0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ddd3e73deb8-photo-1617203443952-6d2619f7ff4e.jpg

Thực trạng thực hiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp

3.2. Thực trạng thực hiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp 

Đánh giá về thực trạng này, ngoài các thông tin, số liệu được thu thập, tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu... đã được công bố, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả chi tiết như thể hiện tại Phụ lục số 9

3.2.1. Kết quả đạt được 

Thực hiện các quy định của pháp luật, ngay sau khi được thành lập, UBTP đã “luôn xác định giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lực lượng, thời gian, tâm huyết để tổ chức thực hiện”, cụ thể:  

3.2.1.1. Việc thực hiện các nội dung chức năng giám sát 

Thứ nhất, công tác giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thực hiện luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH thuộc lĩnh vực phụ trách đã được UBTP tiến hành khá toàn diện trên các nội dung, từ công tác triển khai thi hành luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH đến việc chấp hành pháp luật trong công tác của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trên các lĩnh vực. Cụ thể, hằng năm, thông qua phương thức thẩm tra báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, UBTP đã 

xem xét, đánh giá toàn diện về các mặt công tác như: công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác phát hiện, khám phá, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác điều tra, xử lý tội phạm của CQĐT các cấp; công tác thực hành quyền công tố và kiểm soát các HĐTP của VKSND; công tác giải quyết, xét xử các loại án của TAND; công tác giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của TAND; công tác thi hành án; một số công tác khác của các CQTP (như tổ chức, cán bộ; cơ sở vật chất; kinh phí hoạt động…); công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKSND và TAND các cấp; về công tác PCTN… 

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguồn lực có hạn, UBTP đã xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Ủy ban với nội dung trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong thực tiễn HĐTP và PCTN để tiến hành giám sát chuyên sâu. Ví dụ: thực hiện giám sát đối với HĐTP, các CQTP, trong nhiệm kỳ QH khóa XII, UBTP đã tổ chức giám sát các chuyên đề về “thực hiện Nghị quyết của QH tăng thẩm quyền xét xử cho các TAND cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật TTHS và Điều 33 của Bộ luật TTDS; việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án hình sự; việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án dân sự”. Trong nhiệm kỳ QH khóa XIII, UBTP đã giám sát chuyên đề về các nội dung như: “Việc tổ chức thực hiện pháp luật hình sự, TTHS của các CQĐT, VKSND và TAND; việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các CQTP theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị; việc chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ; về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, TTHS và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động TTHS theo quy định của pháp luật”...”. 

Trong giám sát công tác PCTN, UBTP đã “chủ trì giúp UBTVQH giám sát 01 chuyên đề về việc tổ chức thực hiện công tác đấu tranh PCTN; việc PHXLTN của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác đấu tranh PCTN”; giám sát chuyên đề về “Việc chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ”; tổ chức giải trình về “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Trong giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, UBTP đã tổ chức giám sát chuyên đề về “Việc chấp hành pháp luật đối với việc giải quyết đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND, VKSND”; đã tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức… Hoạt động giám sát các vụ án cụ thể được đổi mới một cách căn bản, “có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBTP với TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; đã tổ chức nghiên cứu kỹ trước hồ sơ vụ án và tổ chức làm việc, đối thoại trực tiếp giữa Thường trực UBTP với lãnh đạo các cơ quan hữu quan, qua đó hầu hết các vụ việc mà Ủy ban nêu ra đều đạt được sự đồng thuận, tiếp thu giải quyết, hợp tác xử lý”; đối với một số vụ việc phức tạp, còn nhiều quan điểm khác nhau, UBTP đã thành lập Đoàn để tiến hành giám sát theo đúng quy định pháp luật. 

