0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64ddd62ce19ec-photo-1505664063603-28e48ca204eb.jpg

Đặc điểm cơ bản của công lý

2.2. Đặc điểm cơ bản của công lý 

 Thứ nhất, công lý thuộc về phạm trù ý thức xã hội, được quyết định bởi tồn tại xã hội và có mối liên hệ biện chứng với tồn tại xã hội. 

 Ý thức xã hội là mặt tinh thần của xã hội. Tồn tại xã hội là mặt đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của xã hội. Công lý là “những lẽ chung đúng đắn”, thuộc về ý thức xã hội, được phản ánh qua những quan điểm, tư tưởng mang tính hệ thống hóa, phản ánh sâu sắc tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định và có mối liên hệ biện chứng với tồn tại xã hội [73,tr.568,569]. Công lý không phải tự nhiên mà có, càng không phải bởi từ một ý chí duy tâm nào đó đặt ra, mà nó nảy sinh từ đời sống kinh tế xã hội cụ thể, từ mối quan giữa người với người cụ thể và giữa chúng luôn tác động qua lại với nhau. Chẳng hạn trong lĩnh vực xét xử về tranh chấp mua bán hàng hóa, mối quan hệ mua bán cụ thể được thể hiện qua sự việc mua bán của các chủ thể tham gia, sự kiện lập hợp đồng, sự kiện trao tiền, nhận hàng…, những vấn đề đó được Tòa án phản ánh vào sự thật khách quan của vụ án làm cơ sở quyết định quyền và trách nhiệm của các bên một cách công bằng khi giải quyết tranh chấp. Ngược lại, những nội dung chứa đựng công lý được thể hiện trong những phán quyết của Tòa án sẽ tác động trở lại đối với các trường hợp cụ thể của đời sống vật chất xã hội, định hướng cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tương tự được diễn ra công bằng, hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, mọi tồn tại đều gắn với không gian và thời gian như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian” [42,t.20.tr.78]. Do đó, công lý phản ánh tồn tại cũng chỉ có thể được xác định trong một không gian và thời gian cụ thể. Không có khái niệm công lý vĩnh cửu cũng như là công lý bất biến. Chẳng hạn trong lĩnh vực xét xử, khi tất cả hoạt động điều tra trong thời hạn quy định không có đủ các chứng cứ xác định sự thật một người có hành vi phạm tội thì tại thời điểm đó phải công nhận người đó không phạm tội, mặc dù có thể sau này khi thu thập chứng cứ đầy đủ hơn thì người đó vẫn sẽ bị kết tội…

Thứ hai, công lý luôn vận động phát triển và có tính ổn định tương đối. 

 Tồn tại xã hội vận động phát triển không ngừng nên công lý phản ánh tồn tại xã hội cũng vận động phát triển không ngừng. Có thể thấy trong tiến trình vận động phát triển của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, sự tôn trọng phẩm giá và quyền bình đẳng của con người (một trong “những lẽ chung đúng đắn”) ngày càng được tôn trọng, góp phần hình thành nên các quyền và nghĩa vụ của con người, rồi được cụ thể hóa qua các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cùng với nghĩa vụ đối với cộng đồng mà thế giới đã tuyên bố trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Tương tự khi nói về quy tắc “có đi có lại” (một trong “những lẽ chung đúng đắn”), quy tắc này thời xa xưa thể hiện ở luật mạng đền mạng, thương tích đền thương tích… mang giá trị phê phán đối với người vi phạm, là cơ sở cho quyền báo trả của người bị hại hoặc gia đình người bị hại đối với người vi phạm. Tuy nhiên khi đặt trong mối quan hệ với sự tôn trọng phẩm giá con người, các giá trị nhân đạo, văn minh… như hiện nay, quyền báo trả được giao cho nhà nước và Tòa án để xử lý thì quyền này trở thành quyền công tố, truy tố, khởi kiện, truy cứu trách nhiệm pháp lý… để bảo đảm công lý được thể hiện một cách tốt nhất, văn minh nhất… 

Nhìn chung, các tri thức khách quan về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên ngày càng được khám phá qua sự tiến bộ của khoa học; quyền con người ngày càng được đảm bảo và mở rộng, từ cá nhân đến tổ chức, dân tộc, quốc gia; các thỏa thuận trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng, các giá trị ngày càng được khám phá để mang lại lợi ích cho con người… Điều đó sẽ làm cho nội dung của công lý luôn vận động phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 

 Bên cạnh đó, công lý còn có tính ổn định tương đối. Do công lý có chứa đựng những giá trị truyền thống, những quy tắc cốt lõi, những quyền, lợi ích, giá trị cơ bản thuộc về bản chất của con người… nên so với tồn tại xã hội, công lý có tính ổn định rất cao, đóng vai quan trọng trong việc duy trì, giữ vững trật tự ổn định xã hội. 

