0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64daf7189a623-photo-1479142506502-19b3a3b7ff33.jpg

Vai trò của sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước

2.3. Vai trò của sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước 

2.3.1. Sự tham gia thúc đẩy kinh tế phát triển 

Hiện nay, ảnh hưởng của sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tới lĩnh vực kinh tế vẫn đang được tranh luận. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tham gia có tác động tới kinh tế vĩ mô như chỉ số minh bạch dẫn đến chỉ số về nợ công thấp hơn (Alt, J., and D. D. Lassen, 2006); uy tín và thu hút đầu tư (Stigliz, 2000); chỉ số xếp hạng tín dụng quốc gia cao hơn (Hameed. F, (2005) ; chi phí đi vay giảm (Wang, T., P. Shields, and Y. Wang, 2014); …các nghiên cứu này đều phần lớn chỉ ra rằng đó là kết quả của quá trình công khai và minh bạch thông tin về ngân sách. Tuy nhiên, theo quan  điểm của tác giả, trong nỗ lực tìm kiếm và nghiên cứu sâu tài liệu liên quan đã nhận ra rằng, sự tham gia của người dân thực sự có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển, tuy nhiên sự tác động này là gián tiếp với các lý do sau đây: 

Thứ nhất, trong quá trình thiết kế, áp dụng nguyên tắc công khai minh bạch ngân sách, hầu hết đều áp dụng song song đồng thời cơ chế về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách. 

 Đầu tiên, dưới góc độ ban hành pháp luật quốc tế, IMF, khi xây dựng Bộ luật minh bạch tài khóa năm 2014, trong đó, các tiêu chuẩn về dự báo, lập và báo cáo, quản lý tài khóa, đã khuyến khích các quốc gia đồng thời áp dụng cơ chế tham gia để đạt được các kết quả phát triển khả quan. Bên cạnh đó, năm 2015, OECD thông qua Khuyến nghị về Quản lý ngân sách đã khẳng định rằng: “Ngân sách nên được thể hiện công khai, minh bạch và dễ tiếp cận, có sự tham gia thực tế”. Rộng hơn khu vực tài chính công, LHQ khi ban hành bộ quy tắc quản trị tốt, yêu cầu về minh bạch đi kèm với sự tham gia. Tất cả đều có một đặc điểm chung đó là ghi nhận quyền được tiếp cận thông tin về ngân sách và có cơ hội tham gia hoạch định chính sách hiệu quả, như là cách thức của một quy trình khép kín. Tinh thần và định hướng này đã dần dà được giới thiệu vào các quốc gia đang phát triển bằng nhiều cách thức và chính phủ các nước đó đã xây dựng thành những quy định của pháp luật (Democracy and Civil Society in Asia, 2004), ví dụ: Bộ Luật Tài khóa Quốc gia của Hàn Quốc năm 2004 (sửa đổi 2006) đã quy định tại Điều 16 như sau: 1. Duy trì sự lành mạnh về tài khóa; 2. Giảm thiểu gánh nặng cho người dân; 3. Tăng hiệu quả của chi tiêu tài chính và thuế; 4. Tăng cường tính minh bạch và công khai tham gia vào quá trình ngân sách; 5. Giới thiệu ngân sách giới. Hay tại Việt Nam, dù trước đây còn dè dặt (trừ Luật Ngân sách nhà nước 2015, tất cả các luật ngân sách trước đây đều không quy định về công khai và sự tham gia ngân sách nhà nước của người dân) nhưng đến năm 2015 đã quy định về công khai ngân sách và đồng thời quy định các hình thức tham gia vào ngân sách của cộng đồng tại Điều 15 và Điều 16. Rõ ràng, từ lý thuyết được thể chế hóa, từ những quy tắc mang tính chuẩn mực quốc tế hay pháp luật quốc gia, minh bạch và tham gia luôn được kết hợp cùng nhau để hướng tới những kết quả có giá trị để thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Thứ hai, khi đặt minh bạch và sự tham gia vào quy trình ngân sách dưới góc độ phát triển trong mối quan hệ giữa nhà nước (người thu thuế) với công dân của mình (người đóng thuế) thì theo nghĩa này, nhà nước ghi nhận, cung cấp thông tin và tạo cơ hội, mở rộng không gian chính trị cho người dân của mình cùng với các cơ chế trao quyền mạnh mẽ thì có thể khẳng định minh bạch và sự tham gia thực tế là một nội dung thống nhất, vì nếu thiếu bất cứ một điều kiện nào, các giá trị đạt được đều không hàm chứa đầy đủ tính phát triển toàn diện và bền vững. Vì thế những giá trị mang lại phải là sự kết hợp, thống nhất của hai khái niệm này. Theo Joseph E. Stiglitz (2000) sự tham gia theo nghĩa rộng nhất bao hàm cả sự minh bạch, cởi mở và tiếng nói trong khu vực công và thị trường vốn. Theo ông, “tại các quốc gia không có pháp quyền, minh bạch suy yếu nó sẽ kéo theo sự suy yếu của cả quá trình tham gia”. Như vây, khi đặt hai yếu tố này trong nội hàm phát triển, thì sự tham gia và minh bạch ngân sách nhà nước như là những nhân tố không thể thiếu trong một quy trình nếu muốn đạt được những thành tựu nền tảng để thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Thứ ba, minh bạch và tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước là mối liên hệ có điều kiện, theo ý này, để đạt được sự tác động và sức ảnh hưởng tới kinh tế nhằm cải thiện hay thúc đẩy thì cần thêm những tác nhân về mặt kỹ thuật hoặc công nghệ, pháp lý, truyền thông, trình độ tri thức… hoặc tất cả các nhân tố trên, một nghiên cứu điển hình ở Hàn Quốc đã cung cấp bằng chứng cho thấy sự minh bạch liên quan đến trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân. Theo nghiên cứu này, thông tin ngân sách minh bạch đã thu hút được sự tham gia của người dân nước này vào quy trình ngân sách nhà nước, đồng thời, đạt được những kết quả khảo sát quốc tế về ngân sách mở và sự tham gia của người dân cao nhất (Khagram, S., A. Fung và P. de Renzio (2013 - chương 4). Năm 2004, nước này ban hành Đạo luật Tài khóa Quốc gia. Đồng thời cung cấp hệ thống Digital Brain với 4 trọng tâm gồm: Điều chỉnh phạm vi báo cáo của thống kê tài khóa để tuân thủ với tiêu chuẩn quốc tế; Cải cách hệ thống các chương trình chính sách của chính phủ và quản lý hiệu suất; Giới thiệu phương pháp ghi sổ kép và kế toán dồn tích hiệu quả hệ thống trong khu vực chính phủ; Thiết lập hệ thống thông tin Tài khóa Tích hợp Quốc gia. 

