0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64daf8db041ed-premium_photo-1661315458660-6aa08c1ddf38.jpg

Thực trạng quy định pháp luật về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước

3.3. Thực trạng quy định pháp luật về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước 

Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách được quy định khá phân tán bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó có pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở, pháp luật ngân sách, pháp luật đầu tư, pháp luật quản lý tài sản công, pháp luật thanh tra, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp và Mặt trận tổ quốc. Với các mức độ tham gia cụ thể như sau: 

3.3.1. Được biết thông tin về ngân sách nhà nước. 

Quyền tham gia của người dân nói chung, ngân sách nhà nước nói riêng ở Việt Nam hiện được quy định đầy đủ nhất tại cấp cơ sở dưới tên gọi “thực hiện dân chủ”, trước đây được điều chỉnh bởi Pháp lệnh số 34, mới đây được xây dựng thành Luật Thực hành dân chủ ở cơ sở năm 2022. Theo đó, quyền tham gia được ghi nhận với các mức độ gồm: Được biết thông tin thể hiện với quy định là Công khai ngân sách nhà nước; Nhân dân bàn và quyết định; Nhân dân tham gia ý kiến; Nhân dân kiểm tra giám sát. trong đó có lĩnh vưc ngân sách được sửa đổi và ghi nhận khá cụ thể. 

Đối với mức độ thấp nhất, được biết thông tin về ngân sách được quy định dưới tên gọi: Công khai ngân sách. Cụ thể như sau: 

Theo quy định chung tại điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, người dân được biết thông tin về ngân sách nước khi nhà nước công khai, với các nội dung chủ yếu gồm: Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 

Theo quy định này, ngân sách nhà nước được công khai được phân loại thành những nội dung khác nhau: Thứ nhất là công khai ngân sách của các cấp ngân sách; Thứ hai là công khai ngân sách của các đơn vị dự toán, các tổ chức được ngân sách nhà nước tài trợ; Thứ ba là các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau: 

Thứ nhất, đối với các cấp ngân sách nhà nước - Ngân sách trung ương, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 343/2016/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách nhà nước (Thông tư 343/2016), có bốn nội dung ngân sách trung ương phải công khai gồm: 

1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình Quốc hội 

quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương 

2, Công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương đã được Quốc hội quyết định; 

3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước quý (06 tháng, năm) đã được báo cáo Chính phủ; 

4, Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê chuẩn. 

Đối với ngân sách cấp tỉnh, theo Điều 7 Thông tư 343/2016, bốn nội dung ngân sách cần phải công khai gồm: 

1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh; 

2, Công khai số liệu dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân quyết định; 

3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương quý (06 tháng, năm) đã được báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 

4, Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. 

Đối với ngân sách cấp huyện, theo Điều 11 Thông tư 343/2016, bốn nội dung ngân sách cần phải công khai gồm: 

1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định dự toán ngân sách huyện và phân bổ ngân sách cấp huyện; 

2, Công khai số liệu dự toán ngân sách huyện và phân bổ ngân sách cấp huyện đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định; 

3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách huyện quý (06 tháng, năm) đã được báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện; 

4, Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách huyện đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. 

Đối với ngân sách cấp xã, theo Điều 15 Thông tư 343/2016, bốn nội dung ngân sách cần phải công khai gồm: 

1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu và thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã; 

2, Công khai số liệu dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định; 

3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã quý (06 tháng, năm); 

4, Công khai quyết toán ngân sách xã và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn. 

Về hình thức công khai của các cấp ngân sách nhà nước: 

Hiện được quy định chung tại điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015 gồm: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phụ thuộc vào từng cấp ngân sách mà hình thức công khai có sự điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên, với ngân sách cấp trung ương thì hình thức bắt buộc là công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, đối với cấp tỉnh hình thức bắt buộc là công bố trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và Cổng/Trang thông tin điện tử của Sở Tài chính, đối với cấp huyện hình thức công khai bắt buộc là thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện ít nhất là 30 ngày. 

