0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64daf811d9b8d-photo-1617203443952-6d2619f7ff4e.jpg

Ghi nhận sự tham gia của người dân trong các bản hiến pháp Việt Nam

3.2. Ghi nhận sự tham gia của người dân trong các bản hiến pháp Việt Nam 

3.2.1. Theo Hiến pháp 1946 

Các bản Hiến pháp Việt Nam thể chế hóa đường lối của ĐCSVN. Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam được ra đời như một tuyên bố với thế giới về một quốc gia độc lập, ghi nhận quyền và nghĩa vụ của công dân tại Chương II. Liên quan đến sự tham gia của người dân, Hiến pháp 1946 ghi nhận những quyền cơ bản của con người, thông qua đó, gián tiếp khẳng định khả năng bắt kịp xu hướng quốc tế về xây dựng luật khi nhận định rằng: “nền tảng quyền lực nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, thể hiện rõ về quyền tham gia chính quyền của người dân (Điều 7). Hiến pháp năm 1946 ghi nhận những nguyên lý về dân chủ (nguyên lý chủ quyền nhân dân) và nhiều tư tưởng tiến bộ có thể sánh ngang các bản hiến pháp tiên tiến thời kỳ đó. Những nội dung này được thể hiện qua mấy ý cơ bản sau đây: 

Thứ nhất, sự tham gia được quy định nhưng bên cạnh đó, các điều kiện để tham gia hiệu quả cũng đồng thời được ghi nhận, đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do xuất bản…tại Điều 10 Hiến pháp 1946.  Như đã trình bày tại Chương II, sự tham gia sẽ mang lại giá trị và hiệu quả cao hơn nếu cùng đồng thời kết hợp với sự công khai và minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình, những nhân tố này chỉ có thể thực hiện được khi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp….được nhà nước thừa nhận. 

Thứ hai, theo nhận thức của tác giả Luận án, “sự tham gia chính quyền” được quy định trong Hiến pháp 1946, dù chủ thể tham gia được định danh là “công dân” nhưng vẫn mang tính cá thể hóa nhiều hơn, bởi vì, chỉ có cá thể hóa mới phụ thuộc vào “tài năng và đức hạnh” của chủ thể đó. Nếu sự tham gia được đặt trong một môi trường và khuôn khổ một tổ chức, một tập thể, tính cá nhân hay cá thể này cần phải lược bớt, để tạo một sự đồng thuận rộng rãi hơn. 

Tuy nhiên, việc Hiến pháp 1946 quy định “công dân có quyền tham gia chính quyền” đã thể hiện một tư tưởng và quan điểm nhất quán cho đến tận ngày nay về cách thức tổ chức dân chủ trong đó có sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước, đó là, không tách rời quyền con người với quyền công dân. Đây là bản sắc riêng của Việt Nam khi thừa nhận về các quyền cơ bản của người dân. Nó không chỉ được biểu hiện về mặt câu chữ, các quyền con người và quyền công dân luôn được đặt thành một chương trong các bản hiến pháp, mà quan điểm này còn thể hiện rất rõ trong từng quy định của Hiến pháp hay pháp luật chuyên ngành. Ví dụ, theo thông lệ trên thế giới, quyền tự do ngôn luận, đó là quyền con người, hay quyền tham gia đóng góp và tận hưởng sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị là một quyền phát triển nhưng cũng đồng thời là quyền con người căn bản, nhưng theo tư duy pháp lý ở Việt Nam, đây là một quyền công dân, chẳng hạn, theo Điều 10 Hiến pháp 1946, công dân có quyền tự do ngôn luận; công dân có quyền tham gia chính quyền (Điều 7). 

Bên cạnh đó, dựa trên nền tảng của quyền tham gia chính quyền của công dân trong Điều 7, các quyền cơ bản khác gồm quyền tham gia bầu cử (Điều 18); quyền bãi miễn đại biểu và cử tri (Điều 20); quyền phúc quyết Hiến pháp (Điều 21) trong đó, nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình để quyết định những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước và quyết định việc sửa đổi Hiến pháp lần lượt được xác định. 

Hiến pháp 1946 không tách rời quyền con người với quyền công dân. Theo tác giả Luận án, đây là mấu chốt dẫn đến cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau giữa pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn đánh giá theo thông lệ quốc tế. Bởi như đã trình bày ở Chương II, sự tham gia của người dân là một quyền tự do dân sự và chính trị, là một quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Hiến pháp 1946 đã minh định sự tham gia chính quyền là một quyền của công dân, tức đây là dân quyền chứ không phải nhân quyền như thông lệ mà thế giới đã thừa nhận. 

Như vậy, theo các bậc thang của sự tham gia nói chung, pháp luật thời kỳ này đã trực tiếp hoặc gián tiếp ghi nhận nhưng có một đặc điểm chung là chưa cụ thể về cơ chế thực thi, mức độ tham gia thấp, ví dụ như quyền phúc quyết đối với những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước và Hiến pháp, quyền tham gia được ghi nhận nhưng dừng ở mức độ được tham vấn, đưa ra ý kiến, chưa được quyết định. 

3.2.2. Theo Hiến pháp 1959 

Cùng với công cuộc xây dựng miền Bắc theo định hướng XHCN, hệ thống pháp luật XHCN được du nhập vào Việt Nam trong thời gian này. Nền tảng tư tưởng của hệ thống pháp luật XHCN là cơ sở cho các bản Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980, và sau đó là Hiến pháp 1992, mặc dù bản Hiến pháp 1992 được ban hành cho thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tư tưởng và nền tảng pháp luật XHCN được biểu hiện gồm: nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong các thành phần kinh tế; nền kinh tế kế hoạch tập trung; quyền lãnh đạo duy nhất thuộc về ĐCSVN; nhà nước sở hữu đất đai; tinh thần pháp luật được dùng để cai trị. Bản Hiến pháp 1959 ghi nhận các các đặc trưng này. 

Liên quan đến sự tham gia của người dân, Hiến pháp 1959 đặt những ưu tiên khác lên trên, minh chứng là quyền và nghĩa vụ của công dân được đặt tại Chương III, khái niệm tham gia kiến quốc của công dân không được giữ lại mà sự tham gia của người dân chủ yếu thông qua cơ chế dân chủ đại diện bởi các đại biểu, Điều 4 đã quy định rằng quyền lực nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thuộc về người dân, thông qua Quốc hội và HĐND, đồng thời, các chủ thể này phải chịu trách nhiệm trước người dân. 

Việc người dân tham gia chính quyền được phản ánh gián tiếp thông qua Điều 23, theo đó, không phân biệt, từ đủ mười tám tuổi công dân Việt Nam có quyền bầu cử, ứng cử khi đủ hai mốt tuổi. Hoặc tại Điều 29 quy định về quyền khiếu nại cơ quan công quyền và phải được nhà nước giải quyết, nếu bị thiệt hại thì có quyền được bồi thường. 