Kết quả, toàn bộ hệ thống thông tin về ngân sách được cung cấp đầy đủ, luôn có sẵn, dễ truy cập khiến ngân sách nhà nước trở nên minh bạch dẫn đến sự tham gia của người dân được mở rộng. Theo đánh giá của IPB (International Budget Partnership) năm 2012, chỉ số về sự tham gia của cộng đồng của quy trình ngân sách Hàn Quốc đạt 92/100 vì người dân nước này có thể tham gia vào ngân sách nhà nước ở tất cả các giai đoạn của quy trình, điều này được chứng minh bằng chỉ số điểm ngân sách mở của Hàn Quốc đứng thứ hai ở Đông Á và Thái Bình Dương và thứ 8 trong số 100 các quốc gia được khảo sát trên toàn thế giới. Một lần nữa chúng ta thấy rằng để đạt được chỉ số điểm cao về sự tham gia thì chỉ số ngân sách mở (minh bạch, đầy đủ, sẵn có, dễ dàng) cũng phải đạt ở mức độ cao như ví dụ của Hàn Quốc. 

Một nghiên cứu thực nghiệm khác của (Oklen, 2007) tiến hành thí điểm tại Mexico cũng chứng minh rằng, thông tin được cung cấp kết hợp với hình thức tham gia trực tiếp lựa chọn dự án dẫn đến quyết định dự án phát triển tốt hơn, ít tham nhũng hơn và tránh được sự ảnh hưởng và can thiệp từ tầng lớp tinh hoa địa phương. 

Tại Việt Nam, một tình huống nhỏ tại Hải Phòng, ngày 28/02/2020 các đại biểu dự kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường) HĐND TP Hải Phòng khóa XV thống nhất thông qua chủ trương tặng quà cho tất cả các hộ gia đình có hộ khẩu trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thành phố, với số tiền trích từ ngân sách lên tới 269 tỉ đồng. Thông tin và truyền thông cùng với các diễn đàn công khai phản đối mạnh mẽ tạo thành áp lực thúc chính quyền Hải Phòng không thực hiện nhiệm vụ chi này. Rõ ràng, cuối cùng, chính quyền tạm dừng chi mua quà tặng mà không thể giải thích vì thông tin số tiền sẽ chi được công bố khiến người dân cả nước phản ứng gây sức ép hay dưới sức ép này khiến thông tin về số tiền được công bố. Dù sự tác động qua lại giữa hai nhân tố này như thế nào thì không thể phủ nhận rằng đây là hai điều kiện cần thiết cho một quy trình và minh bạch không tự nhiên dẫn đến sự tham gia nhưng người dân cũng không thể tham gia thực sự khi không có thông tin minh bạch. Đặc biệt là quan hệ giữa nhà nước với người dân liên quan đến ngân sách. Minh bạch thông tin là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng để sự tham gia dựa vào đó trong quá trình ra quyết định. Tức là nếu có sự tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước mà thông tin không minh bạch, không sẵn có thì sự tham gia chỉ mang tính hình thức. Ngược lại, trong trường hợp thông tin minh bạch nhưng sự tham gia không được thiết kế trong quy trình thì cuối cùng khả năng ảnh hưởng đến các quyết định ngân sách của người dân là không có, các mục tiêu phát triển không thể đạt được. Như vây, sự tham gia dựa trên nền tảng minh bạch thông tin cần có thêm “chất dẫn” ví dụ như thể chế; kỹ thuật kế toán; công nghệ; truyền thông… để có thể đạt được những giá trị về cải thiện hoặc thúc đẩy sự phát triển, trong đó có kinh tế. 

Thứ tư, theo tác giả, một giả thiết được đặt ra rằng, nếu sự tham gia không tự nhiên dẫn đến thúc đẩy kinh tế phát triển hơn, không can thiệp và gây ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô và vì vậy các chỉ số như nợ công hoặc đầu tư công hoặc chỉ số quốc gia hoặc chi phí đi vay ... không thực sự bị tác động nào thì có thể đảo ngược vấn đề này, tức là, nhu cầu thực sự của quốc gia muốn cải thiện các vấn đề trên, chẳng hạn như nhu cầu đầu tư công hiệu quả hơn, giảm tham nhũng…thì sự tham gia là một phương án hợp lý và khả thi. Tức là, để người tham gia trở thành một phần của quá trình, để họ có tiếng nói khi lựa chọn dự án phù hợp với nhu cầu thực tế của họ, như thế, không chỉ tiêu chí hài lòng được đạt mà thước đo sử dụng ngân sách hiệu quả cũng hoàn toàn được tìm thấy. Quá trình thực hiện dự án, từ lựa chọn loại dự án cho tới nhà thầu, giai đoạn thi công, giai đoạn nghiệm thu, đánh giá và bảo trì, bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đều có thể áp dụng sự tham gia để đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế. 

Như vậy, can thiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô của sự tham gia còn cần nhiều thời gian và sức lực của các nhà nghiên cứu tài chính công trên toàn thế giới, thì một sự thật chúng ta cần thừa rằng, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước thực sự tác động tới hiệu quả phát triển kinh tế dưới các cơ chế gián tiếp. Đồng thời, theo quan điểm của tác giả, liên quan đến lĩnh vực ngân sách nhà nước, hai khái niệm minh bạch và sự tham gia không thể đặt chúng độc lập ngoài mối liên hệ ràng buộc chúng với nhau, bởi vì thiếu mất bất cứ một nhân tố nào hoặc minh bạch hoặc sự tham gia thì các kết quả mà chúng mang lại đều không có giá trị ảnh hưởng tới kinh tế, quản trị, phân bổ công bằng hay phát triển bền vững.