Đối với cấp xã, hiện được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều quy định khác nhau, theo đó, tại Thông tư số 343/2016 thì quy định, đối với công khai chỉ tiêu, biểu mẫu và thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã và công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã quý (06 tháng, năm) thì hình thức công khai áp dụng là niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã (nếu xã có hệ thống truyền thanh). Đối với công khai số liệu dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định và công khai quyết toán ngân sách xã và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn) thì hình thức công khai là niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã (nếu xã có hệ thống truyền thanh); thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn. 

Cùng là nội dung về công khai ngân sách nhà nước tại cấp xã, tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở thống nhất bốn nội dung cần phải công khai theo Thông tư số 343/2016 đồng thời bổ sung thêm nội dung kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có) (Khoản 2 Điều 11 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở). Tương ứng với các nội dung này, các hình thức công khai bắt buộc là đăng tải trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương tại nơi đã thiết lập trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử. Song song với hình thức này, UBND cấp xã phải có trách nhiệm niêm yết thông tintại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố. 

Về thời điểm công khai: 

Phụ thuộc vào từng nội dung công khai ngân sách pháp luật quy định cụ thể về thời gian công khai. Đối với dự thảo dự toán trình cơ quan quyền lực của Chính phủ và UBND thì thời điểm công khai là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ hoặc UBND trình cơ quan quyền lực nhà nước. Đối với dự toán và quyết toán ngân sách được thông qua, thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội UBND trình HĐND. 

Về chủ thể chịu trách nhiệm công khai: được giao cho cơ quan tài chính trung ương và địa phương, đối với cấp xã giao UBND mà cụ thể là Chủ tịch UBND 

cấp xã chịu trách nhiệm công khai. 

Thứ hai, đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ 

Về nội dung công khai

Dựa vào Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 61/2017/TT-BTC Hướng dẫn công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Theo đó, các chủ thể trên phải công khai các nội dung gồm: Dự toán ngân sách; Số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (quý, 6 tháng, năm) và Công khai quyết toán ngân sách nhà nước. 

Đối với tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ cần phải công khai kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ; Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ (quý, 6 tháng, năm); Công khai quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ 

Về chủ thể chịu trách nhiệm công khai: thuộc về Thủ trưởng đơn vị dự toán chịu trách nhiệm thực hiện công khai; Thủ trưởng tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ chịu trách nhiệm thực hiện công khai. 

Về hình thức công khai: được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Luật Ngân sách nhà nước, đối với đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai ngân sách qua Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình. 

Về thời điểm công khai: Đối với báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải 

được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có). Tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải côn khai là 15 ngày kể từ ngày được tổ chức cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) ; Đối với báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng. Đối với báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hàng năm được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp. Và đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Thứ ba, đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Nội dung công khai: Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia. Bên cạnh đó, Luật Tiếp cận thông tin 2016 đồng thời quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 17 về thông tin phải công khai đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước gồm: dự toán, tình hình thực hiện và quyết toán ngân sách. Cụ thể tại Điều 14 Luật Đầu tư công 22019 quy định về các nội dung công khai minh bạch trong đầu tư công gồm 11 nội dung, theo trình tự từ pháp luật đầu tư công cho đến kế hoạch, các nguyên tắc, tình hình  và tiến độ thực hiện cho tới khi quyết toán vốn đầu tư công 

Hình thức công khai : Được thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm nhiều hình thức khác nhau: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin bổ sung thêm các hình thức công khai như thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; hoặc các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định. 

Chủ thể công khai đối với các chương trình, dự án đầu tư công theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luât Đầu tư công 2019 do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật. 

Về thời điểm công khai áp dụng theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, pháp luật về tiếp cận thông tin và Luật Thực hiện dân chủ tại cơ sở. 

3.3.2. Được tham vấn ngân sách cùng nhà nước 

Về lý thuyết, ở mức độ này, người dân được nhà nước mời tham gia và trả lời các nội dung được thiết kế trước về ngân sách nhà nước. Qua đó, nhà nước hiểu hơn quan điểm cũng như nhận thức của người dân về ngân sách nhà nước. 

Hiện nay, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có giải thích về thuật ngữ dân chủ ở cơ sở trong đó lý giải rằng đó là cách thức để người dân làm chủ thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Qua rà soát và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cho thấy, hiện nay, tại Việt Nam chưa quy định về nội dung người dân được tham vấn ngân sách cùng nhà nước. 

