0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_

Mô hình quản trị HTX tại Việt Nam

2.3.3. Mô hình quản trị HTX tại Việt Nam 

Tại Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào kinh tế hợp tác được hình thành và phát triển ở nhiều vùng tự do và căn cứ địa cách mạng với các hình thức hợp tác giản đơn như tổ hợp tác, tổ vần công, tổ đổi công, tập đoàn sản xuất nông nghiệp mở đầu cho sự ra đời và phát triển của phong trào HTX ở Việt Nam. Thời kỳ 1955-1960, hoạt động của các HTX đã góp phần to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Trong giai đoạn 1961-1965, cùng với việc thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý, xây dựng các HTX bậc cao với quy mô được mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng ngàn HTX trong các lĩnh vực phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, mua bán, vận tải, tín dụng, xây dựng được thành lập, thu hút hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia. Thời kỳ 1965-1975, các HTX được củng cố, phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của hậu phương lớn miền Bắc, đã huy động được cao độ sức người, sức của cho tiền tuyến, huy động được hàng triệu thanh niên trai tráng nông thôn ra mặt trận, đánh giặc cứu nước, giải  phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ 1975-1986, đất nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, các HTX được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Từ khi Luật HTX đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 1996 đến Luật HTX năm 2003 và Luật HTX năm 2012 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để HTX nước ta củng cố, đổi mới, phát triển bền vững và đã xuất hiện các HTX hoạt động hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần làm giảm khoảng cách giàu – nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương. 

Trong mô hình quản trị HTX, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX là yếu tố quan trọng vì đây là điều kiện để HTX sẽ được quản lý, điều hành theo đúng mục tiêu đặt ra đồng thời thành viên HTX cũng kiểm soát được các hoạt động quản lý, điều hành HTX. 

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX trước khi ban hành Luật Hợp tác xã năm 1996 

Trong giai đoạn trước khi ban hành Luật Hợp tác xã năm 1996, việc tổ chức HTX được quy định rải rác trong các nghị định, thông tư, quyết định tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của HTX như các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, tín dụng và điểm nổi bật là việc thành lập HTX theo mệnh lệnh hành chính nhà nước, không mang tính tự nguyện, không công nhận tư liệu sản xuất của cá nhân xã viên, tất cả tư liệu sản xuất là của HTX, lợi ích và động lực kinh tế của xã viên bị xóa bỏ. Trong giai đoạn này, việc tổ chức HTX mang tính chất như cơ quan nhà nước. Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp bậc thấp quy định: “Trong Ban quản trị và Ban kiểm soát, thành phần phụ nữ nên chiếm khoản một phần ba. Ở miền núi, nếu trong hợp tác xã có nhiều dân tộc thì trong Ban quản trị và Ban kiểm soát cần có đại biểu các các dân tộc. Nếu số ủy viên trong Ban Quản trị và Ban kiểm soát có hạn không thể bao gồm đủ đại biểu của các dân tộc thì trước khi Ban quản trị và Ba kiểm soát quyết định một vấn đề quan trọng có liên quan đến một dân tộc ít người không có đại biểu trong Ban quản trị và Ban kiểm soát cũng cần bàn bạc trước với những xã viên người dân tộc ấy. Nếu trong hợp tác xã có nhiều thành phần tôn giáo thì trong khi bầu cử những người lãnh đạo cũng cần chú ý bầu những người thuộc các thành phần tôn giáo khác nhau. Tiêu chuẩn những người đáng được bầu vào Ban quản trị và Ban kiểm soát là: kiên quyết xây dựng hợp tác xã, có công tâm, quyết tâm bảo vệ lợi ích của tập thể và khả năng công tác”. 

Thứ hai, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 1996 

Luật Hợp tác xã năm 1996 định nghĩa HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 1996). Đây là đạo luật đầu tiên về HTX được ban hành trong thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Luật Hợp tác xã năm 1996 chưa thể hiện rõ nét bản chất của HTX mà chỉ quy định HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra. Luật Hợp tác xã năm 1996 quy định không rõ ràng về việc góp vốn hoặc góp sức hoặc vừa góp vốn vừa góp sức của xã viên và chưa quy định về tài sản chung của HTX cũng như quy định việc chia lãi cho xã viên căn cứ trên vốn góp mà chưa tính đến mức độ xã viên sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX. 

