0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64daf64f3f45e-photo-1447968954315-3f0c44f7313c.jpg

Một số đặc trưng căn bản về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước

2.2. Một số đặc trưng căn bản về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước 

Thứ nhất, sự tham gia của người dân nói chung, trong quy trình ngân sách nói riêng là một quyền cơ bản của con người

Tham gia bằng các hình thức khác nhau vào khu vực công để gây ảnh hưởng hoặc tác động tới các quyết định của chính quyền được thừa nhận là một quyền cơ bản của con người, được pháp luật quốc tế thừa nhận. Tại Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Liên Hiệp Quốc (LHQ) ghi nhận trong Điều 25 tại điểm a như sau: “Mọi người dân đều có quyền và cơ hội để tham gia vào các vấn đề công cộng, trực tiếp hoặc thông qua các đại diện được lựa chọn tự do”. 

Không dừng lại ở đó, năm 1986, LHQ trong Tuyên bố về Quyền phát triển quy định tại Điều 1, sự tham gia của người dân một lần nữa được ghi nhận như sau: Tạm dịch: Quyền phát triển là quyền con người không thể thay đổi bởi vì mọi người và mọi dân tộc đều có quyền tham gia đóng góp và tận hưởng sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị, trong đó tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản đều có thể được thực hiện đầy đủ”. 

Như vậy, tự do tham gia vào khu vực công là một quyền căn bản bên cạnh các quyền khác như bầu cử; ứng cử; tự do ngôn luận... Điều này có nghĩa là, nhà nước dù dưới hình thức ở bất kỳ thời đại lịch sử nào, cũng không phải là nơi tạo ra các quyền đó, nhà nước chỉ đóng góp dưới vai trò tạo ra thể chế để ghi nhận và bảo vệ những quyền căn bản của công dân, nói một cách khác, tự do tham gia vào khu vực công ví dụ như tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước để quyết định tới các chính sách liên quan tới nguồn lực công là quyền công dân chứ hoàn toàn không phải là đặc ân của nhà nước dành cho người dân. 

Thứ hai, sự tham gia của người dân nói chung, vào quy trình ngân sách nói riêng là nền tảng của chế độ dân chủ 

Nếu như sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách là một quyền căn bản của con người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận rộng rãi, thì quan niệm về dân chủ chưa đạt được sự đồng thuận mạnh mẽ, trừ một nhận thức rằng, dân chủ và tự do không phải là một, hai khái niệm này không thể thay thế cho nhau (Economist Intelligence Unit, 2020). Bên cạnh đó, sự thừa nhận dân chủ là hình thức tổ chức chính trị của xã hội dựa trên sự công nhận nhân dân như là nguồn gốc của quyền lực, dựa trên quyền của nhân dân trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của quốc gia và trao cho công dân một loạt các quyền và quyền tự do thực sự (N.M. Voskresenskaia và N.B. Davletshina, 1995). 

Như vậy, liên quan đến ngân sách nhà nước, ngoài việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực về mặt lý thuyết, nhưng trong thực tế, ngân sách được hình thành và duy trì cũng bắt nguồn từ sự đóng góp của người dân tạo nên mối quan hệ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa nhà nước và người dân, tức là, sự tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước không phải chỉ xuất phát từ quyền tự do tham gia vào đời sống chính trị của nhà nước, tham gia quản lý nhà nước mà còn xuất phát từ mối quan hệ vật chất, người dân tham gia vào các hoạt động của ngân sách bởi họ chính là chủ sở hữu thực sự của ngân sách nhà nước. Do đó, sự tham gia nói chung và sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nói riêng không phải là những đặc ân về quyền mà nhà nước trao cho người dân, mà ngược lại, nhà nước phải có trách nhiệm ghi nhận và tôn trọng quyền này của người dân. Như vậy, sự tham gia là nền tảng của chế độ dân chủ và dân chủ cũng có nghĩa là dựa vào các quyền con người để bảo vệ tự do của con người. 