Thứ hai, hoạt động giám sát việc ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, TANDTC, VKSNDTC, KTNN thuộc lĩnh vực của Ủy ban phụ trách cũng được UBTP quan tâm, từng bước chủ động hơn. “Kết quả giám sát đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhiều văn bản ban hành chậm gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng và thực thi pháp luật; một số quy định có nội dung chưa phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật, có trường hợp chưa đúng thẩm quyền ban hành; một số quy định thiếu khả thi, không thể thực hiện được trên thực tế hoặc gây vướng mắc cần phải sửa đổi... Qua giám sát, UBTP đã làm rõ trách nhiệm, kịp thời đề nghị chấn chỉnh, khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng và bảo đảm tính pháp chế trong việc ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Ví dụ: trong nhiệm kỳ QH khóa XII, “UBTP đã phát hiện 28 VBQPPL quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách vẫn chưa được ban hành kịp thời để thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, UBTVQH”; đã kiến nghị TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 để hướng dẫn chính xác hơn về Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự trong đó có mức tiền áp dụng định tội đánh bạc... 

Thứ ba, hoạt động giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị sau giám sát đã được UBTP quan tâm. Khi thẩm tra các báo cáo công tác của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC hằng năm, UBTP đều rà soát các yêu cầu, kiến nghị đã được nêu ra trong báo cáo thẩm tra các năm trước để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện của các cơ quan hữu quan. Ví dụ: khi thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, 

TANDTC, VKSNDTC năm 2009, UBTP đã nhận định: “Đáng lưu ý là theo Báo cáo của Chính phủ hiện vẫn còn X đối tượng bị truy nã, trong đó có Y đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm; so với năm 2008 tăng đối tượng.... Đây là vấn đề nghiêm trọng, đe dọa đến tình hình trật tự, an toàn xã hội, gây lo lắng trong nhân dân, cần đặc biệt được quan tâm giải quyết. Tồn tại, hạn chế nêu trên đã được nêu trong Báo cáo thẩm tra của UBTP năm 2008 nhưng đến nay việc khắc phục đạt hiệu quả chưa cao”. Nhận định này tiếp tục được nêu ra trong báo cáo thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC năm 2010: “Công tác bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú hiệu quả chưa cao, số đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm tăng so với năm 2009 đã gây lo lắng trong cộng đồng dân cư, là nguyên nhân tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Những hạn chế trên đây đã tồn tại nhiều năm...”.