3.3.3. Thảo luận ngân sách cùng nhà nước 

Đây là giai đoạn người dân thể hiện quan điểm của mình về nội dung ngân sách nhà nước hoặc dự án hoặc chương trình có sử dụng ngân sách nhà nước. Quá trình thảo luận ngân sách được nhà nước tổ chức, người dân tham gia với tư cách cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình để cung cấp nhu cầu và nó có giá trị cung cấp các phương án như là gợi ý chính sách cho các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ra quyết định về ngân sách nhà nước. 

Nội dung thảo luận: Qua đánh giá mức độ tham gia này tương ứng với hình thức Tham gia ý kiến, được quy định tại Mục 3 Luật Thực hiện dân chủ tại cơ sở 2022, liên quan đến ngân sách nhà nước được cụ thể như sau: 

Đối với các cấp ngân sách nhà nước, thảo luận ngân sách cùng nhà nước của người dân chưa được quy định. 

Đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, hiện pháp luật cũng không quy định về vấn đề thảo luận với người dân. 

Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định về thảo luận với người dân tại khoản 3 Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, theo đó, phạm vi thảo luận gồm các nội dung về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, định cư đối với việc quyết định đầu tư công dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án. 

Hình thức thảo luận: Bao gồm các hình thức như: hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; Thông qua hòm thư­ góp ý, đường dây nóng (nếu có); Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố. 

Chủ thể tiến hành thảo luận: UBND cấp xã chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến của người dân, quy trình này phải thông báo tới HĐND cùng cấp và MTTQVN cùng cấp. Tại khoản 2 Điều 28 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 cũng đồng thời quy định Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người dân dân; nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của người dân về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã để quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo HĐND, UBND cấp xã quyết định và thực hiện việc công khai kết quả tổng hợp ý kiến của người dân, nội dung giải trình, tiếp thu đến người dân. 

Việc thảo luận hay còn được quy định là Tham gia ý kiến của người dân liên quan đến ngân sách nhà nước được ghi nhận khá phù hợp và tương thích với các bậc thang tham gia nói chung. Trong trường hợp ý kiến của người tham gia không được sử dụng cho quá trình ra quyết định chính sách, pháp luật cũng ghi nhận về việc chịu trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền nếu đưa ra phương án và quyết định khác với các ý kiến của đa số người dân. 

3.3.4. Thực hiện ngân sách cùng nhà nước 

Đây là giai đoạn mà nhà nước và công dân trở thành đối tác hợp tác để thực hiện các nội dung về ngân sách, các chương trình hay dự án có sử dụng ngân sách nhà nước. Người dân cùng thực hiện ngân sách nhà nước có nghĩa là họ trở thành một phần của quy trình ngân sách nhà nước, người dân cùng thực hiện và cùng chịu trách nhiệm với nhà nước. 

Hiện nay, Luật Ngân sách nhà nước 2015 cùng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và các quy định thuộc các lĩnh vực liên quan như pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý tài sản công…không quy định rõ về nội dung người dân cùng thực hiện ngân sách với nhà nước. 

Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “nhà nước và nhân dân cùng làm” đang được áp dụng ở hầu hết các địa phương đã cho thấy sự tồn tại của mức độ tham gia này nhưng chưa được xây dựng thành luật. Cụ thể 

Đối với ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền không quy định mức độ tham gia này. 

Đối với các đơn vị dự toán/chương trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn không quy định về mức độ tham gia này. 

Đối với các chương trình/ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau: 

Về phạm vi áp dụng: chỉ áp dụng tại chính quyền cấp xã 

Về mục đích: theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/1999/NĐ-CP Về việc ban hành quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn đã quy định về mục đích huy động nguồn lực của người dân để bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng của xã và công trình cơ sở hạ tầng liên thôn trong xã (gọi chung là công trình cơ sở hạ tầng của xã) gồm: công trình điện, giao thông, trường học, trạm xá xã, các công trình văn hoá, thể thao, hệ thống nước sạch, kênh, mương nội đồng và các công trình công ích khác. 