Như vậy, trong Hiến pháp 1959 không quy định cụ thể về các hình thức thực hiện dân chủ nhân dân, các điều kiện thực sự để bảo đảm tính khả thi. Nên các kết quả đạt được về thực thi dân chủ, trong đó có sự tham gia của người dân vào lĩnh vực công hay khu vực ngân sách là hạn chế. Tính cá thể hóa, các quyền cơ bản và dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế không có vì nhà nước chỉ thừa nhận sở hữu tập thể: Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng tài sản tư hữu để làm rối loạn sinh hoạt kinh tế của xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế Nhà nước (Điều 17 Hiến pháp 1959). Do vậy, so với Hiến pháp 1946, sự tham gia của người dân trong giai đoạn này có sự tương đồng là quyền con người và quyền công dân vẫn không tách rời mà được ghi nhận chung. Sự khác biệt mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là không khuyến khích sự tham gia trực tiếp, bởi sự tham gia trực tiếp dựa trên những yếu tố mang tính cá thể như Hiến pháp 1946 đã chỉ rõ, đó là “tài năng và đức hạnh”. Sự khác biệt này, có thể xuất phát từ bối cảnh chưa thống nhất, sự độc lập chưa trọn vẹn, vì thế, hoàn cảnh thực tế và đòi hỏi của thực tiễn là cần một sự nhất trí ở mức độ cao, việc tham gia vào tập thể, được đại diện bởi các cử tri trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được ưu tiên cũng là điều có thể giải thích được trong bối cảnh lịch sử của Hiến pháp 1959. 

3.2.3. Theo Hiến pháp 1980 

Một điểm nổi bật trong Hiến pháp 1980 so với  Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 được quy định tại Điều 12: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Đây là một bước chuyển giao về nhận thức của ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam. Liên quan đến sự tham gia, sự chuyển đổi nhận thức này là tiền đề để các hình thức dân chủ trực tiếp phát triển hơn nữa, bởi vì pháp luật chính là một công cụ quan trọng nhất, bảo đảm thực thi trên thực tế các quyền tham gia của người dân trở nên hợp pháp. 

Theo (Đỗ Ngọc Hải, 2006) nguyên tắc pháp chế XHCN áp dụng tại Việt Nam trong thời gian này được cấu tạo bởi 4 nhân tố, gồm: tính thống nhất; tính hợp lý; tính  không có ngoại lệ; tính liên quan giữa pháp chế và văn hóa và cuối cùng nhưng đặc biệt quan trọng là tính gắn liền với dân chủ. Thuộc tính gắn liền với dân chủ thể hiện nội dung căn bản như mọi công dân đều có quyền bình đẳng khi tham gia quản lý và tham gia công việc của nhà nước, dân chủ là chế độ chính trị của nhà nước XHCN với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động vào công việc nhà nước, dân chủ có mối quan hệ không tách rời, với pháp chế xã hội chủ nghĩa, không thể có dân chủ chân chính bên ngoài xã hội chủ nghĩa. Ghi nhận tại Điều 12 là cơ sở để sự tham gia quản lý công việc của nhà nước được quy định tại Điều 56 về quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước, khái niệm về sự tham gia đã được ghi nhận lại như một sự kế thừa Hiến pháp 1946, ngoài ra, thời điểm này, Hiến pháp 1980 khi quy định về sự tham gia của người dân có thêm một bước tiến mới đó là quy định thêm quyền tự do lập hội bên cạnh các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, tự do lập hội thể hiện tầm nhìn đầy đủ hơn của các nhà lập hiến ở Việt Nam  đối với vấn đề tham gia của người dân, bởi vì, điều kiện để phát triển của sự tham gia đó chính là sự tồn tại của các tổ chức như tổ chức chính trị xã hội; các tổ chức dân sự... Hiến pháp 1980 đã tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia được phát triển một cách chính danh trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. 

Tuy nhiên, vào những năm 1986, Việt Nam phải đối diện với một cuộc khủng hoảng toàn diện. Nguyên nhân được chỉ ra gồm các yếu tố như: sự suy yếu dẫn đến sụp đổ của hệ thống các nước XHCN là nhân tố bên ngoài, nhưng những nhân tố nội tại có thể kể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chứng minh và đánh giá nhưng có lẽ chủ yếu đến từ sự không phù hợp của thể chế,  pháp luật mang tính hình thức, không có tính khả thi, cấu trúc bộ máy và các quy định pháp lý xã hội chủ nghĩa dập khuôn, bỏ qua sự tương thích của môi trường/ hiện trạng kinh tế - xã hội nội tại là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng. 

Trong bối cảnh đó, sự tham gia của người dân, dù được quy định trong văn bản pháp luật, song thực tế triển khai còn hạn chế, như (Phạm Văn Đức, 2017, trang 63 – 64) đã nhận định: dân chủ không thực chất dẫn đến làm chủ tập thể không thực hiện được, bị biến dạng thành vô chủ, quan liêu hóa, hành chính hóa nặng nề. Từ đó, kìm hãm sự phát triển. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đời sống nhân dân sa sút cả về vật chất lẫn tinh thần. 

3.2.4. Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) 

Sau 6 năm tiến hành Đổi Mới, bắt đầu từ Đại Hội Đảng lần 6 năm 1986, Việt Nam tiến hành sửa đổi hiến pháp lần thứ 4, đó là Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp đầu tiên của tiến trình Đổi Mới. Liên quan đến sự tham gia của người dân, trong lần sửa đổi hiến pháp này, một số quan điểm và tư tưởng vẫn được kế thừa và duy trì, cụ thể như việc kế thừa tư duy về quyền con người và quyền cơ bản của công dân không tách rời. Sự tham gia của công dân dù không còn được tuyên bố là dân chủ XHCN và làm chủ tập thể như trước đây nhưng về cơ bản, việc thừa nhận và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Điều 12 vẫn cho thấy quan điểm rất rõ là nhà nước khuyến khích các quyền dân chủ nhân dân được đặt trong một khuôn khổ hoặc dưới một tổ chức hoặc cộng đồng nhất định, cụ thể là các tổ chức chính trị - xã hội như MTTQ là một ví dụ. 

Tuy nhiên, dưới tác động của Đổi Mới, cùng với những thiết chế được ban hành trước khi Hiến pháp 1992 được công bố để phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là các bộ luật để phục vụ thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài, mà nội dung của những bộ luật này, chịu sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật ở các 

nước phát triển, vốn coi pháp luật là công cụ để phát triển kinh tế và trong quá trình phát triển kinh tế, con người phải được đặt vào trọng tâm, sự phát triển của con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển. Vì thế, các chương trình phát triển cũng như các tổ chức quốc tế như WB, OECD, UNDP…và các quốc gia có nhu cầu mở rộng thị trường đã tiên phong xây dựng các bộ nguyên tắc trong quản trị, và đặt vào trong đó, những quyền căn bản của con người như quyền được thông tin; quyền được tham gia và nhà nước có trách nhiệm công khai, minh bạch và có nghĩa vụ phải giải trình. 