2.3.2. Vai trò cải thiện và thúc đẩy quản trị nhà nước 

Từ cuối thế kỷ 20, khái niệm quản trị nhà nước bắt đầu được nhìn nhận lại, nó cũng đồng thời được đánh giá là phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Nói cách khác, cấu trúc của thể chế và các thiết chế của hệ thống cơ quan nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với người dân được thiết kế và vận hành như thế nào chính là một cách thức mới để phát triển. Vai trò quan trọng của quản trị nhà nước một lần nữa được khẳng định sau cuộc khủng hoảng tài chính 

Châu Á vào những năm 1997. Theo đó, quản trị nhà nước hiệu quả được coi là chìa khóa mở các cánh cửa phát triển đã trở thành một nội dung không cần tranh luận. 

Nhận định này được củng cố thêm bởi sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế khi xây dựng các bộ nguyên tắc quản trị công sau đó cấy ghép và áp dụng vào các quốc gia chuyển đổi có nhu cầu tìm kiếm thể chế mới sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu hoặc các quốc gia theo mô hình XHCN ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo chiến lược phát triển toàn cầu này, góc nhìn và quan điểm về sự phát triển đã được định nghĩa lại, trước đây, chỉ số tăng trưởng là thước đo phát triển của một nước thì nay mọi chiến lược phát triển phải xoay quanh vì con người, lấy con người là trung tâm, nghĩa là mọi chiến lược phải vì mục đích phát triển và sự tiến bộ của con người. Nó giải thích vì sao trong quản trị công đương đại, các bộ nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được xây dựng dựa vào các trụ cột chính như: minh bạch; trách nhiệm giải trình và sự tham gia. 

Sự tham gia của người dân vào quản trị nhà nước nói chung và quy trình ngân sách nhà nước nói riêng như là một thực tế không thể phủ nhận. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phi tập trung nhanh chóng, tốc độ dân trí được nâng cao hơn kéo theo nhu cầu kiểm soát và giám sát nhà nước của người dân tăng lên đáng kể, đến một mức độ nào đó nó tạo thành áp lực, buộc các nhà nước phải phân phối lại quyền lực (Arnstein Sherry, 1969). Dựa trên nền tảng các bên liên quan trong quản trị công (Chris Ansell và Alison Gash, 2007), sự tham gia của người dân được coi là một thành phần trong mạng lưới quản trị, đối với những vấn đề công đặc biệt là quyết định tới nguồn lực công, thì không một chủ thể nào có đủ thẩm quyền tự quyết định mà cần sự hợp tác và chia sẻ quyền lực để đi tới một quyết định cuối cùng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Bên cạnh đó, về lý thuyết, cơ chế đại diện cho phép quyền lực đặt vào tay người trúng cử và họ là người ra quyết định cuối cùng nhưng sự tham gia của mạng lưới quản trị như các tổ chức xã hội dân sự, nhóm cộng đồng dân cư, nhóm chuyên gia…bổ sung kiến thức và năng lực thực hiện trong quá trình thiết kế và thực thi chính sách công. Quá trình này, về mặt lý thuyết, nâng cao tính tham gia công dân vào chính sách công và tăng cường tính đa dạng của hệ thống. Vì vậy, sự tham gia được nhìn nhận như là một quyền con người được lồng vào quá trình phát triển nhưng dưới góc độ quản trị nhà nước nó trở thành một công cụ quản trị nhà nước hiệu quả. 

Bên cạnh đó, bầu cử và cơ chế đại diện là một công cụ nhưng không phải lúc nào cũng đủ lực để giữ các chính trị gia chịu trách nhiệm cho các hành động cụ thể 

(UNDP, 2008); (Alberto Di’Az- Cayeros và Công sự, 2013), vì vậy lá phiếu và bầu cử được cho là một trong những thành tựu ưu việt so với chế độ chuyên quyền, tuy nhiên, những cam kết chính trị, những lời hứa về các chiến lược mà các chính trị gia dùng để đánh bóng và thu hút lá phiếu khi thực thi có thể bị mâu thuẫn với những lợi ích khác, nó là một áp lực không phổ biến - chỉ những người được bầu cử hoặc bổ nhiệm mới có thể trải nghiệm. Đây là một trong những khiếm khuyết của cơ chế tham gia đại diện – khả năng suy yếu về trách nhiệm chính trị của quan chức chính phủ trước cử  tri. Sự tham gia trực tiếp có thể lấp được khoảng trống này bằng các hình thức như tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định, thúc đẩy minh bạch thông tin tạo ra các cơ chế gây áp lực tăng cường trách nhiệm giải trình và nhắc nhở người đứng đầu theo đuổi và hoàn thành các cam kết khi tranh cử. 

Sự tham gia của người dân trong lĩnh vực ngân sách dưới góc độ quản trị nhà nước thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình. Sự tham gia trực tiếp hoặc từ nhóm cộng đồng hoặc từ các tổ chức nghề nghiệp hoặc dân sự cho phép người dân kết nối trực tiếp với chính phủ hoặc chính quyền địa phương, bởi vì người dân không thể thảo luận với nhà nước về những gì họ không biết, kết hợp với trình độ dân trí (Sounman Hong Yonsei, 2015), công nghệ thông tin…sự tham gia trở thành áp lực khiến các thông tin về ngân sách được công khai và minh bạch, quá trình này tiếp diễn quay trở lại thu hút sự tham gia đông đảo và hiệu quả hơn (Teresa M. 