Về cơ cấu tổ chức và quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 1996 bao gồm đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên, ban quản trị, chủ nhiệm, ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát. Đối với HTX có dưới 15 xã viên không có ban quản trị mà chủ nhiệm HTX thực hiện chức năng nhiệm vụ của ban quản trị. Đối với HTX quy mô lớn, ban quản trị được thay bằng hội đồng quản trị. Luật Hợp tác xã năm 1996 quy định chủ nhiệm HTX là người đại diện theo pháp luật của HTX và cũng quy định về tiêu chuẩn thành viên ban quản trị. 

Luật Hợp tác xã năm 1996 không quy định rõ ban quản trị là cơ quan quản lý HTX, không quy định nhiều nhiệm vụ quyền hạn của ban quản trị mà chủ yếu là ban quản trị tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên. Đồng thời, Luật Hợp tác xã năm 1996 cũng quy định chủ nhiệm HTX có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên và nếu hợp tác xã có dưới 15 xã viên, chủ nhiệm HTX thực hiện nhiệm vụ của ban quản trị hợp tác xã. 

Đối với tổ chức, quản lý HTX nông nghiệp, ngoài đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên, ban quản trị, chủ nhiệm, ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát, còn có đội trưởng, tổ trưởng sản xuất, bộ phận nghiệp vụ chuyên môn. Ban quản trị HTX nông nghiệp có quyền thuê lao động, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. 

Thứ ba, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2003 

Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật (Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2003). 

Điểm nổi bật của Luật Hợp tác xã năm 2003 so với Luật Hợp tác xã năm 1996, đó là luật khẳng định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn của mình và quy định về tài sản chung không chia của HTX và xã viên hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX (Điều 1, khoản 2 điều 18, khoản 3 điều 35, khoản 1 điều 36 Luật Hợp tác xã năm 2003). 

Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp là không chính xác, không phù hợp với nhận thức chung về HTX trên thế giới, không phát huy được những giá trị xã hội mà HTX mang lại. Ngoài những sửa đổi bổ sung so với Luật Hợp tác xã năm 1996 thì nhìn chung Luật Hợp tác xã năm 2003 vẫn giữ nguyên tinh thần của Luật Hợp tác xã năm 1996, chưa thể hiện đầy đủ và chính xác bản chất và mô hình tổ chức của HTX. 

Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định về tổ chức quản lý HTX gồm 03 mô hình là HTX thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành, HTX thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành và tổ chức quản lý liên hiệp hợp tác xã. Đối với HTX thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành, thành viên ban quản trị là chủ nhiệm HTX và là người đại diện theo pháp luật của HTX. Ban quản trị bổ nhiệm hoặc thuê phó chủ nhiệm hợp tác xã theo đề nghị của chủ nhiệm HTX.  Đối với HTX thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành, ban quản trị bổ nhiệm hoặc thuê chủ nhiệm HTX và trưởng ban quản trị là người đại diện theo pháp luật của HTX. Chủ nhiệm HTX được thuê được tham dự cuộc họp đại hội thành viên, họp ban quản trị nhưng không được biểu quyết. Ngoài ra, đối với ngân hàng HTX, Quỹ Tín dụng nhân dân, việc tổ chức và quản lý được quy định từ điều 21 đến điều 28 Thông tư 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về Ngân hàng hợp tác xã và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010. Thứ tư, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX (Khoản 1 điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012). Điểm nổi bật của Luật Hợp tác xã năm 2012 là không còn quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, bỏ khái niệm góp vốn, góp sức của xã viên, quy định mức độ cung ứng sản phẩm, dịch vụ của thành viên và bổ sung mô hình hợp tác xã tạo việc làm. Một điểm khác nữa là Luật Hợp tác xã năm 2012 thay thế định nghĩa xã viên bằng định nghĩa thành viên; về cơ cấu tổ chức, quản lý của HTX chỉ còn một mô hình là đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát. Tuy Luật Hợp tác xã năm 2012 không còn quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp nhưng quy định về cấp giấy chứng nhận phần vốn góp và quy định về quản trị nội bộ của HTX lại có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình công ty cổ phần mà không phân biệt HTX theo quy mô và lĩnh vực hoạt động. 

Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định về tổ chức quản lý HTX bao gồm đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, gíam đốc/tổng giám đốc, ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên. Theo đó, đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của HTX; hội đồng quản trị là cơ quan quản lý HTX; chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của HTX; GĐ/TGĐ là người điều hành hoạt động của HTX; BKS/KSV kiểm tra và giám sát hoạt động của HTX. 

Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ và các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng các chức danh quản lý HTX. Tuy nhiên, Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định chung về cơ cấu tổ chức quản lý áp dụng chung cho cả loại hình HTX và loại hình liên hiệp hợp tác xã mà không phân biệt quy mô hoặc chức năng hoạt động của HTX hoặc liên hiệp hợp tác xã. 

Luật HTX năm 2012 đã thể hiện tư duy mới về mô hình HTX kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Theo đó, các quy định của Luật HTX phù hợp với điều kiện phát triển HTX tại Việt Nam (số lượng thành viên tối thiểu, số vốn góp tối thiểu, tỷ lệ dịch vụ phục vụ thành viên, điều kiện gia nhập và duy trì tư cách thành viên…) và tương đồng với quy định về HTX của Liên minh HTX quốc tế. Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 6 năm thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới, khu vực trong nước có nhiều bất ổn, nhưng khu vực HTX vẫn phát triển ổn định. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển khá đồng đều trên khắp các vùng miền, chất lượng hoạt động được nâng lên. Các HTX từng bước hoạt động đúng bản chất, ngày càng tập trung hơn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ thành viên thông qua cung cấp các dịch vụ hoặc việc làm cho thành viên, đặc biệt là HTX nông nghiệp. Bình quân giai đoạn 2016-2018 mỗi năm số HTX thành lập mới cả nước là 2.216 HTX, tăng 60,2% so với bình quân giai đoạn 20132015. Theo địa phương, có 45/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2018 so với giai đoạn 2013-2015 cao hơn bình quân chung cả nước (60,2%), trong đó có 7 địa phương có tốc độ tăng trên 300% gồm: 

Bình Phước tăng 1.640,4%; Hưng Yên tăng 1.137,5%; Bến Tre tăng 681,8%; Sơn La tăng 431,1%; Thành  phố Hồ  Chí  Minh tăng 386,0%;  Bình  Thuận tăng 384,6%;  Quảng  Nam tăng 319,2%. Có 10/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2018 so với giai đoạn 2013-2015 thấp hơn tốc độ tăng bình quân chung của cả nước (60,2%). Có 8/63 địa phương giảm số HTX thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2018 so với 2013- 2015, trong đó có 6 địa phương giảm trên 20% gồm: Nghệ An giảm 73,0%; Đắk Lắk giảm 42,1%; Hậu Giang giảm 31,6%; Vĩnh Phúc giảm 25,6%; Hà Tĩnh giảm 25,3%; Quảng Ngãi giảm 24,5% 

Trải qua thời gian dài kể từ khi phong trào hợp tác được hình thành từ năm 1945 và trải qua 25 năm phát triển pháp luật HTX kể từ khi Luật HTX đầu tiên năm 1996 được ban hành, mô hình quản trị HTX tại Việt Nam là mô hình quản trị truyền thống; theo đó thành viên HĐQT và thành viên BKS/KSV bắt buộc phải là thành viên HTX. Ưu điểm của mô hình quản trị truyền thống là nâng cao tính đoàn kết, hợp tác, tương trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, phát huy giá trị hợp tác của HTX và phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn trước đây. Điểm hạn chế của mô hình quản trị HTX truyền thống là không đáp ứng được yêu cầu quản trị tổ chức kinh tế chuyên nghiệp, hiệu quả khi HTX phát triển đến quy mô lớn. 

