0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64dcf13b0a562-premium_photo-1661540409860-fe00bb21a51c.jpg

Các học thuyết pháp lý liên quan đến hợp đồng theo mẫu

1.3. Các học thuyết pháp lý liên quan đến hợp đồng theo mẫu 

Trong quá trình nghiên cứu, NCS nhận thấy rằng cho đến nay chưa có một học thuyết pháp lý nào trên thế giới nghiên cứu trực tiếp về hợp đồng theo mẫu. Các học thuyết đa phần có nội hàm tương đối rộng và áp dụng cho nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng nói chung chứ ít khi tập trung vào một loại hợp đồng cụ thể như hợp đồng theo mẫu. Bản thân hợp đồng theo mẫu cũng là sự tổng hợp của rất nhiều các nội dung, các đặc trưng khác nhau tạo thành, mỗi khía cạnh đó sẽ được từng học thuyết pháp lý có liên quan đề cập đến và đưa ra những phân tích khác nhau. Do vậy, sau khi tìm hiểu và đánh giá, NCS xin đưa ra một số học thuyết pháp lý sau đây có liên quan đến hợp đồng theo mẫu: 

Thứ nhất, học thuyết về sự bất công bằng (Doctrine of unconscionability). Đây là một học thuyết sử dụng để mô tả hay đánh giá những thuật ngữ nhất định trong hợp đồng hoặc rộng hơn là một hợp đồng có sự bất công bằng thái quá hay mang tính chất một chiều, chỉ có lợi cho một bên trong hợp đồng hay không. Nguồn gốc của học thuyết này bắt nguồn từ Anh quốc khi được áp dụng kể từ thế kỷ 15. Trong hệ thống pháp luật Common law, nhiều học giả cho rằng án lệ xuất phát từ vụ án James v. Morgan tại Anh vào năm 1663 đã dẫn đến sự ra đời của học thuyết. Bị đơn trong vụ án trước đó đồng ý mua một con ngựa từ nguyên đơn và thanh toán một hạt lúa mạch đối với một chiếc đinh, gấp đôi giá nếu chiếc đinh này đã được đóng vào móng ngựa. Tổng cộng đã có 32 chiếc đinh và thẩm phán tính toán ra giá bằng 500 góc phần tư lúa mạch, tương đương hơn 100 bảng, trong khi giá trị con ngựa chỉ là 8 bảng. Bồi thẩm đoàn cuối cùng quyết định chỉ tính giá trị của con ngựa. Mặc dù không nhắc gì đến thuật ngữ “bất công bằng”, vụ việc đã thường xuyên được trích dẫn như là bằng chứng của việc ghi nhận sự bất công bằng trong hệ thống Common law. Sau này, học thuyết có mặt trong Luật hợp đồng của Hoa Kỳ khi tiếp thu hệ thống pháp luật của Anh trong quá trình làm thuộc địa và được ghi nhận trong Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) tại Phần 2 – 302. Tuy nhiên, cho đến nay thì thuật ngữ “bất công bằng” không hề được định nghĩa cụ thể trong UCC mà chỉ được mô tả khá lòng vòng như là một hợp đồng hoặc một điều khoản có sự bất công. Nhiều học giả sau khi nghiên cứu đã cho rằng việc thiếu vắng khái niệm của thuật ngữ ám chỉ rằng học thuyết này không thể được giải thích đơn giản chỉ bằng cách quy định soạn thảo hợp đồng phải theo một cách nhất định hoặc sử dụng những từ ngữ riêng biệt mà cuối cùng phải dựa vào các án lệ để hiểu được chi tiết ý nghĩa của sự bất công bằng[1]. Theo quy định chính thức tại UCC, Phần 2 – 302, nguyên tắc này được xem là một trong những “cách thức để phòng tránh sự không công bằng về mặt nội dung và thủ tục” (the prevention of oppression and unfair surprise). Cho đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu sự bất công bằng cả về nội dung và thủ tục có là điều kiện để xác định sự bất công hay chỉ cần một trong hai điều kiện là đủ. 