Harrison và Djoko Sigit Sayogo, 2014). Cùng với quan điểm này, theo Joseph E. Stiglitz (2002), dưới sức ép của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển ở các quốc gia hiện nay là sự chuyển đổi từ mô thức phát triển truyền thống sang mô thức phát triển hiện đại. Không thể áp dụng lý thuyết về nền kinh tế kép tức là có thể nâng cao năng suất và thậm chí thay đổi tư duy trong phạm vi nền kinh tế mà không cần đạt được sự chuyển đổi phát triển thực sự của toàn xã hội. Vì dưới góc độ này nó mâu thuẫn với xu hướng toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ phát triển hiện đại, hình thành nên một thế hệ công dân có tri thức cao tham gia vào quá trình hình thành và điều chỉnh các ý tưởng và chính sách. Đây chính là sự tham gia và dân chủ, điều này đồng nghĩa với kết quả là sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn trong cả khu vực doanh nghiệp và chính phủ. 

Các quy trình thảo luận lập ngân sách có sự tham gia tạo ra sự đổi mới chính trị 

(Brian Wampler, 2012), vì các cuộc họp công khai thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia, giới thiệu tiếng nói của họ, kể cả những đối tượng bị loại trừ vào các quy trình chính trị, các quy trình thảo luận mới này cung cấp các cơ chế cho phép họ có cơ hội tiếp cận quyền lực chính trị. Sự tham gia sử dụng một hình thức thảo luận cởi mở với các ý tưởng mới và cuối cùng các ý kiến được lắng nghe thực sự bằng các đề xuất và quyết định chính sách. Sự tham gia càng tích cực của công dân càng mở rộng khả năng đổi mới chính trị vì khi tham gia, tiếng nói và quan điểm được dân chúng tranh luận với nhau và với nhà nước về các ưu tiên công. Thay vì chỉ dừng lại ở hình thức tham vấn và công việc còn lại trao trọn cho đại diện của cử tri như trong truyền thống. 

Sự tham gia của người dân đặc biệt là vào quy trình ngân sách nhà nước cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định, với các hình thức tham gia, người dân trực tiếp tham gia từ giai đoạn đầu tiên của quy trình, bên cạnh các thành phần phần ưu tú, tầng lớp trung lưu thì còn cả các đối tượng bị loại trừ như người nghèo, tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thương…cũng bình đẳng tham gia với lá phiếu có giá trị như nhau. Quá trình giao tiếp, cung cấp cho nhà nước tài liệu về những nhu cầu thiết yếu, những thứ tự ưu tiên và các mong đợi…cho phép nhà nước hiểu rõ hơn những nhu cầu thực sự thì những nhu cầu này sẽ được hiện thực hóa bằng các quyết định ngân sách. Vòng tròn giao tiếp này mang lại tính hiệu quả cho ngân sách nhà nước dưới góc độ quyền và trách nhiệm của nhà nước với người dân của họ - những người đóng thuế và hơn thế nữa nó còn củng cố niềm tin của người dân với chính quyền của họ (Alta Fölscher, 2007); (Patrick Heller; K.N Harilal và Shubham Chaudshuri, 2007); (Benjamin A. Olken, 2010). Những nghiên cứu thực địa về sự tham gia vào quy trình ngân sách tại Brazil; Philippin; Bolivia…(UNDP, 2008) cho chính phủ hoặc chính quyền địa phương thấy rõ các nhu cầu thực sự, theo đó, người nghèo có xu hướng chọn các dự án phù hợp theo nhu cầu cấp thiết, cụ thể: thay vì chọn dự án mạng lưới di động – nhu cầu của người có thu nhập mới sử dụng được thì đường giao thông, nước sạch hay nhà vệ sinh công cộng là những dự án được chọn. 

Mọi lĩnh vực hành chính công đều tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng (S.Chiavago- Campo và P.S.A.Sundaram, 2003), vì thế sự tham gia của người dân vào các giai đoạn của quy trình ngân sách nhà nước là nhân tố phòng ngừa tham nhũng, như đã trình bày ở trên, các trụ cột trong quản trị hành chính gồm công khai, minh bạch; thông tin có thể dự đoán được; trách nhiệm giải trình và sự tham gia có mối liên hệ nội tại và thường diễn ra trong một chu trình tuần tự, một ví dụ về dự án cải tạo trường học sử dụng ngân sách nhà nước sẽ làm rõ nội dung  này. Theo đó, thông tin sẵn có, minh bạch và có thể dự đoán được như là một khoảng mở (Lối thoát) thu hút và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng các doanh nghiệp, quy trình được diễn ra theo thứ tự và công bằng, nó cũng đồng nghĩa là loại bỏ được việc phải “bôi trơn”; “hoa hồng”; “lại quả” của doanh nghiệp đối với chủ thể có thẩm quyền ra quyết định. Đây cũng có thể là những lý do quan trọng nhất mà quyền và nghĩa vụ của công chức phải tách khỏi dòng chảy với các chủ thể khác của các thể chế về các hoạt động kinh doanh, trong thực tế, các doanh khi bị đưa ánh sáng có bóng dáng thân hữu, không đủ điều kiện…nhưng lại trúng thầu thì người ta luôn phải đặt ra những câu hỏi về sự công bằng. Vì thế, tham gia dù trực tiếp hay gián tiếp đều thúc đẩy công bằng và loại trừ tham nhũng. Lập ngân sách có sự tham gia có thể làm giảm tham nhũng bằng cách tăng số lượng công dân giám sát việc phân phối các nguồn lực, (Brian Wampler, 2007) hoặc có khả năng kiềm chế tham nhũng (Alberto Di’Az- Cayeros, Beatriz Magaloni, Alexander Ruiz- Euler, 2013). 

Liên hệ thực tiễn tại TP.HCM, ngày 03/03/2021, Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã quyết định khởi tố bị can là công chức Sở Tài chính TP.HCM do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Theo đó, việc cải tạo 7 trường học trên địa  bàn huyện Củ Chi trong thời gian 2016- 2017 dưới sự chủ trì của người này đã không tuân thủ các quy định về đấu thầu, duyệt thầu, nghiệm thu…toàn bộ quá trình cải tạo được thực hiện khi doanh nghiệp móc nối với người ra quyết định, quá trình thực hiện dự án được thực hiện trong một vòng tròn khép kín, ngay cả các chủ thể sử dụng trực tiếp là các trường mà đại diện là các hiệu trưởng cũng không được tham gia, hậu quả gây thiệt hại theo kết luận điều tra lên đến hàng chục tỷ đồng ngân sách nhà nước. 
 