Như đã trình bày ở trên, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là nền tảng của chế độ dân chủ, tuy nhiên, mối liên hệ giữa dân chủ và sự tham gia của người dân không chỉ dừng lại ở đó, sự ảnh hưởng, tác động và thúc đẩy giữa dân chủ và sự tham gia còn được nhận thấy từ phía dân chủ, vì dân chủ có giá trị kiến tạo tới sự tham gia của người dân, đặc biệt là trong quy trình ngân sách nhà nước. Sự tham gia vào các vấn đề tài khóa có thể đạt được dưới những hình thức khác nhau (Teresa M. Harrison, Djoko Sigit Sayogo, 2014) . Có thể bằng các cơ quan khác ngoài chính phủ như hệ thống cơ quan quyền lực (theo cách gọi của Việt Nam, gồm Quốc Hội và HĐND) hoặc thông qua cơ quan chuyên môn độc lập với chính phủ như là Kiểm toán nhà nước, hoặc thông qua các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc hoặc mạnh mẽ và trực diện hơn đó là sự tham gia trực tiếp. Người ta thường lấy ví dụ về người dân Hy Lạp cổ đại khi quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia để minh chứng rằng dân chủ có hai cơ chế căn bản: đại diện và trực tiếp. Đều bắt nguồn từ lý tưởng và xây dựng các hình thức chính trị dựa trên nguồn gốc quyền lực của nhân dân, mọi chính sách của nhà nước cho đến cùng đều vì quyền và lợi ích của người dân, nhưng với lập luận rằng, tất cả không thể cùng điều khiển một chiếc xe nên người ta lựa chọn người lãnh đạo bằng lá phiếu bình đẳng, những người được bầu hoạt động dựa trên niềm tin và sự đồng thuận mạnh mẽ của xã hội rằng họ đang làm những điều đó là vì và cho số đông trong xã hội, đây là cơ chế hoạt động của hình thức dân chủ đại diện. Ngược lại, khi người dân tự mình hoặc trở thành thành viên của một tổ chức xã hội nào đó để đưa ra ý kiến, trực tiếp tham gia vào quy trình công cộng, giám sát hoặc đánh giá…có nghĩa là họ đang sử dụng cơ chế dân chủ trực tiếp. Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là một ví dụ rõ nhất cho việc áp dụng cơ chế dân chủ trực tiếp. Như vậy, sự tham gia là nền móng của chế độ dân chủ, đặc biệt là dân chủ trực tiếp, nhưng đồng thời, chính dân chủ cũng là nơi kiến tạo ra những hình thức tham gia, hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp cho người dân. 

Thứ ba, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước được sử dụng như một công cụ trong quản trị nhà nước 

Sử dụng sự tham gia của người dân và thiết kế nó thành một nguyên tắc trong quản trị là phát kiến của các tổ chức quốc tế như UNDP; OECD; WB…theo đó, vào những năm 1990, Bộ nguyên tắc quản trị tốt được thiết kế trong đó các trụ cột chính gồm: minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình và sự tham gia. Với quan điểm cho rằng, quản trị nhà nước tốt là cánh cổng mở ra con đường phát triển bền vững ở các quốc gia chuyển đổi hoặc đang phát triển, nên nội dung của Bộ nguyên tắc quản trị tốt trở thành “hy vọng hiện hữu” là giải pháp định hướng con đường tài trợ phát triển trên thế giới, dưới áp lực đổi mới, hội nhập và những gói tài trợ khổng lồ, quản trị tốt trong đó có trụ cột là sự tham gia được phân phối và cấy ghép trên toàn cầu, tạo thành một làn sóng quản trị mới cũng như cách thức phát triển mới ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Đào Trí Úc và Lê Minh Thông, 1999); (Phạm Duy Nghĩa, 2002). 

Sự tham gia của người dân có thể thúc đẩy trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và hơn thế nữa phân phối hiệu quả các nguồn lực (Wampler, 2000, trang 1) 

Các chương trình này được thiết kế để kết hợp công dân vào việc hoạch định chính sách xử lý, thúc đẩy cải cách hành chính và phân phối các nguồn lực công tới mức thấp vùng lân cận thu nhập. Sự loại trừ xã hội và chính trị bị thách thức, vì các tác nhân chính trị bị loại trừ theo truyền thống được tạo cơ hội để đưa ra các quyết định chính sách, đồng thời thúc đẩy học tập của cộng đồng và quyền công dân tích cực, đạt được công bằng xã hội thông qua cải thiện chính sách và phân bổ nguồn lực, và cải cách bộ máy hành chính.

