0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ddd1792d811-photo-1505664063603-28e48ca204eb.jpg

Chức năng giám sát của Quốc hội

2.1.1. Về chức năng giám sát của Quốc hội 

2.1.1.1. Chức năng giám sát của Quốc hội, một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước 

Theo từ điển Tiếng Việt, giám sát được hiểu là “theo dõi việc thực hiện những điều đã cam kết, quy định”, hay là "sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định”. Dưới góc độ nghiên cứu, có ý kiến cho rằng, giám sát được hiểu là việc “theo dõi, xem xét, đánh giá”, bao gồm hành vi quan sát (theo dõi, xem xét, cân nhắc) và hành vi phán quyết (đánh giá) đối với hoạt động (hành vi) của đối tượng chịu sự giám sát. Tuy nhiên, nếu hiểu đơn giản theo quan điểm này thì giám sát chỉ đơn thuần được xem là các hoạt động diễn ra trong nội tại của chủ thể giám sát mà không cho thấy mối liên hệ tác động qua lại mang tính tích cực, chủ động giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát, không thể hiện được mục đích, vai trò của hoạt động giám sát là nhằm bảo đảm các đối tượng giám sát thực hiện đúng theo các cam kết, quy định. Vì vậy, nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm, giám sát là "sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được những mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước"; “giám sát không chỉ dừng lại ở việc chủ thể giám sát quan sát, phán quyết mà còn bao gồm cả việc chủ thể giám sát bày tỏ thái độ, thực hiện các hành động để tác động lên hành vi của đối tượng bị giám sát”. Phù hợp với quan điểm này, khoản 1 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015 đã quy định: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”. 

Như vậy, về nội hàm có thể hiểu “Giám sát” là việc một chủ thể có thẩm quyền (chủ thể giám sát) nhất định theo dõi một cách chủ động, theo trình tự, thủ tục do luật định đối với hoạt động của đối tượng đã được xác định (chủ thể chịu sự giám sát), qua đó xem xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động cũng như việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng, xem có vi phạm hay không, những hạn chế, bất cập và nếu có thì đưa ra biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động của đối tượng đó tuân thủ các quy định và mục đích đã đặt ra. Các biện pháp đưa ra thường dưới hình thức các yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý; một số chủ thể có thể trực tiếp quyết định xử lý theo thẩm quyền luật định. Khi xem xét từ góc độ tổ chức, phân công thực hiện quyền lực nhà nước, “giám sát vừa là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước vừa là một phương thức đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiện đúng trong phạm vi, thẩm quyền, hình thức mà pháp luật đã quy định cho mỗi thiết chế quyền lực trong thực tiễn hoạt động”, ngăn chặn sự vi phạm, lạm quyền từ phía các cơ quan công quyền. Theo dõi lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy, tuy cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có những điểm khác nhau, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì yêu cầu xây dựng một mô hình nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào để có cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu nhất, luôn là mục đích hướng tới ở những quốc gia tiến bộ, dân chủ. Theo Montesquieu, “trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: Quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự”, tức là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; đồng thời ông quan niệm, các quyền này cần được giao cho các chủ thể khác nhau, có sự độc lập nhưng cũng cần có sự kiểm soát qua lại để tránh sự lạm quyền, theo đó “nếu cơ quan hành pháp không có quyền ngăn cản các dự định của cơ quan lập pháp, thì cơ quan lập pháp sẽ trở thành chuyên chế, tự ban cho mình mọi thứ quyền hành mà xóa bỏ các quyền lực khác”; cơ quan lập pháp “phải có chức năng xem xét các đạo luật đã ban hành được thực hiện như thế nào”…. 