 Thứ ba, công lý là kết quả của sự giao thoa của các hình thái ý thức xã hội. Trong sự vận động và phát triển, các hình thái ý thức xã hội luôn tác động qua lại với nhau. Là “những lẽ chung đúng đắn”, công lý có mối liên hệ với ý thức chính trị qua lợi ích của các giai tầng trong xã hội; có mối liên hệ với ý thức pháp luật qua các phán xét về tính đúng sai, đánh giá tính hợp pháp và không hợp pháp; có mối liên hệ với ý thức đạo đức qua các giá trị tôn vinh, quy tắc “có đi có lại” trong các quan hệ xã hội; có mối liên hệ với ý thức thẩm mỹ qua những biểu tượng về công lý; có mối liên hệ với ý thức tôn giáo qua các tín ngưỡng; có mối liên hệ với ý thức khoa học qua các sự thật khách quan… Hay nói cách khác công lý chính là kết quả của sự đan xen, giao thoa của các hình thái ý thức xã hội với nhau.  Thứ tư, công lý có mối liên hệ đặc biệt với ý thức pháp luật. 

 Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người và tổ chức trong xã hội [112,tr.421]. Trong xã hội có giai cấp, ý thức pháp luật của giai cấp khác nhau sẽ có sự khác nhau. Giai cấp thống trị muốn các giai cấp khác phục tùng ý chí của mình thì giai cấp thống trị phải viện dẫn đến những lý lẽ chung đúng đắn làm bệ đỡ cho các quan điểm, tư tưởng của mình để các giai cấp khác có thể chấp nhận, phục tùng. Công lý không phải là ý chí, lý lẽ của số đông, mà phải là ý chí, lý lẽ chung đúng đắn, ở đó phải có sự “gặp gỡ” của các ý chí, ý kiến khác nhau, phải trở thành những ý chí, lý lẽ chung đúng đắn được xã hội thừa nhận, đó mới chính là công lý. Nói một cách khác, công lý chính là sự giao thoa của các ý thức pháp luật của các giai tầng trong xã hội có giai cấp, là “cái chung đúng đắn” trong ý thức pháp luật. Công lý được giai cấp thống trị công khai đưa ra thông qua những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền và được các giai tầng khác trong xã hội chấp nhận, ủng hộ. Hẳn nhiên, công lý đối lập với “tư lý”, đó là những lý lẽ của thiểu số, ích kỷ, che giấu, đi ngược với công lý không được giai cấp thống trị và các giai tầng khác thừa nhận. Như vậy, về khía cạnh ngữ nghĩa, “công lý” có từ “công”, ngoài liên quan đến nghĩa là cái “chung”, sẽ còn liên quan đến nghĩa là sự công nhận, sự công khai. 

            Thứ năm, công lý có mối liên hệ chặt chẽ với công bằng. 

Công bằng được hiểu theo hai góc độ: 

Theo góc độ nội dung, công bằng là khái niệm chỉ về sự tương xứng giữa vai trò và vị thế của các thành viên trong xã hội (cá nhân, giai cấp, nhóm xã hội), giữa cái mà họ tạo ra cho xã hội hoặc đáp ứng yêu cầu của xã hội với cái mà họ nhận được từ xã hội (cái tạo ra hoặc cái đáp ứng và cái nhận được có thể là điều tốt lành hoặc bất lợi) như cống hiến và hưởng thụ, lao động và sự trả công, mất mát và bù đắp, vi phạm và trách nhiệm, điều kiện và cơ hội… Sự tương xứng này được định tính, định lượng và giới hạn bởi các giá trị, nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đích nhất định. 

Theo góc độ hình thức, công bằng được thể hiện ở sự đối xử không thiên vị trong việc xem xét sự tương xứng đối với mỗi chủ thể trong quan hệ đóNghĩa là mỗi chủ thể được nhận sự tương xứng giữa vai trò và vị thế, giữa cái tạo ra, cái đáp ứng và cái nhận lại một cách bình đẳng với nhau, trên cùng việc định tính, định lượng và giới hạn bởi những giá trị, nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đích nhất định [59,tr.15]. 

