0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c9d94d2d7b7-photo-1479142506502-19b3a3b7ff33.jpg.webp

Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng

3.3.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng 

Về nhận thức lý luận, pháp luật tố tụng trong giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ bao gồm các vấn đề chính như: Nguyên tắc tố tụng, thẩm quyền của TAND, thụ lý vụ án, trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lao động. Về cơ bản, quy định của pháp luật tố tụng đã đáp ứng được yêu cầu trong giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ. Xong quá trình giải quyết tranh chấp tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy vẫn còn tồn tại: i/ Việc áp dụng các quy định về tố tụng còn chưa triệt để tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; ii/ Vận dụng khi giải quyết trong từng vụ án cụ thể có những độ vênh nhất định về nhận thức quy phạm pháp luật. 

a/ Về nguyên tắc giải quyết tranh chấ lao động tại TAND 

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tại TAND được ghi nhận trong BLTTDS năm 2015 và BLLĐ năm 2019. Nói cách khác, giải quyết tranh chấp lao động tại TAND vừa tuân thủ những nguyên tắc chung của tố tụng dân sự, vừa có những nguyên tắc đặc thù của tố tụng lao động. Về cơ bản, khi giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ, Tòa án các cấp tỉnh Đồng Nai đều vận dụng và tuân thủ nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, quá trình áp dụng bên cạnh tính linh hoạt khi vận dụng thì cũng còn nảy sinh những vấn đề nhất định mà đôi khi ảnh hưởng đến tính thống nhất cũng như hiệu quả áp dụng pháp luật. 

a1/ Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên 

NLĐ và NSDLĐ dù có tranh chấp với nhau nhưng cuối cùng vẫn phải hợp tác để làm việc, vì vậy mà mục đích cốt lõi của việc giải quyết tranh chấp lao động là nhằm giải tỏa những bất đồng, mâu thuẫn trong QHLĐ, bảo đảm quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của mỗi bên tranh chấp và đồng thời cũng phải hướng tới việc xây dựng QHLĐ tiến bộ, hài hòa và ổn định. Chính vì vậy, bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng các bên đều có quyền định đoạt việc có tiếp tục quá trình tố tụng nữa hay không? Có quyền định đoạt các quyền và nghĩa vụ của mình trong trong tranh chấp. 

Thực tiễn giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy trong nhiều vụ án Tòa án đã ghi nhận sự định đoạt, thỏa thuận của các bên khi bổ sung, thay đổi và đặc biệt là thỏa thuận khi giải quyết yêu cầu (xem Phụ lục 5, 12). Tuy nhiên, về phạm vi yêu cầu của đương sự và những vấn đề mà Tòa án phải giải quyết trong vụ án chấm dứt HĐLĐ là vấn đề cần bàn luận thêm. Phạm vi các vấn đề mà Tòa án phải giải quyết được hiểu trên cả hai khía cạnh là giải quyết các vấn đề thuộc quan hệ pháp luật đang tranh chấp và yêu cầu cụ thể của người khởi kiện. Ví dụ: NLĐ chỉ khởi kiện về việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, trong đơn khởi kiện NLĐ chỉ nêu ra một yêu cầu “chung chung” là đề nghị tòa án giải quyết việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Như vậy, vấn đề mà Tòa án phải giải quyết bao gồm các vấn đề thuộc phạm vi của quan hệ tranh chấp về HĐLĐ trái pháp luật như hủy hay không hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ; nếu quyết định chấm dứt HĐLĐ là trái pháp luật thì có buộc NSĐLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc hay không, có phải bồi thường tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác trong thời gian bị chấm dứt HĐLĐ hay không? Và nếu các bên muốn hoặc buộc phải chấm dứt QHLĐ thì Tòa án phải giải quyết những vấn đề gì? Nếu chỉ hiểu theo nghĩa Tòa án chỉ giải quyết những yêu cầu mà NLĐ đưa ra thì các vấn đề khác như tiền công mà NSDLĐ còn nợ, tiền trợ cấp, chế độ bảo hiểm... sẽ không được tòa án xem xét. Tóm lại, trong tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ, trách nhiệm xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh trong QHLĐ là thuộc về Tòa án chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào việc các bên có yêu cầu hay không. Điều này khác với những tranh chấp khác trong dân sự Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu khởi kiện. 

