không có sự phối hợp với các bộ phận khác, làm việc có nhiều sai sót dẫn đến việc công ty bị Hải quan xử phạt, làm việc không có trách nhiệm. Vào ngày 16/7/2018, Ban giám đốc điều hành D (Việt Nam) đã có một cuộc họp theo yêu cầu của nhà đầu tư - Dongsung Chemical CO.Ltđ (Hàn Quốc)  để bàn bạc, tìm phương án hiệu quả giải quyết các vấn đề làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận của Dongsung. Căn cứ Biên bản họp Ban Giám đốc điều hành số BBH01/2018, ngày 16/07/2018 với nội dung cụ thể như sau: Giải thể bộ phận xuất nhập khẩu; Các công việc đang được đảm trách của bộ phận xuất nhập khẩu sẽ được tách ra, một phần việc sẽ được kiêm nhiệm bởi các bộ phận (như  kế toán, kinh doanh…); còn công việc có liên quan đến các nghiệp vụ phải làm việc trực tiếp với các cơ quan hải quan của nhà nước thì sẽ thuê Công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu bên ngoài thực hiện; Giải quyết việc làm mới cho tất  cả nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân và theo đúng quy định pháp luật lao động. 

Tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm khi giải quyết vụ án đều cho lý do doanh nghiệp đưa ra để chứng minh là có sự thay đổi cơ cấu tổ chức là thuyết phục (cùng với việc thực hiện các thủ tục khác theo đúng quy định) và bác yêu cầu khởi kiện của bà P. 

* Bản án số: 07/2018/LĐ-PT  Ngày: 16-4-2018 V/v tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của TAND tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 2) 

Ông Huỳnh Khương A được nhận vào làm việc tại Công ty P vào ngày 17/3/2008. Giữa ông và Công ty có ký kết văn bản ngày 10/10/2008 về việc ký kết thỏa thuận làm việc. Theo nội dung văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008 thì ông được bổ nhiệm vào vị ví của một Điều phối viên dự án. Ngày bắt đầu làm việc ở vị trí này là ngày 17/3/2008, mức lương được hưởng thực nhận là 800 USD/tháng. Ngoài ra ông còn được hưởng các chế độ bảo hiểm cho NLĐ, tiền công tác phí và những hỗ trợ khác như cưới hỏi, đám tang...Về nghỉ lễ: Ông được nghỉ 12 ngày/năm và những ngày nghỉ lễ theo luật lao động. Thực hiện văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008, ông làm việc tại Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ không bị sai phạm gì. Đến ngày 06/7/2015, ông nhận được thông báo của Công ty về việc Công ty sẽ chấm dứt HĐLĐ với ông vào ngày 21/7/2015, thời gian báo trước cho ông là 45 ngày kể từ ngày 07/7/2015 với lý do bộ phận điều phối dự án của Công ty sẽ không còn và công việc của điều phối dự án cũng không còn nữa. Ngày 21/8/2015 ông nhận được Quyết định chấm dứt HĐLĐ số 31/200/POS15 ngày 07/7/2015 của Công ty về việc chấm dứt HĐLĐ với ông với lý do thay đổi cơ cấu. Từ ngày 22/8/2015 ông được Công ty chính thức cho nghỉ việc, khi ông nghỉ việc Công ty đã thanh toán tiền lương cho ông đến hết ngày 21/8/2015 và 02 (hai) tháng  tiền trợ cấp mất việc làm số tiền là 40.412.443 đồng (Bốn mươi triệu bốn trăm mười hai ngàn bốn trăm bốn mươi ba đồng). Ông đã được Công ty trả lại sổ BHXH vào ngày 19/11/2015. Nhận thấy quyết định số 31/200/POS15 ngày 07/7/2015 của Công ty về việc chấm dứt HĐLĐ đối với ông là không đúng quy định của pháp luật. Vì trong quá trình làm việc tại Công ty thì công ty có thay đổi cơ cấu hay không ông không biết, ông không được Công ty thông báo và cũng không được Công ty đào tạo công việc mới. Ông khởi kiện công ty vì ra quyết định chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, không yêu cầu trở lại làm việc chỉ yêu cầu thanh toán các khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, bồi thường, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… Tổng cộng các khoản ông A yêu cầu là 1.534.825.163 đồng (Một tỷ năm trăm ba bốn triệu tám trăm hai lăm ngàn một trăm sáu mươi ba đồng). 