Hoặc hiểu theo nghĩa chung nhất, công bằng là “theo đúng lẽ phải, không thiên vị” [127,tr.200]. Do đó, công bằng cũng được xem là một lẽ đúng đắn được mọi người thừa nhận, nó chứa đựng sự thật khách quan, quy tắc “có đi có lại”, các giá trị, tính nhất quán… để xác định sự tương xứng giữa vai trò và vị thế, giữa cái tạo ra, cái đáp ứng với cái nhận lại hay để đối xử khách quan, vô tư trong những quan hệ nhất định… Chính vì vậy, nhiều học giả nghiên cứu đã cho rằng, công bằng chính là công lý hoặc công lý chính là lý lẽ của sự công bằng. Như khái niệm về “tiếp cận công lý” (access to justice) hiện nay, nhiều người cho rằng, đó là quyền được xét xử công bằng (right to fair trial) hoặc khả năng tìm kiếm sự đền bù (remedy) cho những bất công đang gánh chịu [66]… Tuy nhiên theo chúng tôi, mặc dù khái niệm công bằng và công lý có sự đan xen, khó tách rời nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt, công bằng là lẽ đúng đắn hướng về kết quả là sự tương xứng, không thiên vị khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm; còn công lý là lẽ đúng đắn thiên về căn nguyên để xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm. Hay nói cách khác, công lý là căn nguyên của công bằng, còn công bằng là kết quả của công lý. 

Thứ sáu, công lý, pháp luật và nhà nước là các hiện tượng không thể tách rời. 

 Công lý và pháp luật là kết quả của quá trình khám phá, xây dựng và cải tạo các mối quan hệ xã hội của con người, tuy nhiên công lý và pháp luật không phải là hai hiện tượng đồng nhất. Công lý xuất hiện khi có xã hội, khi con người đã biết phân biệt về cái đúng, cái sai, điều tốt, điều xấu để giúp cho xã hội duy trì trật tự, ổn định; còn pháp luật, đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp, được giai cấp thống trị đặt ra để sắp đặt các giai tầng khác trong vòng trật tự, lúc này ngoài những ghi nhận đòi hỏi bởi đời sống kinh tế khách quan, công lý cũng được giai cấp thống trị tiếp thu, bổ sung vào pháp luật để quản lý xã hội một cách hiệu quả và phát triển. Như C.Mác đã chỉ rằng: “Nhà lập pháp phải coi mình như là khoa học tự nhiên. Ông ta không làm ra luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà làm luật là vô cùng tuỳ tiện, nếu như ông ta thay thế bản chất của sự vật bằng nhiều điều bịa đặt của mình

Công lý là “những lẽ chung đúng đắn” chứa đựng những giá trị xã hội phổ biến phản ánh thực tại khách quan, là thước đo chung cho hành vi của mọi thành viên trong xã hội, hướng đến lợi ích chung của xã hội; do đó, cũng như đời sống kinh tế khách quan, công lý không phải do pháp luật và nhà nước sinh ra mà, mà đúng hơn pháp luật và nhà nước phải chịu sự chi phối của công lý. Mặt khác, công lý không thể tách rời pháp luật và sức mạnh nhà nước, bởi như Pascal đã khẳng định: “Công lý không dựa trên quyền lực thì bất lực, quyền lực không đi đôi với công lý thì tàn bạo” [85,tr.18]. Và C.Mác cũng đã chỉ rõ: “Xã hội không lấy pháp luật làm cơ sở. Đó chính là ảo tưởng của những nhà luật học. Ngược lại pháp luật phải lấy xã hội là cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện lợi ích và nhu cầu chung của xã hội do một phương thức sản xuất vật chất nhất định sản sinh ra mà không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân. Chừng nào bộ luật không còn thích ứng với quan hệ xã hội nữa thì nó sẽ thành mớ giấy lộn” [45,t.6,tr.233]. 

Nhìn ở góc độ bản chất, pháp luật và nhà nước luôn thể hiện hai thuộc tính cơ bản, tính xã hội và tính giai cấp [63,tr.47,49,301,302]. Tính xã hội phản ánh đời sống kinh tế chung, những lợi ích chung, những đặc điểm chung, những giá trị chung trong xã hội; còn tính giai cấp phản ánh tính ý chí của giai cấp thống trị, mang tính chuyên chính, định hướng. Bởi công lý là “những lẽ chung đúng đắn” nên công lý luôn thuộc về tính xã hội. Tuy nhiên cũng phải thấy, không phải những gì chung, thuộc về lợi ích chung cũng đều gắn với công lý, bởi không phải cái gì chung cũng đều đúng đắn, đều là tốt. Chẳng han như tính duy tình là đặc điểm chung của người Việt được phản ánh trong pháp luật, trong đó chỉ có tính nhân đạo là mang giá trị, là phản ánh công lý, còn tính “dễ dãi”, “thiếu nghiêm minh” thì hoàn toàn không. Do đó, phải khẳng định, công lý chính là “hạt nhân hợp lý” của thuộc tính xã hội, thuộc về “tầng sâu” của nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, công lý cũng như thuộc tính xã hội thường là kết quả của “tập thể”, của “số đông” trong quá trình hoạt động của nhà nước vì nó luôn gắn với lợi ích chung, giá trị chung; nhưng cũng phải thấy rằng, những điều đúng đắn - công lý có khi chỉ có thể do một số người khẳng định khiến cộng đồng phải công nhận. Chẳng hạn như kết luận giám định ADN chỉ thuộc về những chuyên gia về gen trong việc xác định sự thật giám định pháp y trong các vụ án… Mặt khác cũng thấy rằng, công lý không bao giờ thuộc về tính giai cấp, bởi nếu tính giai cấp mà chứa đựng công lý - “lẽ chung đúng đắn” thì lịch sử sẽ không bao giờ xóa được giai cấp, điều đó là mâu thuẫn với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vì xóa bỏ giai cấp là mục tiêu của loài người nhất định sẽ đạt được để tiến đến chủ nghĩa cộng sản. 

Đối với tính giai cấp, như Ăng-ghen đã nhận định, những hoạt động về mặt xã hội là cơ sở của sự thống trị giai cấp và sự thống trị giai cấp cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện những hoạt động về mặt xã hội của nó. Lịch sử đã thể hiện, sự phát triển các kiểu nhà nước và pháp luật qua các chế độ, chẳng qua là sự thừa nhận vai trò ngày càng to lớn của tính xã hội so với tính giai cấp trong đời sống xã hội [63,tr.52,303]. Theo góc độ này, giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất trong lịch sử, bởi khác với các giai cấp khác đã từng thống trị trong lịch sử luôn phát triển theo xu hướng đi ngược với tính xã hội do mang tích chất tư hữu, giai cấp công nhân mang tính chất công hữu, luôn lấy sự phát triển của mình là phục vụ xã hội, hướng tới các giá trị xã hội rộng lớn, cao cả và đỉnh cao là hướng tới việc xóa bỏ giai cấp. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng, mà còn để giải phóng cả loài người khỏi áp bức, bóc lột” [69,t.9,tr.288]. Điều đó lý giải vì sao giai cấp công nhân tất yếu sẽ lãnh đạo lịch sử trong xu thế phát triển. Và theo tiến trình lịch sự tự nhiên, xã hội cộng sản là điểm đến cuối cùng của loài người, ở đó khi mà tính giai cấp không còn thì tính xã hội và công lý được thể hiện qua những quy phạm công cộng sẽ là hình thức còn lại để quản lý mọi mặt trong đời sống xã hội. 

Từ những nhận định trên có thể khẳng định, một giai cấp tiến bộ là một giai cấp đề cao tính xã hội và công lý trong đời sống xã hội. Hay nói cách khác, để quản lý xã hội cho thuyết phục, hiệu quả và bền vững, tính xã hội xoay quanh “hạt nhân hợp lý” của nó tức là công lý phải cần được xem là cái có trước, cái cần đề cao hoặc là cái nền tảng để tính giai cấp của pháp luật và nhà nước dựa vào đó bộc lộ, thể hiện. 

Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm, việc xác định công lý là “hạt nhân hợp lý” của thuộc tính xã hội của pháp luật và nhà nước không có nghĩa là công lý được chứa đựng hoàn toàn trong đó, bởi công lý vẫn còn có phạm vi điều chỉnh khác như tập quán, lẽ sống, đạo đức cá nhân… nơi mà pháp luật và nhà nước không thể hoặc không cần tác động, điều chỉnh (xem Phụ lục). 