Theo Lương Thị Thu Hương

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
263 ngày trước
Vai trò của sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước
2.3. Vai trò của sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước 2.3.1. Sự tham gia thúc đẩy kinh tế phát triển Hiện nay, ảnh hưởng của sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tới lĩnh vực kinh tế vẫn đang được tranh luận. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tham gia có tác động tới kinh tế vĩ mô như chỉ số minh bạch dẫn đến chỉ số về nợ công thấp hơn (Alt, J., and D. D. Lassen, 2006); uy tín và thu hút đầu tư (Stigliz, 2000); chỉ số xếp hạng tín dụng quốc gia cao hơn (Hameed. F, (2005) ; chi phí đi vay giảm (Wang, T., P. Shields, and Y. Wang, 2014); …các nghiên cứu này đều phần lớn chỉ ra rằng đó là kết quả của quá trình công khai và minh bạch thông tin về ngân sách. Tuy nhiên, theo quan  điểm của tác giả, trong nỗ lực tìm kiếm và nghiên cứu sâu tài liệu liên quan đã nhận ra rằng, sự tham gia của người dân thực sự có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển, tuy nhiên sự tác động này là gián tiếp với các lý do sau đây: Thứ nhất, trong quá trình thiết kế, áp dụng nguyên tắc công khai minh bạch ngân sách, hầu hết đều áp dụng song song đồng thời cơ chế về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách.  Đầu tiên, dưới góc độ ban hành pháp luật quốc tế, IMF, khi xây dựng Bộ luật minh bạch tài khóa năm 2014, trong đó, các tiêu chuẩn về dự báo, lập và báo cáo, quản lý tài khóa, đã khuyến khích các quốc gia đồng thời áp dụng cơ chế tham gia để đạt được các kết quả phát triển khả quan. Bên cạnh đó, năm 2015, OECD thông qua Khuyến nghị về Quản lý ngân sách đã khẳng định rằng: “Ngân sách nên được thể hiện công khai, minh bạch và dễ tiếp cận, có sự tham gia thực tế”. Rộng hơn khu vực tài chính công, LHQ khi ban hành bộ quy tắc quản trị tốt, yêu cầu về minh bạch đi kèm với sự tham gia. Tất cả đều có một đặc điểm chung đó là ghi nhận quyền được tiếp cận thông tin về ngân sách và có cơ hội tham gia hoạch định chính sách hiệu quả, như là cách thức của một quy trình khép kín. Tinh thần và định hướng này đã dần dà được giới thiệu vào các quốc gia đang phát triển bằng nhiều cách thức và chính phủ các nước đó đã xây dựng thành những quy định của pháp luật (Democracy and Civil Society in Asia, 2004), ví dụ: Bộ Luật Tài khóa Quốc gia của Hàn Quốc năm 2004 (sửa đổi 2006) đã quy định tại Điều 16 như sau: 1. Duy trì sự lành mạnh về tài khóa; 2. Giảm thiểu gánh nặng cho người dân; 3. Tăng hiệu quả của chi tiêu tài chính và thuế; 4. Tăng cường tính minh bạch và công khai tham gia vào quá trình ngân sách; 5. Giới thiệu ngân sách giới. Hay tại Việt Nam, dù trước đây còn dè dặt (trừ Luật Ngân sách nhà nước 2015, tất cả các luật ngân sách trước đây đều không quy định về công khai và sự tham gia ngân sách nhà nước của người dân) nhưng đến năm 2015 đã quy định về công khai ngân sách và đồng thời quy định các hình thức tham gia vào ngân sách của cộng đồng tại Điều 15 và Điều 16. Rõ ràng, từ lý thuyết được thể chế hóa, từ những quy tắc mang tính chuẩn mực quốc tế hay pháp luật quốc gia, minh bạch và tham gia luôn được kết hợp cùng nhau để hướng tới những kết quả có giá trị để thúc đẩy kinh tế phát triển. Thứ hai, khi đặt minh bạch và sự tham gia vào quy trình ngân sách dưới góc độ phát triển trong mối quan hệ giữa nhà nước (người thu thuế) với công dân của mình (người đóng thuế) thì theo nghĩa này, nhà nước ghi nhận, cung cấp thông tin và tạo cơ hội, mở rộng không gian chính trị cho người dân của mình cùng với các cơ chế trao quyền mạnh mẽ thì có thể khẳng định minh bạch và sự tham gia thực tế là một nội dung thống nhất, vì nếu thiếu bất cứ một điều kiện nào, các giá trị đạt được đều không hàm chứa đầy đủ tính phát triển toàn diện và bền vững. Vì thế những giá trị mang lại phải là sự kết hợp, thống nhất của hai khái niệm này. Theo Joseph E. Stiglitz (2000) sự tham gia theo nghĩa rộng nhất bao hàm cả sự minh bạch, cởi mở và tiếng nói trong khu vực công và thị trường vốn. Theo ông, “tại các quốc gia không có pháp quyền, minh bạch suy yếu nó sẽ kéo theo sự suy yếu của cả quá trình tham gia”. Như vây, khi đặt hai yếu tố này trong nội hàm phát triển, thì sự tham gia và minh bạch ngân sách nhà nước như là những nhân tố không thể thiếu trong một quy trình nếu muốn đạt được những thành tựu nền tảng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Thứ ba, minh bạch và tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước là mối liên hệ có điều kiện, theo ý này, để đạt được sự tác động và sức ảnh hưởng tới kinh tế nhằm cải thiện hay thúc đẩy thì cần thêm những tác nhân về mặt kỹ thuật hoặc công nghệ, pháp lý, truyền thông, trình độ tri thức… hoặc tất cả các nhân tố trên, một nghiên cứu điển hình ở Hàn Quốc đã cung cấp bằng chứng cho thấy sự minh bạch liên quan đến trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân. Theo nghiên cứu này, thông tin ngân sách minh bạch đã thu hút được sự tham gia của người dân nước này vào quy trình ngân sách nhà nước, đồng thời, đạt được những kết quả khảo sát quốc tế về ngân sách mở và sự tham gia của người dân cao nhất (Khagram, S., A. Fung và P. de Renzio (2013 - chương 4). Năm 2004, nước này ban hành Đạo luật