Công ty P trình bày: Công ty công nhận ông Huỳnh Khương A và Công ty có ký kết văn bảnngày 10/10/2008 về việc ký kết thỏa thuận làm việc. Theo nội dung văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008 thì ông A được vào làm tại vị ví của một Điều phối viên dự  án, mức lương được hưởng là 800 USD/tháng. Ngoài ra ông A còn được hưởng các chế độ theo luật lao động. Thực hiện văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008, ông A vào làm việc tại Công ty bắt đầu tính từ ngày 15/8/2008. Nhưng do Công ty có sự thay đổi cơ cấu, phương án sử dụng NLĐ. Vì vậy ngày 03/7/2015 Công ty đã ban hành Quyết định số 28/200/POS15 về việc thay đổi cơ cấu tổ chức lại lao động nhà máy. Ngày 04/7/2015 Công ty cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã họp và trao đổi ý kiến về việc cho NLĐ nghỉ thôi việc do thay đổi cơ cấu, phương án  sử dụng NLĐ. Sau khi họp ban chấp hành Công đoàn và ban hành quyết định số 28, vào ngày 06/7/2015 Công ty ban hành văn bản số 29.1/200POS15 và thông báo cho ông A biết về việc thay đổi cơ cấu. Theo đó bộ phận điều phối dự án và công việc điều phối không còn. Qua xem xét thấy rằng ông A không đảm nhiệm được công việc quản lý giám sát đường ống cho nhà máy điện. Các yêu cầu cơ bản để có thể đảm nhiệm công việc này gồm tốt nghiệp Đại học chuyên ngành cơ khí, có kinh nghiệm về thiết kế giám sát đường ống cho Nhà máy điện ít nhất là 05 năm nên Công ty đã thông báo cho ông A biết sau 45 ngày kể từ ngày 07/7/2015 Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông A. Ngày 07/7/2015 Công ty ban hành 

Quyết định số 31/200/POS15 về việc chấm dứt HĐLĐ đối với ông Huỳnh Khương A thời gian từ ngày 22/8/2015 và giải quyết quyền lợi theo quy định của pháp luật. 

Tại bản án lao động sơ thẩm số 19/2016/LĐ-ST ngày 21/9/2016 của TAND thành phố Biên Hòa đã tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Khương A đối với yêu cầu Công ty P, sau đó ông A có đơn kháng cáo. 

Tại bản án PT-LĐ số 14/2017/PT-LĐ ngày 26/4/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai đã hủy tòa bộ bản án số 19/2016/LĐ- ST ngày 21/9/2016 của TAND thành phố Biên Hòa giao hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung. 

Tại Bản án số: 45/2017/LĐ-ST ngày 21/9/2017 của TAND thành phố Biên Hòa đã Quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Huỳnh Khương A đối với bị đơn là Công ty P về việc “đơn   phương chấm dứt hợp đồng lao động ”. Buộc bị đơn Công ty P phải thanh toán cho ông Huỳnh Khương A số tiền là 807.260.463đ. 

Ngày 04 tháng 10 năm 2017, Công ty P kháng cáo bản án sơ thẩm cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ đánh giá chứng cứ chưa khách quan toàn diện nên đề nghị TAND tỉnh 

Đồng Nai phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm, giao lại hồ sơ cho TAND thành phố Biên Hòa xét xử lại theo thủ tục chung. 

Ngày 06/4/2018, Tòa phúc thẩm xét xử đã nhận định: 