Về nội dung ngân sách người dân cùng thực hiện với nhà nước được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 gồm: (1) 

Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do người dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức; (2) Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của người dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác. 

Về hình thức tham gia ở mức độ Thực hiện ngân sách cùng nhà nước bao gồm:Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình; Biểu quyết trực tuyến nếu phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn. UBND cấp xã có thể áp dụng 1 hoặc một số hình thức tham gia dựa vào tình hình thức tế của địa phương. 

Hình thức đóng góp được quy định gồm: Tiền; Ngày công lao động và hiện vật theo quy định tại Mục I Thông tư số 85/1999/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. 

Hình thức này hiện được mặc định với tên gọi Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó, sau khi xác định đươc nội dung, UBND cấp xã chủ trì việc lựa chọn và tổ chức quy trình thực hiện. Việc đóng góp của người dân phải được lấy ý kiến với sự đồng thuận cao, sau khi đa số người dân đồng ý thì UBND xã tổ chức huy động nhân dân đóng góp, nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý. Tức là người dân phải chịu trách nhiệm và tôn trọng với các ý kiến đã được thông qua. 

Trong quá trình thực hiện chương trình/dự án, người dân tại địa bàn được ưu tiên hợp tác như là một đối tác thực hiện dự án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 24/1999/NĐ-CP thì việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động và lực lượng thi công tại xã, chỉ mời thầu và tổ chức đấu thầu với các lực lượng thi công ngoài địa bàn xã trong trường hợp công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, tính chất thi công phức tạp mà lực lượng thi công tại xã không đảm nhận được. Việc tổ chức đấu thầu phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Như vậy, người dân không chỉ chịu trách nhiệm với quyết định khi bỏ phiếu, với tư cách là đối tác thực hiện dự án, họ phải chịu trách nhiệm trước người dân, chính quyền và pháp luật đối với các hạng mục mà họ được mời hợp tác thực hiện.

Đối với các hình thức tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước, mức độ thực hiện ngân sách cùng nhà nước được thiết kế chi tiết và đầy đủ hơn so với các mức độ tham gia khác. 