Trước hết liên quan đến sự bất công bằng về mặt thủ tục, các Tòa án sẽ xem xét các yếu tố có liên quan đến việc hợp đồng được hình thành như thế nào. Đầu tiên, Tòa án sẽ nghiên cứu các nội dung như địa vị của các bên, đặc biệt liên quan đến nền tảng giáo dục, kinh nghiệm và các yếu tố khác. Việc một bên không có nền tảng giáo dục tốt, không biết đọc chữ hoặc không có khả năng hiểu được ngôn ngữ của hợp đồng cũng là các vấn đề được cân nhắc. Hay việc một bên quá nghèo khổ cũng là một nội dung đưa ra xem xét vì nói chung rất khó để một người nghèo khổ (thiếu nền tảng giáo dục và kinh nghiệm) có thể đàm phán và hiểu được hợp đồng. Bên cạnh các yếu tố về địa vị của các chủ thể, Tòa án sẽ nhìn vào quá trình đàm phán, thương lượng để hình thành nên hợp đồng. Trong đó, các hợp đồng theo mẫu hay hợp đồng gia nhập là đối tượng được quan tâm đặc biệt, lý do là vì những hợp đồng này được chuẩn bị bởi một bên và đưa ra cho bên kia theo nguyên tắc bên kia phải chấp nhận toàn bộ nội dung hoặc từ chối giao kết hợp đồng, tức là tính chất đơn phương, một chiều là rất lớn. Do vậy, mặc dù không thể khẳng định các hợp đồng theo mẫu có sự bất công bằng nhưng thường loại hợp đồng này hay đi theo xu hướng bất công bằng, đặc biệt nếu nội dung của chúng thể hiện ra như vậy. Thêm vào đó, hình thức và ngôn ngữ của hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định có sự bất công bằng về thủ tục hay không. Nhiều hợp đồng có xu hướng gây khó khăn cho việc đọc và hiểu chúng thông qua những bản in hợp đồng nhỏ, sử dụng ngôn ngữ phức tạp, gây khó hiểu, tiêu đề ít liên quan...15 

Đối với sự bất công bằng về mặt nội dung, điều này được xem xét thông qua nghiên cứu hợp đồng về các vấn đề độc lập, tách biệt khỏi hoàn cảnh xung quanh  (thuộc về thủ tục). Trong đó, việc cân nhắc tính chất một chiều có thể thông qua đánh giá tổng thể hợp đồng hoặc một điều khoản nhất định. Các điều khoản thường có sự vi phạm về nội dung thường là các điều khoản về giá, hạn chế bồi thường thiệt hại, từ bỏ trách nhiệm bảo hành, điều khoản về trọng tài hoặc thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc một số điều khoản từ bỏ hoặc loại trừ trách nhiệm khác...

Thứ hai, học thuyết về công bằng thủ tục trong tự do hợp đồng. Đây là học thuyết được đưa ra bởi học giả người Đức Werner Flume danh tiếng trong lĩnh vực luật tư. Theo học thuyết này, cách hiểu về công bằng không thể áp dụng đối với nội dung của hợp đồng mà thông qua các thủ tục về hợp đồng. Cho dù kết quả của một hợp đồng có sự công bằng về thủ tục là gì đi chăng nữa thì theo học thuyết này, chúng ta cũng không thể đánh giá hợp đồng dựa trên sự công bằng về nội dung của các điều khoản trong đó. Sự công bằng về thủ tục trong quá trình hình thành hợp đồng sẽ tạo nên sự tự do hợp đồng, bao gồm quyền tự do lựa chọn chủ thể giao kết, lựa chọn nội dung, sự tự nguyện tham gia giao kết của các chủ thể cũng như sự cân bằng về khả năng thương lượng của các chủ thể đó. 