Chính vì thế, pháp luật phục vụ thu hút đầu tư và phục vụ mục đích phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ sau Đổi Mới chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng hội nhập, xây dựng pháp luật để thúc đẩy phát triển. Các quy định liên quan đến quyền tham gia của người dân trong Hiến pháp 1992 đã khẳng định điều này. Cụ thể: 

Thứ nhất, sự tham gia trong Hiến pháp cho thấy tư duy về phân cấp phân quyền đã bắt đầu và trở nên mạnh mẽ, tại Điều 11 ghi nhận công dân tham gia công việc của nhà nước đồng nghĩa là thực hiện quyền làm chủ của mình. Phạm vi tham gia trong Hiến pháp 1992 chỉ rõ người dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội nhưng ở cấp cơ sở. Phân cấp được định dạng rõ hơn trong Điều 56, khi quy định rằng quyền quản lý nhà nước và xã hội của công dân, có quyền thảo luận vấn đề chung, quyền được biểu quyết khi NN trưng cầu dân ý, như vậy, sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội vẫn được quy định, nhưng khi nằm trong phạm vi cấp chính quyền, thì sự tham gia được “khoanh vùng” rất rõ. Sự tham gia vào công việc ở cấp cơ sở và những công việc này có thể nhiều loại nhưng trong đó có ảnh hưởng đến đời sống của công dân và cộng đồng. Ở cấp độ trung ương và địa phương, sự tham gia chỉ dừng lại ở mức độ được thảo luận hoặc được tham vấn, tức là mức độ thấp nhất. 

Thứ hai, Hiến pháp 1992 vẫn kế thừa các điều kiện để tham gia hiệu quả liên quan đến các quyền tự do về ngôn luận, báo chí hoặc hội họp hoặc lập hội…nhưng có sự ảnh hưởng mạnh từ hệ thống pháp luật Luật và phát triển. Cụ thể, khi quy định công dân “có quyền được thông tin” tại Điều 69 cùng với các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp… đã khẳng định điều này. 

Thứ ba, việc quy định về sự tham gia trong Hiến pháp 1992 và “khoanh vùng” tham gia ở cấp cơ sở đã gián tiếp chứng minh sự ảnh hưởng của quan điểm: pháp luật là công cụ phục vụ phát triển kinh tế nhưng người dân và doanh nghiệp được đặt là trọng tâm, bởi vì, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, các thông tin liên quan đến các thủ tục hành chính, mối quan hệ giữa nhà nước và người dân và doanh nghiệp cần được minh bạch, cần được công khai…đồng thời đáp ứng kịp thời quá trình chuyển đổi và phân cấp và phân quyền của Việt Nam trong thời gian này. Tạo điều kiện cho địa phương quyền chủ động cũng như khả năng cạnh tranh bằng con đường cải cách hành chính, và vì tiếp cận thông tin là quyền của công dân thì đồng thời cung cấp thông tin, công khai thông tin, minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình lại trở thành nghĩa vụ của nhà nước. 

Năm 2001, trước sức ép ngày càng mạnh mẽ của quá trình hội nhập, Hiến pháp 1992 tiếp tục được sửa đổi. Điểm mới nhất và quan trọng nhất được quy định tại Điều 2. Cụ thể như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. 

Tuyên bố Việt Nam là nhà nước theo chế độ pháp quyền XHCN, trong đó, quyền lực nhà nước có sự phân công thành các khối lập pháp, hành pháp và tư pháp đã chứng minh sự đổi mới sâu sắc của Việt Nam dưới góc nhìn thể chế. Liên quan đến sự tham gia của người dân nói chung và sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nói riêng, dự báo sẽ có những đột phá mới, xuất phát từ những lý do sau đây: 

Thứ nhất, nhà nước được xây dựng theo chế độ pháp quyền là nhà nước lấy quyền lực nhân dân làm nền tảng cho toàn bộ hoạt động và tổ chức, trong đó, các quyền cơ bản của nhân dân được ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Trong đó, quyền tham gia của người dân nói chung và tham gia vào quy trình ngân sách nói riêng là quyền tự do quan trọng và căn bản nhất. 

Thứ hai, quy định tại Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) cho thấy quan điểm mới của VN về mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. Theo đó, người dân được mở rộng quyền tới mức người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, đổi lại, khu vực nhà nước “chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”. 

Thứ ba, tuyên bố Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, dự báo sự đổi mới ngày càng sâu sắc của quốc gia ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thể chế. Tuy nhiên, chính khái niệm “pháp quyền XHCN” cũng khẳng định một sự linh hoạt và uyển chuyển trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Theo đó, nền tảng pháp luật XHCN vẫn được giữ lại như một trục chính vững chắc, dựa trên đó, các thiết chế pháp luật mới được cài đặt vào đó, tạo thành các khung định hướng cho thị trường tạo nền cho sự phát triển kinh tế. Cũng chính từ những thay đổi của thị trường đã dần dà kéo theo sự thay đổi thực sự mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. 

Như vậy, so với sự tham gia được quy định trong các bản hiến pháp trước thời kỳ Đổi Mới, gồm Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 thì sự tham gia trong 

Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) đã có thay đổi đáng kể. Mặc dù vẫn dựa trên nền tảng pháp luật XHCN nhưng có chuyển biến tích cực tới quyền tham gia của người dân. Ghi nhận này đánh dấu sự khởi đầu cho những chuyển đổi mạnh mẽ sau này của Việt Nam, đặc biệt dưới góc độ của thể chế. 

3.2.5. Theo Hiến pháp 2013 

Sau Đại hội Đảng lần thứ XI, Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp lần 5, đó là Hiến pháp 2013. Liên quan đến quyền tham gia của người dân, Hiến pháp lần này ghi nhận rõ ràng, đầy đủ nhưng đồng thời cũng thể hiện sự uyển chuyển, linh hoạt trong hội nhập toàn cầu nhưng đồng thời kiên quyết giữ lại truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản sắc riêng, đó là hệ thống pháp luật pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể như sau: 

Thứ nhất, khẳng định Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân tại khoản 1 Điều 2 cho thấy rằng, sự nhất quán cao trong việc xây dựng nhà nước theo hình thức dân chủ, bởi vì toàn bộ hệ thống thể chế được kiến tạo trên nền tảng quyền lực nhân dân, và nhà nước pháp quyền chính là một bảo đảm để các quyền tự do của người dân được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Việc khẳng định chắc chắn về nhà nước pháp quyền XHCN cho thấy sự đổi mới về mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, nó dự báo về không gian dành cho các quyền cơ bản của người dân sẽ được quy định cụ thể hơn, rõ hơn với phạm vi rộng rãi hơn, đặc biệt là quyền tham gia của người dân trong khu vực công và cả lĩnh vực vốn có truyền thống khép kín như là ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, và vì thế, nó mang bản chất pháp luật của pháp luật XHCN, trên đó, các lớp luật toàn cầu được cấy ghép một cách linh hoạt để tương thích với xu thế toàn cầu và chiến lược hội nhập ngày càng sâu sắc, nhưng trụ đỡ căn bản cho các thiết chế mang dáng dấp pháp luật toàn cầu lại chính là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện ở việc các quyền con người và quyền công dân được tách khá độc lập thành những điều luật riêng trong Hiến pháp 2013 và nhà nước vẫn luôn tôn trọng việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân nhưng khuyến khích tham gia thông qua các tổ chức và đoàn thể được tổ chức hợp pháp, đặc biệt là các tổ chức chính trị; chính trị xã hội; nghề nghiệp nằm trong hệ thống của bộ máy nhà nước. 