Về căn cứ chấm dứt HĐLĐ: Theo văn bản đề nghị việc làm ngày 10/10/2008 của Công ty P (Bút lục 18), ông A được bổ nhiệm vào vị trí của một điều phối viên dự án, báo cáo trực tiếp cho trưởng nhóm nhà máy, trách nhiệm chính là hỗ trợ các nhân viên có liên quan để cùng nhau làm việc có hiệu quả của các dự án chính là O, dự án K và các dự án khác với các công việc như sau: Quản lý dự án phụ trách về lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và làm các báo cáo về dự án bao gồm về chất lượng, số lượng, nhân lực, an toàn lao động, vật tư, thiết bị … và bất cứ công việc nào cho dự án. Như vậy, khi tuyển dụng ông A vào làm việc, không thể hiện là Công ty sắp xếp công việc ông A thuộc Bộ phận điều phối viên, mà thực tế là ông A làm công việc của một điều phối viên dự án và công việc điều phối viên do một mình cá nhân ông A đảm trách. Ngày 03/7/2015 Công ty ra quyết định số 28/200/POS15 quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức nhà máy giải thể bộ phận điều phối dự án với lý do phải tinh gọn    các bộ phận để hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, trước khi thay đổi cơ cấu tổ chức Công ty gồm có bảy phòng ban trong đó có bộ phận điều phối viên dự án và sau khi thay đổi thì Công ty P còn lại cũng bảy phòng ban. Không còn bộ phận điều phối viên dự án nhưng lại có hai phòng hành chính nhân sự (Bút lục 93 đến 105). Công ty P giải thể bộ phận điều phối viên dự án chỉ có một mình ông A trong khi ông hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm 2014 và năm 2015. Như vậy, Công ty P chưa chứng minh được doanh nghiệp thực sự có nhu cầu tái cơ cấu, chưa chứng minh được lý do chấm dứt hợp đồng với ông A là đúng quy định nên quyết định chấm dứt HĐLĐ của bị đơn Công ty P với ông A là không có căn cứ. Trên cơ sở đó Tòa phúc thẩm quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Khương A. Buộc bị đơn Công ty P phải thanh toán cho ông Huỳnh Khương A số tiền 616.816.080đ (sáu  trăm mười sáu triệu tám trăm mười sáu nghìn không trăm tám mươi đồng). 

