0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64daf50d2f94c-photo-1431540015161-0bf868a2d407.jpg

Lý thuyết nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước

Lý thuyết nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước

1.2.3.1. Lý thuyết cấy ghép pháp luật

Lý thuyết này đi từ thuật ngữ “legal transplant” và được hiểu là sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài của một quốc gia một cách chủ động hoặc thụ động trong quá trình xây dựng pháp luật. Việc dịch chuyển hay khuếch tán pháp luật được phát triển và chịu sự ảnh hưởng của các nhà nghiên cứu pháp lý phương tây như Alan Watson với các tác phẩm như Legal Transplants: An Approach to Comparative Law xuất bản năm 1974; Society and Legal Change 1977 và Legal Transplants and Legal Reform xuất bản năm 1991; và nhà nghiên cứu Otto Kahn-Freund với tác phẩm On use and misuse of comparative Law và The modern law review xuất bản năm 1974. 

Theo đó, các tác giả cho rằng, pháp luật của một quốc gia có thể dễ dàng được tiếp nhận bởi một quốc gia khác mặc dù không có nhiều sự tương đồng. Tuy nhiên, việc tiếp nhận pháp lý này là một hoạt động mang tính thận trọng và cần cân nhắc bởi các nền tảng truyền thống văn hóa, lịch sử, kinh tế khi cấy ghép pháp luật. 

Tại Việt Nam, lý thuyết về cấy ghép pháp luật được sử dụng bằng thuật ngữ “tiếp nhận pháp luật nước ngoài” (Đào Trí Úc và Lê Minh Thông, 1999); (Phạm Duy Nghĩa, 2002). Theo đó, các học giả đồng thuận rằng, Việt Nam là một quốc gia chuyển đổi và hệ thống pháp luật được xây dựng trên nhiều lớp luật (Bùi Ngọc Sơn), việc tiếp nhận pháp luật lúc mang tính cưỡng chế như ở thời kỳ nhà nước phong kiến và thực dân đô hộ nhưng cũng có những thời điểm, việc tiếp nhận pháp luật mang tính chủ động như Việt Nam sau thời kỳ Đổi Mới, bắt đầu từ 1986 cho đến nay. Ban đầu là để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển và để thúc đẩy mục tiêu này đạt đích, hàng loạt các quy định pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh, bình đẳng của các thành phần kinh tế tư nhân …của nước ngoài đã được Việt Nam tiếp nhận. 

Bên cạnh những thành tựu này, một kết quả gián tiếp cũng được thấy xuất hiện ở Việt Nam, đó là sự chuyển đổi khá nhanh ở khu vực công. Từ những quy định pháp luật nước ngoài được tiếp nhận phục vụ phát triển kinh tế tư nhân, dần dà, đã tác động và chuyển đổi thể chế pháp lý khu vực công, theo đó, việc tiếp nhận các tư tưởng về nhà nước trong mối quan hệ với người dân được nhìn nhận và đánh giá lại, Việt Nam đã tiếp nhận cấu trúc pháp lý nhà nước pháp quyền trên nền tảng thể chế xã hội chủ nghĩa thể hiện bắt đầu trong Hiến pháp (2001), động thái này bắt đầu cho việc tiếp nhận các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và người dân ngày càng rộng hơn về phạm vi và nội hàm. Đó là, trách nhiệm giải trình, công khai và minh bạch là nghĩa vụ của nhà nước và trở thành các nguyên tắc trong xây dựng và hoạt động của bộ máy nhà nước. Người dân với các quyền con người và quyền công dân lần đầu được ghi nhận riêng biệt, đặc biệt là Hiến pháp 2013 được coi là bản Hiến pháp với các quyền con người và quyền công dân được quy định ở phạm vi rộng nhất trong lịch sử lập hiến của Việt Nam. 