a2/ Nguyên tắc hòa giải trong giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động 

Hòa giải là một thủ tục có ý nghĩa thực tiễn to lớn, vì không chỉ nhằm mục đích giúp các bên giải quyết vụ việc thông qua thương lượng, mà còn giúp NSDLĐ nhanh chóng ổn định sản xuất, giúp NLĐ ổn định việc làm và đời sống. Về pháp lý, hoà giải thành dẫn đến hậu quả là chấm dứt các hoạt động tố tụng của Toà án đối với vụ án đó. Do đó, quá trình giải quyết vụ án lao động, Tòa án cần tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các bên tiếp cận yêu cầu của nhau và thương lượng với nhau thông qua các phiên hòa giải do Tòa án tổ chức và thông qua sự hỗ trợ về thông tin, về các quy định của pháp luật để các bên tự thương lượng với nhau [79, tr.49]. Tuy nhiên, thực tiễn hòa giải tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy những vấn đề cần lưu ý: i/ Về kỹ năng, các thẩm phán khi thực hiện thủ tục hòa giải tại Tòa còn chưa thoát ly tư cách thẩm phán của mình. Về nhận thức, cần phải làm rõ tư cách hòa giải là có tính trung gian, khách quan còn tư cách thẩm phán thể hiện quyền lực của cơ quan tư pháp. Nhưng không phải khi nào các thẩm phán cũng tách bạch và phân định rõ tư cách của mình khi hòa giải dẫn đến chất lượng của hòa giải bị ảnh hưởng. ii/ Trước khi vụ việc đến Tòa án đã được các cơ quan, tổ chức khác tiến hành hòa giải nhưng không thành dẫn đến xu hướng là xem nhẹ việc hòa giải, coi là thủ tục hình thức nên làm qua loa, đại khái. Xong cũng phải khẳng định đại bộ phận các vụ án tranh chấp chấm dứt HĐLĐ tại các cấp tòa tỉnh Đồng Nai đều thể hiện trách nhiệm hòa giải của Tòa án và kết quả là rất đáng ghi nhận (xem Phụ lục 5, 12). 

b/ Khởi kiện và thụ lý vụ án chấm dứt hợp đồng lao động 

Các quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án nói chung, án lao động nói riêng đã rõ ràng trong BLTTDS. Tuy nhiên, từ thực tiễn thụ lý vụ án tại TAND các cấp tỉnh Đồng Nai cho thấy một số lưu ý sau: 