Tài khóa Quốc gia. Đồng thời cung cấp hệ thống Digital Brain với 4 trọng tâm gồm: Điều chỉnh phạm vi báo cáo của thống kê tài khóa để tuân thủ với tiêu chuẩn quốc tế; Cải cách hệ thống các chương trình chính sách của chính phủ và quản lý hiệu suất; Giới thiệu phương pháp ghi sổ kép và kế toán dồn tích hiệu quả hệ thống trong khu vực chính phủ; Thiết lập hệ thống thông tin Tài khóa Tích hợp Quốc gia. Kết quả, toàn bộ hệ thống thông tin về ngân sách được cung cấp đầy đủ, luôn có sẵn, dễ truy cập khiến ngân sách nhà nước trở nên minh bạch dẫn đến sự tham gia của người dân được mở rộng. Theo đánh giá của IPB (International Budget Partnership) năm 2012, chỉ số về sự tham gia của cộng đồng của quy trình ngân sách Hàn Quốc đạt 92/100 vì người dân nước này có thể tham gia vào ngân sách nhà nước ở tất cả các giai đoạn của quy trình, điều này được chứng minh bằng chỉ số điểm ngân sách mở của Hàn Quốc đứng thứ hai ở Đông Á và Thái Bình Dương và thứ 8 trong số 100 các quốc gia được khảo sát trên toàn thế giới. Một lần nữa chúng ta thấy rằng để đạt được chỉ số điểm cao về sự tham gia thì chỉ số ngân sách mở (minh bạch, đầy đủ, sẵn có, dễ dàng) cũng phải đạt ở mức độ cao như ví dụ của Hàn Quốc. Một nghiên cứu thực nghiệm khác của (Oklen, 2007) tiến hành thí điểm tại Mexico cũng chứng minh rằng, thông tin được cung cấp kết hợp với hình thức tham gia trực tiếp lựa chọn dự án dẫn đến quyết định dự án phát triển tốt hơn, ít tham nhũng hơn và tránh được sự ảnh hưởng và can thiệp từ tầng lớp tinh hoa địa phương. Tại Việt Nam, một tình huống nhỏ tại Hải Phòng, ngày 28/02/2020 các đại biểu dự kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường) HĐND TP Hải Phòng khóa XV thống nhất thông qua chủ trương tặng quà cho tất cả các hộ gia đình có hộ khẩu trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thành phố, với số tiền trích từ ngân sách lên tới 269 tỉ đồng. Thông tin và truyền thông cùng với các diễn đàn công khai phản đối mạnh mẽ tạo thành áp lực thúc chính quyền Hải Phòng không thực hiện nhiệm vụ chi này. Rõ ràng, cuối cùng, chính quyền tạm dừng chi mua quà tặng mà không thể giải thích vì thông tin số tiền sẽ chi được công bố khiến người dân cả nước phản ứng gây sức ép hay dưới sức ép này khiến thông tin về số tiền được công bố. Dù sự tác động qua lại giữa hai nhân tố này như thế nào thì không thể phủ nhận rằng đây là hai điều kiện cần thiết cho một quy trình và minh bạch không tự nhiên dẫn đến sự tham gia nhưng người dân cũng không thể tham gia thực sự khi không có thông tin minh bạch. Đặc biệt là quan hệ giữa nhà nước với người dân liên quan đến ngân sách. Minh bạch thông tin là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng để sự tham gia dựa vào đó trong quá trình ra quyết định. Tức là nếu có sự tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước mà thông tin không minh bạch, không sẵn có thì sự tham gia chỉ mang tính hình thức. Ngược lại, trong trường hợp thông tin minh bạch nhưng sự tham gia không được thiết kế trong quy trình thì cuối cùng khả năng ảnh hưởng đến các quyết định ngân sách của người dân là không có, các mục tiêu phát triển không thể đạt được. Như vây, sự tham gia dựa trên nền tảng minh bạch thông tin cần có thêm “chất dẫn” ví dụ như thể chế; kỹ thuật kế toán; công nghệ; truyền thông… để có thể đạt được những giá trị về cải thiện hoặc thúc đẩy sự phát triển, trong đó có kinh tế. Thứ tư, theo tác giả, một giả thiết được đặt ra rằng, nếu sự tham gia không tự nhiên dẫn đến thúc đẩy kinh tế phát triển hơn, không can thiệp và gây ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô và vì vậy các chỉ số như nợ công hoặc đầu tư công hoặc chỉ số quốc gia hoặc chi phí đi vay ... không thực sự bị tác động nào thì có thể đảo ngược vấn đề này, tức là, nhu cầu thực sự của quốc gia muốn cải thiện các vấn đề trên, chẳng hạn như nhu cầu đầu tư công hiệu quả hơn, giảm tham nhũng…thì sự tham gia là một phương án hợp lý và khả thi. Tức là, để người tham gia trở thành một phần của quá trình, để họ có tiếng nói khi lựa chọn dự án phù hợp với nhu cầu thực tế của họ, như thế, không chỉ tiêu chí hài lòng được đạt mà thước đo sử dụng ngân sách hiệu quả cũng hoàn toàn được tìm thấy. Quá trình thực hiện dự án, từ lựa chọn loại dự án cho tới nhà thầu, giai đoạn thi công, giai đoạn nghiệm thu, đánh giá và bảo trì, bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đều có thể áp dụng sự tham gia để đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế. Như vậy, can thiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô của sự tham gia còn cần nhiều thời gian và sức lực của các nhà nghiên cứu tài chính công trên toàn thế giới, thì một sự thật chúng ta cần thừa rằng, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước thực sự tác động tới hiệu quả phát triển kinh tế dưới các cơ chế gián tiếp. Đồng thời, theo quan điểm của tác giả, liên quan đến lĩnh vực ngân sách nhà nước, hai khái niệm minh bạch và sự tham gia không thể đặt chúng độc lập ngoài mối liên hệ ràng buộc chúng với nhau, bởi vì thiếu mất bất cứ một nhân tố nào hoặc minh bạch hoặc sự tham gia thì các kết quả mà chúng mang lại đều không có giá trị ảnh hưởng tới kinh tế, quản trị, phân bổ công bằng hay phát triển bền vững.2.3.2. Vai trò cải thiện và thúc đẩy quản trị nhà nước