Thứ tư, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là sự tham gia quan trọng nhất 

Vì không có quyết định nào quan trọng bằng các quyết định liên quan đến kinh tế (Stigliz, 2000), cùng với nhận thức rằng một chính sách ảnh hưởng tới tất cả mọi người thì cần được thảo luận chung và đạt được sự đồng thuận mạnh mẽ có sức hút đối với hầu hết các chủ thể trong xã hội, các học giả Franklin, Alfred T. Ho và Carol Ebdon (2009) từ lâu đã ủng hộ vai trò quan trọng của công dân trong quá trình ngân sách vì lập ngân sách có sự tham gia là hình thức mạnh nhất để đưa công dân vào các quyết định cụ thể về phân bổ ngân sách (Paolo de Renzio và Joachim Wehner, 2017), cụ thể: 

  Thứ nhất, tài liệu về ngân sách là tài liệu chính sách quan trọng nhất của chính phủ (OECD, 2002), mục tiêu phát triển quốc gia, các phướng hướng và kế hoạch hành động luôn đi kèm với số liệu ngân sách phục vụ thực hiện nhiệm vụ, vì thế sự tham gia, với các cơ chế của mình có thể tác động và gây ảnh hưởng tới các chính sách quan trọng đó. 

Thứ hai, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là một hoạt động có ý nghĩa, thông qua các phác thảo sử dụng ngân sách sẽ thể hiện được trách nhiệm và mối quan hệ của chính phủ với người dân của mình. Quá trình này cũng thể hiện rất rõ các ưu tiên của chính phủ khi quyết định lựa chọn đối tượng khai thác nguồn lực và đối tượng được cung cấp dịch vụ công. Tức thông qua các quyết định về dòng chảy ngân sách cho thấy rõ lựa chọn và đánh đổi lợi ích của các lực lượng trong xã hội của chính phủ. 

Thứ ba, sự tham gia thúc đẩy cân bằng quyền lực chính trị, trong trường hợp vì nhiều nguyên nhân, các đại biểu dân cử cần hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật kế toán liên quan đến ngân sách, thứ mà luôn được thiết kế để “chỉ các chuyên gia mới nhận ra nhau”. Bởi vì hiểu rõ dự thảo ngân sách quốc gia là một việc quan trọng nhất của các đại biểu dân cử, nếu không đảm bảo được điều này, quyết định bấm nút thông qua dự toán trở thành một hành động vô nghĩa và thiếu trách nhiệm, đối với cả cử tri của mình nhưng nghiêm trọng hơn, quyền quyết định ngân sách thực thụ đã bị bỏ rơi và quyền lực nhà nước, vốn được cân bằng bằng dòng chảy của quy trình ngân sách đã hoàn toàn phụ thuộc bởi các cơ quan hành pháp. 