Theo: Nguyễn Thanh Việt

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
360 ngày trước
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai
Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai              3.3.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật nội dung            a/ Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động Như trên đã trình bày, căn cứ chấm dứt HĐLĐ bao gồm: Chấm dứt do ý chí hai bên, chấm dứt do ý chí của chủ thể thứ ba hoặc do sự biến pháp lý, chấm dứt do ý chí một bên. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy hầu hết các vụ chấm dứt là từ căn cứ chấm dứt do ý chí một bên và có một thực tế là tuyệt đại đa số nguyên đơn trong vụ kiện chấm dứt HĐLĐ là NLĐ, tức là liên quan đến các căn cứ do NSDLĐ đưa ra khi chấm dứt HĐLĐ.                 Thứ nhất, về căn cứ NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ.Đây là căn cứ phổ biến nhất mà NSDLĐ viện dẫn để đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ. Không hoàn thành công việc thể hiện năng lực, thái độ, ý thức của NLĐ khi thực hiện nghĩa vụ lao động, xong để dẫn đến việc bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì mức độ không hoàn thành phải có tính thường xuyên tức là ít nhất phải có sự tái phạm từ lần thứ hai trở đi. Các BLLĐ trước đây đều không quy định cụ thể vấn đề này trong điều luật mà sử dụng văn bản hướng dẫn. BLLĐ năm 2019 đã pháp điển hóa nội dung của văn bản hướng dẫn vào trong điểm a, khoản 1 Điều 36. Theo đó, tiêu chí thường xuyên không hoàn thành công việc được xác định trong quy chế nội bộ của đơn vị sử dụng lao động. Điều này là hoàn toàn phù hợp, vì mỗi đơn vị sử dụng lao động có những đặc thù khác nhau về công việc, nghề nghiệp, phân công lao động, quản trị nhân sự...do đó có những yêu cầu về mô tả công việc, quy trình kỹ thuật, quy phạm thực hiện công việc khác nhau do đó tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc có thể không giống nhau [14]. Tuy nhiên, để tránh gây bất lợi cho NLĐ thì quy chế quy định tiêu chí thường xuyên không hoàn thành công việc phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Như vậy, cơ sở để xác định tính hợp pháp về căn cứ NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc là: i/ Phải được quy định trong quy chế nội bộ của NSDLĐ; ii/ Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có). Thực tiễn giải quyết TCLĐ chấm dứt HĐLĐ tại TAND tỉnh Đồng Nai nảy sinh vấn đề là quy chế của NSDLĐ có phải đăng ký như nội quy lao động mới có hiệu lực không? Tuy nhiên, đa số các Thẩm phán cho rằng BLLĐ không quy định vấn đề này nên NSDLĐ không có nghĩa vụ đăng ký quy chế, tuy nhiên nếu nội dung này được đưa vào nội quy lao động thì phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định mới có hiệu lực. Thứ hai, chấm dứt HĐLĐ vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ năm 2019 thì NSDLĐ có quyền cho NLĐ thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế sau khi thực hiện các thủ tục theo quy định. Về bản chất, đây cũng là sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí một bên nhưng có sự khác nhau về căn cứ và thủ tục so với quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động. So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ: i/ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; ii/ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; iii/ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. Những trường hợp được coi là vì lý do kinh tế gồm: i/ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; ii/ Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế. Đây là sự kế thừa các quy định trong Nghị định hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về vấn đề này [17]. Như vậy, khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo Điều 42 thì phải minh chứng được một trong những lý do nói trên thì được coi là chấm dứt đúng căn cứ quy định. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy vẫn có sự nhận thức khác nhau giữa các chủ thể liên quan (Tòa án, người lao động, người sử dụng lao động) về các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ. Chẳng hạn, thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động được hiểu quy mô đến mức độ nào? Là một vài vị trí lao động hay phải là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp...; Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động là sự thay đổi cả quy trình, công nghệ, thiết bị... hay chỉ sự thay đổi một công đoạn, một bộ phận máy móc, thiết bị....Từ đó việc phán xét đúng, sai cho từng trường hợp, tình huống cụ thể trở nên rất khó khăn và phức tạp về tiêu chí [14, tr.130]. Các cấp tòa tại tỉnh Đồng Nai cũng có nhận thức khác nhau dẫn đến hủy, sửa án với loại căn cứ này. Sau đây là một số vụ án minh chứng cụ thể:* Bản án số: 02/2021/LĐ-PT V/v: Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ” ngày 18/3/2021 của TAND tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 1) Bà Nguyễn Thị Kim P được Công ty TNHH D (Việt Nam) (sau