Thứ hai, sự uyển chuyển và linh hoạt tiếp nhận các làn sóng pháp luật mới khi hội nhập được thể hiện tại Điều 6 khi Hiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ cơ chế tham gia của người dân có thể lựa chọn đó là dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp. Trong các bản hiến pháp trước đây, khái niệm dân chủ được quy định khái quát và chung chung, tuy nhiên, lần này, Hiến pháp 2013 đã tách bạch rõ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Đây là một bước tiến mới, một sự bứt phá để pháp luật của Việt Nam phù hợp và tương thích với thông lệ quốc tế. Bởi vì, sự tham gia của người dân được thế giới đồng thuận công nhận là một hình thức dân chủ trực tiếp của người dân. 

Thứ ba, việc định dạng rõ dân chủ trực tiếp và gián tiếp làm căn cứ để lần đầu tiên trong hiến pháp của Việt Nam, các quyền con người và quyền cơ bản của công dân được tách bạch thay vì được gộp lại như những bản Hiến pháp trước đây. Tại Chương II của Hiến pháp 2013, các quyền con người và quyền công dân được khéo léo ghi nhận, trong đó, quyền tham gia của người dân trong khu vực công được quy định tại Điều 28. Cụ thể tại khoản 1 như sau: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”. 

Như vậy, so với Điều 56 Hiến pháp 1992, sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước có một số thay đổi, đó là, Hiến pháp 2013 mặc dù vẫn ghi nhận sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước và xã hội vẫn chỉ dừng lại ở mức độ được kiến nghị và thảo luận nhưng có sự phân bậc rõ ràng khi tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội trong cấu trúc bộ máy nhà nước, thể hiện sự phân cấp ngày càng rõ cũng như phương pháp quản trị áp dụng mô hình từ dưới lên, bắt đầu từ cấp cơ sở, sau đó đến địa phương và trên cùng là phạm vi cả nước, khía cạnh “cả nước” thể hiện hai nghĩa, đó là sự tham gia ở cấp trung ương vì thẩm quyền của những cơ quan nhà nước có thể tác động tới phạm vi cả nước, thứ hai, tức là người dân có thể tham gia vào khu vực công, ngay cả đối với quy trình ngân sách nhà nước ở các địa phương khác chứ không chỉ khoanh vùng trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương mình. 

Tại khoản 2 Điều 28 Hiến pháp 2013 thể hiện cam kết của nhà nước về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân khi ghi nhận rằng công dân được khuyến khích tham gia quản lý nhà nước, đồng thời, nhà nước cần phải minh bạch khi nhận hoặc phản hồi ý kiến, kiến nghị của người dân. Không những thế, đây là sự ghi nhận lại nhằm thể hiện để chứng minh rằng Việt Nam là nhà nước pháp quyền, vì thế, các quyền cơ bản của công dân đều được cam kết tôn trọng và bảo đảm thực hiện và quá trình này yêu cầu phải công khai và minh bạch. 

Sự tham gia của người dân trước tiên là một quyền con người căn bản. Nhưng ở Việt Nam, quyền này được định hình là một quyền cơ bản của công dân. Như vậy, về lý thuyết, có một độ chênh giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế về quyền con người. Tất nhiên, các nguyên tắc áp dụng quyền con người có tính phổ biến nhưng cũng có tính đặc thù, việc áp dụng quyền con người phụ thuộc vào nhiều nhân tố của quốc gia áp dụng. Vì vậy, khi Việt Nam đặt quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân thành một quyền cơ bản của công dân có nghĩa là quyền này sẽ được thực hiện phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước Việt Nam ở mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định. 

Độ chênh giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế về quyền tham gia của người dân đã tạo nên những đặc trưng căn bản về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong đó có quyền tham gia vào quy trình ngân sách của người dân tại Việt Nam, nhân tố quan trọng này sẽ quyết định tới bản chất, nội dung, các cơ chế, các hình thức và phạm vi tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Cụ thể, nhà nước đã định hình sẵn về các mức độ tham gia đó là kiến nghị và thảo luận chứ không được áp dụng các nấc thang của sự tham gia như thông lệ của pháp luật quốc tế. 

Thứ tư, sự tương thích pháp lý phù hợp với hệ thống pháp luật toàn cầu còn được thể hiện tại Điều 25 Hiến pháp 2013 liên quan đến sự tham gia của người dân, đó là thay vì được quy định công dân có quyền được thông tin như trước đây thì thay vào đó quyền này được địnhh nghĩa lại thành “quyền tiếp cận thông tin”, thể hiện sự chủ động hơn cho người dân khi muốn khai thác thông tin để tham gia hiệu quả. Như đã trình bày ở phần trên, thông tin là một nhân tố quan trọng tác động tới hiệu quả của quá trình tham gia, các chủ thể tham gia chỉ có thể đưa ra được ý kiến hoặc quyết định tới vấn đề khi họ có đầy đủ thông tin. Việc cung cấp thông tin là trách nhiệm của nhà nước khi nhà nước phải có nghĩa vụ minh bạch và công khai hoạt động quả lý. Quyền tiếp cận thông tin cũng gián tiếp cho chúng ta thấy trách nhiệm công khai và minh bạch thông tin từ phía nhà nước, bởi vì, chỉ khi thông tin sẵn có và dễ dàng truy cập thì mới có thể tiếp cận thông tin trong thực tế. Sự quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế về các nguyên tắc quản trị tốt. 

Như vậy, Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ nét quan điểm của Việt Nam về đường lối và định hướng phát triển thông qua việc quy định các quyền con người và các quyền cơ bản của công dân. Theo đó, sự linh hoạt trong việc tiếp cận pháp luật quốc tế để đổi mới và kiến tạo quốc gia đã được thể hiện trong việc tách bạch quyền con người với quyền công dân, nhà nước có nghĩa vụ cung cấp các điều kiện và đảm bảo các quyền đó được thực thi trong thực tế. Tuy nhiên, sự khoanh vùng và giới hạn quyền tham gia của người dân vào khu vực công nói chung và vào quy trình ngân sách nhà nước nói riêng vẫn từng bước được cân nhắc và thận trọng. Sự tham gia trong Hiến pháp 2013 mới chỉ dừng lại ở những mức độ đầu tiên và nhà nước không khuyến khích sự tham gia có tính cá thể mà ủng hộ sự tham gia quy trình được vận hành trong những tổ chức thuộc bộ máy nhà nước. Quy định này được thể hiện rõ trong Điều 16 của Luật Ngân sách nhà nước 2015 là một minh chứng rất rõ về thái độ kiên quyết giữ lại nền tảng pháp luật chủ nghĩa nhưng không rập khuôn mà có thể uyển chuyển linh hoạt để thể chế cũng như quyền tham gia mang bản sắc XHCN Việt Nam một cách đặc trưng và riêng biệt. 