Hiện nay, các nước có thể xây dựng cơ chế, cách thức, biện pháp thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước khác nhau, nhưng “nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của hoạt động kiểm soát có thể chia cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thành hai cơ chế: Thứ nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực từ bên ngoài (như: các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của đảng cầm quyền, của các tổ chức-đoàn thể xã hội, của các phương tiện truyền thông và của từng cá nhân công dân...); thứ hai là cơ chế kiểm soát từ ngay trong bản thân bộ máy quyền lực nhà nước và bằng chính hoạt động kiểm tra, giám sát lẫn nhau của các cơ quan công quyền thuộc ba nhánh quyền lực nhà nước”. Trong cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, hoạt động giám sát của QH/NV, một thiết chế phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu quyền lực nhà nước ở hầu hết các quốc gia, đang ngày càng phát huy vai trò của mình; vì đây là hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí của Nhân dân, là hoạt động giám sát của cơ quan thực hiện quyền lập pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Theo Montesquieu, “Cơ quan đại biểu dân chúng không nên giải quyết các công việc cụ thể, vì họ không thể làm tốt điều này. Cơ quan đại biểu cho dân chỉ nên làm ra luật, và xem xét người ta thực hiện luật như thế nào. Điều này thì có thể làm tốt, và không ai có thể làm tốt hơn là cơ quan đại biểu của dân”; hay như quan điểm của J.S.Mill thì: “Thay cho chức năng cai trị không thích hợp, chức năng đích thực của QH là giám sát và kiểm soát Chính phủ, soi lên ánh sáng công khai các hành vi cai trị, buộc Chính phủ phải giải trình, khi bất cứ ai đó thấy chúng đáng nghi ngờ, đáng lên án…” Quan điểm này cũng tương đồng với nhận định trong một số nghiên cứu như: “Nếu QH từ bỏ trách nhiệm giám sát thì có thể dẫn đến hai kết quả. Các cơ quan, các bộ, có thể cứ làm tới mà không bị giám sát; hoặc ai đó có thể nắm dây cương mà QH đã thả lỏng. Điều thứ hai xảy ra, nghĩa là nhân viên Tổng thống đã ngồi vào tay lái” hay “có những vấn đề đụng chạm đến bất cứ bộ máy quan liêu nào như: lãng phí, vô hiệu quả, tham nhũng. Phải có ai đó đề phòng những chuyện lạm dụng; về lý thuyết chỉ có QH”… Và do đó, dù chức năng giám sát được sinh ra một cách muộn mằn hơn so với chức năng lập pháp, nhưng “ngày nay giám sát đã dần trở thành một chức năng chính của QH/NV, ngày càng có xu hướng lấn át cả chức năng lập pháp. Chức năng giám sát của QH/NV thể hiện những yêu cầu tiến triển của nhà nước pháp quyền, bởi mục tiêu của nhà nước pháp quyền đó là quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát bằng quy định của pháp luật mà trước hết là các quy định của Hiến pháp”. 

Tiếp thu những tinh hoa trong tư tưởng của nhân loại về kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền, tại Đại hội XI của Đảng, Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN một nội dung mới, đó là kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế hóa nguyên tắc này, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (Điều 2). Theo đó, một trong những yêu cầu không thể thiếu để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quyền lực nhà nước phải thực sự thuộc về Nhân dân (Nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước), Hiến pháp và luật phải được triệt để tôn trọng; “mọi quyền lực nhà nước đều phải được đặt trong cơ chế kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả nhằm ngăn ngừa, hạn chế khả năng lạm quyền, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ quyền con người”. Đây là cơ sở hiến định quan trọng để hình thành cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, các cơ quan nhà nước phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao. 

Đồng thời, theo Hiến pháp năm 2013, QH được xác định là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69); Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94); TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (khoản 1 Điều 102). Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, đồng thời quy định về cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền này. Trong đó, QH với vị trí là cơ quan duy nhất có các thành viên do cử tri cả nước bầu ra, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên tất yếu QH phải thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Việc thực hiện chức năng giám sát của QH là việc thực hiện quyền lực nhà nước được Hiến pháp, pháp luật quy định, là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là phương thức kiểm soát của cơ quan thực hiện quyền lập pháp đối với các cơ quan việc thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp. Với vị trí là  “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”, việc thực hiện chức năng giám sát của QH đối với hoạt động của Nhà nước chính là một trong các phương thức bảo đảm thực hiện chủ quyền nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền từ các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp; bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; phát hiện và xử lý hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. 