Theo Trần Trí Dũng

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
260 ngày trước
Đặc điểm cơ bản của công lý
2.2. Đặc điểm cơ bản của công lý  Thứ nhất, công lý thuộc về phạm trù ý thức xã hội, được quyết định bởi tồn tại xã hội và có mối liên hệ biện chứng với tồn tại xã hội.  Ý thức xã hội là mặt tinh thần của xã hội. Tồn tại xã hội là mặt đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của xã hội. Công lý là “những lẽ chung đúng đắn”, thuộc về ý thức xã hội, được phản ánh qua những quan điểm, tư tưởng mang tính hệ thống hóa, phản ánh sâu sắc tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định và có mối liên hệ biện chứng với tồn tại xã hội [73,tr.568,569]. Công lý không phải tự nhiên mà có, càng không phải bởi từ một ý chí duy tâm nào đó đặt ra, mà nó nảy sinh từ đời sống kinh tế xã hội cụ thể, từ mối quan giữa người với người cụ thể và giữa chúng luôn tác động qua lại với nhau. Chẳng hạn trong lĩnh vực xét xử về tranh chấp mua bán hàng hóa, mối quan hệ mua bán cụ thể được thể hiện qua sự việc mua bán của các chủ thể tham gia, sự kiện lập hợp đồng, sự kiện trao tiền, nhận hàng…, những vấn đề đó được Tòa án phản ánh vào sự thật khách quan của vụ án làm cơ sở quyết định quyền và trách nhiệm của các bên một cách công bằng khi giải quyết tranh chấp. Ngược lại, những nội dung chứa đựng công lý được thể hiện trong những phán quyết của Tòa án sẽ tác động trở lại đối với các trường hợp cụ thể của đời sống vật chất xã hội, định hướng cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tương tự được diễn ra công bằng, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mọi tồn tại đều gắn với không gian và thời gian như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian” [42,t.20.tr.78]. Do đó, công lý phản ánh tồn tại cũng chỉ có thể được xác định trong một không gian và thời gian cụ thể. Không có khái niệm công lý vĩnh cửu cũng như là công lý bất biến. Chẳng hạn trong lĩnh vực xét xử, khi tất cả hoạt động điều tra trong thời hạn quy định không có đủ các chứng cứ xác định sự thật một người có hành vi phạm tội thì tại thời điểm đó phải công nhận người đó không phạm tội, mặc dù có thể sau này khi thu thập chứng cứ đầy đủ hơn thì người đó vẫn sẽ bị kết tội…Thứ hai, công lý luôn vận động phát triển và có tính ổn định tương đối.  Tồn tại xã hội vận động phát triển không ngừng nên công lý phản ánh tồn tại xã hội cũng vận động phát triển không ngừng. Có thể thấy trong tiến trình vận động phát triển của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, sự tôn trọng phẩm giá và quyền bình đẳng của con người (một trong “những lẽ chung đúng đắn”) ngày càng được tôn trọng, góp phần hình thành nên các quyền và nghĩa vụ của con người, rồi được cụ thể hóa qua các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cùng với nghĩa vụ đối với cộng đồng mà thế giới đã tuyên bố trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Tương tự khi nói về quy tắc “có đi có lại” (một trong “những lẽ chung đúng đắn”), quy tắc này thời xa xưa thể hiện ở luật mạng đền mạng, thương tích đền thương tích… mang giá trị phê phán đối với người vi phạm, là cơ sở cho quyền báo trả của người bị hại hoặc gia đình người bị hại đối với người vi phạm. Tuy nhiên khi đặt trong mối quan hệ với sự tôn trọng phẩm giá con người, các giá trị nhân đạo, văn minh… như hiện nay, quyền báo trả được giao cho nhà nước và Tòa án để xử lý thì quyền này trở thành quyền công tố, truy tố, khởi kiện, truy cứu trách nhiệm pháp lý… để bảo đảm công lý được thể hiện một cách tốt nhất, văn minh nhất… Nhìn chung, các tri thức khách quan về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên ngày càng được khám phá qua sự tiến bộ của khoa học; quyền con người ngày càng được đảm bảo và mở rộng, từ cá nhân đến tổ chức, dân tộc, quốc gia; các thỏa thuận trong đời sống xã hội ngày càng đa dạng, các giá trị ngày càng được khám phá để mang lại lợi ích cho con người… Điều đó sẽ làm cho nội dung của công lý luôn vận động phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.  