Theo Lương Thị Thu Hương

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
264 ngày trước
Ghi nhận sự tham gia của người dân trong các bản hiến pháp Việt Nam
3.2. Ghi nhận sự tham gia của người dân trong các bản hiến pháp Việt Nam 3.2.1. Theo Hiến pháp 1946 Các bản Hiến pháp Việt Nam thể chế hóa đường lối của ĐCSVN. Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam được ra đời như một tuyên bố với thế giới về một quốc gia độc lập, ghi nhận quyền và nghĩa vụ của công dân tại Chương II. Liên quan đến sự tham gia của người dân, Hiến pháp 1946 ghi nhận những quyền cơ bản của con người, thông qua đó, gián tiếp khẳng định khả năng bắt kịp xu hướng quốc tế về xây dựng luật khi nhận định rằng: “nền tảng quyền lực nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, thể hiện rõ về quyền tham gia chính quyền của người dân (Điều 7). Hiến pháp năm 1946 ghi nhận những nguyên lý về dân chủ (nguyên lý chủ quyền nhân dân) và nhiều tư tưởng tiến bộ có thể sánh ngang các bản hiến pháp tiên tiến thời kỳ đó. Những nội dung này được thể hiện qua mấy ý cơ bản sau đây: Thứ nhất, sự tham gia được quy định nhưng bên cạnh đó, các điều kiện để tham gia hiệu quả cũng đồng thời được ghi nhận, đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do xuất bản…tại Điều 10 Hiến pháp 1946.  Như đã trình bày tại Chương II, sự tham gia sẽ mang lại giá trị và hiệu quả cao hơn nếu cùng đồng thời kết hợp với sự công khai và minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình, những nhân tố này chỉ có thể thực hiện được khi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp….được nhà nước thừa nhận. Thứ hai, theo nhận thức của tác giả Luận án, “sự tham gia chính quyền” được quy định trong Hiến pháp 1946, dù chủ thể tham gia được định danh là “công dân” nhưng vẫn mang tính cá thể hóa nhiều hơn, bởi vì, chỉ có cá thể hóa mới phụ thuộc vào “tài năng và đức hạnh” của chủ thể đó. Nếu sự tham gia được đặt trong một môi trường và khuôn khổ một tổ chức, một tập thể, tính cá nhân hay cá thể này cần phải lược bớt, để tạo một sự đồng thuận rộng rãi hơn. Tuy nhiên, việc Hiến pháp 1946 quy định “công dân có quyền tham gia chính quyền” đã thể hiện một tư tưởng và quan điểm nhất quán cho đến tận ngày nay về cách thức tổ chức dân chủ trong đó có sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước, đó là, không tách rời quyền con người với quyền công dân. Đây là bản sắc riêng của Việt Nam khi thừa nhận về các quyền cơ bản của người dân. Nó không chỉ được biểu hiện về mặt câu chữ, các quyền con người và quyền công dân luôn được đặt thành một chương trong các bản hiến pháp, mà quan điểm này còn thể hiện rất rõ trong từng quy định của Hiến pháp hay pháp luật chuyên ngành. Ví dụ, theo thông lệ trên thế giới, quyền tự do ngôn luận, đó là quyền con người, hay quyền tham gia đóng góp và tận hưởng sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị là một quyền phát triển nhưng cũng đồng thời là quyền con người căn bản, nhưng theo tư duy pháp lý ở Việt Nam, đây là một quyền công dân, chẳng hạn, theo Điều 10 Hiến pháp 1946, công dân có quyền tự do ngôn luận; công dân có quyền tham gia chính quyền (Điều 7). Bên cạnh đó, dựa trên nền tảng của quyền tham gia chính quyền của công dân trong Điều 7, các quyền cơ bản khác gồm quyền tham gia bầu cử (Điều 18); quyền bãi miễn đại biểu và cử tri (Điều 20); quyền phúc quyết Hiến pháp (Điều 21) trong đó, nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình để quyết định những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước và quyết định việc sửa đổi Hiến pháp lần lượt được xác định. Hiến pháp 1946 không tách rời quyền con người với quyền công dân. Theo tác giả Luận án, đây là mấu chốt dẫn đến cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau giữa pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn đánh giá theo thông lệ quốc tế. Bởi như đã trình bày ở Chương II, sự tham gia của người dân là một quyền tự do dân sự và chính trị, là một quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Hiến pháp 1946 đã minh định sự tham gia chính quyền là một quyền của công dân, tức đây là dân quyền chứ không phải nhân quyền như thông lệ mà thế giới đã thừa nhận. Như vậy, theo các bậc thang của sự tham gia nói chung, pháp luật thời kỳ này đã trực tiếp hoặc gián tiếp ghi nhận nhưng có một đặc điểm chung là chưa cụ thể về cơ chế thực thi, mức độ tham gia thấp, ví dụ như quyền phúc quyết đối với những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước và Hiến pháp, quyền tham gia được ghi nhận nhưng dừng ở mức độ được tham vấn, đưa ra ý kiến, chưa được quyết định. 3.2.2. Theo Hiến pháp 1959 Cùng với công cuộc xây dựng miền Bắc theo định hướng XHCN, hệ thống pháp luật XHCN được du nhập vào Việt Nam trong thời gian này. Nền tảng tư tưởng của hệ thống pháp luật XHCN là cơ sở cho các bản Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980, và sau đó là Hiến pháp 1992, mặc dù bản Hiến pháp 1992 được ban hành cho thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tư tưởng và nền tảng pháp luật XHCN được biểu hiện gồm: nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong các thành phần kinh tế; nền kinh tế kế hoạch tập trung; quyền lãnh đạo duy nhất thuộc về ĐCSVN; nhà nước sở hữu đất đai; tinh thần pháp luật được dùng để cai trị. Bản Hiến pháp 1959 ghi nhận các các đặc trưng này. Liên quan đến sự tham gia của người dân, Hiến pháp 1959 đặt những ưu tiên khác lên trên, minh chứng là quyền và nghĩa vụ của công dân được đặt tại Chương III, khái niệm tham gia kiến quốc của công dân không được giữ lại mà sự tham gia của người dân chủ yếu thông qua cơ chế dân chủ đại diện bởi các đại biểu, Điều 4 đã quy định rằng quyền lực nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thuộc về người dân, thông qua Quốc hội và HĐND, đồng thời, các chủ thể này phải chịu trách nhiệm trước người dân. Việc người dân tham gia chính quyền được phản ánh gián tiếp thông qua Điều 23, theo đó, không phân biệt, từ đủ mười tám tuổi công dân Việt Nam có quyền bầu cử, ứng cử khi đủ hai mốt tuổi. Hoặc tại Điều 29 quy định về quyền khiếu nại cơ quan công quyền và phải được nhà nước giải quyết, nếu bị thiệt hại thì có quyền được bồi thường. Như vậy, trong Hiến pháp 1959 không quy định cụ thể về các hình thức thực hiện dân chủ nhân dân, các điều kiện thực sự để bảo đảm tính khả thi. Nên các kết quả đạt được về thực thi dân chủ, trong đó có sự tham gia của người dân vào lĩnh vực công hay khu vực ngân sách là hạn chế. Tính cá thể hóa, các quyền cơ bản và dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế không có vì nhà nước chỉ thừa nhận sở hữu tập thể: Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng tài sản tư hữu để làm rối loạn sinh hoạt kinh tế của xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế Nhà nước (Điều 17 Hiến pháp 1959). Do vậy, so với Hiến pháp 1946, sự tham gia của người dân trong giai đoạn này có sự tương đồng là quyền con người và quyền công dân vẫn không tách rời mà được ghi nhận chung. Sự khác biệt mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là không khuyến khích sự tham gia trực tiếp, bởi sự tham gia trực tiếp dựa trên những yếu tố mang tính cá thể như Hiến pháp 1946 đã chỉ rõ, đó là “tài năng và đức hạnh”. Sự khác biệt này, có thể xuất phát từ bối cảnh chưa thống nhất, sự độc lập chưa trọn vẹn, vì thế, hoàn cảnh thực tế và đòi hỏi của thực tiễn là cần một sự nhất trí ở mức độ cao, việc tham gia vào tập thể, được đại diện bởi các cử tri trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được ưu tiên cũng là điều có thể giải thích được trong bối cảnh lịch sử của Hiến pháp 1959. 3.2.3. Theo Hiến pháp 1980 Một điểm nổi bật trong Hiến pháp 1980 so với  Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 được quy định tại Điều 12: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Đây là một bước chuyển giao về nhận thức của ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam. Liên quan đến sự tham gia, sự chuyển đổi nhận thức này là tiền đề để các hình thức dân chủ trực tiếp phát triển hơn nữa, bởi vì pháp luật chính là một công cụ quan trọng nhất, bảo đảm thực thi trên thực tế các quyền tham gia của người dân trở nên hợp pháp. Theo (Đỗ Ngọc Hải, 2006) nguyên tắc pháp chế XHCN áp dụng tại Việt Nam trong thời gian này được cấu tạo bởi 4 nhân tố, gồm: tính thống nhất; tính hợp lý; tính  không có ngoại lệ; tính liên quan giữa pháp chế và văn hóa và cuối cùng nhưng đặc biệt quan trọng là tính gắn liền với dân chủ. Thuộc tính gắn liền với dân chủ thể hiện nội dung căn bản như mọi công dân đều có quyền bình đẳng khi tham gia quản lý và tham gia công việc của nhà nước, dân chủ là chế độ chính trị của nhà nước XHCN với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động vào công việc nhà nước, dân chủ có mối quan hệ không tách rời, với pháp chế xã hội chủ nghĩa, không thể có dân chủ chân chính bên ngoài xã hội chủ nghĩa. Ghi nhận tại Điều 12 là cơ sở để sự tham gia quản lý công việc của nhà nước được quy định tại Điều 56 về quyền tham gia quản lý công việc của nhà nước, khái niệm về sự tham gia đã được ghi nhận lại như một sự kế thừa Hiến pháp 1946, ngoài ra, thời điểm này, Hiến pháp 1980 khi quy định về sự tham gia của người dân có thêm một bước tiến mới đó là quy định thêm quyền tự do lập hội bên cạnh các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, tự do lập hội thể hiện tầm nhìn đầy đủ hơn của các nhà lập hiến ở Việt Nam  đối với vấn đề tham gia của người dân, bởi vì, điều kiện để phát triển của sự tham gia đó chính là sự tồn tại của các tổ chức như tổ chức chính trị xã hội; các tổ chức dân sự... Hiến pháp 1980 đã tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho sự tham gia được phát triển một cách chính danh trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, vào những năm 1986, Việt Nam phải đối diện với một cuộc khủng hoảng toàn diện. Nguyên nhân được chỉ ra gồm các yếu tố như: sự suy yếu dẫn đến sụp đổ của hệ thống các nước XHCN là nhân tố bên ngoài, nhưng những nhân tố nội tại có thể kể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chứng minh và đánh giá nhưng có lẽ chủ yếu đến từ sự không phù hợp của thể chế,  pháp luật mang tính hình thức, không có tính khả thi, cấu trúc bộ máy và các quy định pháp lý xã hội chủ nghĩa dập khuôn, bỏ qua sự tương thích của môi trường/ hiện trạng kinh tế - xã hội nội tại là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, sự tham gia của người dân, dù được quy định trong văn bản pháp luật, song thực tế triển khai còn hạn chế, như (Phạm Văn Đức, 2017, trang 63 – 64) đã nhận định: dân chủ không thực chất dẫn đến làm chủ tập thể không thực hiện được, bị biến dạng thành vô chủ, quan liêu hóa, hành chính hóa nặng nề. Từ đó, kìm hãm sự phát triển. Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đời sống nhân dân sa sút cả về vật chất lẫn tinh thần. 3.2.4. Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) Sau 6 năm tiến hành Đổi Mới, bắt đầu từ Đại Hội Đảng lần 6 năm 1986, Việt Nam tiến hành sửa đổi hiến pháp lần thứ 4, đó là Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp đầu tiên của tiến trình Đổi Mới. Liên quan đến sự tham gia của người dân, trong lần sửa đổi hiến pháp này, một số quan điểm và tư tưởng vẫn được kế thừa và duy trì, cụ thể như việc kế thừa tư duy về quyền con người và quyền cơ bản của công dân không tách rời. Sự tham gia của công dân dù không còn được tuyên bố là dân chủ XHCN và làm chủ tập thể như trước đây nhưng về cơ bản, việc thừa nhận và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Điều 12 vẫn cho thấy quan điểm rất rõ là nhà nước khuyến khích các quyền dân chủ nhân dân được đặt trong một khuôn khổ hoặc dưới một tổ chức hoặc cộng đồng nhất định, cụ thể là các tổ chức chính trị - xã hội như MTTQ là một ví dụ. Tuy nhiên, dưới tác động của Đổi Mới, cùng với những thiết chế được ban hành trước khi Hiến pháp 1992 được công bố để phục vụ phát triển kinh tế đặc biệt là các bộ luật để phục vụ thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài, mà nội dung của những bộ luật này, chịu sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật ở các nước phát triển, vốn coi pháp luật là công cụ để phát triển kinh tế và trong quá trình phát triển kinh tế, con người phải được đặt vào trọng tâm, sự phát triển của con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển. Vì thế, các chương trình phát triển cũng như các tổ chức quốc tế như WB, OECD, UNDP…và các quốc gia có nhu cầu mở rộng thị trường đã tiên phong xây dựng các bộ nguyên tắc trong quản trị, và đặt vào trong đó, những quyền căn bản của con người như quyền được thông tin; quyền được tham gia và nhà nước có trách nhiệm công khai, minh bạch và có nghĩa vụ phải giải trình. Chính vì thế, pháp luật phục vụ thu hút đầu tư và phục vụ mục đích phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ sau Đổi Mới chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng hội nhập, xây dựng pháp luật để thúc đẩy phát triển. Các quy định liên quan đến quyền tham gia của người dân trong Hiến pháp 1992 đã khẳng định điều này. Cụ thể: Thứ nhất, sự tham gia trong Hiến pháp cho thấy tư duy về phân cấp phân