Thứ ba, học thuyết về công bằng nội dung trong tự do hợp đồng. Đây là học thuyết đưa ra bởi học giả người Đức Karl Larenz cũng là một học giả nổi tiếng về luật tư và về sau được phát triển thêm bởi học giả Stephen A Smith, cụ thể là một hợp đồng không công bằng về nội dung nếu có những vấn đề nhất định xảy ra, dù ở mức độ tối thiểu, đối với các điều khoản của hợp đồng. “Việc liên hệ với các điều khoản của hợp đồng phân biệt giữa công bằng về nội dung với công bằng về thủ tục. Nếu như công bằng về thủ tục hợp đồng tập trung vào các vấn đề như lừa dối và cưỡng ép, nói chung là về quá trình giao kết hợp đồng. Trong khi đó, công bằng về nội dung đề cập đến sự công bằng về kết quả của quá trình này”.  Nói cách khác, tự do hợp đồng được hiểu là đạt được sự công bằng về nội dung các điều khoản trong quá trình trao đổi về hợp đồng. Học thuyết này cũng cho rằng công bằng nội dung bao gồm cả sự cân bằng về vị thế thương lượng của các bên trong đó. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt của học thuyết này là sự kết nối với các thủ tục của hợp đồng, đó là trong trường hợp mà các điều kiện về công bằng thủ tục của hợp đồng đã được đáp ứng thì luật cũng không can thiệp vào nội dung của hợp đồng, cho dù chúng có không công bằng đi chăng nữa.   

Thứ tư, học thuyết chống lại bên soạn thảo hợp đồng (Doctrine of Contra – Proferentem). Đây là một học thuyết truyền thống của hệ thống Common Law trong quá trình xây dựng hợp đồng nhằm bổ sung cho “nguyên tắc ngôn ngữ rõ ràng” (plain meaning rule). Theo nguyên tắc này, ngôn ngữ trong hợp đồng phải được hiểu theo nghĩa thông thường và rõ ràng của các từ ngữ. Nguyên tắc này vẫn thường được trích dẫn bởi các tòa án, tuy nhiên đã có nhiều quan điểm cho rằng các từ ngữ không bao giờ có một nghĩa “chính xác”. Do vậy, học thuyết Contra – Proferentem đưa ra rằng nếu ngôn ngữ trong hợp đồng được đưa ra bởi một bên có thể được giải thích theo các trường hợp khác nhau một cách hợp lý, việc giải thích sẽ được đưa ra theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo hoặc bên đưa ra các điều khoản, nội dung có chứa đựng ngôn ngữ đó. Điều này là vô cùng quan trọng khi áp dụng vào trong hợp đồng theo mẫu, vì chúng ta biết rằng loại hợp đồng này không tồn tại sự cân bằng về khả năng thương lượng giữa các bên. Bên đưa ra hợp đồng thường ở vị thế cao hơn và họ có thể lợi dụng điều này để đưa ra những điều khoản với nội dung tối nghĩa, khó hiểu nhằm trục lợi từ đó. Do vậy, để bảo vệ bên còn lại khỏi những hậu quả bất lợi từ những điều khoản có thể được giải thích theo nhiều cách này, việc giải thích sẽ được áp dụng có lợi cho bên không soạn thảo những nội dung đó trong hợp đồng. 

Nghiên cứu các học thuyết này NCS nhận thấy rằng mặc dù không đề cập trực tiếp đến hợp đồng theo mẫu, song những nền tảng lý luận trong các học thuyết này vẫn có giá trị định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật. Mặc dù vậy, rất khó có thể lựa chọn một trong các học thuyết này làm học thuyết chủ đạo cho quá trình nghiên cứu luận án. Do đó, trong quá trình nghiên cứu các nội dung của luận án, NCS sẽ sử dung tổng hợp nền tảng lý thuyết trong các học thuyết này một cách phù hợp. Cụ thể; (i) lý thuyết trong học thuyết về sự bất công bằng (Doctrine of unconscionability) sẽ được sử dụng nền tảng chung trong việc nghiên cứu về vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu; (ii) lý thuyết trong học thuyết về công bằng thủ tục trong tự do hợp đồng sẽ làm nền tảng cho việc nghiên cứu vấn đề kiểm soát về mặt hình thức của hợp đồng theo mẫu; (iii) lý thuyết trong học thuyết về công bằng nội dung trong tự do hợp đồng sẽ làm nền tảng cho việc nghiên cứu vấn đề kiểm soát nội dung của hợp đồng theo mẫu; (iv) lý thuyết trong học thuyết chống lại bên soạn thảo hợp đồng (Doctrine of Contra – Proferentem) sẽ được sử dụng làm nền tảng cho việc nghiên cứu vấn đề giải thích hợp đồng và bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng. 