Từ Hiến pháp, các quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân Việt Nam bắt đầu được thể chế vào các ngành luật độc lập, ngay cả với Luật ngân sách nhà nước, khu vực vốn được coi là không gian riêng của nhà nước, năm 2015, Luật Ngân sách Nhà nước cũng đã bắt đầu mở lối, mặc dù còn là khung cửa hẹp nhưng việc cho rằng ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng (Điều 16 Luật Ngân sách 2015) cũng đã cho thấy sự chuyển biến và tiếp nhận pháp luật nước ngoài thực sự đã hiện diện ở Việt Nam. 

1.2.3.2. Lý thuyết về sở hữu và điều hành

Lý thuyết về sở hữu và điều được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính công truyền thống và hiện đại. Theo đó, giữa nhà nước và người dân có mối quan hệ đặc biệt, trong đó, nhà nước tồn tại và vận hành dựa trên nguồn lực được đóng góp và nuôi dưỡng thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí..của người dân. Vì thế, người dân chính là chủ sở hữu thực thụ của ngân sách nhà nước và các nguồn lực công khác. 

Tuy nhiên, do đặc trưng xuất phát từ vai trò và chức năng của nhà nước, mà người dân sẽ không trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn lực công, quá trình này được ủy quyền cho nhà nước. Chủ sở hữu thực sự nhưng không sử dụng, quản lý và vận hành tài sản của mình, đây chính là đặc trưng và cũng là cách thức vận hành phổ biến nhất trên thế giới đối với nguồn ngân sách của các nhà nước. 

Để đảm bảo rằng tài sản công được sử dụng hiệu quả, các cơ chế quản lý được thiết kế nhưng hiệu quả nhất vẫn là các quy định pháp luật. Ở đó, nhà nước sử dụng và quản lý ngân sách, người dân, với tư cách là chủ sở hữu có quyền giám sát, theo dõi và tham gia nhằm đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng đúng đắn. 

Lý thuyết về sở hữu điều hành là cơ sở để khẳng định rằng, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước không chỉ là quyền con người cơ bản, nó còn xuất phát từ mối quan hệ chủ sở hữu với người điều hành, vì thế, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách không còn là vấn đề cần tranh biện, thậm chí, khi các cơ chế đại diện không phản ánh đúng nguyện vọng và nhu cầu thực sự của cử tri, người dân có quyền tự mình tham gia trực tiếp vào quy trình ngân sách nhà nước, đặc biệt là với các hoạt động phân bổ ngân sách cho các mục đích cung cấp dịch vụ để gây ảnh hưởng và ra quyết định phân bổ nguồn lực công này cho phù hợp với những nhu cầu thiết thực mà người dân/chủ sở hữu thực thụ đang thực sự cần thiết. 

1.2.3.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng. 

Lý thuyết này được Akerlof (1970) giới thiệu, theo đó, thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ và tốt hơn so với (các) bên còn lại. Bất cân xứng thông tin là tình trạng phổ biến trong xã hội và có thể diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. Theo đó, nhà nước được người dân ủy quyền quản lý, ví dụ như quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Mối quan hệ giữa chủ sở hữu ngân sách nhà nước (người dân) với người thừa hành (nhà nước) mang tính đặc biệt như đã trình bày ở trên nên nhà nước có nhiều lợi thế về thông tin hơn có thể dẫn đến hậu quả là người được ủy quyền (nhà nước) vượt quá thẩm quyền hoặc vi phạm các các cam kết (quy định pháp luật ngân sách nhà nước). Vì vây, để hạn chế và loại trừ các rủi do này lựa chọn ủng hộ và ghi nhận quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước vì người dân là chủ sở hữu nên tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước là quyền của người dân, hơn nữa, kiểm soát tham nhũng, tăng cường ủng hộ nhà nước, phân bổ công bằng dịch vụ công đã được kiểm chứng bằng các nghiên cứu lý và các nghiên cứu thực địa trên thế giới. 
 