Theo Lương Thị Thu Hương

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
525 ngày trước
Một số đặc trưng căn bản về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước
2.2. Một số đặc trưng căn bản về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước Thứ nhất, sự tham gia của người dân nói chung, trong quy trình ngân sách nói riêng là một quyền cơ bản của con ngườiTham gia bằng các hình thức khác nhau vào khu vực công để gây ảnh hưởng hoặc tác động tới các quyết định của chính quyền được thừa nhận là một quyền cơ bản của con người, được pháp luật quốc tế thừa nhận. Tại Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Liên Hiệp Quốc (LHQ) ghi nhận trong Điều 25 tại điểm a như sau: “Mọi người dân đều có quyền và cơ hội để tham gia vào các vấn đề công cộng, trực tiếp hoặc thông qua các đại diện được lựa chọn tự do”. Không dừng lại ở đó, năm 1986, LHQ trong Tuyên bố về Quyền phát triển quy định tại Điều 1, sự tham gia của người dân một lần nữa được ghi nhận như sau: Tạm dịch: Quyền phát triển là quyền con người không thể thay đổi bởi vì mọi người và mọi dân tộc đều có quyền tham gia đóng góp và tận hưởng sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị, trong đó tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản đều có thể được thực hiện đầy đủ”. Như vậy, tự do tham gia vào khu vực công là một quyền căn bản bên cạnh các quyền khác như bầu cử; ứng cử; tự do ngôn luận... Điều này có nghĩa là, nhà nước dù dưới hình thức ở bất kỳ thời đại lịch sử nào, cũng không phải là nơi tạo ra các quyền đó, nhà nước chỉ đóng góp dưới vai trò tạo ra thể chế để ghi nhận và bảo vệ những quyền căn bản của công dân, nói một cách khác, tự do tham gia vào khu vực công ví dụ như tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước để quyết định tới các chính sách liên quan tới nguồn lực công là quyền công dân chứ hoàn toàn không phải là đặc ân của nhà nước dành cho người dân. Thứ hai, sự tham gia của người dân nói chung, vào quy trình ngân sách nói riêng là nền tảng của chế độ dân chủ Nếu như sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách là một quyền căn bản của con người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận rộng rãi, thì quan niệm về dân chủ chưa đạt được sự đồng thuận mạnh mẽ, trừ một nhận thức rằng, dân chủ và tự do không phải là một, hai khái niệm này không thể thay thế cho nhau (Economist Intelligence Unit, 2020). Bên cạnh đó, sự thừa nhận dân chủ là hình thức tổ chức chính trị của xã hội dựa trên sự công nhận nhân dân như là nguồn gốc của quyền lực, dựa trên quyền của nhân dân trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của quốc gia và trao cho công dân một loạt các quyền và quyền tự do thực sự (N.M. Voskresenskaia và N.B. Davletshina, 1995). Như vậy, liên quan đến ngân sách nhà nước, ngoài việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực về mặt lý thuyết, nhưng trong thực tế, ngân sách được hình thành và duy trì cũng bắt nguồn từ sự đóng góp của người dân tạo nên mối quan hệ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa nhà nước và người dân, tức là, sự tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước không phải chỉ xuất phát từ quyền tự do tham gia vào đời sống chính trị của nhà nước, tham gia quản lý nhà nước mà còn xuất phát từ mối quan hệ vật chất, người dân tham gia vào các hoạt động của ngân sách bởi họ chính là chủ sở hữu thực sự của ngân sách nhà nước. Do đó, sự tham gia nói chung và sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nói riêng không phải là những đặc ân về quyền mà nhà nước trao cho người dân, mà ngược lại, nhà nước phải có trách nhiệm ghi nhận và tôn trọng quyền này của người dân. Như vậy, sự tham gia là nền tảng của chế độ dân chủ và dân chủ cũng có nghĩa là dựa vào các quyền con người để bảo vệ tự do của con người. Như đã trình bày ở trên, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là nền tảng của chế độ dân chủ, tuy nhiên, mối liên hệ giữa dân chủ và sự tham gia của người dân không chỉ dừng lại ở đó, sự ảnh hưởng, tác động và thúc đẩy giữa dân chủ và sự tham gia còn được nhận thấy từ phía dân chủ, vì dân chủ có giá trị kiến tạo tới sự tham gia của người dân, đặc biệt là trong quy trình ngân sách nhà nước. Sự tham gia vào các vấn đề tài khóa có thể đạt được dưới những hình thức khác nhau (Teresa M. Harrison, Djoko Sigit Sayogo, 2014) . Có thể bằng các cơ quan khác ngoài chính phủ như hệ thống cơ quan quyền lực (theo cách gọi của Việt Nam, gồm Quốc Hội và HĐND) hoặc thông qua cơ quan chuyên môn độc lập với chính phủ như là Kiểm toán nhà nước, hoặc thông qua các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc hoặc mạnh mẽ và trực diện hơn đó là sự tham gia trực tiếp. Người ta thường lấy ví dụ về người dân Hy Lạp cổ đại khi quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia để minh chứng rằng dân chủ có hai cơ chế căn bản: đại diện và trực tiếp. Đều bắt nguồn từ lý tưởng và xây dựng các hình thức chính trị dựa trên nguồn gốc quyền lực của nhân dân, mọi chính sách của nhà nước cho đến cùng đều vì quyền và lợi ích của người dân, nhưng với lập luận rằng, tất cả không thể cùng điều khiển một chiếc xe nên người ta lựa chọn người lãnh đạo bằng lá phiếu bình đẳng, những người được bầu hoạt động dựa trên niềm tin và sự đồng thuận mạnh mẽ của xã hội rằng họ đang làm những điều đó là vì và cho số đông trong xã hội, đây là cơ chế hoạt động của hình thức dân chủ đại diện. Ngược lại, khi người dân tự mình hoặc trở thành thành viên của một tổ chức xã hội nào đó để đưa ra ý kiến, trực tiếp tham gia vào quy trình công cộng, giám sát hoặc đánh giá…có nghĩa là họ đang sử dụng cơ chế dân chủ trực tiếp. Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là một ví dụ rõ nhất cho việc áp dụng cơ chế dân chủ trực tiếp. Như vậy, sự tham gia là nền móng của chế độ dân chủ, đặc biệt là dân chủ trực tiếp, nhưng đồng thời, chính dân chủ cũng là nơi kiến tạo ra những hình thức tham gia, hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp cho người dân. Thứ ba, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước được sử dụng như một công cụ trong quản trị nhà nước Sử dụng sự tham gia của người dân và thiết kế nó thành một nguyên tắc trong quản trị là phát kiến của các tổ chức quốc tế như UNDP; OECD; WB…theo đó, vào những năm 1990, Bộ nguyên tắc quản trị tốt được thiết kế trong đó các trụ cột chính gồm: minh bạch, công khai, trách nhiệm giải trình và sự tham gia. Với quan điểm cho rằng, quản trị nhà nước tốt là cánh cổng mở ra con đường phát triển bền vững ở các quốc gia chuyển đổi hoặc đang phát triển, nên nội dung của Bộ nguyên tắc quản trị tốt trở thành “hy vọng hiện hữu” là giải pháp định hướng con đường tài trợ phát triển trên thế giới, dưới áp lực đổi mới, hội nhập và những gói tài trợ khổng lồ, quản trị tốt trong đó có trụ cột là sự tham gia được phân phối và cấy ghép trên toàn cầu, tạo thành một làn sóng quản trị mới cũng như cách thức phát triển mới ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Đào Trí Úc và Lê Minh Thông, 1999); (Phạm Duy Nghĩa, 2002). Sự tham gia của người dân có thể thúc đẩy trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và hơn thế nữa phân phối hiệu quả các nguồn lực (Wampler, 2000, trang 1) Các chương trình này được thiết kế để kết hợp công dân vào việc hoạch định chính sách xử lý, thúc đẩy cải cách hành chính và phân phối các nguồn lực công tới mức thấp vùng lân cận thu nhập. Sự loại trừ xã hội và chính trị bị thách thức, vì các tác nhân chính trị bị loại trừ theo truyền thống được tạo cơ hội để đưa ra các quyết định chính sách, đồng thời thúc đẩy học tập của cộng đồng và quyền công dân tích cực, đạt được công bằng xã hội thông qua cải thiện chính sách và phân bổ nguồn lực, và cải cách bộ máy hành chính.Thứ tư, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là sự tham gia quan trọng nhất Vì không có quyết định nào quan trọng bằng các quyết định liên quan đến kinh tế (Stigliz, 2000), cùng với nhận thức rằng một chính sách ảnh hưởng tới tất cả mọi người thì cần được thảo luận chung và đạt được sự đồng thuận mạnh mẽ có sức hút đối với hầu hết các chủ thể trong xã hội, các học giả Franklin, Alfred T. Ho và Carol Ebdon (2009) từ lâu đã ủng hộ vai trò quan trọng của công dân trong quá trình ngân sách vì lập ngân sách có sự tham gia là hình thức mạnh nhất để đưa công dân vào các quyết định cụ thể về phân bổ ngân sách (Paolo de Renzio và Joachim Wehner, 2017), cụ thể:   Thứ nhất, tài liệu về ngân sách là tài liệu chính sách quan trọng nhất của chính phủ (OECD, 2002), mục tiêu phát triển quốc gia, các phướng hướng và kế hoạch hành động luôn đi kèm với số liệu ngân sách phục vụ thực hiện nhiệm vụ, vì thế sự tham gia, với các cơ chế của mình có thể tác động và gây ảnh hưởng tới các chính sách quan trọng đó. Thứ hai, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là một hoạt động có ý nghĩa, thông qua các phác thảo sử dụng ngân sách sẽ thể hiện được trách nhiệm và mối quan hệ của chính phủ với người dân của mình. Quá trình này cũng thể hiện rất rõ các ưu tiên của chính phủ khi quyết định lựa chọn đối tượng khai thác nguồn lực và đối tượng được cung cấp dịch vụ công. Tức thông qua các quyết định về dòng chảy ngân sách cho thấy rõ lựa chọn và đánh đổi lợi ích của các lực lượng trong xã hội của chính phủ. Thứ ba, sự tham gia thúc đẩy cân bằng quyền lực chính trị, trong trường hợp vì nhiều nguyên nhân, các đại biểu dân cử cần hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật kế toán liên quan đến ngân sách, thứ mà luôn được thiết kế để “chỉ các chuyên gia mới nhận ra nhau”. Bởi vì hiểu rõ dự thảo ngân sách quốc gia là một việc quan trọng nhất của các đại biểu dân cử, nếu không đảm bảo được điều này, quyết định bấm nút thông qua dự toán trở thành một hành động vô nghĩa và thiếu trách nhiệm, đối với cả cử tri của mình nhưng nghiêm trọng hơn, quyền quyết định ngân sách thực thụ đã bị bỏ rơi và quyền lực nhà nước, vốn được cân bằng bằng dòng chảy của quy trình ngân sách đã hoàn toàn phụ thuộc bởi các cơ quan hành pháp. Theo Lương Thị Thu HươngLink: Tại đây