Theo Trần Ngọc Hiệp

Link: Tại đây

avatar
Lã Thị Ái Vi
629 ngày trước
Các học thuyết pháp lý liên quan đến hợp đồng theo mẫu
1.3. Các học thuyết pháp lý liên quan đến hợp đồng theo mẫu Trong quá trình nghiên cứu, NCS nhận thấy rằng cho đến nay chưa có một học thuyết pháp lý nào trên thế giới nghiên cứu trực tiếp về hợp đồng theo mẫu. Các học thuyết đa phần có nội hàm tương đối rộng và áp dụng cho nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng nói chung chứ ít khi tập trung vào một loại hợp đồng cụ thể như hợp đồng theo mẫu. Bản thân hợp đồng theo mẫu cũng là sự tổng hợp của rất nhiều các nội dung, các đặc trưng khác nhau tạo thành, mỗi khía cạnh đó sẽ được từng học thuyết pháp lý có liên quan đề cập đến và đưa ra những phân tích khác nhau. Do vậy, sau khi tìm hiểu và đánh giá, NCS xin đưa ra một số học thuyết pháp lý sau đây có liên quan đến hợp đồng theo mẫu: Thứ nhất, học thuyết về sự bất công bằng (Doctrine of unconscionability). Đây là một học thuyết sử dụng để mô tả hay đánh giá những thuật ngữ nhất định trong hợp đồng hoặc rộng hơn là một hợp đồng có sự bất công bằng thái quá hay mang tính chất một chiều, chỉ có lợi cho một bên trong hợp đồng hay không. Nguồn gốc của học thuyết này bắt nguồn từ Anh quốc khi được áp dụng kể từ thế kỷ 15. Trong hệ thống pháp luật Common law, nhiều học giả cho rằng án lệ xuất phát từ vụ án James v. Morgan tại Anh vào năm 1663 đã dẫn đến sự ra đời của học thuyết. Bị đơn trong vụ án trước đó đồng ý mua một con ngựa từ nguyên đơn và thanh toán một hạt lúa mạch đối với một chiếc đinh, gấp đôi giá nếu chiếc đinh này đã được đóng vào móng ngựa. Tổng cộng đã có 32 chiếc đinh và thẩm phán tính toán ra giá bằng 500 góc phần tư lúa mạch, tương đương hơn 100 bảng, trong khi giá trị con ngựa chỉ là 8 bảng. Bồi thẩm đoàn cuối cùng quyết định chỉ tính giá trị của con ngựa. Mặc dù không nhắc gì đến thuật ngữ “bất công bằng”, vụ việc đã thường xuyên được trích dẫn như là bằng chứng của việc ghi nhận sự bất công bằng trong hệ thống Common law. Sau này, học thuyết có mặt trong Luật hợp đồng của Hoa Kỳ khi tiếp thu hệ thống pháp luật của Anh trong quá trình làm thuộc địa và được ghi nhận trong Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) tại Phần 2 – 302. Tuy nhiên, cho đến nay thì thuật ngữ “bất công bằng” không hề được định nghĩa cụ thể trong UCC mà chỉ được mô tả khá lòng vòng như là một hợp đồng hoặc một điều khoản có sự bất công. Nhiều học giả sau khi nghiên cứu đã cho rằng việc thiếu vắng khái niệm của thuật ngữ ám chỉ rằng học thuyết này không thể được giải thích đơn giản chỉ bằng cách quy định soạn thảo hợp đồng phải theo một cách nhất định hoặc sử dụng những từ ngữ riêng biệt mà cuối cùng phải dựa vào các án lệ để hiểu được chi tiết ý nghĩa của sự bất công bằng[1]. Theo quy định chính thức tại UCC, Phần 2 – 302, nguyên tắc này được xem là một trong những “cách thức để phòng tránh sự không công bằng về mặt nội dung và thủ tục” (the prevention of oppression and unfair surprise). Cho đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu sự bất công bằng cả về nội dung và thủ tục có là điều kiện để xác định sự bất công hay chỉ cần một trong hai điều kiện là đủ. Trước hết liên quan đến sự bất công bằng về mặt thủ tục, các Tòa án sẽ xem xét các yếu tố có liên quan đến việc hợp đồng được hình thành như thế nào. Đầu tiên, Tòa án sẽ nghiên cứu các