đây gọi tắt là công ty) nhận vào làm việc từ ngày 03/4/2008, sau khi thử việc 02 tháng, công ty ký HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm. Hết hạn hợp đồng, công ty cho bà P ký tiếp HĐLĐ không xác định thời hạn có hiệu lực từ ngày 01/6/2010. Công việc làm trước khi nghỉ việc là nhân viên xuất nhập khẩu, mức lương trước khi nghỉ việc là 12.314.000đ (lương cơ bản 10.814.000đ,  phụ cấp ngoại ngữ 200.000đ, phụ cấp trách nhiệm 400.000đ, phụ cấp thâm niên 300.000đ, phụ cấp chuyên cần 300.000đ, phụ cấp đi lại 300.000đ). Trong quá trình làm việc, bà P luôn hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vào ngày 20/2/2019, Công ty ban hành Quyết định số 08024/QĐTV chấm dứt HĐLĐ với bà P kể từ ngày 20/2/2019. Với lý do: Thay đổi cơ cấu theo Điều  44 BLLĐ năm 2012. Nhận thấy, việc Công ty chấm dứt HĐLĐ với bà P là không đúng quy định của pháp luật lao động được quy định tại khoản 1 điều 44, điều 46 BLLĐ nên bà P đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân TP Biên Hòa giải quyết. Công ty TNHH D trình bày: Do trong quá trình kinh doanh không đạt hiệu quả, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 chỉ đạt 70% kế hoạch đề ra; Bộ phận xuất nhập khẩu hoạt động không hiệu quả, không có sự phối hợp với các bộ phận khác, làm việc có nhiều sai sót dẫn đến việc công ty bị Hải quan xử phạt, làm việc không có trách nhiệm. Vào ngày 16/7/2018, Ban giám đốc điều hành D (Việt Nam) đã có một cuộc họp theo yêu cầu của nhà đầu tư - Dongsung Chemical CO.Ltđ (Hàn Quốc)  để bàn bạc, tìm phương án hiệu quả giải quyết các vấn đề làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận của Dongsung. Căn cứ Biên bản họp Ban Giám đốc điều hành số BBH01/2018, ngày 16/07/2018 với nội dung cụ thể như sau: Giải thể bộ phận xuất nhập khẩu; Các công việc đang được đảm trách của bộ phận xuất nhập khẩu sẽ được tách ra, một phần việc sẽ được kiêm nhiệm bởi các bộ phận (như  kế toán, kinh doanh…); còn công việc có liên quan đến các nghiệp vụ phải làm việc trực tiếp với các cơ quan hải quan của nhà nước thì sẽ thuê Công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu bên ngoài thực hiện; Giải quyết việc làm mới cho tất  cả nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu phù hợp với nguyện vọng và năng lực của bản thân và theo đúng quy định pháp luật lao động. Tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm khi giải quyết vụ án đều cho lý do doanh nghiệp đưa ra để chứng minh là có sự thay đổi cơ cấu tổ chức là thuyết phục (cùng với việc thực hiện các thủ tục khác theo đúng quy định) và bác yêu cầu khởi kiện của bà P. * Bản án số: 07/2018/LĐ-PT  Ngày: 16-4-2018 V/v tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của TAND tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 2) Ông Huỳnh Khương A được nhận vào làm việc tại Công ty P vào ngày 17/3/2008. Giữa ông và Công ty có ký kết văn bản ngày 10/10/2008 về việc ký kết thỏa thuận làm việc. Theo nội dung văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008 thì ông được bổ nhiệm vào vị ví của một Điều phối viên dự án. Ngày bắt đầu làm việc ở vị trí này là ngày 17/3/2008, mức lương được hưởng thực nhận là 800 USD/tháng. Ngoài ra ông còn được hưởng các chế độ bảo hiểm cho NLĐ, tiền công tác phí và những hỗ trợ khác như cưới hỏi, đám tang...Về nghỉ lễ: Ông được nghỉ 12 ngày/năm và những ngày nghỉ lễ theo luật lao động. Thực hiện văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008, ông làm việc tại Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ không bị sai phạm gì. Đến ngày 06/7/2015, ông nhận được thông báo của Công ty về việc Công ty sẽ chấm dứt HĐLĐ với ông vào ngày 21/7/2015, thời gian báo trước cho ông là 45 ngày kể từ ngày 07/7/2015 với lý do bộ phận điều phối dự án của Công ty sẽ không còn và công việc của điều phối dự án cũng không còn nữa. Ngày 21/8/2015 ông nhận được Quyết định chấm dứt HĐLĐ số 31/200/POS15 ngày 07/7/2015 của Công ty về việc chấm dứt HĐLĐ với ông với lý do thay đổi cơ cấu. Từ ngày 22/8/2015 ông được Công ty chính thức cho nghỉ việc, khi ông nghỉ việc Công ty đã thanh toán tiền lương cho ông đến hết ngày 21/8/2015 và 02 (hai) tháng  tiền trợ cấp mất việc làm số tiền là 40.412.443 đồng (Bốn mươi triệu bốn trăm mười hai ngàn bốn trăm bốn mươi ba đồng). Ông đã được Công ty trả lại sổ BHXH vào ngày 19/11/2015. Nhận thấy quyết định số 31/200/POS15 ngày 07/7/2015 của Công ty về việc chấm dứt HĐLĐ đối với ông là không đúng quy định của pháp luật. Vì trong quá trình làm việc tại Công ty thì công ty có thay đổi cơ cấu hay không ông không biết, ông không được Công ty thông báo và cũng không được Công ty đào tạo công việc mới. Ông khởi kiện công ty vì ra quyết định chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, không yêu cầu trở lại làm việc chỉ yêu cầu thanh toán các khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, bồi thường, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… Tổng cộng các khoản ông A yêu cầu là 1.534.825.163 đồng (Một tỷ năm