Theo: Trương Thế Minh

Link: Tại đây

avatar
Lã Thị Ái Vi
358 ngày trước
Mô hình quản trị HTX tại Việt Nam
2.3.3. Mô hình quản trị HTX tại Việt Nam Tại Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào kinh tế hợp tác được hình thành và phát triển ở nhiều vùng tự do và căn cứ địa cách mạng với các hình thức hợp tác giản đơn như tổ hợp tác, tổ vần công, tổ đổi công, tập đoàn sản xuất nông nghiệp mở đầu cho sự ra đời và phát triển của phong trào HTX ở Việt Nam. Thời kỳ 1955-1960, hoạt động của các HTX đã góp phần to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Trong giai đoạn 1961-1965, cùng với việc thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý, xây dựng các HTX bậc cao với quy mô được mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng ngàn HTX trong các lĩnh vực phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, mua bán, vận tải, tín dụng, xây dựng được thành lập, thu hút hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia. Thời kỳ 1965-1975, các HTX được củng cố, phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của hậu phương lớn miền Bắc, đã huy động được cao độ sức người, sức của cho tiền tuyến, huy động được hàng triệu thanh niên trai tráng nông thôn ra mặt trận, đánh giặc cứu nước, giải  phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ 1975-1986, đất nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, các HTX được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Từ khi Luật HTX đầu tiên được Quốc hội ban hành vào năm 1996 đến Luật HTX năm 2003 và Luật HTX năm 2012 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để HTX nước ta củng cố, đổi mới, phát triển bền vững và đã xuất hiện các HTX hoạt động hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn; góp phần làm giảm khoảng cách giàu – nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương. Trong mô hình quản trị HTX, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX là yếu tố quan trọng vì đây là điều kiện để HTX sẽ được quản lý, điều hành theo đúng mục tiêu đặt ra đồng thời thành viên HTX cũng kiểm soát được các hoạt động quản lý, điều hành HTX. Thứ nhất, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX trước khi ban hành Luật Hợp tác xã năm 1996 Trong giai đoạn trước khi ban hành Luật Hợp tác xã năm 1996, việc tổ chức HTX được quy định rải rác trong các nghị định, thông tư, quyết định tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của HTX như các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, tín dụng và điểm nổi bật là việc thành lập HTX theo mệnh lệnh hành chính nhà nước, không mang tính tự nguyện, không công nhận tư liệu sản xuất của cá nhân xã viên, tất cả tư liệu sản xuất là của HTX, lợi ích và động lực kinh tế của xã viên bị xóa bỏ. Trong giai đoạn này, việc tổ chức HTX mang tính chất như cơ quan nhà nước. Điều lệ mẫu HTX nông nghiệp bậc thấp quy định: “Trong Ban quản trị và Ban kiểm soát, thành phần phụ nữ nên chiếm khoản một phần ba. Ở miền núi, nếu trong hợp tác xã có nhiều dân tộc thì trong Ban quản trị và Ban kiểm soát cần có đại biểu các các dân tộc. Nếu số ủy viên trong Ban Quản trị và Ban kiểm soát có hạn không thể bao gồm đủ đại biểu của các dân tộc thì trước khi Ban quản trị và Ba kiểm soát quyết định một vấn đề quan trọng có liên quan đến một dân tộc ít người không có đại biểu trong Ban quản trị và Ban kiểm soát cũng cần bàn bạc trước với những xã viên người dân tộc ấy. Nếu trong hợp tác xã có nhiều thành phần tôn giáo thì trong khi bầu cử những người lãnh đạo cũng cần chú ý bầu những người thuộc các thành phần tôn giáo khác nhau. Tiêu chuẩn những người đáng được bầu vào Ban quản trị và Ban kiểm soát là: kiên quyết xây dựng hợp tác xã, có công tâm, quyết tâm bảo vệ lợi ích của tập thể và khả năng công tác”. Thứ hai, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 1996 Luật Hợp tác xã năm 1996 định nghĩa HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 1996). Đây là đạo luật đầu tiên về HTX được ban hành trong thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Luật Hợp tác xã năm 1996 chưa thể hiện rõ nét bản chất của HTX mà chỉ quy định HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra. Luật