Bên cạnh đó, công lý còn có tính ổn định tương đối. Do công lý có chứa đựng những giá trị truyền thống, những quy tắc cốt lõi, những quyền, lợi ích, giá trị cơ bản thuộc về bản chất của con người… nên so với tồn tại xã hội, công lý có tính ổn định rất cao, đóng vai quan trọng trong việc duy trì, giữ vững trật tự ổn định xã hội.  Thứ ba, công lý là kết quả của sự giao thoa của các hình thái ý thức xã hội. Trong sự vận động và phát triển, các hình thái ý thức xã hội luôn tác động qua lại với nhau. Là “những lẽ chung đúng đắn”, công lý có mối liên hệ với ý thức chính trị qua lợi ích của các giai tầng trong xã hội; có mối liên hệ với ý thức pháp luật qua các phán xét về tính đúng sai, đánh giá tính hợp pháp và không hợp pháp; có mối liên hệ với ý thức đạo đức qua các giá trị tôn vinh, quy tắc “có đi có lại” trong các quan hệ xã hội; có mối liên hệ với ý thức thẩm mỹ qua những biểu tượng về công lý; có mối liên hệ với ý thức tôn giáo qua các tín ngưỡng; có mối liên hệ với ý thức khoa học qua các sự thật khách quan… Hay nói cách khác công lý chính là kết quả của sự đan xen, giao thoa của các hình thái ý thức xã hội với nhau.  Thứ tư, công lý có mối liên hệ đặc biệt với ý thức pháp luật.  Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người và tổ chức trong xã hội [112,tr.421]. Trong xã hội có giai cấp, ý thức pháp luật của giai cấp khác nhau sẽ có sự khác nhau. Giai cấp thống trị muốn các giai cấp khác phục tùng ý chí của mình thì giai cấp thống trị phải viện dẫn đến những lý lẽ chung đúng đắn làm bệ đỡ cho các quan điểm, tư tưởng của mình để các giai cấp khác có thể chấp nhận, phục tùng. Công lý không phải là ý chí, lý lẽ của số đông, mà phải là ý chí, lý lẽ chung đúng đắn, ở đó phải có sự “gặp gỡ” của các ý chí, ý kiến khác nhau, phải trở thành những ý chí, lý lẽ chung đúng đắn được xã hội thừa nhận, đó mới chính là công lý. Nói một cách khác, công lý chính là sự giao thoa của các ý thức pháp luật của các giai tầng trong xã hội có giai cấp, là “cái chung đúng đắn” trong ý thức pháp luật. Công lý được giai cấp thống trị công khai đưa ra thông qua những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền và được các giai tầng khác trong xã hội chấp nhận, ủng hộ. Hẳn nhiên, công lý đối lập với “tư lý”, đó là những lý lẽ của thiểu số, ích kỷ, che giấu, đi ngược với công lý không được giai cấp thống trị và các giai tầng khác thừa nhận. Như vậy, về khía cạnh ngữ nghĩa, “công lý” có từ “công”, ngoài liên quan đến nghĩa là cái “chung”, sẽ còn liên quan đến nghĩa là sự công nhận, sự công khai.             Thứ năm, công lý có mối liên hệ chặt chẽ với công bằng. Công bằng được hiểu theo hai góc độ: Theo góc độ nội dung, công bằng là khái niệm chỉ về sự tương xứng giữa vai trò và vị thế của các thành viên trong xã hội (cá nhân, giai cấp, nhóm xã hội), giữa cái mà họ tạo ra cho xã hội hoặc đáp ứng yêu cầu của xã hội với cái mà họ nhận được từ xã hội (cái tạo ra hoặc cái đáp ứng và cái nhận được có thể là điều tốt lành hoặc bất lợi) như cống hiến và hưởng thụ, lao động và sự trả công, mất mát và bù đắp, vi phạm và trách nhiệm, điều kiện và cơ hội… Sự tương xứng này được định tính, định lượng và giới hạn bởi các giá trị, nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đích nhất định. Theo góc độ hình thức, công bằng được thể hiện ở sự đối xử không thiên vị trong việc xem xét sự tương xứng đối với mỗi chủ thể trong quan hệ đó. Nghĩa là mỗi chủ thể được nhận sự tương xứng giữa vai trò và vị thế, giữa cái tạo ra, cái đáp ứng và cái nhận lại một cách bình