quyền đã bắt đầu và trở nên mạnh mẽ, tại Điều 11 ghi nhận công dân tham gia công việc của nhà nước đồng nghĩa là thực hiện quyền làm chủ của mình. Phạm vi tham gia trong Hiến pháp 1992 chỉ rõ người dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội nhưng ở cấp cơ sở. Phân cấp được định dạng rõ hơn trong Điều 56, khi quy định rằng quyền quản lý nhà nước và xã hội của công dân, có quyền thảo luận vấn đề chung, quyền được biểu quyết khi NN trưng cầu dân ý, như vậy, sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội vẫn được quy định, nhưng khi nằm trong phạm vi cấp chính quyền, thì sự tham gia được “khoanh vùng” rất rõ. Sự tham gia vào công việc ở cấp cơ sở và những công việc này có thể nhiều loại nhưng trong đó có ảnh hưởng đến đời sống của công dân và cộng đồng. Ở cấp độ trung ương và địa phương, sự tham gia chỉ dừng lại ở mức độ được thảo luận hoặc được tham vấn, tức là mức độ thấp nhất. Thứ hai, Hiến pháp 1992 vẫn kế thừa các điều kiện để tham gia hiệu quả liên quan đến các quyền tự do về ngôn luận, báo chí hoặc hội họp hoặc lập hội…nhưng có sự ảnh hưởng mạnh từ hệ thống pháp luật Luật và phát triển. Cụ thể, khi quy định công dân “có quyền được thông tin” tại Điều 69 cùng với các quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp… đã khẳng định điều này. Thứ ba, việc quy định về sự tham gia trong Hiến pháp 1992 và “khoanh vùng” tham gia ở cấp cơ sở đã gián tiếp chứng minh sự ảnh hưởng của quan điểm: pháp luật là công cụ phục vụ phát triển kinh tế nhưng người dân và doanh nghiệp được đặt là trọng tâm, bởi vì, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, các thông tin liên quan đến các thủ tục hành chính, mối quan hệ giữa nhà nước và người dân và doanh nghiệp cần được minh bạch, cần được công khai…đồng thời đáp ứng kịp thời quá trình chuyển đổi và phân cấp và phân quyền của Việt Nam trong thời gian này. Tạo điều kiện cho địa phương quyền chủ động cũng như khả năng cạnh tranh bằng con đường cải cách hành chính, và vì tiếp cận thông tin là quyền của công dân thì đồng thời cung cấp thông tin, công khai thông tin, minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình lại trở thành nghĩa vụ của nhà nước. Năm 2001, trước sức ép ngày càng mạnh mẽ của quá trình hội nhập, Hiến pháp 1992 tiếp tục được sửa đổi. Điểm mới nhất và quan trọng nhất được quy định tại Điều 2. Cụ thể như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Tuyên bố Việt Nam là nhà nước theo chế độ pháp quyền XHCN, trong đó, quyền lực nhà nước có sự phân công thành các khối lập pháp, hành pháp và tư pháp đã chứng minh sự đổi mới sâu sắc của Việt Nam dưới góc nhìn thể chế. Liên quan đến sự tham gia của người dân nói chung và sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nói riêng, dự báo sẽ có những đột phá mới, xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất, nhà nước được xây dựng theo chế độ pháp quyền là nhà nước lấy quyền lực nhân dân làm nền tảng cho toàn bộ hoạt động và tổ chức, trong đó, các quyền cơ bản của nhân dân được ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Trong đó, quyền tham gia của người dân nói chung và tham gia vào quy trình ngân sách nói riêng là quyền tự do quan trọng và căn bản nhất. Thứ hai, quy định tại Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) cho thấy quan điểm mới của VN về mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. Theo đó, người dân được mở rộng quyền tới mức người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, đổi lại, khu vực nhà nước “chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”. Thứ ba, tuyên bố Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, dự báo sự đổi mới ngày càng sâu sắc của quốc gia ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thể chế. Tuy nhiên, chính khái niệm “pháp quyền XHCN” cũng khẳng định một sự linh hoạt và uyển chuyển trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Theo đó, nền tảng pháp luật XHCN vẫn được giữ lại như một trục chính vững chắc, dựa trên đó, các thiết chế pháp luật mới được cài đặt vào đó, tạo thành các khung định hướng cho thị trường tạo nền cho sự phát triển kinh tế. Cũng chính từ những thay đổi của thị trường đã dần dà kéo theo sự thay đổi thực sự mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. Như vậy, so với sự tham gia được quy định trong các bản hiến pháp trước thời kỳ Đổi Mới, gồm Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 thì sự tham gia trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) đã có thay đổi đáng kể. Mặc dù vẫn dựa trên nền tảng pháp luật XHCN nhưng có chuyển biến tích cực tới quyền tham gia của người dân. Ghi nhận này đánh dấu sự khởi đầu cho những chuyển đổi mạnh mẽ sau này của Việt Nam, đặc biệt dưới góc độ của thể chế. 3.2.5. Theo Hiến pháp 2013 Sau Đại hội Đảng lần thứ XI, Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp lần 5, đó là Hiến pháp 2013. Liên quan đến quyền tham gia của người dân, Hiến pháp lần này ghi nhận rõ ràng, đầy đủ nhưng đồng thời cũng thể hiện sự uyển chuyển, linh hoạt trong hội nhập toàn cầu nhưng đồng thời kiên quyết giữ lại truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản sắc riêng, đó là hệ thống pháp luật pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể như sau: Thứ nhất, khẳng định Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân tại khoản 1 Điều 2 cho thấy rằng, sự nhất quán cao trong việc xây dựng nhà nước theo hình thức dân chủ, bởi vì toàn bộ hệ thống thể chế được kiến tạo trên nền tảng quyền lực nhân dân, và nhà nước pháp quyền chính là một bảo đảm để các quyền tự do của người dân được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Việc khẳng định chắc chắn về nhà nước pháp quyền XHCN cho thấy sự đổi mới về mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, nó dự báo về không gian dành cho các quyền cơ bản của người dân sẽ được quy định cụ thể hơn, rõ hơn với phạm vi rộng rãi hơn, đặc biệt là quyền tham gia của người dân trong khu vực công và cả lĩnh vực vốn có truyền thống khép kín như là ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, và vì thế, nó mang bản chất pháp luật của pháp luật XHCN, trên đó, các lớp luật toàn cầu được cấy ghép một cách linh hoạt để tương thích với xu thế toàn cầu và chiến lược hội nhập ngày càng sâu sắc, nhưng trụ đỡ căn bản cho các thiết chế mang dáng dấp pháp luật toàn cầu lại chính là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện ở việc các quyền con người và quyền công dân được tách khá độc lập thành những điều luật riêng trong Hiến pháp 2013 và nhà nước vẫn luôn tôn trọng việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân nhưng khuyến khích tham gia thông qua các tổ chức và đoàn thể được tổ chức hợp pháp, đặc biệt là các tổ chức chính trị; chính trị xã hội; nghề nghiệp nằm trong hệ thống của bộ máy nhà nước. Thứ hai, sự uyển chuyển và linh hoạt tiếp nhận các làn sóng pháp luật mới khi hội nhập được thể hiện tại Điều 6 khi Hiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ cơ chế tham gia của người dân có thể lựa chọn đó là dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp. Trong các bản hiến pháp trước đây, khái niệm dân chủ được quy định khái quát và chung chung, tuy nhiên, lần này, Hiến pháp 2013 đã tách bạch rõ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Đây là một bước tiến mới, một sự bứt phá để pháp luật của Việt Nam phù hợp và tương thích với thông lệ quốc tế. Bởi vì, sự tham gia của người dân được thế giới đồng thuận công nhận là một hình thức dân chủ trực tiếp của người dân. Thứ ba, việc định dạng rõ dân chủ trực tiếp và gián tiếp làm căn cứ để lần đầu tiên trong hiến pháp của Việt Nam, các quyền con người và quyền cơ bản của công dân được tách bạch thay vì được gộp lại như những bản Hiến pháp trước đây. Tại Chương II của Hiến pháp 2013, các quyền con người và quyền công dân được khéo léo ghi nhận, trong đó, quyền tham gia của người dân trong khu vực công được quy định tại Điều 28. Cụ thể tại khoản 1 như sau: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”. Như vậy, so với Điều 56 Hiến pháp 1992, sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước có một số thay đổi, đó là, Hiến pháp 2013 mặc dù vẫn ghi nhận sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước và xã hội vẫn chỉ dừng lại ở mức độ được kiến nghị và thảo luận nhưng có sự phân bậc rõ ràng khi tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội trong cấu trúc bộ máy nhà nước, thể hiện sự phân cấp ngày càng rõ cũng như phương pháp quản trị áp dụng mô hình từ dưới lên, bắt đầu từ cấp cơ sở, sau đó đến địa phương và trên cùng là phạm vi cả nước, khía cạnh “cả nước” thể hiện hai nghĩa, đó là sự tham gia ở cấp trung ương vì thẩm quyền của những cơ quan nhà nước có thể tác động tới phạm vi cả nước, thứ hai, tức là người dân có thể tham gia vào khu vực công, ngay cả đối với quy trình ngân sách nhà nước ở các địa phương khác chứ không chỉ khoanh vùng trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương mình. Tại khoản 2 Điều 28 Hiến pháp 2013 thể hiện cam kết của nhà nước về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân khi ghi nhận rằng công dân được khuyến khích tham gia quản lý nhà nước, đồng thời, nhà nước cần phải minh bạch khi nhận hoặc phản hồi ý kiến, kiến nghị của người dân. Không những thế, đây là sự ghi nhận lại nhằm thể hiện để chứng minh rằng Việt Nam là nhà nước pháp quyền, vì thế, các quyền cơ bản của công dân đều được cam kết tôn trọng và bảo đảm thực hiện và quá trình này yêu cầu phải công khai và minh bạch. Sự tham gia của người dân trước tiên là một quyền con người căn bản. Nhưng ở Việt Nam, quyền này được định hình là một quyền cơ bản của công dân. Như vậy, về lý thuyết, có một độ chênh giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế về quyền con người. Tất nhiên, các nguyên tắc áp dụng quyền con người có tính phổ biến nhưng cũng có tính đặc thù, việc áp dụng quyền con người phụ thuộc vào nhiều nhân tố của quốc gia áp dụng. Vì vậy, khi Việt Nam đặt quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân thành một quyền cơ bản của công dân có nghĩa là quyền này sẽ được thực hiện phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước Việt Nam ở mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định. Độ chênh giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế về quyền tham gia của người dân đã tạo nên những đặc trưng căn bản về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong đó có quyền tham gia vào quy trình ngân sách của người dân tại Việt Nam, nhân tố quan trọng này sẽ quyết định tới bản chất, nội dung, các cơ chế, các hình thức và phạm vi tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Cụ thể, nhà nước đã định hình sẵn về các mức độ tham gia đó là kiến nghị và thảo luận chứ không được áp dụng các nấc thang của sự tham gia như thông lệ của pháp luật quốc tế. Thứ tư, sự tương thích pháp lý phù hợp với hệ thống pháp luật toàn cầu còn được thể hiện tại Điều 25 Hiến pháp 2013 liên quan đến sự tham gia của người dân, đó là thay vì được quy định công dân có quyền được thông tin như trước đây thì thay vào đó quyền này được địnhh nghĩa lại thành “quyền tiếp cận thông tin”, thể hiện sự chủ động hơn cho người dân khi muốn khai thác thông tin để tham gia hiệu quả. Như đã trình bày ở phần trên, thông tin là một nhân tố quan trọng tác động tới hiệu quả của quá trình tham gia, các chủ thể tham gia chỉ có thể đưa ra được ý kiến hoặc quyết định tới vấn đề khi họ có đầy đủ thông tin. Việc cung cấp thông tin là trách nhiệm của nhà nước khi nhà nước phải có nghĩa vụ minh bạch và công khai hoạt động quả lý. Quyền tiếp cận thông tin cũng gián tiếp cho chúng ta thấy trách nhiệm công khai và minh bạch thông tin từ phía nhà nước, bởi vì, chỉ khi thông tin sẵn có và dễ dàng truy cập thì mới có thể tiếp cận thông tin trong thực tế. Sự quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế về các nguyên tắc quản trị tốt. Như vậy, Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ nét quan điểm của Việt Nam về đường lối và định hướng phát triển thông qua việc quy định các quyền con người và các quyền cơ bản của công dân. Theo đó, sự linh hoạt trong việc tiếp cận pháp luật quốc tế để đổi mới và kiến tạo quốc gia đã được thể hiện trong việc tách bạch quyền con người với quyền công dân, nhà nước có nghĩa vụ cung cấp các điều kiện và đảm bảo các quyền đó được thực thi trong thực tế. Tuy nhiên, sự khoanh vùng và giới hạn quyền tham gia của người dân vào khu vực công nói chung và vào quy trình ngân sách nhà nước nói riêng vẫn từng bước được cân nhắc và thận trọng. Sự tham gia trong Hiến pháp 2013 mới chỉ dừng lại ở những mức độ đầu tiên và nhà nước không khuyến khích sự tham gia có tính cá thể mà ủng hộ sự tham gia quy trình được vận hành trong những tổ chức thuộc bộ máy nhà nước. Quy định này được thể hiện rõ trong Điều 16 của Luật Ngân sách nhà nước 2015 là một minh chứng rất rõ về thái độ kiên quyết giữ lại nền tảng pháp luật chủ nghĩa nhưng không rập khuôn mà có thể uyển chuyển linh hoạt để thể chế cũng như quyền tham gia mang bản sắc XHCN Việt Nam một cách đặc trưng và riêng biệt. Theo Lương Thị Thu HươngLink: Tại đây