Theo Lương Thị Thu Hương

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
264 ngày trước
Thực trạng quy định pháp luật về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước
3.3. Thực trạng quy định pháp luật về sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách được quy định khá phân tán bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó có pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở, pháp luật ngân sách, pháp luật đầu tư, pháp luật quản lý tài sản công, pháp luật thanh tra, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp và Mặt trận tổ quốc. Với các mức độ tham gia cụ thể như sau: 3.3.1. Được biết thông tin về ngân sách nhà nước. Quyền tham gia của người dân nói chung, ngân sách nhà nước nói riêng ở Việt Nam hiện được quy định đầy đủ nhất tại cấp cơ sở dưới tên gọi “thực hiện dân chủ”, trước đây được điều chỉnh bởi Pháp lệnh số 34, mới đây được xây dựng thành Luật Thực hành dân chủ ở cơ sở năm 2022. Theo đó, quyền tham gia được ghi nhận với các mức độ gồm: Được biết thông tin thể hiện với quy định là Công khai ngân sách nhà nước; Nhân dân bàn và quyết định; Nhân dân tham gia ý kiến; Nhân dân kiểm tra giám sát. trong đó có lĩnh vưc ngân sách được sửa đổi và ghi nhận khá cụ thể. Đối với mức độ thấp nhất, được biết thông tin về ngân sách được quy định dưới tên gọi: Công khai ngân sách. Cụ thể như sau: Theo quy định chung tại điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, người dân được biết thông tin về ngân sách nước khi nhà nước công khai, với các nội dung chủ yếu gồm: Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân; dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Theo quy định này, ngân sách nhà nước được công khai được phân loại thành những nội dung khác nhau: Thứ nhất là công khai ngân sách của các cấp ngân sách; Thứ hai là công khai ngân sách của các đơn vị dự toán, các tổ chức được ngân sách nhà nước tài trợ; Thứ ba là các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau: Thứ nhất, đối với các cấp ngân sách nhà nước - Ngân sách trung ương, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 343/2016/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách nhà nước (Thông tư 343/2016), có bốn nội dung ngân sách trung ương phải công khai gồm: 1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương 2, Công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương đã được Quốc hội quyết định; 3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước quý (06 tháng, năm) đã được báo cáo Chính phủ; 4, Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê chuẩn. Đối với ngân sách cấp tỉnh, theo Điều 7 Thông tư 343/2016, bốn nội dung ngân sách cần phải công khai gồm: 1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh; 2, Công khai số liệu dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân quyết định; 3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương quý (06 tháng, năm) đã được báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 4, Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Đối với ngân sách cấp huyện, theo Điều 11 Thông tư 343/2016, bốn nội dung ngân sách cần phải công khai gồm: 1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu, thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định dự toán ngân sách huyện và phân bổ ngân sách cấp huyện; 2, Công khai số liệu dự toán ngân sách huyện và phân bổ ngân sách cấp huyện đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định; 3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách huyện quý (06 tháng, năm) đã được báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện; 4, Công khai số liệu và thuyết minh quyết toán ngân sách huyện đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với ngân sách cấp xã, theo Điều 15 Thông tư 343/2016, bốn nội dung ngân sách cần phải công khai gồm: 1, Công khai chỉ tiêu, biểu mẫu và thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã; 2, Công khai số liệu dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định; 3, Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã quý (06 tháng, năm); 4, Công khai quyết toán ngân sách xã và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn. Về hình thức công khai của các cấp ngân sách nhà nước: Hiện được quy định chung tại điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015 gồm: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phụ thuộc vào từng cấp ngân sách mà hình thức công khai có sự điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên, với ngân sách cấp trung ương thì hình thức bắt buộc là công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, đối với cấp tỉnh hình thức bắt buộc là công bố trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và Cổng/Trang thông tin điện tử của Sở Tài chính, đối với cấp huyện hình thức công khai bắt buộc là thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện ít nhất là 30 ngày. Đối với cấp xã, hiện được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều quy định khác nhau, theo đó, tại Thông tư số 343/2016 thì quy định, đối với công khai chỉ tiêu, biểu mẫu và thuyết minh làm căn cứ trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã và công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã quý (06 tháng, năm) thì hình thức công khai áp dụng là niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã (nếu xã có hệ thống truyền thanh). Đối với công khai số liệu dự toán ngân sách xã và kế hoạch hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định và công khai quyết toán ngân sách xã và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác ở xã đã được Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn) thì hình thức công khai là niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã (nếu xã có hệ thống truyền thanh); thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn. Cùng là nội dung về công khai ngân sách nhà nước tại cấp xã, tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở thống nhất bốn nội dung cần phải công khai theo Thông tư số 343/2016 đồng thời bổ sung thêm nội dung kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có) (Khoản 2 Điều 11 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở). Tương ứng với các nội dung này, các hình thức công khai bắt buộc là đăng tải trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương tại nơi đã thiết lập trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử. Song song với hình thức này, UBND cấp xã phải có trách nhiệm niêm yết thông tintại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố. Về thời điểm công khai: Phụ thuộc vào từng nội dung công khai ngân sách pháp luật quy định cụ thể về thời gian công khai. Đối với dự thảo dự toán trình cơ quan quyền lực của Chính phủ và UBND thì thời điểm công khai là 05 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ hoặc UBND trình cơ quan quyền lực nhà nước. Đối với dự toán và quyết toán ngân sách được thông qua, thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội UBND trình HĐND. Về chủ thể chịu trách nhiệm công khai: được giao cho cơ quan tài chính trung ương và địa phương, đối với cấp xã giao UBND mà cụ thể là Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm công khai. Thứ hai, đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ Về nội dung công khaiDựa vào Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 61/2017/TT-BTC Hướng dẫn công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Theo đó, các chủ thể trên phải công khai các nội dung gồm: Dự toán ngân sách; Số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (quý, 6 tháng, năm) và Công khai quyết toán ngân sách nhà nước. Đối với tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ cần phải công khai kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ; Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ (quý, 6 tháng, năm); Công khai quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ Về chủ thể chịu trách nhiệm công khai: thuộc về Thủ trưởng đơn vị dự toán chịu trách nhiệm thực hiện công khai; Thủ trưởng tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ chịu trách nhiệm thực hiện công khai. Về hình thức công khai: được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 của Luật Ngân sách nhà nước, đối với đơn vị có Cổng thông tin điện tử thì phải thực hiện công khai ngân sách qua Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình. Về thời điểm công khai: Đối với báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có). Tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải côn khai là 15 ngày kể từ ngày được tổ chức cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) ; Đối với báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng. Đối với báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hàng năm được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp. Và đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ ba, đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Nội dung công khai: Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được công khai dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia. Bên cạnh đó, Luật Tiếp cận thông tin 2016 đồng thời quy định tại Điểm đ khoản 1 Điều 17 về thông tin phải công khai đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước gồm: dự toán, tình hình thực hiện và quyết toán ngân sách. Cụ thể tại Điều 14 Luật Đầu tư công 22019 quy định về các nội dung công khai minh bạch trong đầu tư công gồm 11 nội dung, theo trình tự từ pháp luật đầu tư công cho đến kế hoạch, các nguyên tắc, tình hình  và tiến độ thực hiện cho tới khi quyết toán vốn đầu tư công Hình thức công khai : Được thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm nhiều hình thức khác nhau: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin bổ sung thêm các hình thức công khai như thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; hoặc các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định. Chủ thể công khai đối với các chương trình, dự án đầu tư công theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luât Đầu tư công 2019 do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật. Về thời điểm công khai áp dụng theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, pháp luật về tiếp cận thông tin và Luật Thực hiện dân chủ tại cơ sở. 3.3.2. Được tham vấn ngân sách cùng nhà nước Về lý thuyết, ở mức độ này, người dân được nhà nước mời tham gia và trả lời các nội dung được thiết kế trước về ngân sách nhà nước. Qua đó, nhà nước hiểu hơn quan điểm cũng như nhận thức của người dân về ngân sách nhà nước. Hiện nay, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có giải thích về thuật ngữ dân chủ ở cơ sở trong đó lý giải rằng đó là cách thức để người dân làm chủ thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Qua rà soát và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cho thấy, hiện nay, tại Việt Nam chưa quy định về nội dung người dân được tham vấn ngân sách cùng nhà nước. 3.3.3. Thảo luận ngân sách cùng nhà nước Đây là giai đoạn người dân thể hiện quan điểm của mình về nội dung ngân sách nhà nước hoặc dự án hoặc chương trình có sử dụng ngân sách nhà nước. Quá trình thảo luận ngân sách được nhà nước tổ chức, người dân tham gia với tư cách cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình để cung cấp nhu cầu và nó có giá trị cung cấp các phương án như là gợi ý chính sách cho các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ra quyết định về ngân sách nhà nước. Nội dung thảo luận: Qua đánh giá mức độ tham gia này tương ứng với hình thức Tham gia ý kiến, được quy định tại Mục 3 Luật Thực hiện dân chủ tại cơ sở 2022, liên quan đến ngân sách nhà nước được cụ thể như sau: Đối với các cấp ngân sách nhà nước, thảo luận ngân sách cùng nhà nước của người dân chưa được quy định. Đối với các đơn vị dự toán, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, hiện pháp luật cũng không quy định về vấn đề thảo luận với người dân. Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định về thảo luận với người dân tại khoản 3 Điều 25 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, theo đó, phạm vi thảo luận gồm các nội dung về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, định cư đối với việc quyết định đầu tư công dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án. Hình thức thảo luận: Bao gồm các hình thức như: hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; Thông qua hòm thư­ góp ý, đường dây nóng (nếu có); Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố. Chủ thể tiến hành thảo luận: UBND cấp xã chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến của người dân, quy trình này phải thông báo tới HĐND cùng cấp và MTTQVN cùng cấp. Tại khoản 2 Điều 28 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 cũng đồng thời quy định Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người dân dân; nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của người dân về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã để quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo HĐND, UBND cấp xã quyết định và thực hiện việc công khai kết quả tổng hợp ý kiến của người dân, nội dung giải trình, tiếp thu đến người dân. Việc thảo luận hay còn được quy định là Tham gia ý kiến của người dân liên quan đến ngân sách nhà nước được ghi nhận khá phù hợp và tương thích với các bậc thang tham gia nói chung. Trong trường hợp ý kiến của người tham gia không được sử dụng cho quá trình ra quyết định chính sách, pháp luật cũng ghi nhận về việc chịu trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền nếu đưa ra phương án và quyết định khác với các ý kiến của đa số người dân. 3.3.4. Thực hiện ngân sách cùng nhà nước Đây là giai đoạn mà nhà nước và công dân trở thành đối tác hợp tác để thực hiện các nội dung về ngân sách, các chương trình hay dự án có sử dụng ngân sách nhà nước. Người dân cùng thực hiện ngân sách nhà nước có nghĩa là họ trở thành một phần của quy trình ngân sách nhà nước, người dân cùng thực hiện và cùng chịu trách nhiệm với nhà nước. Hiện nay, Luật Ngân sách nhà nước 2015 cùng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và các quy định thuộc các lĩnh vực liên quan như pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý tài sản công…không quy định rõ về nội dung người dân cùng thực hiện ngân sách với nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “nhà nước và nhân dân cùng làm” đang được áp dụng ở hầu hết các địa phương đã cho thấy sự tồn tại của mức độ tham gia này nhưng chưa được xây dựng thành luật. Cụ thể Đối với ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền không quy định mức độ tham gia này. Đối với các đơn vị dự toán/chương trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn không quy định về mức độ tham gia này. Đối với các chương trình/ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau: Về phạm vi áp dụng: chỉ áp dụng tại chính quyền cấp xã Về mục đích: theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 24/1999/NĐ-CP Về việc ban hành quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn đã quy định về mục đích huy động nguồn lực của người dân để bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng của xã và công trình cơ sở hạ tầng liên thôn trong xã (gọi chung là công trình cơ sở hạ tầng của xã) gồm: công trình điện, giao thông, trường học, trạm xá xã, các công trình văn hoá, thể thao, hệ thống nước sạch, kênh, mương nội đồng và các công trình công ích khác. Về nội dung ngân sách người dân cùng thực hiện với nhà nước được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 gồm: (1) Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do người dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức; (2) Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của người dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác. Về hình thức tham gia ở mức độ Thực hiện ngân sách cùng nhà nước bao gồm:Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình; Biểu quyết trực tuyến nếu phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn. UBND cấp xã có thể áp dụng 1 hoặc một số hình thức tham gia dựa vào tình hình thức tế của địa phương. Hình thức đóng góp được quy định gồm: Tiền; Ngày công lao động và hiện vật theo quy định tại Mục I Thông tư số 85/1999/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. Hình thức này hiện được mặc định với tên gọi Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó, sau khi xác định đươc nội dung, UBND cấp xã chủ trì việc lựa chọn và tổ chức quy trình thực hiện. Việc đóng góp của người dân phải được lấy ý kiến với sự đồng thuận cao, sau khi đa số người dân đồng ý thì UBND xã tổ chức huy động nhân dân đóng góp, nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý. Tức là người dân phải chịu trách nhiệm và tôn trọng với các ý kiến đã được thông qua. Trong quá trình thực hiện chương trình/dự án, người dân tại địa bàn được ưu tiên hợp tác như là một đối tác thực hiện dự án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 24/1999/NĐ-CP thì việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động và lực lượng thi công tại xã, chỉ mời thầu và tổ chức đấu thầu với các lực lượng thi công ngoài địa bàn xã trong trường hợp công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, tính chất thi công phức tạp mà lực lượng thi công tại xã không đảm nhận được. Việc tổ chức đấu thầu phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Như vậy, người dân không chỉ chịu trách nhiệm với quyết định khi bỏ phiếu, với tư cách là đối tác thực hiện dự án, họ phải chịu trách nhiệm trước người dân, chính quyền và pháp luật đối với các hạng mục mà họ được mời hợp tác thực hiện.Đối với các hình thức tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước, mức độ thực hiện ngân sách cùng nhà nước được thiết kế chi tiết và đầy đủ hơn so với các mức độ tham gia khác. Theo Lương Thị Thu HươngLink: Tại đây