Theo Cao Mạnh Linh

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
523 ngày trước
Chức năng giám sát của Quốc hội
2.1.1. Về chức năng giám sát của Quốc hội 2.1.1.1. Chức năng giám sát của Quốc hội, một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước Theo từ điển Tiếng Việt, giám sát được hiểu là “theo dõi việc thực hiện những điều đã cam kết, quy định”, hay là "sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định”. Dưới góc độ nghiên cứu, có ý kiến cho rằng, giám sát được hiểu là việc “theo dõi, xem xét, đánh giá”, bao gồm hành vi quan sát (theo dõi, xem xét, cân nhắc) và hành vi phán quyết (đánh giá) đối với hoạt động (hành vi) của đối tượng chịu sự giám sát. Tuy nhiên, nếu hiểu đơn giản theo quan điểm này thì giám sát chỉ đơn thuần được xem là các hoạt động diễn ra trong nội tại của chủ thể giám sát mà không cho thấy mối liên hệ tác động qua lại mang tính tích cực, chủ động giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát, không thể hiện được mục đích, vai trò của hoạt động giám sát là nhằm bảo đảm các đối tượng giám sát thực hiện đúng theo các cam kết, quy định. Vì vậy, nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm, giám sát là "sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được những mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước"; “giám sát không chỉ dừng lại ở việc chủ thể giám sát quan sát, phán quyết mà còn bao gồm cả việc chủ thể giám sát bày tỏ thái độ, thực hiện các hành động để tác động lên hành vi của đối tượng bị giám sát”. Phù hợp với quan điểm này, khoản 1 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015 đã quy định: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”. Như vậy, về nội hàm có thể hiểu “Giám sát” là việc một chủ thể có thẩm quyền (chủ thể giám sát) nhất định theo dõi một cách chủ động, theo trình tự, thủ tục do luật định đối với hoạt động của đối tượng đã được xác định (chủ thể chịu sự giám sát), qua đó xem xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động cũng như việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng, xem có vi phạm hay không, những hạn chế, bất cập và nếu có thì đưa ra biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động của đối tượng đó tuân thủ các quy định và mục đích đã đặt ra. Các biện pháp đưa ra thường dưới hình thức các yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý; một số chủ thể có thể trực tiếp quyết định xử lý theo thẩm quyền luật định. Khi xem xét từ góc độ tổ chức, phân công thực hiện quyền lực nhà nước, “giám sát vừa là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước vừa là một phương thức đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiện đúng trong phạm vi, thẩm quyền, hình thức mà pháp luật đã quy định cho mỗi thiết chế quyền lực trong thực tiễn hoạt động”, ngăn chặn sự vi phạm, lạm quyền từ phía các cơ quan công quyền. Theo dõi lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy, tuy cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có những điểm khác nhau, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì yêu cầu xây dựng một mô hình nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào để có cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu nhất, luôn là mục đích hướng tới ở những quốc gia tiến bộ, dân chủ. Theo Montesquieu, “trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: Quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự”, tức là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; đồng thời ông quan niệm, các quyền này cần được giao cho các chủ thể khác nhau, có sự độc lập nhưng cũng cần có sự kiểm soát qua lại để tránh sự lạm quyền, theo đó “nếu cơ quan hành pháp không có quyền ngăn cản các dự định của cơ quan lập pháp, thì cơ quan lập pháp sẽ trở thành chuyên chế, tự ban cho mình mọi thứ quyền hành mà xóa bỏ các quyền lực khác”; cơ quan lập pháp “phải có chức năng xem xét các đạo luật đã ban hành được thực hiện như thế nào”…. Hiện nay, các nước có thể xây dựng cơ chế, cách thức, biện pháp thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước khác nhau, nhưng “nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của hoạt động kiểm soát có thể chia cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thành hai cơ chế: Thứ nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực từ bên ngoài (như: các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của đảng cầm quyền, của các tổ chức-đoàn thể xã hội, của các phương tiện truyền thông và của từng cá nhân công dân...); thứ hai là cơ chế kiểm soát từ ngay trong bản thân bộ máy quyền