0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64cb21514b319-photo-1617203443952-6d2619f7ff4e.jpg.webp

Khái niệm, đặc điểm của xung đột lợi ích trong quản trị hợp tác xã

4.1.3. Khái niệm, đặc điểm của xung đột lợi ích trong quản trị hợp tác xã 

Xung đột lợi ích là nội dung được pháp luật nhiều quốc gia quy định, xung đột lợi ích chia theo lĩnh vực như lĩnh vực công, doanh nghiệp, công ty đại chúng, ngân hàng, nghiên cứu khoa học … Theo từ điển Black Law định nghĩa: “Xung đột lợi ích là tình huống ảnh hưởng đến quyết định vì có xung đột giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích công”; theo từ điển tiếng Anh của Cambridge định nghĩa: “Xung đột lợi ích là tình huống mà một người không thể đưa ra quyết định tốt, vì bị chi phối bởi lợi ích cá nhân” ; theo Tổ chức OECD, định nghĩa về xung đột lợi ích trong lĩnh vực công như sau: “Xung đột lợi ích bao gồm xung đột giữa công vụ và lợi ích cá nhân của công chức, trong đó lợi ích từ năng lực cá nhân của công chức có thể ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện những nhiệm vụ và trách nhiệm chính thức của họ”. Tại Việt Nam, định nghĩa về xung đột lợi ích lần đầu tiên được quy định chính thức trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, theo đó: “Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ” (Khoảng 8, Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018) hoặc theo từ điển Pháp luật Anh-Việt định nghĩa xung đột lợi ích là: “Sự mâu thuẫn quyền lợi, sự không tương xứng giữa địa vị chức tước với quyền lợi cá nhân của người giữ chức vụ đó, việc sử dụng chức vụ để mưu lợi ích cá nhân” .

Xung đột lợi ích là tình huống mà người ra quyết định trong một tổ chức nhằm đem lại lợi ích cho họ hoặc người thân thích của họ thay vì đem lại lợi ích cho tổ chức. Trong một tổ chức có 02 nhóm đối tượng cần kiểm soát xung đột lợi ích bao gồm (i) Người có chức vụ, quyền hạn và (ii) Người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn. 

Công ty đối nhân là loại công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử dựa trên sự liên kết tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty. Trong loại hình công ty này, yếu tố nhân thân là quan trọng nhất giúp công ty tồn tại và phát triển, mặt khác trong công ty đối nhân,  các thành viên cũng tham gia góp vốn nhưng đây không phải là yếu tố chính để hình thành nên công ty.  Các thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty;  khi thành viên công ty gây thiệt hại cho công ty cũng chính là gây thiệt hại cho chính mình. Điển hình cho loại hình công ty đối nhân này là công ty hợp danh,  theo đó thành viên hợp danh là cá nhân chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (Điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020). Do đó,  pháp luật công ty các quốc gia không quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người liên quan bao gồm người quản lý công ty vì người quản lý công ty khi gây thiệt hại cho công ty đối nhân cũng chính là gây thiệt hại cho chính mình. 

Công ty đối vốn ra đời sau công ty đối nhân,  hình thành trên cơ sở góp vốn của nhiều thành viên.  Trong công ty đối vốn,  thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn góp nên sẽ  xuất hiện khả năng tư lợi của thành viên bao gồm người quản lý công ty.  Để ngăn chặn thành viên công ty tư lợi gây thiệt hại cho công ty , pháp luật công ty các quốc gia đều có quy định về nghĩa vụ người quản lý công ty, điển hình là các quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. 

Để kiểm soát các giao dịch có khả năng xảy ra xung đột lợi ích với công ty và thành viên/cổ đông công ty, pháp luật công ty phân loại các giao dịch này thành các nhóm: (i) Giao dịch giữa công ty với người quản lý công ty (ii) Giao dịch giữa công ty với những cá nhân/tổ chức có liên quan trực tiếp/gián tiếp đến công ty bao gầm các giao dịch giữa công ty với công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ; công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con; cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty; người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên; vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này; doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 23 điều 4 có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty (Khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020). 

Xem xét ở góc độ kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan, có quan điểm cho rằng đây là các giao dịch tư lợi nếu tiếp cận theo yếu tố lợi ích vì người quản lý công ty thay vì phải trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông thì có khả năng họ lạm dụng vị trí quản lý, điều hành để dem lại lợi ích cho chính họ thông qua việc xác lập giao dịch giữa họ là người có liên quan với công ty. Pháp luật công ty kiểm soát các giao dịch giữa công ty với những cá nhân/tổ chức liên quan trực tiếp/gián tiếp với công ty thuộc nhóm (ii) vì bản chất công ty là đối vốn, cá nhân/tổ chức là nhà đầu tư với mong muốn duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư nên mục tiêu của họ là đạt được hiệu quả, lợi nhuận cao nhất khi đầu tư vào công ty, từ đó pháp luật công ty phải có những quy định kiểm soát các giao dịch có khả năng xảy ra xung đột lợi ích với công ty và nhà đầu tư. 

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế hình thành trên cơ sở sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh giữa các thành viên; khi các thành viên HTX có nhu cầu chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ hợp tác với nhau nhằm đem lại lợi ích cho chính họ. HTX là tổ chức kinh tế vừa mang tính chất đối nhân dựa trên sự hợp tác, liên kết giữa các thành viên HTX, vừa mang tính chất đối vốn thông qua việc các thành viên HTX chỉ chịu trách nhiệm  về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của HTX trong phạm vi số vốn góp của thành viên. HTX là tổ chức kinh tế có mang tính chất đối vốn nên khả năng xảy ra xung đột lợi ích giữa HTX, thành viên HTX với NQL HTX vẫn có thể xảy ra. Đặc điểm nổi bật của các giao dịch giữa HTX với NQL HTX là NQL HTX cũng là thành viên HTX, có nghĩa vụ góp vốn vào HTX và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX (Khoản 1, 2 Điều 15 Luật HTX năm 2012) thông qua việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ giữa HTX với thành viên (Khoản 1, 2 Điều 15 Luật HTX năm 2012); họ cũng đồng thời là người quản lý, điều hành HTX có khả năng chi phối các giao dịch giữa chính họ với HTX nên pháp luật HTX cần có những quy định cụ thể để kiểm soát các giao dịch này. 