đẳng với nhau, trên cùng việc định tính, định lượng và giới hạn bởi những giá trị, nhóm xã hội, khả năng, hiện thực và những mục đích nhất định [59,tr.15]. Hoặc hiểu theo nghĩa chung nhất, công bằng là “theo đúng lẽ phải, không thiên vị” [127,tr.200]. Do đó, công bằng cũng được xem là một lẽ đúng đắn được mọi người thừa nhận, nó chứa đựng sự thật khách quan, quy tắc “có đi có lại”, các giá trị, tính nhất quán… để xác định sự tương xứng giữa vai trò và vị thế, giữa cái tạo ra, cái đáp ứng với cái nhận lại hay để đối xử khách quan, vô tư trong những quan hệ nhất định… Chính vì vậy, nhiều học giả nghiên cứu đã cho rằng, công bằng chính là công lý hoặc công lý chính là lý lẽ của sự công bằng. Như khái niệm về “tiếp cận công lý” (access to justice) hiện nay, nhiều người cho rằng, đó là quyền được xét xử công bằng (right to fair trial) hoặc khả năng tìm kiếm sự đền bù (remedy) cho những bất công đang gánh chịu [66]… Tuy nhiên theo chúng tôi, mặc dù khái niệm công bằng và công lý có sự đan xen, khó tách rời nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt, công bằng là lẽ đúng đắn hướng về kết quả là sự tương xứng, không thiên vị khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm; còn công lý là lẽ đúng đắn thiên về căn nguyên để xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm. Hay nói cách khác, công lý là căn nguyên của công bằng, còn công bằng là kết quả của công lý. Thứ sáu, công lý, pháp luật và nhà nước là các hiện tượng không thể tách rời.  Công lý và pháp luật là kết quả của quá trình khám phá, xây dựng và cải tạo các mối quan hệ xã hội của con người, tuy nhiên công lý và pháp luật không phải là hai hiện tượng đồng nhất. Công lý xuất hiện khi có xã hội, khi con người đã biết phân biệt về cái đúng, cái sai, điều tốt, điều xấu để giúp cho xã hội duy trì trật tự, ổn định; còn pháp luật, đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp, được giai cấp thống trị đặt ra để sắp đặt các giai tầng khác trong vòng trật tự, lúc này ngoài những ghi nhận đòi hỏi bởi đời sống kinh tế khách quan, công lý cũng được giai cấp thống trị tiếp thu, bổ sung vào pháp luật để quản lý xã hội một cách hiệu quả và phát triển. Như C.Mác đã chỉ rằng: “Nhà lập pháp phải coi mình như là khoa học tự nhiên. Ông ta không làm ra luật, ông ta không phát minh ra chúng mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức. Chúng ta sẽ phải chê trách nhà làm luật là vô cùng tuỳ tiện, nếu như ông ta thay thế bản chất của sự vật bằng nhiều điều bịa đặt của mình”. Công lý là “những lẽ chung đúng đắn” chứa đựng những giá trị xã hội phổ biến phản ánh thực tại khách quan, là thước đo chung cho hành vi của mọi thành viên trong xã hội, hướng đến lợi ích chung của xã hội; do đó, cũng như đời sống kinh tế khách quan, công lý không phải do pháp luật và nhà nước sinh ra mà, mà đúng hơn pháp luật và nhà nước phải chịu sự chi phối của công lý. Mặt khác, công lý không thể tách rời pháp luật và sức mạnh nhà nước, bởi như Pascal đã khẳng định: “Công lý không dựa trên quyền lực thì bất lực, quyền lực không đi đôi với công lý thì tàn bạo” [85,tr.18]. Và C.Mác cũng đã chỉ rõ: “Xã hội không lấy pháp luật làm cơ sở. Đó chính là ảo tưởng của những nhà luật học. Ngược lại pháp luật phải lấy xã hội là cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện lợi ích và nhu cầu chung của xã hội do một phương thức sản xuất vật chất nhất định sản sinh ra mà không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân. Chừng nào bộ luật không còn thích ứng với quan hệ xã hội nữa thì nó sẽ thành mớ giấy lộn” [45,t.6,tr.233]. Nhìn ở góc độ bản chất, pháp luật và nhà nước luôn thể hiện hai thuộc tính cơ bản, tính xã hội và tính giai cấp [63,tr.47,49,301,302]. Tính xã hội phản ánh đời sống kinh tế chung, những lợi ích chung, những