lực nhà nước và bằng chính hoạt động kiểm tra, giám sát lẫn nhau của các cơ quan công quyền thuộc ba nhánh quyền lực nhà nước”. Trong cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, hoạt động giám sát của QH/NV, một thiết chế phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu quyền lực nhà nước ở hầu hết các quốc gia, đang ngày càng phát huy vai trò của mình; vì đây là hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí của Nhân dân, là hoạt động giám sát của cơ quan thực hiện quyền lập pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Theo Montesquieu, “Cơ quan đại biểu dân chúng không nên giải quyết các công việc cụ thể, vì họ không thể làm tốt điều này. Cơ quan đại biểu cho dân chỉ nên làm ra luật, và xem xét người ta thực hiện luật như thế nào. Điều này thì có thể làm tốt, và không ai có thể làm tốt hơn là cơ quan đại biểu của dân”; hay như quan điểm của J.S.Mill thì: “Thay cho chức năng cai trị không thích hợp, chức năng đích thực của QH là giám sát và kiểm soát Chính phủ, soi lên ánh sáng công khai các hành vi cai trị, buộc Chính phủ phải giải trình, khi bất cứ ai đó thấy chúng đáng nghi ngờ, đáng lên án…” Quan điểm này cũng tương đồng với nhận định trong một số nghiên cứu như: “Nếu QH từ bỏ trách nhiệm giám sát thì có thể dẫn đến hai kết quả. Các cơ quan, các bộ, có thể cứ làm tới mà không bị giám sát; hoặc ai đó có thể nắm dây cương mà QH đã thả lỏng. Điều thứ hai xảy ra, nghĩa là nhân viên Tổng thống đã ngồi vào tay lái” hay “có những vấn đề đụng chạm đến bất cứ bộ máy quan liêu nào như: lãng phí, vô hiệu quả, tham nhũng. Phải có ai đó đề phòng những chuyện lạm dụng; về lý thuyết chỉ có QH”… Và do đó, dù chức năng giám sát được sinh ra một cách muộn mằn hơn so với chức năng lập pháp, nhưng “ngày nay giám sát đã dần trở thành một chức năng chính của QH/NV, ngày càng có xu hướng lấn át cả chức năng lập pháp. Chức năng giám sát của QH/NV thể hiện những yêu cầu tiến triển của nhà nước pháp quyền, bởi mục tiêu của nhà nước pháp quyền đó là quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát bằng quy định của pháp luật mà trước hết là các quy định của Hiến pháp”. Tiếp thu những tinh hoa trong tư tưởng của nhân loại về kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền, tại Đại hội XI của Đảng, Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN một nội dung mới, đó là kiểm soát quyền lực nhà nước. Thể chế hóa nguyên tắc này, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (Điều 2). Theo đó, một trong những yêu cầu không thể thiếu để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quyền lực nhà nước phải thực sự thuộc về Nhân dân (Nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước), Hiến pháp và luật phải được triệt để tôn trọng; “mọi quyền lực nhà nước đều phải được đặt trong cơ chế kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả nhằm ngăn ngừa, hạn chế khả năng lạm quyền, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ quyền con người”. Đây là cơ sở hiến định quan trọng để hình thành cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, các cơ quan nhà nước phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao. Đồng thời, theo Hiến pháp năm 2013, QH được xác định là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69); Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94); TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (khoản 1 Điều 102). Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, đồng thời quy định về cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền này. Trong đó, QH với vị trí là cơ quan duy nhất có các thành viên do cử tri cả nước bầu ra, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên tất yếu QH phải thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Việc thực hiện chức năng giám sát của QH là việc thực hiện quyền lực nhà nước được Hiến pháp, pháp luật quy định, là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là phương thức kiểm soát của cơ quan thực hiện quyền lập pháp đối với các cơ quan việc thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp. Với vị trí là  “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân”, việc thực hiện chức năng giám sát của QH đối với hoạt động của Nhà nước chính là một trong các phương thức bảo đảm thực hiện chủ quyền nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền từ các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp; bảo đảm cho Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; phát hiện và xử lý hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo Cao Mạnh LinhLink: Tại đây