trăm ba bốn triệu tám trăm hai lăm ngàn một trăm sáu mươi ba đồng). Công ty P trình bày: Công ty công nhận ông Huỳnh Khương A và Công ty có ký kết văn bảnngày 10/10/2008 về việc ký kết thỏa thuận làm việc. Theo nội dung văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008 thì ông A được vào làm tại vị ví của một Điều phối viên dự  án, mức lương được hưởng là 800 USD/tháng. Ngoài ra ông A còn được hưởng các chế độ theo luật lao động. Thực hiện văn bản thỏa thuận ngày 10/10/2008, ông A vào làm việc tại Công ty bắt đầu tính từ ngày 15/8/2008. Nhưng do Công ty có sự thay đổi cơ cấu, phương án sử dụng NLĐ. Vì vậy ngày 03/7/2015 Công ty đã ban hành Quyết định số 28/200/POS15 về việc thay đổi cơ cấu tổ chức lại lao động nhà máy. Ngày 04/7/2015 Công ty cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đã họp và trao đổi ý kiến về việc cho NLĐ nghỉ thôi việc do thay đổi cơ cấu, phương án  sử dụng NLĐ. Sau khi họp ban chấp hành Công đoàn và ban hành quyết định số 28, vào ngày 06/7/2015 Công ty ban hành văn bản số 29.1/200POS15 và thông báo cho ông A biết về việc thay đổi cơ cấu. Theo đó bộ phận điều phối dự án và công việc điều phối không còn. Qua xem xét thấy rằng ông A không đảm nhiệm được công việc quản lý giám sát đường ống cho nhà máy điện. Các yêu cầu cơ bản để có thể đảm nhiệm công việc này gồm tốt nghiệp Đại học chuyên ngành cơ khí, có kinh nghiệm về thiết kế giám sát đường ống cho Nhà máy điện ít nhất là 05 năm nên Công ty đã thông báo cho ông A biết sau 45 ngày kể từ ngày 07/7/2015 Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông A. Ngày 07/7/2015 Công ty ban hành Quyết định số 31/200/POS15 về việc chấm dứt HĐLĐ đối với ông Huỳnh Khương A thời gian từ ngày 22/8/2015 và giải quyết quyền lợi theo quy định của pháp luật. Tại bản án lao động sơ thẩm số 19/2016/LĐ-ST ngày 21/9/2016 của TAND thành phố Biên Hòa đã tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Khương A đối với yêu cầu Công ty P, sau đó ông A có đơn kháng cáo. Tại bản án PT-LĐ số 14/2017/PT-LĐ ngày 26/4/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai đã hủy tòa bộ bản án số 19/2016/LĐ- ST ngày 21/9/2016 của TAND thành phố Biên Hòa giao hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung. Tại Bản án số: 45/2017/LĐ-ST ngày 21/9/2017 của TAND thành phố Biên Hòa đã Quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Huỳnh Khương A đối với bị đơn là Công ty P về việc “đơn   phương chấm dứt hợp đồng lao động ”. Buộc bị đơn Công ty P phải thanh toán cho ông Huỳnh Khương A số tiền là 807.260.463đ. Ngày 04 tháng 10 năm 2017, Công ty P kháng cáo bản án sơ thẩm cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ đánh giá chứng cứ chưa khách quan toàn diện nên đề nghị TAND tỉnh Đồng Nai phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm, giao lại hồ sơ cho TAND thành phố Biên Hòa xét xử lại theo thủ tục chung. Ngày 06/4/2018, Tòa phúc thẩm xét xử đã nhận định: Về căn cứ chấm dứt HĐLĐ: Theo văn bản đề nghị việc làm ngày 10/10/2008 của Công ty P (Bút lục 18), ông A được bổ nhiệm vào vị trí của một điều phối viên dự án, báo cáo trực tiếp cho trưởng nhóm nhà máy, trách nhiệm chính là hỗ trợ các nhân viên có liên quan để cùng nhau làm việc có hiệu quả của các dự án chính là O, dự án K và các dự án khác với các công việc như sau: Quản lý dự án phụ trách về lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và làm các báo cáo về dự án bao gồm về chất lượng, số lượng, nhân lực, an toàn lao động, vật tư, thiết bị … và bất cứ công việc nào cho dự án. Như vậy, khi tuyển dụng ông A vào làm việc, không thể hiện là Công ty sắp xếp công việc ông A thuộc Bộ phận điều phối viên, mà thực tế là ông A làm công việc của một điều phối viên dự án và công việc điều phối viên do một mình cá nhân ông A đảm trách. Ngày 03/7/2015 Công ty ra quyết định số 28/200/POS15 quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức nhà máy giải thể bộ phận điều phối dự án với lý do phải tinh gọn    các bộ phận để hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, trước khi thay đổi cơ cấu tổ chức Công ty gồm có bảy phòng ban trong đó có bộ phận điều phối viên dự án và sau khi thay đổi thì Công ty P còn lại cũng bảy phòng ban. Không còn bộ phận điều phối viên dự án nhưng lại có hai phòng hành chính nhân sự (Bút lục 93 đến 105). Công ty P giải thể bộ phận điều phối viên dự án chỉ có một mình ông A trong khi ông hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm 2014 và năm 2015. Như vậy, Công ty P chưa chứng minh được doanh nghiệp thực sự có nhu cầu tái cơ cấu, chưa chứng minh được lý do chấm dứt hợp đồng với ông A là đúng quy định nên quyết định chấm dứt HĐLĐ của bị đơn Công ty P với ông A là không có căn cứ. Trên cơ sở đó Tòa phúc thẩm quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Khương A. Buộc bị đơn Công ty P phải thanh toán cho ông Huỳnh Khương A số tiền 616.816.080đ (sáu  trăm mười sáu triệu tám trăm mười sáu nghìn không trăm tám mươi đồng). Theo: Nguyễn Thanh ViệtLink: Tại đây