Theo Lương Thị Thu Hương

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
263 ngày trước
Lý thuyết nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước
Lý thuyết nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước1.2.3.1. Lý thuyết cấy ghép pháp luật. Lý thuyết này đi từ thuật ngữ “legal transplant” và được hiểu là sự tiếp nhận pháp luật nước ngoài của một quốc gia một cách chủ động hoặc thụ động trong quá trình xây dựng pháp luật. Việc dịch chuyển hay khuếch tán pháp luật được phát triển và chịu sự ảnh hưởng của các nhà nghiên cứu pháp lý phương tây như Alan Watson với các tác phẩm như Legal Transplants: An Approach to Comparative Law xuất bản năm 1974; Society and Legal Change 1977 và Legal Transplants and Legal Reform xuất bản năm 1991; và nhà nghiên cứu Otto Kahn-Freund với tác phẩm On use and misuse of comparative Law và The modern law review xuất bản năm 1974. Theo đó, các tác giả cho rằng, pháp luật của một quốc gia có thể dễ dàng được tiếp nhận bởi một quốc gia khác mặc dù không có nhiều sự tương đồng. Tuy nhiên, việc tiếp nhận pháp lý này là một hoạt động mang tính thận trọng và cần cân nhắc bởi các nền tảng truyền thống văn hóa, lịch sử, kinh tế khi cấy ghép pháp luật. Tại Việt Nam, lý thuyết về cấy ghép pháp luật được sử dụng bằng thuật ngữ “tiếp nhận pháp luật nước ngoài” (Đào Trí Úc và Lê Minh Thông, 1999); (Phạm Duy Nghĩa, 2002). Theo đó, các học giả đồng thuận rằng, Việt Nam là một quốc gia chuyển đổi và hệ thống pháp luật được xây dựng trên nhiều lớp luật (Bùi Ngọc Sơn), việc tiếp nhận pháp luật lúc mang tính cưỡng chế như ở thời kỳ nhà nước phong kiến và thực dân đô hộ nhưng cũng có những thời điểm, việc tiếp nhận pháp luật mang tính chủ động như Việt Nam sau thời kỳ Đổi Mới, bắt đầu từ 1986 cho đến nay. Ban đầu là để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển và để thúc đẩy mục tiêu này đạt đích, hàng loạt các quy định pháp luật ghi nhận quyền sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh, bình đẳng của các thành phần kinh tế tư nhân …của nước ngoài đã được Việt Nam tiếp nhận. Bên cạnh những thành tựu này, một kết quả gián tiếp cũng được thấy xuất hiện ở Việt Nam, đó là sự chuyển đổi khá nhanh ở khu vực công. Từ những quy định pháp luật nước ngoài được tiếp nhận phục vụ phát triển kinh tế tư nhân, dần dà, đã tác động và chuyển đổi thể chế pháp lý khu vực công, theo đó, việc tiếp nhận các tư tưởng về nhà nước trong mối quan hệ với người dân được nhìn nhận và đánh giá lại, Việt Nam đã tiếp nhận cấu trúc pháp lý nhà nước pháp quyền trên nền tảng thể chế xã hội chủ nghĩa thể hiện bắt đầu trong Hiến pháp (2001), động thái này bắt đầu cho việc tiếp nhận các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và người dân ngày càng rộng hơn về phạm vi và nội hàm. Đó là, trách nhiệm giải trình, công khai và minh bạch là nghĩa vụ của nhà nước và trở thành các nguyên tắc trong xây dựng và hoạt động của bộ máy nhà nước. Người dân với các quyền con người và quyền công dân lần đầu được ghi nhận riêng biệt, đặc biệt là Hiến pháp 2013 được coi là bản Hiến pháp với các quyền con người và quyền công dân được quy định ở phạm vi rộng nhất trong lịch sử lập hiến của Việt Nam. Từ Hiến pháp, các quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân Việt Nam bắt đầu được thể chế vào các ngành luật độc lập, ngay cả với Luật ngân sách nhà nước, khu vực vốn được coi là không gian riêng của nhà nước, năm 2015, Luật Ngân