Một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo quản trị HTX hiệu quả là phải quy định về kiểm soát xung đột lợi ích trong HTX. Tác giả Jos Bijman cho rằng: “Quản trị nội bộ cũng cần giải quyết vấn đề xung đột lợi ích. Đặc biệt, trong HTX nhỏ, những rủi ro phải được giải quyết để bảo vệ thành viên thiểu số thông qua tự xử lý trong nội bộ HTX. Có một số bằng chứng cho thấy các thành viên lớn hơn có nhiều kiến thức hơn, kinh nghiệm và năng lực tài chính là những người tích cực trong HĐQT của các HTX. Quy tắc để giải quyết xung đột lợi ích nói chung là các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không được xác định. Các trường hợp tự xử lý cũng có thể phát sinh từ chức năng giám sát yếu của HĐQT đối với GĐ điều hành. Quá tin tưởng có thể dễ dàng dẫn đến việc thiếu sự giám sát hiệu quả của HĐQT. Các vấn đề cụ thể liên quan đến quản trị nội bộ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các HTX, đặc biệt là bởi vì giám sát và kiểm soát nội bộ kém phát triển do thiếu các nhiệm vụ pháp lý rõ ràng trong hoạt động giám sát. Đặc biệt, trong các HTX khởi nghiệp nhỏ, mô hình quản trị của HĐQT và GĐ điều hành cần được bổ sung quy tắc giải quyết xung đột lợi ích minh bạch”. Kiểm soát xung đột lợi ích trong tổ chức kinh tế nói chung, HTX nói riêng là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả quản trị tổ chức, không phân biệt theo quy mô của tổ chức. 

Tác giả Qiao Liang cho rằng: “Không giống các công ty niêm yết chứng khoán phải công khai, minh bạch thông tin; HTX không có cơ chế bên ngoài để kiểm soát, đánh giá về hiệu quả hoạt động của HTX mà nhiệm vụ đánh giá hiệu quả quản lý, điều hành do thành viên và HĐQT HTX thực hiện, điều này làm cho việc giám sát các nhà quản lý trong công ty niêm yết công khai thuộc sở hữu nhà đầu tư khác với giám sát nhà quản lý HTX. Hành vi cơ hội xảy ra khi một cá nhân, tổ chức hoặc tổ chức tận dụng lợi thế của thị trường hoặc hợp đồng với thông tin không đầy đủ hoặc không đối xứng. Theo pháp luật HTX, cuộc họp ĐHTV là cơ quan quyết định cao nhất trong HTX. Các thành viên HTX có quyền bỏ phiếu chống lại quyết định của HĐQT khi họ không đồng ý. Các quyền biểu quyết và quyền phát biểu của thành viên có thể hạn chế hành vi cơ hội từ người quản lý HTX” . Một trong những đặc điểm của HTX là không có cơ chế bên ngoài theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX như công ty cổ phần nên khả năng xảy ra xung đột lợi ích trong HTX sẽ khó kiểm soát. Việc kiểm soát hoạt động của người quản lý HTX chỉ thực hiện thông qua quyền phát biểu và biểu quyết của thành viên HTX trong đại hội thành viên; do đó, cần phải bổ sung cơ chế để tạo điều kiện cho thành viên kiểm soát các hành vi tư lợi của người quản lý HTX. Tác giả Xiong, J và Y Zheng cho rằng: “Các thành viên phổ thông trong các HTX ở Trung Quốc không tham gia vào việc ra quyết định quản lý trong HTX. Các GĐ điều hành (CEO) trong HTX Trung Quốc là thành viên nòng cốt. Họ có ảnh hưởng đầy đủ và chi phối đến HĐQT và các thành viên, bởi vì họ có một phần lợi ích phù hợp với các thành viên khác. Tuy nhiên, do HĐQT hợp nhất với hội đồng giám sát dẫn đến vị trí thống lĩnh trong quản lý và dẫn đến khả năng hội đồng giám sát có thể thông đồng, thay vì giám sát HĐQT. Các thành viên cốt lõi sẽ ủng hộ lợi ích của mình bằng chi phí của các thành viên còn lại trong HTX khi có xung đột lợi ích” . Trong hoạt động của HTX, nếu không có cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích trong quản trị HTX thì các thành viên nòng cốt của HTX sẽ thao túng hoạt động của HTX để tư lợi. Đồng quan điểm, các tác giả Ma và Meng (2008) cho rằng “Lợi ích chung của các thành viên còn lại trong HTX bị thiệt hại nếu các thành viên cốt lõi hành xử cơ hội bằng cách che giấu lợi nhuận thực sự của HTX với các thành viên còn lại. Do đó cơ chế giám sát là cần thiết để hạn chế các hành vi của các thành viên cốt lõi” . HTX là tổ chức kinh tế nên cần phải kiểm soát xung đột lợi ích trong quản trị HTX nhằm đảm bảo công khai minh bạch, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên và của HTX mà không phân biệt theo quy mô của HTX. Mặt khác, một trong những đặc điểm nổi bật của HTX là thành viên HĐQT cũng đồng thời là thành viên HTX, hay nói cách khác họ vừa là người quản lý vừa là khách hàng của chính HTX theo các hợp đồng cung ứng dịch vụ ký giữa HTX với chính họ và HTX cũng không có cơ chế bên ngoài để kiểm soát hoạt động của người quản lý. Theo truyền thống, thành viên HĐQT HTX và GĐ điều hành HTX cũng là thành viên HTX, họ là những thành viên tích cực, có nhiều đóng góp cho hoạt động và sự phát triển của HTX. Tuy nhiên do những người này cũng đồng thời là thành viên HTX, có những giao dịch cung ứng sản phẩm, dịch vụ với chính HTX của họ nên có khả năng dẫn đến những hành vi tư lợi trong quản lý điều hành HTX. 