Từ cuối thế kỷ 20, khái niệm quản trị nhà nước bắt đầu được nhìn nhận lại, nó cũng đồng thời được đánh giá là phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Nói cách khác, cấu trúc của thể chế và các thiết chế của hệ thống cơ quan nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với người dân được thiết kế và vận hành như thế nào chính là một cách thức mới để phát triển. Vai trò quan trọng của quản trị nhà nước một lần nữa được khẳng định sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vào những năm 1997. Theo đó, quản trị nhà nước hiệu quả được coi là chìa khóa mở các cánh cửa phát triển đã trở thành một nội dung không cần tranh luận. Nhận định này được củng cố thêm bởi sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế khi xây dựng các bộ nguyên tắc quản trị công sau đó cấy ghép và áp dụng vào các quốc gia chuyển đổi có nhu cầu tìm kiếm thể chế mới sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu hoặc các quốc gia theo mô hình XHCN ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo chiến lược phát triển toàn cầu này, góc nhìn và quan điểm về sự phát triển đã được định nghĩa lại, trước đây, chỉ số tăng trưởng là thước đo phát triển của một nước thì nay mọi chiến lược phát triển phải xoay quanh vì con người, lấy con người là trung tâm, nghĩa là mọi chiến lược phải vì mục đích phát triển và sự tiến bộ của con người. Nó giải thích vì sao trong quản trị công đương đại, các bộ nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được xây dựng dựa vào các trụ cột chính như: minh bạch; trách nhiệm giải trình và sự tham gia. Sự tham gia của người dân vào quản trị nhà nước nói chung và quy trình ngân sách nhà nước nói riêng như là một thực tế không thể phủ nhận. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phi tập trung nhanh chóng, tốc độ dân trí được nâng cao hơn kéo theo nhu cầu kiểm soát và giám sát nhà nước của người dân tăng lên đáng kể, đến một mức độ nào đó nó tạo thành áp lực, buộc các nhà nước phải phân phối lại quyền lực (Arnstein Sherry, 1969). Dựa trên nền tảng các bên liên quan trong quản trị công (Chris Ansell và Alison Gash, 2007), sự tham gia của người dân được coi là một thành phần trong mạng lưới quản trị, đối với những vấn đề công đặc biệt là quyết định tới nguồn lực công, thì không một chủ thể nào có đủ thẩm quyền tự quyết định mà cần sự hợp tác và chia sẻ quyền lực để đi tới một quyết định cuối cùng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Bên cạnh đó, về lý thuyết, cơ chế đại diện cho phép quyền lực đặt vào tay người trúng cử và họ là người ra quyết định cuối cùng nhưng sự tham gia của mạng lưới quản trị như các tổ chức xã hội dân sự, nhóm cộng đồng dân cư, nhóm chuyên gia…bổ sung kiến thức và năng lực thực hiện trong quá trình thiết kế và thực thi chính sách công. Quá trình này, về mặt lý thuyết, nâng cao tính tham gia công dân vào chính sách công và tăng cường tính đa dạng của hệ thống. Vì vậy, sự tham gia được nhìn nhận như là một quyền con người được lồng vào quá trình phát triển nhưng dưới góc độ quản trị nhà nước nó trở thành một công cụ quản trị nhà nước hiệu quả. Bên cạnh đó, bầu cử và cơ chế đại diện là một công cụ nhưng không phải lúc nào cũng đủ lực để giữ các chính trị gia chịu trách nhiệm cho các hành động cụ thể (UNDP, 2008); (Alberto Di’Az- Cayeros và Công sự, 2013), vì vậy lá phiếu và bầu cử được cho là một trong những thành tựu ưu việt so với chế độ chuyên quyền, tuy nhiên, những cam kết chính trị, những lời hứa về các chiến lược mà các chính trị gia dùng để đánh bóng và thu hút lá phiếu khi thực thi có thể bị mâu thuẫn với những lợi ích khác, nó là một áp lực không phổ biến - chỉ những người được bầu cử hoặc bổ nhiệm mới có thể trải nghiệm. Đây là một trong những khiếm khuyết của cơ chế tham gia đại diện – khả năng suy yếu về trách nhiệm chính trị của quan chức chính phủ trước cử  tri. Sự tham gia trực tiếp có thể lấp được khoảng trống này bằng các hình thức như tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định, thúc đẩy minh bạch thông tin tạo ra các cơ chế gây áp lực tăng cường trách nhiệm giải trình và nhắc nhở người đứng đầu theo đuổi và hoàn thành các cam kết khi tranh cử. Sự tham gia của người dân trong lĩnh vực ngân sách dưới góc độ quản trị nhà nước thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình. Sự tham gia trực tiếp hoặc từ nhóm cộng đồng hoặc từ các tổ chức nghề nghiệp hoặc dân sự cho phép người dân kết nối trực tiếp với chính phủ hoặc chính quyền địa phương, bởi vì người dân không thể thảo luận với nhà nước về những gì họ không biết, kết hợp với trình độ dân trí (Sounman Hong Yonsei, 2015), công nghệ thông tin…sự tham gia trở thành áp lực khiến các thông tin về ngân sách được công khai và minh bạch, quá trình này tiếp diễn quay trở lại thu hút sự tham gia đông đảo và hiệu quả hơn (Teresa M. Harrison và Djoko Sigit Sayogo, 2014). Cùng với quan điểm này, theo Joseph E. Stiglitz (2002), dưới sức ép của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển ở các quốc gia hiện nay là sự chuyển đổi từ mô thức phát triển truyền thống sang mô thức phát triển hiện đại. Không thể áp dụng lý thuyết về nền kinh tế kép tức là có thể nâng cao năng suất và thậm chí thay đổi tư duy trong phạm vi nền kinh tế mà không cần đạt được sự chuyển