Hợp tác xã năm 1996 quy định không rõ ràng về việc góp vốn hoặc góp sức hoặc vừa góp vốn vừa góp sức của xã viên và chưa quy định về tài sản chung của HTX cũng như quy định việc chia lãi cho xã viên căn cứ trên vốn góp mà chưa tính đến mức độ xã viên sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX. Về cơ cấu tổ chức và quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 1996 bao gồm đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên, ban quản trị, chủ nhiệm, ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát. Đối với HTX có dưới 15 xã viên không có ban quản trị mà chủ nhiệm HTX thực hiện chức năng nhiệm vụ của ban quản trị. Đối với HTX quy mô lớn, ban quản trị được thay bằng hội đồng quản trị. Luật Hợp tác xã năm 1996 quy định chủ nhiệm HTX là người đại diện theo pháp luật của HTX và cũng quy định về tiêu chuẩn thành viên ban quản trị. Luật Hợp tác xã năm 1996 không quy định rõ ban quản trị là cơ quan quản lý HTX, không quy định nhiều nhiệm vụ quyền hạn của ban quản trị mà chủ yếu là ban quản trị tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên. Đồng thời, Luật Hợp tác xã năm 1996 cũng quy định chủ nhiệm HTX có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội xã viên và nếu hợp tác xã có dưới 15 xã viên, chủ nhiệm HTX thực hiện nhiệm vụ của ban quản trị hợp tác xã. Đối với tổ chức, quản lý HTX nông nghiệp, ngoài đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên, ban quản trị, chủ nhiệm, ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát, còn có đội trưởng, tổ trưởng sản xuất, bộ phận nghiệp vụ chuyên môn. Ban quản trị HTX nông nghiệp có quyền thuê lao động, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Thứ ba, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2003 Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật (Điều 1 Luật Hợp tác xã năm 2003). Điểm nổi bật của Luật Hợp tác xã năm 2003 so với Luật Hợp tác xã năm 1996, đó là luật khẳng định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn của mình và quy định về tài sản chung không chia của HTX và xã viên hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX (Điều 1, khoản 2 điều 18, khoản 3 điều 35, khoản 1 điều 36 Luật Hợp tác xã năm 2003). Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp là không chính xác, không phù hợp với nhận thức chung về HTX trên thế giới, không phát huy được những giá trị xã hội mà HTX mang lại. Ngoài những sửa đổi bổ sung so với Luật Hợp tác xã năm 1996 thì nhìn chung Luật Hợp tác xã năm 2003 vẫn giữ nguyên tinh thần của Luật Hợp tác xã năm 1996, chưa thể hiện đầy đủ và chính xác bản chất và mô hình tổ chức của HTX. Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định về tổ chức quản lý HTX gồm 03 mô hình là HTX thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành, HTX thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành và tổ chức quản lý liên hiệp hợp tác xã. Đối với HTX thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành, thành viên ban quản trị là chủ nhiệm HTX và là người đại diện theo pháp luật của HTX. Ban quản trị bổ nhiệm hoặc thuê phó chủ nhiệm hợp tác xã theo đề nghị của chủ nhiệm HTX.  Đối với HTX thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành, ban quản trị bổ nhiệm hoặc thuê chủ nhiệm HTX và trưởng ban quản trị là người đại diện theo pháp luật của HTX. Chủ nhiệm HTX được thuê được tham dự cuộc họp đại hội thành viên, họp ban quản trị nhưng không được biểu quyết. Ngoài ra, đối với ngân hàng HTX, Quỹ Tín dụng nhân dân, việc tổ chức và quản lý được quy định từ điều 21 đến điều 28 Thông tư 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về Ngân hàng hợp tác xã và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010. Thứ tư, cơ cấu tổ chức, quản lý HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX (Khoản 1 điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012). Điểm nổi bật của Luật Hợp tác xã năm 2012 là không còn quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, bỏ khái niệm góp vốn, góp sức của xã viên, quy định mức độ cung ứng sản phẩm, dịch vụ của thành viên và bổ sung mô hình hợp tác xã tạo việc làm. Một điểm khác nữa là Luật Hợp tác xã năm 2012 thay thế định nghĩa xã viên bằng định nghĩa thành viên; về cơ cấu tổ chức, quản lý của HTX chỉ còn một mô hình là đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát. Tuy Luật Hợp tác xã năm 2012 không còn quy định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp nhưng quy định về cấp giấy chứng nhận phần vốn góp và quy định về quản trị nội bộ của HTX lại có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình công ty cổ phần mà không phân biệt HTX theo quy mô và lĩnh vực hoạt động. Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định về tổ chức quản lý HTX bao gồm đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, gíam đốc/tổng giám đốc, ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên. Theo đó, đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của HTX; hội đồng quản trị là cơ quan quản lý HTX; chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của HTX; GĐ/TGĐ là người điều hành hoạt động của HTX; BKS/KSV kiểm tra và giám sát hoạt động của HTX. Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ và các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng các chức danh quản lý HTX. Tuy nhiên, Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định chung về cơ cấu tổ chức quản lý áp dụng chung cho cả loại hình HTX và loại hình liên hiệp hợp tác xã mà không phân biệt quy mô hoặc chức năng hoạt động của HTX hoặc liên hiệp hợp tác xã. Luật HTX năm 2012 đã thể hiện tư duy mới về mô hình HTX kiểu mới với hạt nhân là “hợp tác”, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Theo đó, các quy định của Luật HTX phù hợp với điều kiện phát triển HTX tại Việt Nam (số lượng thành viên tối thiểu, số vốn góp tối thiểu, tỷ lệ dịch vụ phục vụ thành viên, điều kiện gia nhập và duy trì tư cách thành viên…) và tương đồng với quy định về HTX của Liên minh HTX quốc tế. Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 6 năm thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới, khu vực trong nước có nhiều bất ổn, nhưng khu vực HTX vẫn phát triển ổn định. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển khá đồng đều trên khắp các vùng miền, chất lượng hoạt động được nâng lên. Các HTX từng bước hoạt động đúng bản chất, ngày càng tập trung hơn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ thành viên thông qua cung cấp các dịch vụ hoặc việc làm cho thành viên, đặc biệt là HTX nông nghiệp. Bình quân giai đoạn 2016-2018 mỗi năm số HTX thành lập mới cả nước là 2.216 HTX, tăng 60,2% so với bình quân giai đoạn 20132015. Theo địa phương, có 45/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2018 so với giai đoạn 2013-2015 cao hơn bình quân chung cả nước (60,2%), trong đó có 7 địa phương có tốc độ tăng trên 300% gồm: Bình Phước tăng 1.640,4%; Hưng Yên tăng 1.137,5%; Bến Tre tăng 681,8%; Sơn La tăng 431,1%; Thành  phố Hồ  Chí  Minh tăng 386,0%;  Bình  Thuận tăng 384,6%;  Quảng  Nam tăng 319,2%. Có 10/63 địa phương có tốc độ tăng số HTX thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2018 so với giai đoạn 2013-2015 thấp hơn tốc độ tăng bình quân chung của cả nước (60,2%). Có 8/63 địa phương giảm số HTX thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2018 so với 2013- 2015, trong đó có 6 địa phương giảm trên 20% gồm: Nghệ An giảm 73,0%; Đắk Lắk giảm 42,1%; Hậu Giang giảm 31,6%; Vĩnh Phúc giảm 25,6%; Hà Tĩnh giảm 25,3%; Quảng Ngãi giảm 24,5% Trải qua thời gian dài kể từ khi phong trào hợp tác được hình thành từ năm 1945 và trải qua 25 năm phát triển pháp luật HTX kể từ khi Luật HTX đầu tiên năm 1996 được ban hành, mô hình quản trị HTX tại Việt Nam là mô hình quản trị truyền thống; theo đó thành viên HĐQT và thành viên BKS/KSV bắt buộc phải là thành viên HTX. Ưu điểm của mô hình quản trị truyền thống là nâng cao tính đoàn kết, hợp tác, tương trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, phát huy giá trị hợp tác của HTX và phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn trước đây. Điểm hạn chế của mô hình quản trị HTX truyền thống là không đáp ứng được yêu cầu quản trị tổ chức kinh tế chuyên nghiệp, hiệu quả khi HTX phát triển đến quy mô lớn. Theo: Trương Thế MinhLink: Tại đây