  • Thứ nhất, về vấn đề hòa giải trong vụ án lao động. Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019 thì điều kiện khởi kiện là vụ việc đã qua hòa giải cơ sở (trừ một số vụ việc không bắt buộc phải qua hòa giải). Liên quan đến điều kiện thụ lý này sẽ xuất hiện các tình huống: i/ Vụ việc đã được hòa giải nhưng một bên vẫn khởi kiện thì Tòa án cần kiểm tra xem việc hòa giải thành hay không thành? Việc hòa giải có đúng pháp luật hay không? (chủ thể, trình tự, thủ tục hòa giải...) trên cơ sở đó mới quyết định có thụ lý hay không; ii/ Trong đơn khởi kiện của nguyên đơn có nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu không bắt buộc phải qua hòa giải (quyết định chấm dứt HĐLĐ, sa thải là trái pháp luật), có yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải (tiền lương, nghỉ hàng năm, thưởng...) thì tòa thụ lý ngay hay là phải tách yêu cầu và tòa chỉ thụ lý những yêu cầu không bắt buộc phải qua hòa giải?. Tại TAND tỉnh Đồng Nai, hầu hết các vụ án đều có yêu cầu không bắt buộc phải qua hòa giải và có yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải (xem phụ lục 2, 3, 4, 5, 6...) tuy nhiên đều được thụ lý mà không tách yêu cầu. Lý giải cho vấn đề này, một số thẩm phán cho rằng: Một là, yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải là có tính phái sinh từ yêu cầu chính không phải qua hòa giải, thêm nữa tại tòa vẫn có thủ tục hòa giải trước khi xét xử do đó cơ hội hòa giải vẫn được thực hiện; Hai là, đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật (khoản 3 Điều 180 BLLĐ năm 2019). Xong một số thẩm phán khác lại cho rằng việc thụ lý tất cả các yêu cầu như vậy là vi phạm thủ tục tố tụng do đó cần hướng dẫn đương sự để tiến hành thủ tục hòa giải với các yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải, sau đó tùy theo kết quả hòa giải mới khởi kiện.
  • Thứ hai, về sự việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hay chưa? Theo quy định, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện khi sự việc đã được giải quyết bằng quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS). Trong vụ án lao động (xem Phụ lục 4) thì nguyên đơn đã gửi đơn khiếu nại đến sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai và sở đã có quyết định về việc điều chuyển NLĐ sang làm việc khác là sai và yêu cầu khắc phục hậu quả, tuy nhiên NSDLĐ không khắc phục mà còn tiếp tục ra quyết định sa thải NLĐ. Trường hợp này có được coi là vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hay chưa? Vụ việc này Tòa án thành phố Biên Hòa vẫn tiến hành thụ lý giải quyết với lý lẽ là vụ việc tuy đã được sở lao động giải quyết nhưng quyết định giải quyết khiếu nại này chưa được coi là có hiệu lực pháp luật.