đổi phát triển thực sự của toàn xã hội. Vì dưới góc độ này nó mâu thuẫn với xu hướng toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ phát triển hiện đại, hình thành nên một thế hệ công dân có tri thức cao tham gia vào quá trình hình thành và điều chỉnh các ý tưởng và chính sách. Đây chính là sự tham gia và dân chủ, điều này đồng nghĩa với kết quả là sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn trong cả khu vực doanh nghiệp và chính phủ. Các quy trình thảo luận lập ngân sách có sự tham gia tạo ra sự đổi mới chính trị (Brian Wampler, 2012), vì các cuộc họp công khai thu hút đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia, giới thiệu tiếng nói của họ, kể cả những đối tượng bị loại trừ vào các quy trình chính trị, các quy trình thảo luận mới này cung cấp các cơ chế cho phép họ có cơ hội tiếp cận quyền lực chính trị. Sự tham gia sử dụng một hình thức thảo luận cởi mở với các ý tưởng mới và cuối cùng các ý kiến được lắng nghe thực sự bằng các đề xuất và quyết định chính sách. Sự tham gia càng tích cực của công dân càng mở rộng khả năng đổi mới chính trị vì khi tham gia, tiếng nói và quan điểm được dân chúng tranh luận với nhau và với nhà nước về các ưu tiên công. Thay vì chỉ dừng lại ở hình thức tham vấn và công việc còn lại trao trọn cho đại diện của cử tri như trong truyền thống. Sự tham gia của người dân đặc biệt là vào quy trình ngân sách nhà nước cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định, với các hình thức tham gia, người dân trực tiếp tham gia từ giai đoạn đầu tiên của quy trình, bên cạnh các thành phần phần ưu tú, tầng lớp trung lưu thì còn cả các đối tượng bị loại trừ như người nghèo, tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thương…cũng bình đẳng tham gia với lá phiếu có giá trị như nhau. Quá trình giao tiếp, cung cấp cho nhà nước tài liệu về những nhu cầu thiết yếu, những thứ tự ưu tiên và các mong đợi…cho phép nhà nước hiểu rõ hơn những nhu cầu thực sự thì những nhu cầu này sẽ được hiện thực hóa bằng các quyết định ngân sách. Vòng tròn giao tiếp này mang lại tính hiệu quả cho ngân sách nhà nước dưới góc độ quyền và trách nhiệm của nhà nước với người dân của họ - những người đóng thuế và hơn thế nữa nó còn củng cố niềm tin của người dân với chính quyền của họ (Alta Fölscher, 2007); (Patrick Heller; K.N Harilal và Shubham Chaudshuri, 2007); (Benjamin A. Olken, 2010). Những nghiên cứu thực địa về sự tham gia vào quy trình ngân sách tại Brazil; Philippin; Bolivia…(UNDP, 2008) cho chính phủ hoặc chính quyền địa phương thấy rõ các nhu cầu thực sự, theo đó, người nghèo có xu hướng chọn các dự án phù hợp theo nhu cầu cấp thiết, cụ thể: thay vì chọn dự án mạng lưới di động – nhu cầu của người có thu nhập mới sử dụng được thì đường giao thông, nước sạch hay nhà vệ sinh công cộng là những dự án được chọn. Mọi lĩnh vực hành chính công đều tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng (S.Chiavago- Campo và P.S.A.Sundaram, 2003), vì thế sự tham gia của người dân vào các giai đoạn của quy trình ngân sách nhà nước là nhân tố phòng ngừa tham nhũng, như đã trình bày ở trên, các trụ cột trong quản trị hành chính gồm công khai, minh bạch; thông tin có thể dự đoán được; trách nhiệm giải trình và sự tham gia có mối liên hệ nội tại và thường diễn ra trong một chu trình tuần tự, một ví dụ về dự án cải tạo trường học sử dụng ngân sách nhà nước sẽ làm rõ nội dung  này. Theo đó, thông tin sẵn có, minh bạch và có thể dự đoán được như là một khoảng mở (Lối thoát) thu hút và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng các doanh nghiệp, quy trình được diễn ra theo thứ tự và công bằng, nó cũng đồng nghĩa là loại bỏ được việc phải “bôi trơn”; “hoa hồng”; “lại quả” của doanh nghiệp đối với chủ thể có thẩm quyền ra quyết định. Đây cũng có thể là những lý do quan trọng nhất mà quyền và nghĩa vụ của công chức phải tách khỏi dòng chảy với các chủ thể khác của các thể chế về các hoạt động kinh doanh, trong thực tế, các doanh khi bị đưa ánh sáng có bóng dáng thân hữu, không đủ điều kiện…nhưng lại trúng thầu thì người ta luôn phải đặt ra những câu hỏi về sự công bằng. Vì thế, tham gia dù trực tiếp hay gián tiếp đều thúc đẩy công bằng và loại trừ tham nhũng. Lập ngân sách có sự tham gia có thể làm giảm tham nhũng bằng cách tăng số lượng công dân giám sát việc phân phối các nguồn lực, (Brian Wampler, 2007) hoặc có khả năng kiềm chế tham nhũng (Alberto Di’Az- Cayeros, Beatriz Magaloni, Alexander Ruiz- Euler, 2013). Liên hệ thực tiễn tại TP.HCM, ngày 03/03/2021, Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã quyết định khởi tố bị can là công chức Sở Tài chính TP.HCM do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Theo đó, việc cải tạo 7 trường học trên địa  bàn huyện Củ Chi trong thời gian 2016- 2017 dưới sự chủ trì của người này đã không tuân thủ các quy định về đấu thầu, duyệt thầu, nghiệm thu…toàn bộ quá trình cải tạo được thực hiện khi doanh nghiệp móc nối với người ra quyết định, quá trình thực hiện dự án được thực hiện trong một vòng tròn khép kín, ngay cả các chủ thể sử dụng trực tiếp là các trường mà đại diện là các hiệu trưởng cũng không được tham gia, hậu quả gây thiệt hại theo kết luận điều tra lên đến hàng chục tỷ đồng ngân sách nhà nước.  Theo Lương Thị Thu HươngLink: Tại đây