Theo Cao Mạnh Linh

Link: Tại đây
 

avatar
Lã Thị Ái Vi
260 ngày trước
Thực trạng thực hiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp
3.2. Thực trạng thực hiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp Đánh giá về thực trạng này, ngoài các thông tin, số liệu được thu thập, tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu... đã được công bố, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả chi tiết như thể hiện tại Phụ lục số 9. 3.2.1. Kết quả đạt được Thực hiện các quy định của pháp luật, ngay sau khi được thành lập, UBTP đã “luôn xác định giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lực lượng, thời gian, tâm huyết để tổ chức thực hiện”, cụ thể:  3.2.1.1. Việc thực hiện các nội dung chức năng giám sát Thứ nhất, công tác giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thực hiện luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH thuộc lĩnh vực phụ trách đã được UBTP tiến hành khá toàn diện trên các nội dung, từ công tác triển khai thi hành luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH đến việc chấp hành pháp luật trong công tác của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trên các lĩnh vực. Cụ thể, hằng năm, thông qua phương thức thẩm tra báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, UBTP đã xem xét, đánh giá toàn diện về các mặt công tác như: công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác phát hiện, khám phá, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác điều tra, xử lý tội phạm của CQĐT các cấp; công tác thực hành quyền công tố và kiểm soát các HĐTP của VKSND; công tác giải quyết, xét xử các loại án của TAND; công tác giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của TAND; công tác thi hành án; một số công tác khác của các CQTP (như tổ chức, cán bộ; cơ sở vật chất; kinh phí hoạt động…); công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKSND và TAND các cấp; về công tác PCTN… Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguồn lực có hạn, UBTP đã xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Ủy ban với nội dung trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong thực tiễn HĐTP và PCTN để tiến hành giám sát chuyên sâu. Ví dụ: thực hiện giám sát đối với HĐTP, các CQTP, trong nhiệm kỳ QH khóa XII, UBTP đã tổ chức giám sát các chuyên đề về “thực hiện Nghị quyết của QH tăng thẩm quyền xét xử cho các TAND cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ luật TTHS và Điều 33 của Bộ luật TTDS; việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án hình sự; việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án dân sự”. Trong nhiệm kỳ QH khóa XIII, UBTP đã giám sát chuyên đề về các nội dung như: “Việc tổ chức thực hiện pháp luật hình sự, TTHS của các CQĐT, VKSND và TAND; việc đổi mới tổ chức, hoạt động của các CQTP theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị; việc chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ; về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, TTHS và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động TTHS theo quy định của pháp luật”...”. Trong giám sát công tác PCTN, UBTP đã “chủ trì giúp UBTVQH giám sát 01 chuyên đề về việc tổ chức thực hiện công tác đấu tranh PCTN; việc PHXLTN của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác đấu tranh PCTN”; giám sát chuyên đề về “Việc chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ”; tổ chức giải trình về “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Trong giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, UBTP đã tổ chức giám sát chuyên đề về “Việc chấp hành pháp luật đối với việc giải quyết đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND, VKSND”; đã tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức… Hoạt động giám sát các vụ án cụ thể được đổi mới một cách căn bản, “có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBTP với TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; đã tổ chức nghiên cứu kỹ trước hồ sơ vụ án và tổ chức làm việc, đối thoại trực tiếp giữa Thường trực UBTP với lãnh đạo các cơ quan hữu quan, qua đó hầu hết các vụ việc mà Ủy ban nêu ra đều đạt được sự đồng thuận, tiếp thu giải quyết, hợp tác xử lý”; đối với một số vụ việc phức tạp, còn nhiều quan điểm khác nhau, UBTP đã thành lập Đoàn để tiến hành giám sát theo đúng quy định pháp luật. Thứ hai, hoạt động giám sát việc ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, TANDTC, VKSNDTC, KTNN thuộc lĩnh vực của Ủy ban phụ trách cũng được UBTP quan tâm, từng bước chủ động hơn. “Kết quả giám sát đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhiều văn bản ban hành chậm gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng và thực thi pháp luật; một số quy định có nội dung chưa phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật, có trường hợp chưa đúng thẩm quyền ban hành; một số quy định thiếu khả thi, không thể thực hiện được trên thực tế hoặc gây vướng mắc cần phải sửa đổi... Qua giám sát, UBTP đã làm rõ trách nhiệm, kịp thời đề nghị chấn chỉnh, khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng và bảo đảm tính pháp chế trong việc ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Ví dụ: trong nhiệm kỳ QH khóa XII, “UBTP đã phát hiện 28 VBQPPL quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách vẫn chưa được ban hành kịp thời để thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của QH, UBTVQH”; đã kiến nghị TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 để hướng dẫn chính xác hơn về Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự trong đó có mức tiền áp dụng định tội đánh bạc... Thứ ba, hoạt động giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị sau giám sát đã được UBTP quan tâm. Khi thẩm tra các báo cáo công tác của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC hằng năm, UBTP đều rà soát các yêu cầu, kiến nghị đã được nêu ra trong báo cáo thẩm tra các năm trước để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện của các cơ quan hữu quan. Ví dụ: khi thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC năm 2009, UBTP đã nhận định: “Đáng lưu ý là theo Báo cáo của Chính phủ hiện vẫn còn X đối tượng bị truy nã, trong đó có Y đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm; so với năm 2008 tăng Z đối tượng.... Đây là vấn đề nghiêm trọng, đe dọa đến tình hình trật tự, an toàn xã hội, gây lo lắng trong nhân dân, cần đặc biệt được quan tâm giải quyết. Tồn tại, hạn chế nêu trên đã được nêu trong Báo cáo thẩm tra của UBTP năm 2008 nhưng đến nay việc khắc phục đạt hiệu quả chưa cao”. Nhận định này tiếp tục được nêu ra trong báo cáo thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC năm 2010: “Công tác bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú hiệu quả chưa cao, số đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm tăng so với năm 2009 đã gây lo lắng trong cộng đồng dân cư, là nguyên nhân tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Những hạn chế trên đây đã tồn tại nhiều năm...”.Theo Cao Mạnh LinhLink: Tại đây