Hiện nay, theo số liệu thống kế, tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh của HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2018 đạt 226.554 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng thời điểm năm 2017. Theo quy mô lao động: tại thời điểm 31/12/2018 các HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh có dưới 10 lao động thu hút được 58.154  tỷ đồng vốn, chiếm 25,7% tổng vốn của HTX, tăng 9,9% so với cùng thời điểm năm 2017; các HTX có từ 10-49 lao động thu hút được 103.119 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,5%, giảm 3,2%; HTX có từ 50-99 lao động thu hút được 6.308 tỷ đồng, chiếm 2,8%, giảm 23,9%; HTX có từ 100 lao động trở lên thu hút được 58.973 tỷ đồng, chiếm 26,0%, tăng 7,7%. Theo khu vực kinh tế: tại thời điểm 31/12/2018 mặc dù có số lượng HTX thấp hơn nhiều so với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng các HTX khu vực dịch vụ hiện thu hút vốn được 182.054 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 80,4% trong toàn bộ khu vực HTX, tăng 4,8% so với cùng thời điểm năm 2017 (trong khu vực dịch vụ, các HTX hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thu hút 138.435 tỷ đồng, chiếm 61,1% vốn của toàn bộ khu vực HTX, tăng 11,5% so với cùng thời điểm năm 2017); HTX khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút 20.654 tỷ đồng, chiếm 9,1%, giảm 11,8%; HTX khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút 23.847 tỷ đồng, chiếm 10,5%, giảm gần 6,0%. Theo địa phương: có 35/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn của HTX cho SXKD năm 2018 so với năm 2017 tăng cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (1,8%). Các địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của HTX năm 2018 so với năm 2017 tăng trên 30% gồm: Thái Nguyên tăng 90,9%; Quảng Bình tăng 54,8%; Ninh Thuận tăng 39,8%; Nam Định tăng 38,0%; Bến Tre tăng 37,9%; Kiên Giang tăng 33,2%; Quảng Trị tăng 32,4%. Có 28/63 địa phương có tốc độ tăng thu hút vốn của HTX năm 2018 so với năm 2017 thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, trong đó có 6 địa phương có mức độ thu hút vốn của HTX năm 2018 giảm so với năm 2017 trên 20% gồm: Kon Tum giảm 47,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 36,4%; Đà Nẵng giảm 29,7%; Hòa Bình giảm 26,0%; Thừa Thiên Huế giảm 22,8%; An Giang giảm 21,0%. Năm 2018, tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 88.586 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2017, tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng nguồn vốn của HTX (1,8%). Theo quy mô lao động: Doanh thu thuần của các HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh có dưới 10 lao động năm 2018 đạt 18.080 tỷ đồng, chiếm 20,4% doanh thu thuần của toàn bộ khu vực HTX, tăng 4,9% so với năm 2017; các HTX có quy mô từ 10-49 lao động đạt 30.104 tỷ đồng, chiếm 34,0%, tăng 11,3%; các HTX có quy mô từ 50-99 lao động đạt 4.897 tỷ đồng, chiếm 5,5%, giảm 3,4%; các HTX có từ 100 lao động trở lên đạt 35.504 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,1%, tăng 12,9%. Theo khu vực kinh tế: các HTX hoạt động trong khu vực dịch vụ năm 2018 đạt doanh thu cao nhất với 63.647 tỷ đồng, chiếm 71,8% doanh thu của toàn bộ khu vực HTX, tăng 10,2% so với năm 2017 (trong đó ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt doanh thu năm 2018 lớn nhất với 38.873 tỷ đồng, chiếm 43,9%, tăng 1,3% so với năm 2017); doanh thu của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 10.189 tỷ đồng, chiếm 11,5%, tăng 15,4%; doanh thu của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 14.750 tỷ đồng, chiếm 16,7%, tăng 3,9%. Theo địa phương: có 30/63 địa phương có tốc độ tăng doanh thu thuần của HTX năm 2018 so với năm 2017 cao hơn mức tăng chung của cả nước (9,6%). Trong đó, có 5 địa phương có tốc độ tăng doanh thu thuần của HTX năm 2018 so với năm 2017 trên 40% gồm: Hà Nam tăng 64,9%; Quảng Bình tăng 60,8%; Sơn La tăng 55,5%; Thanh Hóa tăng 41,7%; Thái Nguyên tăng 40,4%. Có 33/63 địa phương có tốc độ tăng doanh thu thuần của HTX năm 2018 so với năm 2017 thấp hơn mức tăng chung cả nước, trong đó có 7 địa phương có doanh thu thuần năm 2018 giảm trên 20% so với năm 2017, gồm: Hậu Giang giảm 45,3%; Khánh Hòa giảm 44,2%; Vĩnh Long giảm 40,2%; Cà  Mau  giảm 29,3%;  Bà  Rịa -  Vũng  Tàu giảm  26,6%;  Đà  Nẵng  giảm 26,2%; Bình Dương giảm 23,6%.

Thời gian qua, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ của người quản lý đã dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng đối với Quỹ Tín dụng nhân dân và thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân (là một loại hình HTX) như vụ án Văn Văn Nghĩa, Chủ tịch HĐQT lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động vốn tại 3 Quỹ tín dụng nhân dân Tân Tiến, Thanh Bình, Dầu Giây với tổng số tiền hơn 1.234 tỷ đồng của 6.310 sổ tiết kiệm” ; vụ án Hồ Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Thạnh Hóa Long An nắm giữ số tiền 3,7 tỉ đồng rồi sử dụng số tiền này vào mục đích cá nhân, chiếm đoạt 170 triệu đồng của hai khách hàng; sử dụng tên của hai người thân để lập hồ sơ vay tiền hoặc vụ án Vũ Công Liêm, GĐ Quỹ tín dụng Thái Bình (phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã bỏ trốn cùng khoản tiền 50 tỷ khiến hàng chục người dân ở Biên Hòa lao đao.