Theo: Nguyễn Thanh Việt

Link: Tại đây

avatar
Lã Thị Ái Vi
360 ngày trước
Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng
3.3.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng Về nhận thức lý luận, pháp luật tố tụng trong giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ bao gồm các vấn đề chính như: Nguyên tắc tố tụng, thẩm quyền của TAND, thụ lý vụ án, trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lao động. Về cơ bản, quy định của pháp luật tố tụng đã đáp ứng được yêu cầu trong giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ. Xong quá trình giải quyết tranh chấp tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy vẫn còn tồn tại: i/ Việc áp dụng các quy định về tố tụng còn chưa triệt để tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; ii/ Vận dụng khi giải quyết trong từng vụ án cụ thể có những độ vênh nhất định về nhận thức quy phạm pháp luật. a/ Về nguyên tắc giải quyết tranh chấ lao động tại TAND Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tại TAND được ghi nhận trong BLTTDS năm 2015 và BLLĐ năm 2019. Nói cách khác, giải quyết tranh chấp lao động tại TAND vừa tuân thủ những nguyên tắc chung của tố tụng dân sự, vừa có những nguyên tắc đặc thù của tố tụng lao động. Về cơ bản, khi giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ, Tòa án các cấp tỉnh Đồng Nai đều vận dụng và tuân thủ nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, quá trình áp dụng bên cạnh tính linh hoạt khi vận dụng thì cũng còn nảy sinh những vấn đề nhất định mà đôi khi ảnh hưởng đến tính thống nhất cũng như hiệu quả áp dụng pháp luật. a1/ Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên NLĐ và NSDLĐ dù có tranh chấp với nhau nhưng cuối cùng vẫn phải hợp tác để làm việc, vì vậy mà mục đích cốt lõi của việc giải quyết tranh chấp lao động là nhằm giải tỏa những bất đồng, mâu thuẫn trong QHLĐ, bảo đảm quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của mỗi bên tranh chấp và đồng thời cũng phải hướng tới việc xây dựng QHLĐ tiến bộ, hài hòa và ổn định. Chính vì vậy, bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng các bên đều có quyền định đoạt việc có tiếp tục quá trình tố tụng nữa hay không? Có quyền định đoạt các quyền và nghĩa vụ của mình trong trong tranh chấp. Thực tiễn giải quyết tranh chấp chấm dứt HĐLĐ tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy trong nhiều vụ án Tòa án đã ghi nhận sự định đoạt, thỏa thuận của các bên khi bổ sung, thay đổi và đặc biệt là thỏa thuận khi giải quyết yêu cầu (xem Phụ lục 5, 12). Tuy nhiên, về phạm vi yêu cầu của đương sự và những vấn đề mà Tòa án phải giải quyết trong vụ án chấm dứt HĐLĐ là vấn đề cần bàn luận thêm. Phạm vi các vấn đề mà Tòa án phải giải quyết được hiểu trên cả hai khía cạnh là giải quyết các vấn đề thuộc quan hệ pháp luật đang tranh chấp và yêu cầu cụ thể của người khởi kiện. Ví dụ: NLĐ chỉ khởi kiện về việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, trong đơn khởi kiện NLĐ chỉ nêu ra một yêu cầu “chung chung” là đề nghị tòa án giải quyết việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Như vậy, vấn đề mà Tòa án phải giải quyết bao gồm các vấn đề thuộc phạm vi của quan hệ tranh chấp về HĐLĐ trái pháp luật như hủy hay không hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ; nếu quyết định chấm dứt HĐLĐ là trái pháp luật thì có buộc NSĐLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc hay không, có phải bồi thường tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác trong thời gian bị chấm dứt HĐLĐ hay không? Và nếu các bên muốn hoặc buộc phải chấm dứt QHLĐ thì Tòa án phải giải quyết những vấn đề gì? Nếu chỉ hiểu theo nghĩa Tòa án chỉ giải quyết những yêu cầu mà NLĐ đưa ra thì các vấn đề khác như tiền công mà NSDLĐ còn nợ, tiền trợ cấp, chế độ bảo hiểm... sẽ không được tòa án xem xét. Tóm lại, trong tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ, trách nhiệm xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh trong QHLĐ là thuộc về Tòa án chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào việc các bên có yêu cầu hay không. Điều này khác với những tranh chấp khác trong dân sự Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu khởi kiện. a2/ Nguyên tắc hòa giải trong giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động Hòa giải là một thủ tục có ý nghĩa thực tiễn to lớn, vì không chỉ nhằm mục đích giúp các bên giải quyết vụ việc thông qua thương lượng, mà còn giúp NSDLĐ nhanh chóng ổn định sản xuất, giúp NLĐ ổn định việc làm và đời sống. Về pháp lý, hoà giải thành dẫn đến hậu quả là chấm dứt các hoạt động tố tụng của Toà án đối với vụ án đó. Do đó, quá trình giải quyết vụ án lao động, Tòa án cần tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các bên tiếp cận yêu cầu của nhau và thương lượng với nhau thông qua các phiên hòa giải do Tòa án tổ chức và thông qua sự hỗ trợ về thông tin, về các quy định của pháp luật để các bên tự thương lượng với nhau [79, tr.49]. Tuy nhiên, thực tiễn hòa giải tại TAND tỉnh Đồng Nai cho thấy những vấn đề cần lưu ý: i/ Về kỹ năng, các thẩm phán khi thực hiện thủ tục hòa giải tại Tòa còn chưa thoát ly tư cách thẩm phán của mình. Về nhận thức, cần phải làm rõ tư cách hòa giải là có tính trung gian, khách quan còn tư cách thẩm phán thể hiện quyền lực của cơ quan tư pháp. Nhưng không phải khi nào các thẩm phán cũng tách bạch và phân định rõ tư cách của mình khi hòa giải dẫn đến chất lượng của hòa giải bị ảnh hưởng. ii/ Trước khi vụ việc đến Tòa án đã được các cơ quan, tổ chức khác tiến hành hòa giải nhưng không thành dẫn đến xu hướng là xem nhẹ việc hòa giải, coi là thủ tục hình thức nên làm qua loa, đại khái. Xong cũng phải khẳng định đại bộ phận các vụ án tranh chấp chấm dứt HĐLĐ tại các cấp tòa tỉnh Đồng Nai đều thể hiện trách nhiệm hòa giải của Tòa án và kết quả là rất đáng ghi nhận (xem Phụ lục 5, 12). b/ Khởi kiện và thụ lý vụ án chấm dứt hợp đồng lao động Các quy định về khởi kiện và thụ lý vụ án nói chung, án lao động nói riêng đã rõ ràng trong BLTTDS. Tuy nhiên, từ thực tiễn thụ lý vụ án tại TAND các cấp tỉnh Đồng Nai cho thấy một số lưu ý sau: Thứ nhất, về vấn đề hòa giải trong vụ án lao động. Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019 thì điều kiện khởi kiện là vụ việc đã qua hòa giải cơ sở (trừ một số vụ việc không bắt buộc phải qua hòa giải). Liên quan đến điều kiện thụ lý này sẽ xuất hiện các tình huống: i/ Vụ việc đã được hòa giải nhưng một bên vẫn khởi kiện thì Tòa án cần kiểm tra xem việc hòa giải thành hay không thành? Việc hòa giải có đúng pháp luật hay không? (chủ thể, trình tự, thủ tục hòa giải...) trên cơ sở đó mới quyết định có thụ lý hay không; ii/ Trong đơn khởi kiện của nguyên đơn có nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu không bắt buộc phải qua hòa giải (quyết định chấm dứt HĐLĐ, sa thải là trái pháp luật), có yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải (tiền lương, nghỉ hàng năm, thưởng...) thì tòa thụ lý ngay hay là phải tách yêu cầu và tòa chỉ thụ lý những yêu cầu không bắt buộc phải qua hòa giải?. Tại TAND tỉnh Đồng Nai, hầu hết các vụ án đều có yêu cầu không bắt buộc phải qua hòa giải và có yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải (xem phụ lục 2, 3, 4, 5, 6...) tuy nhiên đều được thụ lý mà không tách yêu cầu. Lý giải cho vấn đề này, một số thẩm phán cho rằng: Một là, yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải là có tính phái sinh từ yêu cầu chính không phải qua hòa giải, thêm nữa tại tòa vẫn có thủ tục hòa giải trước khi xét xử do đó cơ hội hòa giải vẫn được thực hiện; Hai là, đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật (khoản 3 Điều 180 BLLĐ năm 2019). Xong một số thẩm phán khác lại cho rằng việc thụ lý tất cả các yêu cầu như vậy là vi phạm thủ tục tố tụng do đó cần hướng dẫn đương sự để tiến hành thủ tục hòa giải với các yêu cầu bắt buộc phải qua hòa giải, sau đó tùy theo kết quả hòa giải mới khởi kiện.Thứ hai, về sự việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hay chưa? Theo quy định, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện khi sự việc đã được giải quyết bằng quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS). Trong vụ án lao động (xem Phụ lục 4) thì nguyên đơn đã gửi đơn khiếu nại đến sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai và sở đã có quyết định về việc điều chuyển NLĐ sang làm việc khác là sai và yêu cầu khắc phục hậu quả, tuy nhiên NSDLĐ không khắc phục mà còn tiếp tục ra quyết định sa thải NLĐ. Trường hợp này có được coi là vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hay chưa? Vụ việc này Tòa án thành phố Biên Hòa vẫn tiến hành thụ lý giải quyết với lý lẽ là vụ việc tuy đã được sở lao động giải quyết nhưng quyết định giải quyết khiếu nại này chưa được coi là có hiệu lực pháp luật.Theo: Nguyễn Thanh ViệtLink: Tại đây