đặc điểm chung, những giá trị chung trong xã hội; còn tính giai cấp phản ánh tính ý chí của giai cấp thống trị, mang tính chuyên chính, định hướng. Bởi công lý là “những lẽ chung đúng đắn” nên công lý luôn thuộc về tính xã hội. Tuy nhiên cũng phải thấy, không phải những gì chung, thuộc về lợi ích chung cũng đều gắn với công lý, bởi không phải cái gì chung cũng đều đúng đắn, đều là tốt. Chẳng han như tính duy tình là đặc điểm chung của người Việt được phản ánh trong pháp luật, trong đó chỉ có tính nhân đạo là mang giá trị, là phản ánh công lý, còn tính “dễ dãi”, “thiếu nghiêm minh” thì hoàn toàn không. Do đó, phải khẳng định, công lý chính là “hạt nhân hợp lý” của thuộc tính xã hội, thuộc về “tầng sâu” của nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, công lý cũng như thuộc tính xã hội thường là kết quả của “tập thể”, của “số đông” trong quá trình hoạt động của nhà nước vì nó luôn gắn với lợi ích chung, giá trị chung; nhưng cũng phải thấy rằng, những điều đúng đắn - công lý có khi chỉ có thể do một số người khẳng định khiến cộng đồng phải công nhận. Chẳng hạn như kết luận giám định ADN chỉ thuộc về những chuyên gia về gen trong việc xác định sự thật giám định pháp y trong các vụ án… Mặt khác cũng thấy rằng, công lý không bao giờ thuộc về tính giai cấp, bởi nếu tính giai cấp mà chứa đựng công lý - “lẽ chung đúng đắn” thì lịch sử sẽ không bao giờ xóa được giai cấp, điều đó là mâu thuẫn với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vì xóa bỏ giai cấp là mục tiêu của loài người nhất định sẽ đạt được để tiến đến chủ nghĩa cộng sản. Đối với tính giai cấp, như Ăng-ghen đã nhận định, những hoạt động về mặt xã hội là cơ sở của sự thống trị giai cấp và sự thống trị giai cấp cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện những hoạt động về mặt xã hội của nó. Lịch sử đã thể hiện, sự phát triển các kiểu nhà nước và pháp luật qua các chế độ, chẳng qua là sự thừa nhận vai trò ngày càng to lớn của tính xã hội so với tính giai cấp trong đời sống xã hội [63,tr.52,303]. Theo góc độ này, giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất trong lịch sử, bởi khác với các giai cấp khác đã từng thống trị trong lịch sử luôn phát triển theo xu hướng đi ngược với tính xã hội do mang tích chất tư hữu, giai cấp công nhân mang tính chất công hữu, luôn lấy sự phát triển của mình là phục vụ xã hội, hướng tới các giá trị xã hội rộng lớn, cao cả và đỉnh cao là hướng tới việc xóa bỏ giai cấp. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng, mà còn để giải phóng cả loài người khỏi áp bức, bóc lột” [69,t.9,tr.288]. Điều đó lý giải vì sao giai cấp công nhân tất yếu sẽ lãnh đạo lịch sử trong xu thế phát triển. Và theo tiến trình lịch sự tự nhiên, xã hội cộng sản là điểm đến cuối cùng của loài người, ở đó khi mà tính giai cấp không còn thì tính xã hội và công lý được thể hiện qua những quy phạm công cộng sẽ là hình thức còn lại để quản lý mọi mặt trong đời sống xã hội. Từ những nhận định trên có thể khẳng định, một giai cấp tiến bộ là một giai cấp đề cao tính xã hội và công lý trong đời sống xã hội. Hay nói cách khác, để quản lý xã hội cho thuyết phục, hiệu quả và bền vững, tính xã hội xoay quanh “hạt nhân hợp lý” của nó tức là công lý phải cần được xem là cái có trước, cái cần đề cao hoặc là cái nền tảng để tính giai cấp của pháp luật và nhà nước dựa vào đó bộc lộ, thể hiện. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm, việc xác định công lý là “hạt nhân hợp lý” của thuộc tính xã hội của pháp luật và nhà nước không có nghĩa là công lý được chứa đựng hoàn toàn trong đó, bởi công lý vẫn còn có phạm vi điều chỉnh khác như tập quán, lẽ sống, đạo đức cá nhân… nơi mà pháp luật và nhà nước không thể hoặc không cần tác động, điều chỉnh (xem Phụ lục). Theo Trần Trí DũngLink: Tại đây