Hoặc trong năm 2020, việc tăng vốn điều lệ bất thường tại Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) có nguy cơ dẫn đến Saigon Co.op bị thâu tóm, chi phối, chiếm đoạt tài sản bởi các tổ chức cá nhân bên ngoài, gây thất thoát tài sản nhà nước. Trong 20 HTX thành viên góp 3.597 tỉ đồng bằng tiền mặt vào Saigon Co.op, HTX nông nghiệp Xuân Lộc góp ít nhất với 50 triệu đồng; có 11 HTX vốn điều lệ nhỏ (tính đến thời điểm cuối năm 2019, tổng vốn chỉ hơn 46 tỉ đồng), thậm chí có HTX kinh doanh thua lỗ, nhưng đã góp hàng trăm tỉ đồng mỗi đơn vị. Cụ thể, HTX thương mại dịch vụ P.6 (Q.4) vốn điều lệ 3,21 tỉ đồng, góp hơn 202 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ - sản xuất Long Xương vốn điều lệ hơn 2 tỉ đồng, góp hơn 241 tỉ đồng; HTX thương mại P.8 (Q.3) vốn điều lệ 3,213 tỉ đồng, góp hơn 242 tỉ đồng; HTX thương mại Bình Hòa vốn điều lệ 3,101 tỉ đồng, góp hơn 242 tỉ đồng; HTX thương mại Thị Nghè vốn điều lệ 2,53 tỉ đồng, lỗ hơn 163 triệu đồng nhưng góp hơn 244 tỉ đồng; HTX thương mại Đô Thành vốn điều lệ 9,117 tỉ đồng, lỗ hơn 721 triệu đồng nhưng góp hơn 247 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Bến Nghé vốn điều lệ 2,055 tỉ đồng, góp hơn 281 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Phú Thịnh vốn điều lệ 1,96 tỉ đồng, góp hơn 282 tỉ đồng; HTX tiêu dùng P.14 (Q.8) vốn điều lệ 4,012 tỉ đồng, góp hơn 283 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Q.11 vốn điều lệ 12,3 tỉ đồng, đã góp hơn 306 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Linh Tây vốn điều lệ 3,105 tỉ đồng, lỗ gần 49 triệu đồng và góp đến hơn 952 tỉ đồng. Đối với HTX thương mại Thị Nghè đã góp hơn 244 tỉ đồng, đơn vị này huy động vốn theo hợp đồng hợp tác vốn đầu tư số tiền 242,1 tỉ đồng. Trong đó, từ Công ty TNHH MTV Anh Tú Thy 240 tỉ đồng, từ bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh 2 tỉ đồng, từ ông Văng Vĩnh Nguyên 100 triệu đồng. Đối với HTX thương mại dịch vụ Phú Thịnh (góp hơn 282 tỉ đồng). Theo quy định tại Luật HTX năm 2012, một trong những thẩm quyền của ĐHTV là xem xét thông qua việc tăng vốn điều lệ của HTX, quyết định phương thức huy động vốn (Khoản 7 Điều 32 Luật HTX năm 2012). Tuy nhiên, “Qua kiểm tra Thanh tra thành phố nhận thấy Saigon Co.op thực hiện chưa đúng quy định của Luật HTX năm 2012 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Saigon Co.op đã được ĐHTV thông qua cụ thể HĐQT Saigon Co.op chưa xây dựng phương án huy động vốn trình ĐHTV thông qua; HĐQT ra nghị quyết số 121a/QĐHĐQT ngày 12 tháng 11 năm 2019 không đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn trong việc không kiểm tra nguồn vốn huy động của HTX thành viên. Vi phạm nghĩa vụ của NQL HTX của HĐQT Saigon Co.op có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản chung không chia) và tài sản của nhà nước ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Các vi phạm nghĩa vụ của NQL HTX trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong quản trị HTX nhằm hạn chế NQL HTX gây thiệt hại cho HTX và thành viên HTX. 

Từ những phân tích trên, khái niệm xung đột lợi ích trong quản trị HTX như sau: “Xung đột lợi ích trong quản trị HTX là giao dịch giữa HTX với NQL HTX và có khả năng xảy ra xung đột lợi ích với HTX và thành viên HTX”. 

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 121 Bộ Luật dân sự năm 2015). Căn cứ khái niệm giao dịch dân sự tại Bộ Luật dân sự năm 2015 thì các giao dịch giữa NQL HTX với HTX cũng là các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, các giao dịch dân sự này khác với các giao dịch dân sự thông thường ở các đặc điểm sau: 

Thứ nhất, một bên trong giao dịch là người có thẩm quyền quản lý, điều hành HTX 

Giao dịch dân sự giữa HTX với bên chủ thể còn lại là NQL HTX, là những người được thành viên HTX tin tưởng, ủy quyền để thay mặt thành viên quản lý, điều hành HTX. Hành vi của NQL HTX có thể đem lại lợi ích cho HTX và thành viên HTX và ngược lại hành vi của họ cũng có thể gây thiệt hại cho HTX và thành viên HTX. Mặt khác, NQL HTX khi xác lập giao dịch dân sự với HTX cũng là những người có thẩm quyền quản lý, điều hành HTX, có khả năng chi phối các giao dịch sao cho có lợi nhất cho chính mình thay vì phải đem lại lợi ích cho HTX và thành viên HTX. 

Thứ hai, giao dịch giữa HTX với NQL HTX có khả năng dẫn đến xung đột lợi ích 

Khi xác lập giao dịch dân sự, các bên tham gia giao dịch đều có ý chí và mong muốn đem lại lợi ích hoặc kết quả tốt nhất cho chính mình. Một trong những nguyên tắc của giao dịch dân sự là khi các bên xác lập giao dịch không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. Khác với thành viên HTX không nắm giữ chức vụ quản lý, điều hành HTX, NQL HTX trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể có những thông tin, cơ hội kinh doanh của HTX mà những thành viên thông thường không có hoặc chưa biết nên có thể họ NQL HTX lạm dụng việc nắm bắt được những thông tin, cơ hội kinh doanh để xác lập các giao dịch với HTX sao cho có lợi nhất cho chính họ thay vì đem lại lại lợi ích chung cho HTX. Điều này, vô tình gây ra xung đột lợi ích với các thành viên còn lại trong HTX. 

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân và tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch dân sự giữa HTX với NQL HTX đã xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong giao dịch dân sự giữa NQL HTX cũng là thành viên HTX với các thành viên còn lại trong HTX và có khả năng dẫn đến xung đột lợi ích giữa NQL HTX với thành viên HTX. 

Thứ ba, giao dịch giữa HTX với NQL HTX là giao dịch mang yếu tố tài sản 

Thành viên HTX có quyền và nghĩa vụ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của thông qua các hợp đồng dịch vụ của HTX (Khoản 1 Điều 14, Khoản 1 Điều 15 Luật HTX năm 2012) và một trong những nghĩa vụ của HTX là thực hiện hợp đồng giữa HTX với thành viên (Khoản 1 Điều 14, Khoản 1 Điều 15 Luật HTX năm 2012). Do đó, các giao dịch này gắn liền với tài sản, mang tính chất trao đổi và phải tuân theo nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, trung thực trong xác lập giao dịch đồng thời do các giao dịch này mang yếu tố tài sản nên có khả năng xảy ra yếu tố tư lợi trong giao dịch. 
 