nội dung như địa vị của các bên, đặc biệt liên quan đến nền tảng giáo dục, kinh nghiệm và các yếu tố khác. Việc một bên không có nền tảng giáo dục tốt, không biết đọc chữ hoặc không có khả năng hiểu được ngôn ngữ của hợp đồng cũng là các vấn đề được cân nhắc. Hay việc một bên quá nghèo khổ cũng là một nội dung đưa ra xem xét vì nói chung rất khó để một người nghèo khổ (thiếu nền tảng giáo dục và kinh nghiệm) có thể đàm phán và hiểu được hợp đồng. Bên cạnh các yếu tố về địa vị của các chủ thể, Tòa án sẽ nhìn vào quá trình đàm phán, thương lượng để hình thành nên hợp đồng. Trong đó, các hợp đồng theo mẫu hay hợp đồng gia nhập là đối tượng được quan tâm đặc biệt, lý do là vì những hợp đồng này được chuẩn bị bởi một bên và đưa ra cho bên kia theo nguyên tắc bên kia phải chấp nhận toàn bộ nội dung hoặc từ chối giao kết hợp đồng, tức là tính chất đơn phương, một chiều là rất lớn. Do vậy, mặc dù không thể khẳng định các hợp đồng theo mẫu có sự bất công bằng nhưng thường loại hợp đồng này hay đi theo xu hướng bất công bằng, đặc biệt nếu nội dung của chúng thể hiện ra như vậy. Thêm vào đó, hình thức và ngôn ngữ của hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định có sự bất công bằng về thủ tục hay không. Nhiều hợp đồng có xu hướng gây khó khăn cho việc đọc và hiểu chúng thông qua những bản in hợp đồng nhỏ, sử dụng ngôn ngữ phức tạp, gây khó hiểu, tiêu đề ít liên quan...15 Đối với sự bất công bằng về mặt nội dung, điều này được xem xét thông qua nghiên cứu hợp đồng về các vấn đề độc lập, tách biệt khỏi hoàn cảnh xung quanh  (thuộc về thủ tục). Trong đó, việc cân nhắc tính chất một chiều có thể thông qua đánh giá tổng thể hợp đồng hoặc một điều khoản nhất định. Các điều khoản thường có sự vi phạm về nội dung thường là các điều khoản về giá, hạn chế bồi thường thiệt hại, từ bỏ trách nhiệm bảo hành, điều khoản về trọng tài hoặc thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc một số điều khoản từ bỏ hoặc loại trừ trách nhiệm khác...Thứ hai, học thuyết về công bằng thủ tục trong tự do hợp đồng. Đây là học thuyết được đưa ra bởi học giả người Đức Werner Flume danh tiếng trong lĩnh vực luật tư. Theo học thuyết này, cách hiểu về công bằng không thể áp dụng đối với nội dung của hợp đồng mà thông qua các thủ tục về hợp đồng. Cho dù kết quả của một hợp đồng có sự công bằng về thủ tục là gì đi chăng nữa thì theo học thuyết này, chúng ta cũng không thể đánh giá hợp đồng dựa trên sự công bằng về nội dung của các điều khoản trong đó. Sự công bằng về thủ tục trong quá trình hình thành hợp đồng sẽ tạo nên sự tự do hợp đồng, bao gồm quyền tự do lựa chọn chủ thể giao kết, lựa chọn nội dung, sự tự nguyện tham gia giao kết của các chủ thể cũng như sự cân bằng về khả năng thương lượng của các chủ thể đó. Thứ ba, học thuyết về công bằng nội dung trong tự do hợp đồng. Đây là học thuyết đưa ra bởi học giả người Đức Karl Larenz cũng là một học giả nổi tiếng về luật tư và về sau được phát triển thêm bởi học giả Stephen A Smith, cụ thể là một hợp đồng không công bằng về nội dung nếu có những vấn đề nhất định xảy ra, dù ở mức độ tối thiểu, đối với các điều khoản của hợp đồng. “Việc liên hệ với các điều khoản của hợp đồng phân biệt giữa công bằng về nội dung với công bằng về thủ tục. Nếu như công bằng về thủ tục hợp đồng tập trung vào các vấn đề như lừa dối và cưỡng ép, nói chung là về quá trình giao kết hợp đồng. Trong khi đó, công bằng về nội dung đề cập đến sự công bằng về kết quả của quá trình này”.  