sách Nhà nước cũng đã bắt đầu mở lối, mặc dù còn là khung cửa hẹp nhưng việc cho rằng ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng (Điều 16 Luật Ngân sách 2015) cũng đã cho thấy sự chuyển biến và tiếp nhận pháp luật nước ngoài thực sự đã hiện diện ở Việt Nam. 1.2.3.2. Lý thuyết về sở hữu và điều hành. Lý thuyết về sở hữu và điều được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính công truyền thống và hiện đại. Theo đó, giữa nhà nước và người dân có mối quan hệ đặc biệt, trong đó, nhà nước tồn tại và vận hành dựa trên nguồn lực được đóng góp và nuôi dưỡng thông qua các khoản thuế, phí và lệ phí..của người dân. Vì thế, người dân chính là chủ sở hữu thực thụ của ngân sách nhà nước và các nguồn lực công khác. Tuy nhiên, do đặc trưng xuất phát từ vai trò và chức năng của nhà nước, mà người dân sẽ không trực tiếp quản lý và sử dụng nguồn lực công, quá trình này được ủy quyền cho nhà nước. Chủ sở hữu thực sự nhưng không sử dụng, quản lý và vận hành tài sản của mình, đây chính là đặc trưng và cũng là cách thức vận hành phổ biến nhất trên thế giới đối với nguồn ngân sách của các nhà nước. Để đảm bảo rằng tài sản công được sử dụng hiệu quả, các cơ chế quản lý được thiết kế nhưng hiệu quả nhất vẫn là các quy định pháp luật. Ở đó, nhà nước sử dụng và quản lý ngân sách, người dân, với tư cách là chủ sở hữu có quyền giám sát, theo dõi và tham gia nhằm đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng đúng đắn. Lý thuyết về sở hữu điều hành là cơ sở để khẳng định rằng, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước không chỉ là quyền con người cơ bản, nó còn xuất phát từ mối quan hệ chủ sở hữu với người điều hành, vì thế, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách không còn là vấn đề cần tranh biện, thậm chí, khi các cơ chế đại diện không phản ánh đúng nguyện vọng và nhu cầu thực sự của cử tri, người dân có quyền tự mình tham gia trực tiếp vào quy trình ngân sách nhà nước, đặc biệt là với các hoạt động phân bổ ngân sách cho các mục đích cung cấp dịch vụ để gây ảnh hưởng và ra quyết định phân bổ nguồn lực công này cho phù hợp với những nhu cầu thiết thực mà người dân/chủ sở hữu thực thụ đang thực sự cần thiết. 1.2.3.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng. Lý thuyết này được Akerlof (1970) giới thiệu, theo đó, thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ và tốt hơn so với (các) bên còn lại. Bất cân xứng thông tin là tình trạng phổ biến trong xã hội và có thể diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. Theo đó, nhà nước được người dân ủy quyền quản lý, ví dụ như quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Mối quan hệ giữa chủ sở hữu ngân sách nhà nước (người dân) với người thừa hành (nhà nước) mang tính đặc biệt như đã trình bày ở trên nên nhà nước có nhiều lợi thế về thông tin hơn có thể dẫn đến hậu quả là người được ủy quyền (nhà nước) vượt quá thẩm quyền hoặc vi phạm các các cam kết (quy định pháp luật ngân sách nhà nước). Vì vây, để hạn chế và loại trừ các rủi do này lựa chọn ủng hộ và ghi nhận quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước vì người dân là chủ sở hữu nên tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước là quyền của người dân, hơn nữa, kiểm soát tham nhũng, tăng cường ủng hộ nhà nước, phân bổ công bằng dịch vụ công đã được kiểm chứng bằng các nghiên cứu lý và các nghiên cứu thực địa trên thế giới.  Theo Lương Thị Thu HươngLink: Tại đây