Theo: Trương Thế Minh

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
359 ngày trước
Khái niệm, đặc điểm của xung đột lợi ích trong quản trị hợp tác xã
4.1.3. Khái niệm, đặc điểm của xung đột lợi ích trong quản trị hợp tác xã Xung đột lợi ích là nội dung được pháp luật nhiều quốc gia quy định, xung đột lợi ích chia theo lĩnh vực như lĩnh vực công, doanh nghiệp, công ty đại chúng, ngân hàng, nghiên cứu khoa học … Theo từ điển Black Law định nghĩa: “Xung đột lợi ích là tình huống ảnh hưởng đến quyết định vì có xung đột giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích công”; theo từ điển tiếng Anh của Cambridge định nghĩa: “Xung đột lợi ích là tình huống mà một người không thể đưa ra quyết định tốt, vì bị chi phối bởi lợi ích cá nhân” ; theo Tổ chức OECD, định nghĩa về xung đột lợi ích trong lĩnh vực công như sau: “Xung đột lợi ích bao gồm xung đột giữa công vụ và lợi ích cá nhân của công chức, trong đó lợi ích từ năng lực cá nhân của công chức có thể ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện những nhiệm vụ và trách nhiệm chính thức của họ”. Tại Việt Nam, định nghĩa về xung đột lợi ích lần đầu tiên được quy định chính thức trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, theo đó: “Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ” (Khoảng 8, Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018) hoặc theo từ điển Pháp luật Anh-Việt định nghĩa xung đột lợi ích là: “Sự mâu thuẫn quyền lợi, sự không tương xứng giữa địa vị chức tước với quyền lợi cá nhân của người giữ chức vụ đó, việc sử dụng chức vụ để mưu lợi ích cá nhân” .Xung đột lợi ích là tình huống mà người ra quyết định trong một tổ chức nhằm đem lại lợi ích cho họ hoặc người thân thích của họ thay vì đem lại lợi ích cho tổ chức. Trong một tổ chức có 02 nhóm đối tượng cần kiểm soát xung đột lợi ích bao gồm (i) Người có chức vụ, quyền hạn và (ii) Người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn. Công ty đối nhân là loại công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử dựa trên sự liên kết tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty. Trong loại hình công ty này, yếu tố nhân thân là quan trọng nhất giúp công ty tồn tại và phát triển, mặt khác trong công ty đối nhân,  các thành viên cũng tham gia góp vốn nhưng đây không phải là yếu tố chính để hình thành nên công ty.  Các thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty;  khi thành viên công ty gây thiệt hại cho công ty cũng chính là gây thiệt hại cho chính mình. Điển hình cho loại hình công ty đối nhân này là công ty hợp danh,  theo đó thành viên hợp danh là cá nhân chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (Điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020). Do đó,  pháp luật công ty các quốc gia không quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người liên quan bao gồm người quản lý công ty vì người quản lý công ty khi gây thiệt hại cho công ty đối nhân cũng chính là gây thiệt hại cho chính mình. Công ty đối vốn ra đời sau công ty đối nhân,  hình thành trên cơ sở góp vốn của nhiều thành viên.  Trong công ty đối vốn,  thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn góp nên sẽ  xuất hiện khả năng tư lợi của thành viên bao gồm người quản lý công ty.  Để ngăn chặn thành viên công ty tư lợi gây thiệt hại cho công ty , pháp luật công ty các quốc gia đều có quy định về nghĩa vụ người quản lý công ty, điển hình là các quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Để kiểm soát các giao dịch có khả năng xảy ra xung đột lợi ích với công ty và thành viên/cổ đông công ty, pháp luật công ty phân loại các giao dịch này thành các nhóm: (i) Giao dịch giữa công ty với người quản lý công ty (ii) Giao dịch giữa công ty với những cá nhân/tổ chức có liên quan trực tiếp/gián tiếp đến công ty bao gầm các giao dịch giữa công ty với công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ; công ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con; cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty; người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên; vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này; doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 23 điều 4 có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty (Khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020). Xem xét ở góc độ kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan, có quan điểm cho rằng đây là các giao dịch tư lợi nếu tiếp cận theo yếu tố lợi ích vì người quản lý công ty thay vì phải trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông thì có khả năng họ lạm dụng vị trí quản lý, điều hành để dem lại lợi ích cho chính họ thông qua việc xác lập giao dịch giữa họ là người có liên quan với công ty. Pháp luật công ty kiểm soát các giao dịch giữa công ty với những cá nhân/tổ chức liên quan trực tiếp/gián tiếp với công ty thuộc nhóm (ii) vì bản chất công ty là đối vốn, cá nhân/tổ chức là nhà đầu tư với mong muốn duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư nên mục tiêu của họ là đạt được hiệu quả, lợi nhuận cao nhất khi đầu tư vào công ty, từ đó pháp luật công ty phải có những quy định kiểm soát các giao dịch có khả năng xảy ra xung đột lợi ích với công ty và nhà đầu tư. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế hình thành trên cơ sở sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh giữa các thành viên; khi các thành viên HTX có nhu cầu chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ hợp tác với nhau nhằm đem lại lợi ích cho chính họ. HTX là tổ chức kinh tế vừa mang tính chất đối nhân dựa trên sự hợp tác, liên kết giữa các thành viên HTX, vừa mang tính chất đối vốn thông qua việc các thành viên HTX chỉ chịu trách nhiệm  về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của HTX trong phạm vi số vốn góp của thành viên. HTX là tổ chức kinh tế có mang tính chất đối vốn nên khả năng xảy ra xung đột lợi ích giữa HTX, thành viên HTX với NQL HTX vẫn có thể xảy ra. Đặc điểm nổi bật của các giao dịch giữa HTX với NQL HTX là NQL HTX cũng là thành viên HTX, có nghĩa vụ góp vốn vào HTX và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX (Khoản 1, 2 Điều 15 Luật HTX năm 2012) thông qua việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ giữa HTX với thành viên (Khoản 1, 2 Điều 15 Luật HTX năm 2012); họ cũng đồng thời là người quản lý, điều hành HTX có khả năng chi phối các giao dịch giữa chính họ với HTX nên pháp luật HTX cần có những quy định cụ thể để kiểm soát các giao dịch này. Một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo quản trị HTX hiệu quả là phải quy định về kiểm soát xung đột lợi ích trong HTX. Tác giả Jos Bijman cho rằng: “Quản trị nội bộ cũng cần giải quyết vấn đề xung đột lợi ích. Đặc biệt, trong HTX nhỏ, những rủi ro phải được giải quyết để bảo vệ thành viên thiểu số thông qua tự xử lý trong nội bộ HTX. Có một số bằng chứng cho thấy các thành viên lớn hơn có nhiều kiến thức hơn, kinh nghiệm và năng lực tài chính là những người tích cực trong HĐQT của các HTX. Quy tắc để giải quyết xung đột lợi ích nói chung là các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không được xác định. Các trường hợp tự xử lý cũng có thể phát sinh từ chức năng giám sát yếu của HĐQT đối với GĐ điều hành. Quá tin tưởng có thể dễ dàng dẫn đến việc thiếu sự giám sát hiệu quả của HĐQT. Các vấn đề cụ thể liên quan đến quản trị nội bộ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các HTX, đặc biệt là bởi vì giám sát và kiểm soát nội bộ kém phát triển do thiếu các nhiệm vụ pháp lý rõ ràng trong hoạt động giám sát. Đặc biệt, trong các HTX khởi nghiệp nhỏ, mô hình quản trị của HĐQT và GĐ điều hành cần được bổ sung quy tắc giải quyết xung đột lợi ích minh bạch”. Kiểm soát xung đột lợi ích trong tổ chức kinh tế nói chung, HTX nói riêng là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả quản trị tổ chức, không phân biệt theo quy mô của tổ chức. Tác giả Qiao Liang cho rằng: “Không giống các công ty niêm yết chứng khoán phải công khai, minh bạch thông tin; HTX không có cơ chế bên ngoài để kiểm soát, đánh giá về hiệu quả hoạt động của HTX mà nhiệm vụ đánh giá hiệu quả quản lý, điều hành do thành viên và HĐQT HTX thực hiện, điều này làm cho việc giám sát các nhà quản lý trong công ty niêm yết công khai thuộc sở hữu nhà đầu tư khác với giám sát nhà quản lý HTX. Hành vi cơ hội xảy ra khi một cá nhân, tổ chức hoặc tổ chức tận dụng lợi thế của thị trường hoặc hợp đồng với thông tin không đầy đủ hoặc không đối xứng. Theo pháp luật HTX, cuộc họp ĐHTV là cơ quan quyết định cao nhất trong HTX. Các thành viên HTX có quyền bỏ phiếu chống lại quyết định của HĐQT khi họ không đồng ý. Các quyền biểu quyết và quyền phát biểu của thành viên có thể hạn chế hành vi cơ hội từ người quản lý HTX” . Một trong những đặc điểm của HTX là không có cơ chế bên ngoài theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX như công ty cổ phần nên khả năng xảy ra xung đột lợi ích trong HTX sẽ khó kiểm soát. Việc kiểm soát hoạt động của người quản lý HTX chỉ thực hiện thông qua quyền phát biểu và biểu quyết của thành viên HTX trong đại hội thành viên; do đó, cần phải bổ sung cơ chế để tạo điều kiện cho thành viên kiểm soát các hành vi tư lợi của người quản lý HTX. Tác giả Xiong, J và Y Zheng cho rằng: “Các thành viên phổ thông trong các HTX ở Trung Quốc không tham gia vào việc ra quyết định quản lý trong HTX. Các GĐ điều hành (CEO) trong HTX Trung Quốc là thành viên nòng cốt. Họ có ảnh hưởng đầy đủ và chi phối đến HĐQT và các thành viên, bởi vì họ có một phần lợi ích phù hợp với các thành viên khác. Tuy nhiên, do HĐQT hợp nhất với hội đồng giám sát dẫn đến vị trí thống lĩnh trong quản lý và dẫn đến khả năng hội đồng giám sát có thể thông đồng, thay vì giám sát HĐQT. Các thành viên cốt lõi sẽ ủng hộ lợi ích của mình bằng chi phí của các thành viên còn lại trong HTX khi có xung đột lợi ích” . Trong hoạt động của HTX, nếu không có cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích trong quản trị HTX thì các thành viên nòng cốt của HTX sẽ thao túng hoạt động của HTX để tư lợi. Đồng quan điểm, các tác giả Ma và Meng (2008) cho rằng “Lợi ích chung của các thành viên còn lại trong HTX bị thiệt hại nếu các thành viên cốt lõi hành xử cơ hội bằng cách che giấu lợi nhuận thực sự của HTX với các thành viên còn lại. Do đó cơ chế giám sát là cần thiết để hạn chế các hành vi của các thành viên cốt lõi” . HTX là tổ chức kinh tế nên cần phải kiểm soát xung đột lợi ích trong quản trị HTX nhằm đảm bảo công khai minh bạch, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên và của HTX mà không phân biệt theo quy mô của HTX. Mặt khác, một trong những đặc điểm nổi bật của HTX là thành viên HĐQT cũng đồng thời là thành viên HTX, hay nói cách khác họ vừa là người quản lý vừa là khách hàng của chính HTX theo các hợp đồng cung ứng dịch vụ ký giữa HTX với chính họ và HTX cũng không có cơ chế bên ngoài để kiểm soát hoạt động của người quản lý. Theo truyền thống, thành viên HĐQT HTX và GĐ điều hành HTX cũng là thành viên HTX, họ là những thành viên tích cực, có nhiều đóng góp cho hoạt động và sự phát triển của HTX. Tuy nhiên do những người này cũng đồng thời là thành viên HTX, có những giao dịch cung ứng sản phẩm, dịch vụ với chính HTX của họ nên có khả năng dẫn đến những hành vi tư lợi trong quản lý điều hành HTX. Hiện nay, theo số liệu thống kế, tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh của HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2018 đạt 226.554 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng thời điểm năm 2017. Theo quy mô lao động: tại thời điểm 31/12/2018 các HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh có dưới 10 lao động thu hút được 58.154  tỷ đồng vốn, chiếm 25,7% tổng vốn của HTX, tăng 9,9% so với cùng thời điểm năm 2017; các HTX có từ 10-49 lao động thu hút được 103.119 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,5%, giảm 3,2%; HTX có từ 50-99 lao động thu hút được 6.308 tỷ đồng, chiếm 2,8%, giảm 23,9%; HTX có từ 100 lao động trở lên thu hút được 58.973 tỷ đồng, chiếm 26,0%, tăng 7,7%. Theo khu vực kinh tế: tại thời điểm 31/12/2018 mặc dù có số lượng HTX thấp hơn nhiều so với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng các HTX khu vực dịch vụ hiện thu hút vốn được 182.054 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 80,4% trong toàn bộ khu vực HTX, tăng 4,8% so với cùng thời điểm năm 2017 (trong khu vực dịch vụ, các HTX hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm thu hút 138.435 tỷ đồng, chiếm 61,1% vốn của toàn bộ khu vực HTX, tăng 11,5% so với cùng thời điểm năm 2017); HTX khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút 20.654 tỷ đồng, chiếm 9,1%, giảm 11,8%; HTX khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút 23.847 tỷ đồng, chiếm 10,5%, giảm gần 6,0%. Theo địa phương: có 35/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn của HTX cho SXKD năm 2018 so với năm 2017 tăng cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (1,8%). Các địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của HTX năm 2018 so với năm 2017 tăng trên 30% gồm: Thái Nguyên tăng 90,9%; Quảng Bình tăng 54,8%; Ninh Thuận tăng 39,8%; Nam Định tăng 38,0%; Bến Tre tăng 37,9%; Kiên Giang tăng 33,2%; Quảng Trị tăng 32,4%. Có 28/63 địa phương có tốc độ tăng thu hút vốn của HTX năm 2018 so với năm 2017 thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, trong đó có 6 địa phương có mức độ thu hút vốn của HTX năm 2018 giảm so với năm 2017 trên 20% gồm: Kon Tum giảm 47,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 36,4%; Đà Nẵng giảm 29,7%; Hòa Bình giảm 26,0%; Thừa Thiên Huế giảm 22,8%; An Giang giảm 21,0%. Năm 2018, tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 88.586 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2017, tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng nguồn vốn của HTX (1,8%). Theo quy mô lao động: Doanh thu thuần của các HTX đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh có dưới 10 lao động năm 2018 đạt 18.080 tỷ đồng, chiếm 20,4% doanh thu thuần của toàn bộ khu vực HTX, tăng 4,9% so với năm 2017; các HTX có quy mô từ 10-49 lao động đạt 30.104 tỷ đồng, chiếm 34,0%, tăng 11,3%; các HTX có quy mô từ 50-99 lao động đạt 4.897 tỷ đồng, chiếm 5,5%, giảm 3,4%; các HTX có từ 100 lao động trở lên đạt 35.504 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,1%, tăng 12,9%. Theo khu vực kinh tế: các HTX hoạt động trong khu vực dịch vụ năm 2018 đạt doanh thu cao nhất với 63.647 tỷ đồng, chiếm 71,8% doanh thu của toàn bộ khu vực HTX, tăng 10,2% so với năm 2017 (trong đó ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt doanh thu năm 2018 lớn nhất với 38.873 tỷ đồng, chiếm 43,9%, tăng 1,3% so với năm 2017); doanh thu của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 10.189 tỷ đồng, chiếm 11,5%, tăng 15,4%; doanh thu của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 14.750 tỷ đồng, chiếm 16,7%, tăng 3,9%. Theo địa phương: có 30/63 địa phương có tốc độ tăng doanh thu thuần của HTX năm 2018 so với năm 2017 cao hơn mức tăng chung của cả nước (9,6%). Trong đó, có 5 địa phương có tốc độ tăng doanh thu thuần của HTX năm 2018 so với năm 2017 trên 40% gồm: Hà Nam tăng 64,9%; Quảng Bình tăng 60,8%; Sơn La tăng 55,5%; Thanh Hóa tăng 41,7%; Thái Nguyên tăng 40,4%. Có 33/63 địa phương có tốc độ tăng doanh thu thuần của HTX năm 2018 so với năm 2017 thấp hơn mức tăng chung cả nước, trong đó có 7 địa phương có doanh thu thuần năm 2018 giảm trên 20% so với năm 2017, gồm: Hậu Giang giảm 45,3%; Khánh Hòa giảm 44,2%; Vĩnh Long giảm 40,2%; Cà  Mau  giảm 29,3%;  Bà  Rịa -  Vũng  Tàu giảm  26,6%;  Đà  Nẵng  giảm 26,2%; Bình Dương giảm 23,6%.Thời gian qua, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ của người quản lý đã dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng đối với Quỹ Tín dụng nhân dân và thành viên Quỹ Tín dụng nhân dân (là một loại hình HTX) như vụ án Văn Văn Nghĩa, Chủ tịch HĐQT lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động vốn tại 3 Quỹ tín dụng nhân dân Tân Tiến, Thanh Bình, Dầu Giây với tổng số tiền hơn 1.234 tỷ đồng của 6.310 sổ tiết kiệm” ; vụ án Hồ Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Thạnh Hóa Long An nắm giữ số tiền 3,7 tỉ đồng rồi sử dụng số tiền này vào mục đích cá nhân, chiếm đoạt 170 triệu đồng của hai khách hàng; sử dụng tên của hai người thân để lập hồ sơ vay tiền hoặc vụ án Vũ Công Liêm, GĐ Quỹ tín dụng Thái Bình (phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã bỏ trốn cùng khoản tiền 50 tỷ khiến hàng chục người dân ở Biên Hòa lao đao.Hoặc trong năm 2020, việc tăng vốn điều lệ bất thường tại Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) có nguy cơ dẫn đến Saigon Co.op bị thâu tóm, chi phối, chiếm đoạt tài sản bởi các tổ chức cá nhân bên ngoài, gây thất thoát tài sản nhà nước. Trong 20 HTX thành viên góp 3.597 tỉ đồng bằng tiền mặt vào Saigon Co.op, HTX nông nghiệp Xuân Lộc góp ít nhất với 50 triệu đồng; có 11 HTX vốn điều lệ nhỏ (tính đến thời điểm cuối năm 2019, tổng vốn chỉ hơn 46 tỉ đồng), thậm