Nói cách khác, tự do hợp đồng được hiểu là đạt được sự công bằng về nội dung các điều khoản trong quá trình trao đổi về hợp đồng. Học thuyết này cũng cho rằng công bằng nội dung bao gồm cả sự cân bằng về vị thế thương lượng của các bên trong đó. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt của học thuyết này là sự kết nối với các thủ tục của hợp đồng, đó là trong trường hợp mà các điều kiện về công bằng thủ tục của hợp đồng đã được đáp ứng thì luật cũng không can thiệp vào nội dung của hợp đồng, cho dù chúng có không công bằng đi chăng nữa.   Thứ tư, học thuyết chống lại bên soạn thảo hợp đồng (Doctrine of Contra – Proferentem). Đây là một học thuyết truyền thống của hệ thống Common Law trong quá trình xây dựng hợp đồng nhằm bổ sung cho “nguyên tắc ngôn ngữ rõ ràng” (plain meaning rule). Theo nguyên tắc này, ngôn ngữ trong hợp đồng phải được hiểu theo nghĩa thông thường và rõ ràng của các từ ngữ. Nguyên tắc này vẫn thường được trích dẫn bởi các tòa án, tuy nhiên đã có nhiều quan điểm cho rằng các từ ngữ không bao giờ có một nghĩa “chính xác”. Do vậy, học thuyết Contra – Proferentem đưa ra rằng nếu ngôn ngữ trong hợp đồng được đưa ra bởi một bên có thể được giải thích theo các trường hợp khác nhau một cách hợp lý, việc giải thích sẽ được đưa ra theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo hoặc bên đưa ra các điều khoản, nội dung có chứa đựng ngôn ngữ đó. Điều này là vô cùng quan trọng khi áp dụng vào trong hợp đồng theo mẫu, vì chúng ta biết rằng loại hợp đồng này không tồn tại sự cân bằng về khả năng thương lượng giữa các bên. Bên đưa ra hợp đồng thường ở vị thế cao hơn và họ có thể lợi dụng điều này để đưa ra những điều khoản với nội dung tối nghĩa, khó hiểu nhằm trục lợi từ đó. Do vậy, để bảo vệ bên còn lại khỏi những hậu quả bất lợi từ những điều khoản có thể được giải thích theo nhiều cách này, việc giải thích sẽ được áp dụng có lợi cho bên không soạn thảo những nội dung đó trong hợp đồng. Nghiên cứu các học thuyết này NCS nhận thấy rằng mặc dù không đề cập trực tiếp đến hợp đồng theo mẫu, song những nền tảng lý luận trong các học thuyết này vẫn có giá trị định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật. Mặc dù vậy, rất khó có thể lựa chọn một trong các học thuyết này làm học thuyết chủ đạo cho quá trình nghiên cứu luận án. Do đó, trong quá trình nghiên cứu các nội dung của luận án, NCS sẽ sử dung tổng hợp nền tảng lý thuyết trong các học thuyết này một cách phù hợp. Cụ thể; (i) lý thuyết trong học thuyết về sự bất công bằng (Doctrine of unconscionability) sẽ được sử dụng nền tảng chung trong việc nghiên cứu về vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu; (ii) lý thuyết trong học thuyết về công bằng thủ tục trong tự do hợp đồng sẽ làm nền tảng cho việc nghiên cứu vấn đề kiểm soát về mặt hình thức của hợp đồng theo mẫu; (iii) lý thuyết trong học thuyết về công bằng nội dung trong tự do hợp đồng sẽ làm nền tảng cho việc nghiên cứu vấn đề kiểm soát nội dung của hợp đồng theo mẫu; (iv) lý thuyết trong học thuyết chống lại bên soạn thảo hợp đồng (Doctrine of Contra – Proferentem) sẽ được sử dụng làm nền tảng cho việc nghiên cứu vấn đề giải thích hợp đồng và bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng. Theo Trần Ngọc HiệpLink: Tại đây