chí có HTX kinh doanh thua lỗ, nhưng đã góp hàng trăm tỉ đồng mỗi đơn vị. Cụ thể, HTX thương mại dịch vụ P.6 (Q.4) vốn điều lệ 3,21 tỉ đồng, góp hơn 202 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ - sản xuất Long Xương vốn điều lệ hơn 2 tỉ đồng, góp hơn 241 tỉ đồng; HTX thương mại P.8 (Q.3) vốn điều lệ 3,213 tỉ đồng, góp hơn 242 tỉ đồng; HTX thương mại Bình Hòa vốn điều lệ 3,101 tỉ đồng, góp hơn 242 tỉ đồng; HTX thương mại Thị Nghè vốn điều lệ 2,53 tỉ đồng, lỗ hơn 163 triệu đồng nhưng góp hơn 244 tỉ đồng; HTX thương mại Đô Thành vốn điều lệ 9,117 tỉ đồng, lỗ hơn 721 triệu đồng nhưng góp hơn 247 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Bến Nghé vốn điều lệ 2,055 tỉ đồng, góp hơn 281 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Phú Thịnh vốn điều lệ 1,96 tỉ đồng, góp hơn 282 tỉ đồng; HTX tiêu dùng P.14 (Q.8) vốn điều lệ 4,012 tỉ đồng, góp hơn 283 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Q.11 vốn điều lệ 12,3 tỉ đồng, đã góp hơn 306 tỉ đồng; HTX thương mại dịch vụ Linh Tây vốn điều lệ 3,105 tỉ đồng, lỗ gần 49 triệu đồng và góp đến hơn 952 tỉ đồng. Đối với HTX thương mại Thị Nghè đã góp hơn 244 tỉ đồng, đơn vị này huy động vốn theo hợp đồng hợp tác vốn đầu tư số tiền 242,1 tỉ đồng. Trong đó, từ Công ty TNHH MTV Anh Tú Thy 240 tỉ đồng, từ bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh 2 tỉ đồng, từ ông Văng Vĩnh Nguyên 100 triệu đồng. Đối với HTX thương mại dịch vụ Phú Thịnh (góp hơn 282 tỉ đồng). Theo quy định tại Luật HTX năm 2012, một trong những thẩm quyền của ĐHTV là xem xét thông qua việc tăng vốn điều lệ của HTX, quyết định phương thức huy động vốn (Khoản 7 Điều 32 Luật HTX năm 2012). Tuy nhiên, “Qua kiểm tra Thanh tra thành phố nhận thấy Saigon Co.op thực hiện chưa đúng quy định của Luật HTX năm 2012 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Saigon Co.op đã được ĐHTV thông qua cụ thể HĐQT Saigon Co.op chưa xây dựng phương án huy động vốn trình ĐHTV thông qua; HĐQT ra nghị quyết số 121a/QĐHĐQT ngày 12 tháng 11 năm 2019 không đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn trong việc không kiểm tra nguồn vốn huy động của HTX thành viên. Vi phạm nghĩa vụ của NQL HTX của HĐQT Saigon Co.op có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản chung không chia) và tài sản của nhà nước ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Các vi phạm nghĩa vụ của NQL HTX trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích trong quản trị HTX nhằm hạn chế NQL HTX gây thiệt hại cho HTX và thành viên HTX. Từ những phân tích trên, khái niệm xung đột lợi ích trong quản trị HTX như sau: “Xung đột lợi ích trong quản trị HTX là giao dịch giữa HTX với NQL HTX và có khả năng xảy ra xung đột lợi ích với HTX và thành viên HTX”. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 121 Bộ Luật dân sự năm 2015). Căn cứ khái niệm giao dịch dân sự tại Bộ Luật dân sự năm 2015 thì các giao dịch giữa NQL HTX với HTX cũng là các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, các giao dịch dân sự này khác với các giao dịch dân sự thông thường ở các đặc điểm sau: Thứ nhất, một bên trong giao dịch là người có thẩm quyền quản lý, điều hành HTX Giao dịch dân sự giữa HTX với bên chủ thể còn lại là NQL HTX, là những người được thành viên HTX tin tưởng, ủy quyền để thay mặt thành viên quản lý, điều hành HTX. Hành vi của NQL HTX có thể đem lại lợi ích cho HTX và thành viên HTX và ngược lại hành vi của họ cũng có thể gây thiệt hại cho HTX và thành viên HTX. Mặt khác, NQL HTX khi xác lập giao dịch dân sự với HTX cũng là những người có thẩm quyền quản lý, điều hành HTX, có khả năng chi phối các giao dịch sao cho có lợi nhất cho chính mình thay vì phải đem lại lợi ích cho HTX và thành viên HTX. Thứ hai, giao dịch giữa HTX với NQL HTX có khả năng dẫn đến xung đột lợi ích Khi xác lập giao dịch dân sự, các bên tham gia giao dịch đều có ý chí và mong muốn đem lại lợi ích hoặc kết quả tốt nhất cho chính mình. Một trong những nguyên tắc của giao dịch dân sự là khi các bên xác lập giao dịch không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. Khác với thành viên HTX không nắm giữ chức vụ quản lý, điều hành HTX, NQL HTX trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể có những thông tin, cơ hội kinh doanh của HTX mà những thành viên thông thường không có hoặc chưa biết nên có thể họ NQL HTX lạm dụng việc nắm bắt được những thông tin, cơ hội kinh doanh để xác lập các giao dịch với HTX sao cho có lợi nhất cho chính họ thay vì đem lại lại lợi ích chung cho HTX. Điều này, vô tình gây ra xung đột lợi ích với các thành viên còn lại trong HTX. Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân và tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch dân sự giữa HTX với NQL HTX đã xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong giao dịch dân sự giữa NQL HTX cũng là thành viên HTX với các thành viên còn lại trong HTX và có khả năng dẫn đến xung đột lợi ích giữa NQL HTX với thành viên HTX. Thứ ba, giao dịch giữa HTX với NQL HTX là giao dịch mang yếu tố tài sản Thành viên HTX có quyền và nghĩa vụ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của thông qua các hợp đồng dịch vụ của HTX (Khoản 1 Điều 14, Khoản 1 Điều 15 Luật HTX năm 2012) và một trong những nghĩa vụ của HTX là thực hiện hợp đồng giữa HTX với thành viên (Khoản 1 Điều 14, Khoản 1 Điều 15 Luật HTX năm 2012). Do đó, các giao dịch này gắn liền với tài sản, mang tính chất trao đổi và phải tuân theo nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, trung thực trong xác lập giao dịch đồng thời do các giao dịch này mang yếu tố tài sản nên có khả năng xảy ra yếu tố tư lợi trong giao dịch.  Theo: Trương Thế MinhLink: Tại đây